Thái
hậu chẳng những không già mà còn rất xinh đẹp. Nhìn bà rất gần gũi và đáng
kính, giống như Quan Âm trong miếu thờ vậy.
Dẫu
sao cũng chỉ là “giống như” mà thôi, cho dù là Thái hậu cao quý cũng không thể
nào như Bồ Tát, rũ bỏ mọi hỉ nộ ái ố của người trần tục được.
Ban
đầu lúc gặp cha con Hứa Tuấn và Hứa Kinh Hoa, Thái hậu không dám nhận. Tuy Hứa
Tuấn mới ba mươi bốn tuổi nhưng tuổi thơ của ông đã trải qua rất nhiều thăng
trầm. Sống trong thời chiến tranh loạn lạc, một chân bị gãy, sau lại phải làm
lụng vất vả để nuôi sống gia đình. Nửa đời gian khổ hằn lên trên khuôn mặt nên
nhìn ông như đã ngoài bốn, năm chục tuổi, còn già hơn cả Thái hậu.
Bà
không dám nhận, Hứa Tuấn lại càng không. Lúc bị lạc mất nương, ông mới sáu
tuổi. Tuy ông vẫn nhớ một vài kí ức mơ hồ về bà, nhưng dù thế nào thì cũng khó
có thể gắn hình ảnh đó vào vị Thái hậu với phong thái cao quý trước mắt này
được.
Hai
người cứ ngập ngừng nhìn nhau mãi, Tề Vương lên tiếng trước: "Mẫu hậu, để
Hứa đại ca ngồi xuống trước rồi từ từ nói chuyện.”
Thái
hậu bỗng bừng tỉnh, bà gật đầu: "Ôi chao, ngồi, ngồi đi.”
Từ
lúc vào cung Thái hậu đến giờ, Hứa Tuấn hết quỳ lại đứng, chân đã chịu không
nổi, đành phải để cho Hứa Kinh Hoa đỡ mình. Ông cũng không từ chối, cung kính
ngồi xuống. Thái hậu thấy động tác của ông rất gắng gượng, ân cần hỏi han:
"Không phải ngươi chỉ đi đứng hơi khó khăn thôi sao? Sao lại. . .”
Hứa
Tuấn ấp a ấp úng, ngay cả Hứa Kinh Hoa đứng bên cạnh cũng không nghe rõ, nói gì
đến người khác. Hứa Kinh Hoa bèn trả lời thay ông: "Do đi đường mệt nhọc
đấy ạ. Hễ trời trở chứng là vết thương trên chân ông ấy lại đau.”
“Nương
nương, người có muốn gọi Thái y đến chờ không?” Đại Điện hạ hỏi. Thái hậu gật
đầu rồi nói: "Diễm Nhi bận rộn cả ngày chắc cũng mệt mỏi rồi, mau về nghỉ
ngơi đi.”
Đại
Điện hạ mỉm cười xin cáo lui. Thái hậu nhìn về phía Hứa Kinh Hoa, bà khẽ giật
mình, nói một cách chần chừ: "Đứa bé này. . .”
Tề
Vương cười nói: "Quách Chử nói nha đầu này giống con, người có thấy giống
không?”
Thái
hậu ngoảnh lại nhìn con trai mình, trên gương mặt lộ ra vẻ vui mừng, mà dường
như cũng không phải. Nhận thân không phải chuyện nhỏ, có nhiều lỗ hổng phải
kiểm tra, dù sao cũng nên xác nhận trực tiếp mới đúng được.
“Ngươi
còn nhớ mẫu thân của mình không?" Thái hậu tự mình hỏi Hứa Tuấn. Hứa Tuấn
ngước lên nhìn Thái hậu rồi cúi đầu: "Nhớ mang máng thôi ạ.”
“Nói
cho ta nghe đi.”
"Tên
của thần do mẫu thân thần đặt. Cha thần kể rằng khi ta sinh ra đã rất tuấn tú.
Lúc đó mẫu thân còn nói, nếu là một tiểu cô nương thì lớn lên sẽ đẹp biết bao.
