Lịch Sử Vạn Vật

Chương 12. TRÁI ĐẤT CHUYỂN ĐỘNG


1 năm

trướctiếp

Một trong những hoạt động chuyên môn cuối cùng trước khi qua đời năm 1955, Albert Einstein viết một lời tựa ngắn nhưng rất sinh động cho một cuốn sách nọ của một nhà địa chất tên là Charles Hapgood với tựa đề Earth’s Shifting Crust: A Key to Some Basic Problems of Earth Science. Cuốn sách của Hapgood là sự đánh đố hoàn toàn những ý tưởng cho rằng các lục địa đang di chuyển. Với giọng điệu mời gọi, Hapgood nhận xét rằng vài người cả tin đã nhận thấy “sự tương ứng rõ ràng về hình dạng giữa các lục địa”. Ông tiếp tục, dường như là “Nam Mỹ có thể sáp nhập với châu Phi, và vân vân… Người ta còn khẳng định rằng kết cấu đá ở hai bờ Đại Tây Dương khá giống nhau”.
Hapgood mạnh mẽ bác bỏ bất kỳ ý niệm nào tương tự thế, ông lưu ý rằng nhà địa chất K. E. Caster và J. C. Mendes đã nghiên cứu trực tiếp kỹ lưỡng hai bên bờ Đại Tây Dương và xác nhận rằng không có bất kỳ sự tương quan nào tồn tại giữa chúng. Có trời mới biết hai quý ông này đã quan sát được những gì, vì thực ra nhiều kết cấu đá ở hai bên bờ Đại Tây Dương giống hệt nhau – không phải là khá giống nhau mà là hoàn toàn như nhau.
Đây không phải ý tưởng thu hút sự chú ý của Hapgood, hoặc nhiều nhà địa chất khác vào thời điểm này. Học thuyết mà Hapgood nói đến là học thuyết đã đề xuất lần đầu vào năm 1908 bởi một nhà địa chất học không chuyên người Mỹ tên là Frank Bursley Taylor. Taylor xuất thân từ một gia đình giàu có và đầy đủ điều kiện để theo đuổi niềm đam mê khoa học của mình. Ông là một trong những người bị hấp dẫn bởi sự giống nhau về hình dạng giữa bờ biển châu Phi và bờ biển Nam Mỹ, và từ sự quan sát này ông phát triển ý tưởng rằng các lục địa đã từng có lúc trôi dạt trên bề mặt trái đất. Ông đề xuất – tiên đoán – rằng sự cọ xát chèn ép giữa các lục địa đã tạo ra các dãy núi. Tuy nhiên, ông lại không tìm ra được bằng chứng cho ý tưởng này, và giả thuyết này được xem là quá lập dị nên không nhận được nhiều sự chú ý.
Tuy nhiên, tại Đức ý tưởng của Taylor lại được đón nhận, và được đánh giá cao, bởi một nhà lý luận tên là Alfred Wegener, một nhà khí tượng học tại Đại học Marburg. Wegener khám phá nhiều vật hóa thạch dị thường không phù hợp hoàn toàn với mô hình chuẩn về lịch sử trái đất và ông nhận thấy rằng nếu giải thích theo cách thông thường thì rất ít trong số các vật hóa thạch này có ý nghĩa. Động vật hóa thạch liên tục cho thấy rằng hai bờ đại dương này quá rộng nên chúng không thể bơi từ bờ bên này sang bờ bên kia được, ông tự hỏi, làm sao thú có túi lại có thể di chuyển từ Nam Mỹ đến châu Úc được? Làm sao loài ốc sên giống hệt nhau có thể xuất hiện cùng một lúc tại Scandinavia và New England? Và làm thế nào người ta có thể giải thích được các vỉa than và các tàn dư vùng bán nhiệt đới tại những khu vực băng giá chẳng hạn như Spitsbergen, cách miền Bắc Na Uy bốn trăm dặm, nếu chúng không di chuyển đến đó từ một khu vực ấm hơn?
Wegener phát triển giả thuyết rằng các lục địa trên thế giới đã từng có lúc sáp nhập với nhau thành một vùng đất duy nhất mà ông gọi là Pangaea, tại đây quần thể thực vật và động vật có thể hòa trộn với nhau, trước khi các lục địa tách rời nhau và trôi dạt đến vị trí hiện tại của chúng. Ông trình bày những điều này trong cuốn Die Entstehung der Kontinente und Ozeane, hay còn gọi là The Origin of Continents and Oceans, cuốn sách này được xuất bản tại Đức năm 1912 và – dù sự xuất hiện của Chiến tranh thế giới I trong thời gian này – xuất bản tại Anh ba năm sau đó.
Do bởi chiến tranh, thoạt tiên giả thuyết của Wegener không thu hút sự chú ý, nhưng năm 1920, khi ông bổ sung và tái bản tác phẩm này, nó nhanh chóng trở thành một đề tài quan trọng được mọi người nhắc đến. Mọi người đồng ý rằng các lục địa đã di chuyển – nhưng di chuyển theo hướng lên và xuống, chứ không di chuyển sang hai bên. Quá trình di chuyển theo đường thẳng đứng, được gọi là sự đẳng tĩnh, là cơ sở lý luận cho địa chất học suốt nhiều thế hệ, dù rằng không ai có được các giả thuyết tốt để giải thích tại sao và điều đó đã xảy ra như thế nào. Một lý luận, hiện vẫn được trình bày trong các sách giáo khoa, được gọi là giả thuyết quả táo nướng của nhà khoa học người Áo, Austrian Eduard Suess, trước khi bước vào thế kỷ hai mươi mốt. Giả thuyết này cho rằng trái đất bị nung chảy đã nguội dần, điều này tạo ra các nếp nhăn giống như một quả táo được nướng lên, tạo ra các lưu vực đại dương và các dãy núi. Đừng bận tâm đến việc James Hutton trước đó đã đề xuất rằng bất kỳ kết cấu tĩnh nào cuối cùng cũng tạo ra dạng hình cầu trơn nhẵn vì sự sói mòn sẽ san bằng những khu vực lồi và lấp đầy những khu vực lõm. Cũng có một vấn đề khác, được chứng minh bởi Rutherford và Soddy vào đầu thế kỷ này, là các nguyên tố của trái đất sở hữu nhiệt lượng khổng lồ – đủ lớn để tạo ra hiện tượng nguội dần và teo tóp như những gì Suess đề xuất. Và dẫu sao thì, nếu giả thuyết của Suess là đúng đắn thì các dãy núi sẽ được phân phối đều trên bề mặt trái đất, rõ ràng điều này không đúng, và có độ tuổi gần bằng nhau; tuy nhiên đầu những năm 1900 người ta đã tìm được các bằng chứng cho thấy rằng một vài dãy núi, chẳng hạn dãy Urals và Appalachians, có độ tuổi già hơn các dãy núi khác, chẳng hạn dãy Alps và Rockies, đến hàng trăm triệu năm. Rõ ràng đã đến lúc chúng ta cần phải có một giả thuyết mới. Thật đáng tiếc, các nhà địa chất không mong rằng Alfred Wegener chính là người tạo ra nó. Wegener không có kiến thức nền về địa chất học. Ông là nhà khí tượng học, ơn Chúa! Một nhà khí tượng học – một nhà khí tượng học người Đức. Đây là những thiếu sót không thể bù đắp được.
Thế nên các nhà địa chất học tìm mọi cách để bác bỏ bằng chứng của ông và coi thường những đề xuất của ông. Xoay quanh vấn đề sự phân bổ các hóa thạch, họ đặt ra giả thuyết về những “cây cầu đất” xa xưa ở những nơi cần thiết. Khi một con ngựa cổ tên là Hipparion được khám phá là đã sống ở Pháp và Florida trong cùng một thời điểm, một cây cầu đất được vẽ băng qua Đại Tây Dương để nối liền hai điểm này. Khi người ta khám phá rằng loài heo vòi cổ đã tồn tại đồng thời tại Nam Mỹ và Đông Nam Á, họ vẽ một chiếc cầu nối liền hai khu vực này. Sau đó các bản đồ biển thời tiền sử gần như luôn gắn liền với giả thuyết về những cây cầu đất – từ Bắc Mỹ đến châu Âu, từ Brazil đến châu Phi, từ Đông Nam Á đến Úc, từ Úc đến Nam Cực. Những cây cầu này không những thường xuất hiện ở nơi cần thiết để chuyển các động vật sống từ vùng này sang vùng khác, mà sau đó còn biến mất không để lại dấu vết gì. Dĩ nhiên, không ai ủng hộ giả thuyết này – không gì có thể sai lạc hơn thế – tuy nhiên nó lại là giả thuyết chính thống trong địa chất học suốt nửa thế kỷ sau đó.

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp