Lịch Sử Vạn Vật

Chương 28. ĐỘNG VẬT HAI CHÂN BÍ ẨN


1 năm

trướctiếp

Trước Giáng sinh 1887, một bác sĩ trẻ người Hà Lan với một cái tên không hề mang dáng dấp Hà Lan, Marie Eugene Francois Thomas Dubois, tìm đến Sumatra, thuộc vùng lân cận Ấn Độ phía đông Hà Lan, với ý định khám phá những tàn tích về nguồn gốc loài người trên trái đất. [1]
Nhiều điều thú vị đã xảy ra trong cuộc khám phá này. Trước đó chưa ai từng trông thấy các mẩu xương của loài người cổ đại. Cho đến thời điểm này thì mọi thứ tìm được chỉ là do tình cờ. Dubois là nhà phân tích không được đào tạo chuyên môn về cổ sinh vật học. Và cũng không có lý do đặc biệt nào cho thấy rằng khu vực lân cận Ấn Độ phía đông Hà Lan là nơi còn sót lại tàn tích của loài người cổ đại. Nếu suy nghĩ hợp lý, nếu người cổ đại được tìm thấy thì cũng chỉ được tìm thấy tại một khu vực rộng lớn, chứ không phải chỉ tại một quần đảo nhỏ như thế này. Dubois tìm đến khu vực lân cận Ấn Độ phía đông Hà Lan cũng chỉ vì linh cảm, vì ích lợi của công việc này, và vì biết rằng Sumatra có nhiều hang động, rằng các hóa thạch đã từng được phát hiện tại đây. Điều phi thường hơn tất cả – gần như kỳ diệu – là ông đã tìm được thứ mình muốn tìm.
Vào thời điểm Dubois lập kế hoạch này, chúng ta có rất ít hóa thạch về lịch sử loài người: năm bộ xương không đầy đủ về giống người Neanderthal, một phần xương hàm không xác định rõ lai lịch, và nửa tá bộ xương người thuộc thời kỳ băng hà được tìm thấy bởi các công nhân ngành đường sắt tại một hang động bên vách đá Cro–Magnon gần Les Eyzies, Pháp. Trong số các mẫu vật về giống người Neanderthal, cái tốt nhất được bảo tồn tại London. Nó đã được tìm thấy bởi các công nhân khi họ khai thác mỏ đá tại Gibraltar vào năm 1848, nhưng đáng tiếc là không ai hiểu hết ý nghĩa của nó. Sau khi được mô tả ngắn gọn tại cuộc họp của Hội khoa học Gibraltar, nó được chuyển đến bảo tàng Hunterian Museum tại London, tại đó không ai đả động gì đến nó suốt nửa thế kỷ. Tài liệu đầu tiên chính thức mô tả nó được viết vào năm 1907, và sau đó là tài liệu mô tả của nhà địa chất học William Sollas.
Nhiều người không chấp nhận rằng các mẩu xương về giống người Neanderthal là các mẩu xương cổ. August Mayer, một Giáo sư tại Đại học Bonn và là người có ảnh hưởng lớn, khẳng định rằng các mẩu xương này chỉ là các mẩu xương của lính Cô–dắc Mông Cổ, họ đã bị thương trong khi chiến đấu cùng quân Đức năm 1814 và bò vào các hang động để chết. Nghe nói như thế, T. H. Huxley tại Anh quốc lập tức tranh luận rằng làm sao những người lính đã bị thương như thế lại có thể leo lên một vách đá cao sáu foot, cởi bỏ quần áo, đóng chặt cửa hang động, và tự chôn mình dưới lớp đất dày hai foot!?
Chính vì hoàn cảnh này mà Dubois quyết định lên đường tìm kiếm xương của người cổ đại. Ông không tự chôn vùi chính mình, thay vì thế ông nhờ chính quyền Hà Lan cho ông mượn năm mươi tù nhân để phụ giúp ông làm việc này. Họ làm việc tại Sumatra suốt một năm trời, sau đó họ chuyển đến Java. Và tại đó vào năm 1891, Dubois – nói đúng ra là nhóm của Dubois – đã tìm thấy một chiếc đầu sọ của loài người cổ, ngày nay gọi là xương sọ Trinil. Dù đây không phải là mẩu xương sọ hoàn hảo, nó cho thấy rằng người này mang những đặc điểm không giống con người hiện đại mà lại có một bộ não lớn hơn so với bất kỳ loài khỉ không đuôi nào. Dubois gọi nó là Anthropithecus errectus (về sau vì một số lý do kỹ thuật nên đổi thành Pithecanthropus errectus) và công bố rằng nó là sợi dây liên kết giữa loài khỉ không đuôi và loài người. Sau đó người ta biết đến nó qua tên gọi “người Java”. Ngày nay chúng ta gọi nó là Homo erectus.
Sang năm sau các công nhân của Dubois tìm thấy một chiếc xương đùi gần như nguyên vẹn trông rất giống với loại xương đùi hiện đại. Thật vậy, nhiều nhà nhân loại học nghĩ rằng nó là chiếc xương đùi hiện đại, và không liên quan gì đến người Java. Nếu nó là mẩu xương erectus, thì trông nó chẳng giống bất kỳ mẩu xương erectus nào khác được tìm thấy trước đó. Tuy nhiên Dubois đã dùng mẩu xương này để suy luận – rất chính xác, hóa ra là thế – rằng Pithecanthropus đã bước đi trong tư thế thẳng đứng. Chỉ với một chiếc răng và một mảnh xương sọ, ông cũng tạo ra mô hình một chiếc xương sọ hoàn chỉnh, hóa ra mô hình cũng hoàn toàn chính xác.
Năm 1895, Dubois quay về châu Âu, mong đợi sự đón chào trong niềm vui khải hoàn. Thế nhưng, ông phải đối mặt với sự phản đối từ phía mọi người. Hầu hết các nhà khoa học đều không thích những kết luận cũng như thái độ kiêu ngạo của ông. Mẩu xương sọ này, họ nói, là của loài khỉ không đuôi, cũng có thể là loài vượn, chứ không phải là của loài người cổ đại. Để biện minh cho những kết luận của mình, năm 1897 Dubois cho phép một nhà phân tích nổi tiếng của Đại học Strasbourg, Gustav Schwalbe, quan sát mẩu xương sọ này. Trước sự bất ngờ của Dubois, Schwalbe lập tức viết một bài thuyết trình nọ, bài thuyết trình này nhận được nhiều sự cảm thông hơn so với bất kỳ bài thuyết trình nào của Dubois trước đó. Sau đó Schwalbe thuyết trình trước công chúng và nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt cứ như thể chính Schwalbe là người tìm ra được mẩu xương sọ này. Quá cay đắng, Dubois rút lui và quay về với vị trí Giáo sư địa chất tại Đại học Amsterdam, suốt hai thập niên sau đó ông không để bất kỳ ai quan sát những hóa thạch quý báu của mình, ông qua đời năm 1940 trong sự chán nản.

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp