Khi Hơi Thở Hóa Thinh Không

Phần 1: Chương 5


9 tháng

trướctiếp


Một phán quyết. Trong đời tôi, tôi đã bao giờ phải đưa ra quyết định gì khó khăn hơn là lựa chọn giữa bánh kẹp bò nướng và bánh kẹp Reuben? Làm thế nào tôi có thể học được cách đưa ra những phán quyết như vậy và sống với nó? Tôi vẫn còn có rất nhiều bài học thực hành cần học, nhưng liệu chỉ kiến thức có là đủ khi mà sự sống và cái chết luôn cùng đặt trên bàn cân? Hiển nhiên, trí tuệ không thôi là chưa đủ mà còn cần có sự minh bạch về mặt đạo đức. Không hiểu sao, tôi buộc phải tin rằng tôi sẽ không chỉ thu được kiến thức mà cả sự thông thái nữa. Xét cho cùng, khi tôi bước vào bệnh viện một ngày trước, sinh và tử chỉ đơn thuần là một khái niệm xa xôi trừu tượng, vậy mà hiện tại, tôi đã thấy chúng thật gần. Có lẽ Pozzo của Beckerr đã đúng. Có lẽ sự sống chỉ là “chốc lát”, quá ngắn ngủi để xét đến. Nhưng sự tập trung của tôi sẽ phải dồn vào vai trò sắp tới, gắn bó mật thiết với chuyện khi-nào và thế-nào của cái chết – người đào mộ với một chiếc kẹp forcep.
Không lâu sau đó, đợt thực hành tại sản phụ khoa của tôi kết thúc. Ngay sau đó là tới giải phẫu học chuyên khoa u bướu. Mari, một người bạn học và tôi cùng chuyển phiên với nhau. Trong vài tuần, sau một đêm không ngủ, cô được phân đến hộ tá trong ca Whipple, một ca mổ phức tạp bao gồm sự tái sắp xếp các cơ quan khoang bụng để cắt bỏ ung thư tuy. Đây là dạng ca mổ mà sinh viên Y thường phải đứng yên – hoặc tốt hơn cả là lùi lại – trong 9 giờ đồng hồ liên tục. Nó được coi là một ca phẫu thuật hữu dụng nhất cho tôi nếu tôi được chọn hỗ trợ bởi tính phức tạp cực độ của nó – chỉ có bác sĩ nội trú chính mới được phép tham dự. Nó thực sự khó khăn, một bài kiểm tra tối thượng về kỹ năng của các bác sĩ ngoại tổng quát. Mười lăm phút sau khi ca mổ bắt đầu, tôi thấy Mari đang khóc trong hành lang. Bác sĩ mổ luôn bắt đầu bằng một Whipple với việc gắn vào đó một chiếc camera nhỏ qua đường rạch nhỏ xíu để theo dõi sự di căn vì ca mổ sẽ là vô ích và phải hủy bỏ nếu ung thư đã lan rộng. Khi đứng đó, chờ đợi trong phòng mổ với một ca phẫu thuật kéo dài tới 9 giờ ở phía trước, Mari đã thầm ước: con thật mệt – lạy Chúa, xin hãy tìm thấy gì đó. Quả đã thấy. Bệnh nhân bị khâu lại, cả quy trình bị hủy bỏ. Ban đầu là thở phào, sau đó là một nỗi xấu hổ sâu sắc giày vò. Mari bật khóc trong phòng mổ, cần một lời xưng tội và đã gặp tôi.
*
Năm thứ tư đại học, tôi phát hiện ra rất nhiều bạn bè cùng lớp đều lần lượt chọn chuyên khoa trong những lĩnh vực ít đòi hỏi (ví dụ như khoa X-quang, khoa da liễu) để đăng ký chương trình nội trú. Thấy kỳ lạ, tôi thu thập số liệu từ vài trường Y có tiếng và nhận thấy xu hướng tương tự: khi kết thúc đại học, hầu hết sinh viên đều nhắm tới các chuyên khoa về “lối sống” – những chuyên khoa với nhiều thời gian nhân văn hơn, lương cao hơn và ít áp lực hơn – chủ nghĩa lý tưởng trong những bài luận văn xin nhập học của họ dần chai lại hoặc mất hẳn. Khi thời điểm tốt nghiệp đến gần, theo truyền thống ở Yale, chúng tôi ngồi lại với nhau để viết lại lời thề cho lễ phát bằng. Chúng tôi cóp nhặt pha trộn lời lẽ của Hippocrates, Maimonides, Osler với vài vị thủy tổ vĩ đại khác của ngành y thuật. Mấy sinh viên tranh luận về việc cắt đi phần chúng tôi tuyên thệ phải đặt lợi ích của bệnh nhân lên trên bản thân mình. (Hầu hết chúng tôi đều nhất trí không để cuộc thảo luận này kéo dài. Những từ đó được giữ lại. Đối với tôi, kiểu chủ nghĩa vị kỷ này giống như một sự phản đề và cần phải được xem như hoàn toàn có lý. Thực vậy, đây chính là cách mà chín mươi chín phần trăm con người lựa chọn công việc của họ: lương lậu, môi trường làm việc, thời gian. Nhưng vấn đề là ở chỗ. Đặt lối sống lên đầu là cách mà bạn kiếm tìm một công việc chứ không phải là tiếng gọi thôi thúc.
Với tôi, tôi chọn phẫu thuật thần kinh làm chuyên khoa của mình. Vốn đã dự tính khá lâu, lựa chọn này được tôi củng cố trong một đêm ở phòng mổ sau ca phẫu thuật. Tôi đã âm thầm thành kính lắng nghe bác sĩ phẫu thuật thần kinh nhi khi ông ngồi xuống bên cha mẹ của một đứa trẻ bị khối u não lớn nhập viện trong đêm đó vì những cơn đau đầu. Ông không chỉ chia sẻ những thông tin lâm sàng mà còn đề cập tới khía cạnh con người, thừa nhận tính bi đát của tình huống hiện tại đồng thời đưa ra hướng dẫn cho họ. Trên thực tế, mẹ cậu bé là một bác sĩ chuyên khoa X-quang. Khối u trông ác tính – người mẹ đã xem kỹ những bản scan và giờ cô ngồi trên chiếc ghế nhựa, tàn tạ dưới ánh đèn huỳnh quang.
“Claire,” vị bác sĩ phẫu thuật khẽ khàng mở lời.
“Nó có tệ như vậy thật không?” người mẹ ngắt lời, “Anh có nghĩ đó là ung thư không?”
“Tôi không biết. Điều tôi biết – cô cũng biết đấy – là cuộc đời của cô sắp sửa, mà thực ra là đã bắt đầu thay đổi. Đây sẽ là một đoạn đường dài, cô hiểu chứ? Các bạn phải ở bên cạnh nhau vì nhau, nhưng cũng cần phải nghỉ ngơi nếu cần thiết. Căn bệnh kiểu này có thể mang các bạn đến bên nhau nhưng cũng có thể chia rẽ các bạn. Hơn bất kỳ lúc nào, mọi người phải ở bên nhau. Tôi không muốn bất kỳ ai trong hai người thức cả đêm bên giường bệnh hoặc không chịu rời bệnh viện lấy một chút. Được chứ?”

......(Còn tiếp ...)

Vui lòng đăng nhập để đọc tiếp.
Trải nghiệm nghe tryện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp