Khi Hơi Thở Hóa Thinh Không

Phần 2 : Chương 5


9 tháng

trướctiếp


Tôi sinh trưởng trong một gia đình Công giáo mộ đạo, hàng đêm chúng tôi đều cầu nguyện và đọc Kinh. Dù vậy, tôi giống như hầu hết mẫu người khoa học khác, chỉ tin vào những nhận thức vật chất hữu hình về hiện thực, tin vào quan điểm khoa học tuyệt đối có thể đưa đến một lý thuyết siêu hình học trọn vẹn, gạt bỏ đi những khái niệm lỗi thời như linh hồn, Chúa, và những người đàn ông đàn trắng rậm râu mặc áo choàng. Thời thanh niên đôi mươi, tôi đã dành nhiều thời gian xây dựng cái khung cho sự nỗ lực như vậy. Tuy nhiên, cuối cùng thì vấn đề cũng trở nên rõ ràng: biến khoa học thành người nắm toàn quyền của siêu hình học tức là loại bỏ không chỉ Chúa khỏi thế giới mà còn cả tình yêu, sự thù hận, và lẽ sống – coi một thế giới mà tự thân nó là hiển nhiên không phải thế giới mà chúng ta đang sống. Điều đó không có nghĩa là nếu bạn tin vào ý nghĩa sống, bạn cũng phải tin vào Chúa. Điều đó tức là nếu bạn tin rằng khoa học không chứng tỏ gì về Chúa, bạn sẽ gần như bị bắt buộc phải kết luận rằng khoa học sẽ không chứng tỏ gì về lẽ sống, và do đó bản thân cuộc sống chẳng có ý nghĩa gì cả. Nói theo các khác, những luận điệu về sự tồn tại chẳng có vai trò gì, mọi kiến thức đều chỉ là kiến thức khoa học.
Thế nhưng, nghích lý là, các phương pháp khoa học chỉ là sản phẩm của bàn tay con người và do đó không thể vươn tới sự thật vĩnh cửu. Chúng ta xây dựng lý thuyết khoa học để sắp xếp và thao túng thế giới, để quy các hiện tượng thành các đơn vị có thể quản lý được. Khoa học được dựa trên khả năng lặp lại và tính khách quan nó tạo ra. Ngoài việc điều đó hình thành cho khoa học khả năng tạo ra các nhận định về vật chất và năng lượng, nhưng đồng thời cũng khiến các kiến thức khoa học không thể áp dụng được đối với bản chất mang tính bản năng và tồn tại của cuộc sống con người, vốn là độc nhất, chủ quan và không thể dự đoán. Khoa học có thể cung cấp cách hữu dụng nhất để tổ chức các dữ liệu thực nghiệm, lặp đi lặp lại, nhưng quyền năng để làm được điều đó của nó lại được dựa trên sự bất lực trong việc thấu hiểu những mặt chính yếu nhất của con người: hy vọng, sợ hãi, tình yêu, thù hận, vẻ đẹp, ghen tị, tôn sùng, yếu ớt, đấu tranh, chịu đựng, và đức hạnh.
Giữa những đam mê cốt lõi này và lý thuyết khoa học sẽ luôn tồn tại một khoảng cách. Không có hệ tư duy nào chứa được sự trọn vẹn của trải nghiệm con người. Lĩnh vực siêu hình học vẫn là lĩnh vực khám phá (suy cho cùng, thứ mà Ockham nhắc đến là cái này chứ không phải chủ nghĩa vô thần). Và chủ nghĩa vô thần chỉ được chứng minh là đúng dựa trên những cơ sở này mà thôi. Người theo thuyết vô thần đầu tiên khi ấy là vị chỉ huy pháo đài của Graham Greene trong tác phẩm Quyền lực và Vinh Quang, với những thuyết vô thần xuất phát từ sự mặc khải về sự không hiện hữu của Chúa. Chủ nghĩa vô thần thực sự duy nhất phải được dựa trên tầm nhìn tạo ra thế giới. Câu trích dẫn ưa thích của rất nhiều người theo thuyết vô thần từ nhà sinh học Pháp được trao giải Nobel Jacques Monod đều không lột tả được khía cạnh soi sáng này: “Giao ước cổ phân thành nhiều mảnh; con người cuối cùng cũng hiểu được anh ta cô đơn trong cái bao la vô tình của vũ trụ, ở trong đó sự xuất hiện của con người chỉ là ngẫu nhiên.”
Thế nhưng tôi quay lại với những giá trị trung tâm của Thiên Chúa giáo – sự hy sinh, chuộc tội, tha thứ - bởi vì tôi thấy chúng thật hấp dẫn. Có một sự căng thẳng trong Kinh thánh giữa công lý và sự bao dung, giữa Cực Ước và Tân Ước. Và Tân Ước nói rằng bạn sẽ không bao giờ đủ nhân ái: nhân ái là một thứ quan trọng nhất mà bạn sẽ không bao giờ đạt đến. Tôi tin rằng thông điệp chính của Chúa Jesus là lòng nhân ái luôn luôn chiến thắng công lý.
Không chỉ vậy mà có lẽ thông điệp cơ bản của tội ác nguyên thuỷ không phải là “luôn cảm thấy có lỗi”. Có lẽ nó là gì đó giữa những dòng sau: “Chúng ta đều có ý niệm về việc là người tốt có nghĩa là gì, và chúng ta sẽ không phải lúc nào cũng làm được người tốt.” Có lẽ suy cho cùng đó mới là thông điệp của kinh Tân Ước. Thậm chí ngay cả khi bạn có một ý niệm được định nghĩa rõ ràng như Leviticus29, bạn cũng không thể sống theo cách đó. Điều đó không chỉ là bất khả, mà là điên rồ.
Hiển nhiên tôi không thể nói điều gì rõ ràng về Chúa, nhưng hiện thực cơ bản của cuộc sống con người có tính thuyết phục hơn nhiều so với quyết định luận mù quáng. Hơn nữa, không ai, kể cả tôi, công nhận sự mặc khải/soi dẫn có được là nhờ bất kỳ thứ quyền uy tri thức nào. Chúng ta đều là những người có lý trí – soi sáng là không đủ. Thậm chí ngay cả khi Chúa nói gì với chúng ta, chúng ta đều sẽ chỉ coi đó là hoang tưởng.

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe tryện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp