Ba người còn lại ngồi trong bếp nhìn nhau, cười không thành tiếng.
Lan Hạ và Vạn Khiêm lần đầu tiên sau khi cưới gả về nhà họ Trường được ngồi ăn thoải mái không sợ ai quát nạt.
Trường Quang bởi vì 25 năm bị đè đầu cưỡi cổ, hiện tại được phân ra ngoài thì vui mừng khôn xiết.
Họ ăn uống no nê rồi, Lan Hạ mới hỏi chồng:- Anh nói xem, cô hai nợ nhiều tiền như vậy người ta đòi có tính lên đầu chúng ta không?Trường Quang lắc đầu, nói với vợ nhưng thực chất trấn an Vạn Khiêm:- Cô hai đánh bạc không phải mới ngày một ngày hai.
Mẹ cho tiền giấu giếm không ai biết nhưng chưa bao giờ cô ấy để người ta tới tận nhà đòi.
Những lần trước thua bạc nợ dăm bảy lượng, anh cũng nghe loáng thoáng.
Lo sợ mấy hôm, không động tĩnh gì liền quên.
Lần này tiền khá lớn, chẳng biết thế nào.
Đến đâu hay đến đó.Lan Hạ gật đầu, niềm vui được phân ra, được cầm tiền tự mua tự sắm lấn át nỗi sợ hãi bị liên lụy.Vạn Khiêm thì không nghĩ vậy.
Nhà anh cả dù ở chung với họ nhưng phân gia rồi sẽ tính là hai hộ.
Trường Kha và Trường Quang sáng sớm nay đến nhà trưởng thôn nói chuyện, chắc đã nói rõ đầu đuôi.
Nếu là hai hộ, có họa nhà cậu sẽ phải tự gánh.Hiện tại đất ruộng cũng chia rồi.
Trường Thanh dù nợ ngập đầu, người tới đòi siết cổ cũng chỉ có thể bán 3 mẫu ruộng tốt, 3 mẫu bạc màu của chính cô mà thôi, không đụng vào ruộng của nhà và anh cả được.
Vậy nếu không nhanh chóng trả nợ, người ta bắt cậu mang đi bán làm nô lệ gán nợ thì phải làm thế nào?Vạn Khiêm lo lắng trở về phòng đóng cửa, ngồi xuống bên cạnh giường.- Trường Thanh…Cô chưa ngủ, thấy Vạn Khiêm vác khuôn mặt nhăn nhó ngồi đó thì nằm xịch vào trong:- Chuyện gì?- Chỗ bạc nợ kia tính sao đây?- Tính cái gì? Nằm xuống ngủ một lát đi.
Có gì chiều dọn dẹp nốt.
Tối làm chút bánh ngô, ngày mai em lên thành Cát Sài.Vạn Khiêm tròn mắt nhìn:- Lên thành Cát Sài làm gì?- Kiếm tiền trả nợ.Cô thở ra một hơi dài, mệt mỏi nhắm mắt lại.- Đi có lâu không? – Vạn Khiêm không nằm như cô bảo, vẫn ngồi trơ tại chỗ.Trường Thanh lẩm bẩm:- Sáng sớm mai đi.
Có lẽ về trong ngày thôi.Tối hôm đó cô thắp đèn trong phòng tây lớn, ngồi trên giường mở bọc trầm hương ra xem xét.
Khối trầm hương lớn rất thơm, gói vào vải vẫn tỏa ra mùi ngòn ngọt khiến căn phòng thoang thoảng hương.
Vạn Khiêm đang tắm, phòng chỉ có mình Trường Thanh.
Cô lấy dao găm, cậy cậy khối trầm hương lớn.
Một miếng rơi ra để lộ lớp bên trong đen kịt, bóng nhẫy.Trường Thanh nhìn chằm chằm hồi lâu mới từ từ đưa lên miệng nhấm thử.Đệt.Đệt.Đệt.Là Kỳ Nam.
Vớ bở rồi.Trường Thanh lập tức gói chúng lại, tìm thêm vải bọc bên ngoài rồi cẩn thận xếp vào trong gùi.
Ba con thỏ đã được chuyển từ gùi vào lồng tre từ chiều để cho ăn uống.
Ngày mai cô sẽ mang lồng thỏ đi ngụy trang.
Gùi vẫn chưa có gì.
Nước và bánh mà Vạn Khiêm chuẩn bị cho cô mang theo ăn đường còn đang trong bếp.
Lát tắm xong chắc Vạn Khiêm sẽ mang vào.Trường Thanh gấp một bộ quần áo cho vào gùi đề phòng cần phải ở lại qua đêm, lấy bạc để sẵn cùng rồi lên giường nằm.Mờ sáng hôm sau, trời còn tối Trường Thanh đã thức dậy.
Cô để 100 đồng tiền trên bàn, bên cạnh bình nước phòng có việc khẩn cấp Vạn Khiêm còn dùng rồi nhẹ nhàng đeo gùi, xách lồng thỏ ra khỏi nhà, đi về phía đầu thôn.Xe ngựa nhà họ Phạm thôn Chấn Hằng lên thành Cát Sài ngày nào cũng đi qua đầu thôn cô lúc mờ sáng, chở rau dưa củ quả tươi thu mua được lên tửu lâu bán.
Rau dưa nhà quê mua không đáng bao nhiêu tiền, mang lên thị trấn cũng chỉ được thêm một chút nhưng nếu có thể bán ở thành Cát Sài, tiền chênh lệch thu được rất nhiều.
Trong thành cái gì cũng đắt.Xe ngựa lọc cọc tới nơi, đánh xe hôm nay là Phạm Hùng và Khả Man.
Trường Thanh đưa cho Phạm Hùng 5 đồng rồi nhảy lên xe ngồi cạnh đám sọt đựng rau dưa.
Phạm Hùng cười nhe răng đen với hắn:- Lên thành bán thỏ hả?- Phải.Trường Thanh không muốn nói chuyện.Phạm Hùng là một gian thương có tiếng xa gần, chuyên ép giá dân nghèo.
Trước kia nguyên chủ thường chạy theo nịnh nọt gã.
Giờ Trường Thanh hờ hững, Phạm Hùng nghĩ cô vì nợ nần mà không có tâm trạng cũng không nói cái gì.Đi được một đoạn thì Phạm Hùng khoe khoang kể về chuyến chạy thương gần đây của gã cho Khả Man nghe:- … Các thành ven sông giàu có, nhộn nhịp lắm.
Bọn tao mang củ quả xuôi xuống phía tây bán lẻ cho dân ở đấy.
Làng mình thừa dăm ba thứ rau đó, cho không ai thèm, bán không ai mua nhưng phía tây họ không có đâu.
Bọn tao đến lần nào họ cũng xúm vào mua nhiệt tình.
Nếu đi đêm trốn được quan binh thu phí đường thủy thì mình ăn cả.
Không trốn được thì nộp ra một lượng bạc.
Chậc chậc… xót chết người.
Cái bọn cướp ngày ấy…Trường Thanh dỏng tai nghe..