. .” Nói đến đây, ông bỗng nhiên nghẹn ngào, câu tiếp theo cũng không nói ra
được.
Hứa
Kinh Hoa thường nghe cha kể về chuyện này. Thấy Thái hậu hình như không hiểu
lắm, nàng vội giải thích ngay: "Những chuyện này do tổ phụ con nói lúc lâm
chung.”
Khoé
mắt Thái hậu đỏ hoe, Hứa Tuấn đã thôi xúc động, tiếp lời: "Lời cuối cùng
cha nói là nếu không phải mẫu thân bỏ cha con thần đi trước, thì cha con thần
đã chết dưới tay đám quân nổi loạn trong kinh thành từ lâu rồi.”
Đương
nhiên những lời này sẽ không thông qua Bạch Kim Sinh để truyền vào cung. Thái
hậu nghe xong thì vô cùng chấn động.
“Lúc
đó ông ấy cho rằng, hoàng… Hoàng cung đã bị người Hồ chiếm mất, sợ mẫu thân
thần cũng lành ít dữ nhiều. Ông ấy dặn thần phải nhớ kỹ, sau này thần lớn lên,
thiên hạ đã thái bình rồi thì nhất định phải quay lại tìm kiếm tung tích của
mẫu thân. Dù còn sống hay đã chết thì cũng phải tìm cho bằng được.”
"Ngươi
còn nhớ gì nữa không?" Thái hậu nhẹ nhàng hỏi. Năm sáu tuổi, Hứa Tuấn đã
rời khỏi kinh thành cùng cha mình đến U Châu nương nhờ họ hàng. Ông đã quên gần
hết những chuyện lúc nhỏ, nhưng khoảng thời gian trước năm sáu tuổi là khoảng
thời gian đẹp nhất trong nửa đời này nên ông vẫn còn nhớ láng máng đôi chút.
"Thần
còn nhớ, lúc nhỏ mẫu thân thường xuyên vắng nhà, cha phải ra ngoài làm việc nên
ban ngày nên họ sẽ gửi thần bên nhà Trương đại nương cách vách. Trong nhà
Trương đại nương có hai ca ca lớn hơn thần, thần đi theo họ vào trong
con ngõ nhỏ chơi cả ngày. Thỉnh thoảng mẫu thân về nhà đúng lúc gặp được thần,
bà sẽ đứng từ xa gọi thần. Thần chạy tới chỗ mẫu thân, trong tay bà ấy luôn có
đồ ăn ngon cho thần. Có đôi khi là bánh đường, có đôi khi là bánh vừng, mấy quả
nho ngọt. . .”
"Còn
có mứt trái cây, bánh nướng nhân thịt dê ở đầu ngõ, bánh bao chiên ở trước phố.
. .” Thái hậu đứng lên, nước mắt lưng tròng: "Con của ta ơi, ta đã tìm
được con rồi!”
Hứa
Tuấn còn đang chìm đắm trong hồi ức, chưa kịp hoàn hồn lại thì Thái hậu đã bước
tới ôm lấy ông rồi khóc nức nở. Hứa Kinh Hoa đứng cạnh bên vô cùng sửng sốt.
Một khắc(*) trước nàng còn lén cười nhạo cha nàng, nhớ gì không nhớ lại nhớ
toàn đồ ăn. Ai biết được Thái hậu lại đứng dậy ôm chầm lấy ông, còn nhận mẹ con
luôn rồi!
(*) Một khắc:
15 phút
Cho
nên cha nàng. . . đã tìm thấy mẫu thân ruột rồi hả?
Nàng
vừa nghĩ tới đây thì Hứa Tuấn sực tỉnh mộng, nghẹn ngào hỏi: "Nương, có
phải là nương đấy không?"
“Đúng,
đúng, là nương đây.” Thái hậu còn đang khóc, bà gật đầu liên tục: "Tuấn
Nhi của ta. . .”
Hứa
Tuấn đỡ Thái hậu ngồi xuống, ông quỳ dưới đất gọi một tiếng: "Nương!"
Rồi gối đầu lên chân bà khóc to. Hứa Kinh Hoa chưa thấy cha mình khóc bao giờ,
chẳng mấy chốc mà nàng cũng thấy cánh mũi cay cay, nước mắt thi nhau tuôn trào.
Nhưng nàng còn nhớ cha đang đau chân, vội khuyên nhủ: "Thái hậu nương
nương, cha, khóc nhiều quá sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ đó. Nương con đoàn tụ là
chuyện vui mà. . .”
Tề
Vương cũng đến bên cạnh Thái hậu, khuyên bà: "Kinh Hoa nói đúng đấy ạ. Mẫu
hậu đừng khóc nữa, đại ca lên đường vào kinh vốn đã vất vả, cứ khóc mãi thế này
coi chừng lại tổn hại đến thân thể.”
Thái
hậu cũng nhớ ra chân của Hứa Tuấn bị đau, bà gấp gáp muốn đỡ ông đứng lên. Hứa
Tuấn lại không chịu, ông còn kéo Hứa Kinh Hoa quỳ xuống, để nàng dập đầu lạy
Thái hậu, gọi bà một tiếng “tổ mẫu”. Hứa Kinh Hoa ngoan ngoãn lạy: "Kinh
Hoa lạy tổ mẫu ạ.”
Thái
hậu cực kỳ vui vẻ, bà bảo Tề Vương dìu Hứa Tuấn dậy, còn mình thì nắm tay Hứa
Kinh Hoa đỡ nàng đứng lên, hai mắt tổ mẫu nàng cứ rưng rưng: "Đứa bé
ngoan, con đã lớn thế này rồi. . .”
Bà
ngoảnh đầu nhìn Hứa Tuấn. Xa cách nhau hai mươi tám năm trời, năm đó nhi tử của
bà vẫn còn là một đứa trẻ. Bây giờ không những đã sinh con đẻ cái mà mái tóc
cũng nhuốm màu sương khói, đang dần già đi rồi. Nước mắt lại chảy dọc theo hai gò má, trong lòng bà hiểu
được có buồn cũng vô ích, bèn kéo tay nhi tử và cháu gái ngồi xuống.
“Nào, Tuấn Nhi, con kể cho ta nghe năm đó cha con
con đến phía bắc đã gặp phải
chuyện gì? Sao cha con lại ra đi sớm như vậy? Tại sao sau này con lại tới huyện
Hoài Nhung? Ta nghe nói nơi đó là thảo nguyên mà.”
Hứa
Kinh Hoa ngồi bên cạnh Thái hậu, nàng để ý thấy đôi mắt của các cung nữ theo
hầu đỏ au. Rõ là lúc nãy mọi người đã khóc, nàng thấy hơi ngạc nhiên. Nàng thấy
Tề Vương đang nói gì đó với Quách Chử, chỉ một chốc sau đã có người bưng lên
hai tách trà nóng.
“Mẫu
hậu, để cho đại ca và cháu gái uống một ngụm trà đi. Vừa nói vừa khóc chắc chắn
sẽ khô miệng đấy.” Tề Vương cười tủm tỉm. Thái hậu biết hắn cố ý trêu chọc, bà
nghiêm nghị nhìn hắn rồi nói với Hứa Tuấn: "Đây là đệ đệ của con, tên là
Lưu Nghị. Năm nay nó hai mươi tuổi, phong tước* Tề Vương.”
*Thường các nam tử trong cung thời xưa
(con của hoàng hậu hay các phi tần). Nếu không được kế vị (chọn làm thái tử),
khi đến tuổi trưởng thành sẽ được phong tước, lập phủ đệ, ban tặng tài sản và
đất đai. **Vương: tước vị cao nhất, nhì, sau Hoàng đế và
Quốc Vương trong các triều đại xưng đế được dành
cho hoàng tộc hay quan lại quý tộc Vì
thế Hứa Tuấn và Tề Vương lại diễn tiết mục nhận thân lần nữa. Hứa Tuấn rất thận
trọng, ông không dám nhận quà ban lễ của Tề Vương. Thái hậu thấy vậy thì nói:
"Cứ yên tâm nhận lấy, đại ca chính là đại ca.”
Tề
Vương cũng cười theo: "Đại ca có thể không biết ta, nhưng từ nhỏ ta đã
biết mình còn có một người huynh trưởng. Mẫu hậu luôn nhớ đến huynh, người luôn
muốn tìm lại huynh nên đã kể cho ta nghe rất nhiều chuyện về huynh. Nào, huynh
uống trà trước đi. Tìm thấy người là tốt rồi, những chuyện khác cứ để tính sau.
Từ từ, đừng vội.”
Hai
cha con Hứa Kinh Hoa mỗi người uống một tách trà. Nhân lúc đó, Thái hậu lau
nước mắt trên mặt rồi ôm lấy Hứa Kinh Hoa, nghe Hứa Tuấn kể lại chuyện mà cha
con ông gặp phải.
“Cha
con con đi không ngừng nghỉ để đi đến phương Bắc. Ban đầu mọi chuyện vẫn ổn, đi
được nửa đường thì… Con cũng không nhớ rõ đó là nơi nào, nhưng đột nhiên lại có
lệnh bắt lính. Cha và con đang trọ trong một nhà nông, ông ấy và nam nhân trong
nhà đều bị bắt đi. Lúc đó con rất sợ nhưng không thể làm gì, chỉ biết khóc.
Người nhà đó rất tốt bụng, họ không đuổi con đi. Qua mấy ngày nữa, cha và đám
nam nhân trong nhà đó đã trốn về.”
Hứa
Tuấn nhớ lại tình hình khi đó, nét mặt rất nghiêm túc: "Họ nói quân nổi
loạn tới rồi. Huyện lệnh bỏ trốn, không ai quản bọn họ nữa nên bọn họ thừa lúc
loạn lạc chốn về, dẫn mọi người đi lánh nạn. Lúc đó tất cả mọi người đều đi đến
U Châu. Nơi đâu cũng loạn đến cùng cực, chịu đói hai, ba ngày liên tục là
chuyện bình thường. Có lúc người ta đánh nhau trên đường để tranh giành một ít
đồ ăn, chính khi ấy cha bị người khác đánh bị thương.”
Trên
đường lánh nạn thì tìm đâu ra chỗ để chữa chương chứ? Cha của Hứa Tuấn chống đỡ
suốt quãng đường, dẫn nhi tử chạy tới nhà của thân thích ở huyện U Châu.
“Tiền mang theo đã tiêu hết trên
đường lánh nạn rồi. Thúc
thúc mời đại phu đến khám bệnh cho cha, nhưng đại phu nói, do trì hoãn quá lâu
nên không thể chữa được nữa.” Giọng Hứa Tuấn khàn khàn: "Chưa đầy hai
tháng thì cha đi.”
Thái
hậu thổn thức hồi lâu rồi hỏi: "Ông ấy được chôn ở đâu?"
“Ở
thôn thúc thúc sống, từ rìa Đông Sơn đi lên.” Hứa Tuấn nói xong lại lắc đầu:
"Không tìm thấy được người nữa. Năm đó, lúc chôn cất không mua nổi quan
tài. Thời ấy người chết ở tuổi đó quá nhiều, quan tài thì tăng giá, cuối cùng
chỉ có thể lấy chiếu cuốn cha lại.”
Thái
hậu lẳng lặng rơi lệ. Tề Vương ngó khuôn mặt đờ đẫn của Hứa Tuấn, hắn cũng
không đau khổ đến vậy, vội vàng hỏi tiếp: "Vậy sao sau này huynh lại đến
Hoài Nhung?”
“Ta
ở nhà thúc thúc vài năm, lớn thêm chút nữa thì bắt đầu làm việc. Lão Đoàn sứ
quân chết, U Châu loạn, người Yết(*) tấn công. Tuy ta còn nhỏ nhưng vẫn bị bắt
lính ra chiến trường.”
(*) Cũng gọi là Yết Hồ là một dân tộc ở
phía bắc Trung Quốc thời cổ đại. Họ đã lập nên nước Hậu Triệu.
Thái
hậu kinh ngạc: "Con từng ra chiến trường ư?”
Hứa
Tuấn gật đầu, đưa tay sờ cái chân bị thương: "Cái chân này bị ngựa giẫm
gãy. Nhưng con rất may mắn, nhặt về được cái mạng, sau thì đi theo một chi của
nhà họ Đoàn đến Hoài Nhung.”
Thái
hậu chịu không nổi, nước mắt rơi không ngừng. Hứa Tuấn thấy vậy, hai mắt cũng
rưng rưng. Hứa Kinh Hoa gấp gáp khuyên nhủ Thái hậu: "Tổ mẫu đừng khóc, đó
đã là chuyện của quá khứ rồi. Không phải bây giờ cha của con đã khổ tận cam lai
rồi sao?" Nói rồi, nàng lấy tay áo lau nước mắt cho bà.
“Đứa
nhỏ này hiểu chuyện quá.”
Thái
hậu nghiêng mặt để Hứa Kinh Hoa giúp bà lau nước mắt, đồng thời bà cũng quan
sát nàng rất tỉ mỉ: "Con giống cha đúng không? Quả thật trông khá giống
Tuấn Nhi hồi còn bé.”
Hứa
Kinh Hoa sợ hai người họ lại khóc tiếp, nàng cố tình làm ra vẻ vừa ngạc nhiên
vừa mừng rỡ: "Thật sao? Cha cứ chê con xấu xí, nói con không giống ông.
Cha nói mình tuấn tú từ nhỏ.”
Thái
hậu quở trách trưởng tử: "Có ai lại chê nữ nhi mình như con không?”
Sự
vui vẻ hiện trên khuôn mặt đầy nếp nhăn của Hứa Tuấn, ông chỉ cười chứ không
trả lời.
“Nhưng
mà tổ mẫu đã nói vậy thì con yên tâm rồi. Bây giờ con vẫn chưa trưởng thành,
chờ con lớn như Tề Vương Điện hạ thì chắc chắn sẽ rất xinh đẹp.”
Tề
Vương mỉm cười: "Không lâu thế đâu, chăm
sóc da dẻ một năm rưỡi là đủ
rồi.”
Hắn
nói: "Sao còn gọi là Tề Vương Điện hạ? Con không thấy rườm rà sao? Gọi ta
là thúc phụ.”
Hứa
Kinh Hoa cười hì hì: "Thúc phụ.”
Thái
hậu thấy tính cách Hứa Kinh Hoa rất hoạt bát, không nhát gan, bà thật lòng yêu thích nàng. Bà hỏi Hứa Tuấn: "Nương của Kinh Hoa đâu?"
“Nàng
ấy qua đời rồi.” Hứa Tuấn nói khẽ: "Nàng ấy họ Tôn, cũng là người kinh
thành đến U Châu lánh nạn. Cái tên Kinh Hoa này là chúng con cùng đặt, nghĩa là
không quên quê hương.”
Hứa
Kinh Hoa nói xen vào: "Thật ra thì nếu Bạch đại thúc không đi tìm thì cha
con cũng định vào kinh. Cha đã đồng ý với nương, chờ thiên hạ thái bình, giành
lại được kinh thành thì sẽ đưa bà ấy quay lại đây, lá rụng về cội.”
Nước
mắt trên mặt còn chưa khô mà mắt Hứa Tuấn đã ứa lệ, ông trách nữ nhi: "Chẳng ra thể thống gì, ai cho con nói xen vào?”
Thái
hậu nghe vậy cũng thấy đau lòng, bà dang tay ôm lấy Hứa Kinh Hoa, thở dài:
"Hơn hai mươi năm chiến tranh loạn lạc, biết bao nhiêu gia đình đã phải ly
tán…”
Tề
Vương nghe giọng bà đang không ổn, cứ tiếp tục nói chuyện kiểu này thì không
phải lại ôm nhau mà khóc đấy chứ? Hắn đang định chuyển chủ đề thì bên ngoài có
người vào bẩm báo: "Bẩm Thái hậu nương nương, bệ hạ tới rồi.”
Tuyệt
vời, cuối cùng vị cứu tinh cũng đến!