Dì Hoa chấn kinh cả người, ngã rạp ra đất, mắt mở to, vai run rẩy. Bà còn không rõ nhà họ Võ kia là ai, vậy mà chỉ một câu nói đã định đem con gái bà gả đi. Bà chỉ biết sáng có người họ Võ đến nhắc chuyện hôn sự chi đó, vốn không nghĩ tới đứa con gái chưa đầy mười tuổi của bà sẽ là kẻ đứng mũi chịu sào. Mi mắt thanh tú của Thị Hoa nhìn quan ông không thốt nên lời. Ông Văn Hậu cảm thấy xấu hổ, quay mặt vào phía trong giường, thở dài một hơi. Ta nhấc từng bước chân nặng nề tiếng đến trước giường nhỏ giọng đáp
- Thưa cha, con gái không hiểu, con gái chỉ mới có tám tuổi...Bên trên con còn có hai chị chưa cập kê, sao con lại có hôn ước?
Ông Huỳnh Văn Hậu khó nhọc quay đầu, ánh nến vàng hắt lên mặt, gò má ông nhô cao cương nghị, nhưng đôi mắt hiện đầy mệt mỏi. .
========== Truyện vừa hoàn thành ==========
1.
Đau Đến Mấy Vẫn Yêu2.
Thầy Bạch! Đừng Làm Loạn3.
Bạch Tiên Sinh, Tôi Muốn Ly Hôn4.
Ông Xã Phúc Hắc Lừa Tình=====================================
- Ta có chỗ khó xử của ta...con chỉ cần biết...chỉ cần biết con sẽ có hôn ước là được. - Ông đứng dậy bước ra cửa, dừng lại hồi lâu - Con đừng lo...ta sẽ không bạc đãi con...
Mẹ con ta ôm chặt lấy nhau, kì thực không biết nên khóc hay nên cười. Ta chỉ mới tám tuổi, cậu ấm đầu tiên ta gặp là Trần Thành. Vậy mà mới nữa tháng trôi qua ta đã biến thành người có hôn ước. Ta lại còn chẳng biết gì về người chồng tương lai này.
....
Sáng những ngày cuối đông ở Thăng Long, lần đầu ta biết cái gọi là rét buốt. Mặt đất phủ đầy hơi nước, lá cây đọng lấp lánh sương. Mặt trời ẩn sau tầng mây dày như bông. Mấy cái cây bên ngoài trút toàn bộ lá, trơ lại những cành khẳng khiu. Những cơn gió bấc quét ngang kéo theo cái lạnh thấm sâu vào da thịt. Đám nô bộc trong nhà đều mặc một lớp áo bông dày tránh rét. Ta quấn chặt người trong chăn bông, lạnh đến tê tái, chiếc mũi nhỏ ửng hồng.
Dì Hoa lo lắng cho con gái, cả một đêm không ngủ được. Suy tính thiệt hơn trong chuyện này làm bà đau đầu vô cùng. Về phần hơn, cái Mai sẽ được nâng làm con dòng chính, sẽ được gả làm chính thất. Nhưng về phần thiệt, nó sẽ sống chẳng vẻ vang gì, tương lai có thể còn biến thành góa phụ. Vì bà mới tra ra cậu hai nhà họ Võ vốn yếu ớt bệnh tật.
Trời vừa sáng, bà Ngưu đã vội vội vàng vàng đập cửa phủ Huỳnh, chỉ sợ con chim béo tốt này bay mất. Bà ta vận áo cừu thật dày, đầu trùm khăn giữ ấm, nâng tách trà gừng uống cạn. Phía sau bà ta là thiếu niên hôm yếu hôm trước. Trên người cậu ta chỉ mặt một lớp áo viên lĩnh mỏng màu đen, vai áo đã có chỗ sờn, cả người đang run lên vì lạnh. Quan bà lười biếng đón tiếp, chỉ mặc viên lĩnh, áo bông, mặt mày không son phấn. Ngưu thị ra lệnh cho con hầu rót thêm một tách trà gừng, miệng cười xòa
- Thế nào rồi, đã quyết định thế nào?
- Chị Ngưu, chuyện cậu hai muốn ở lại kinh thành, chúng em sẽ sắp xếp chu đáo, cho cậu ở một gian trong phủ để cậu chuyên tâm học tập. Còn chuyện đính ước, chị cũng thấy mấy đứa nhỏ nhà em vẫn chưa đến tuổi cập kê...chuyện này để sau rồi hẳn nói...chị thấy
Ngưu thị nghe đến đây, tức giận hạ tách trà trong tay xuống bàn gỗ, trà trong tách chao đảo thấm ướt một phần tay áo của thị. Thị hừ lạnh, ngắt lời quan bà
- Ý các người là không muốn nhận hôn ước này phỏng? Các người chê nhà tôi bây giờ xuống dốc chứ chi! Ôi thôi, nếu ông nhà tôi còn sống chắc sẽ đau lòng biết mấy! Giúp vật vật báo ân, giúp người người trả oán đây mà...
Đáy mắt quan bà lóe lên một tia chán ghét rồi lại quay về dáng vẻ mềm mỏng, nhẹ nhàng khuyên bảo Ngưu thị
- Chị sao lại nói vậy! Chúng em nào có, chúng em đã có sắp xếp hôn thê cho cậu hai đây. Chị cứ an lòng...
- Đâu nào, mau cho chị xem con dâu tương lai của chị! - Bà Ngưu thay đổi thái độ, mỉm cười chờ đợi, trong lòng háo hức không thôi. Đứa nào cũng được cả, chỉ cần là con dòng chính, là cháu gái yêu của An phủ sứ, của Tuần phủ đại nhân bà đều thích cả.
Quan bà phất tay ra hiệu cho con hầu nhỏ gọi ta vào gian nhà chính. Ta lười biếng trên giường, kì thực không muốn ra ngoài trời gió lạnh thấu xương đó. Thược Dược dùng hết sức lôi ta ra từ đống chăn bông, tô tô trát trát phấn son. Nó búi cho ta tóc rẻ quạt, cài trâm phỉ thúy cá chép, rồi lại hì hục thay cho ta viên lĩnh trường bào màu quýt, khoác áo hồ cừu, đeo kiềng vàng, ngọc thơm, chưng diện ta thành bộ dáng tiểu thư dòng chính.
Ta đến chính đường đã là một khắc sau, Ngưu thị chờ đến sốt ruột, móng tay nhọn gõ gõ xuống mặt bàn. Vừa thấy ta tiếng vào, thị liền tiến đến cầm tay, xuýt xoa
- Ôi chao, thật mỹ mạo, dung nhan này thật khéo. Người xưa hay nói "những người con mắt lá dăm, chân mày lá liễu đáng trăm quan tiền". Ta thật là ưng ý, em đẻ con thật khéo. Thế đây là cô Đoan hay là cô Ngọc?
Quan bà xuýt chút thì nhếch mép cười, bà vội ho một cái để nén cơn trào phúng trong ánh mắt
- Đây là Khánh Mai, con gái thứ ba của chúng em
Ngưu thị nhìn ta hồi lâu, sau đó buông tay. Quan bà gật đầu cho ta lui vào phía sau ghế.
- Ô! Chị tưởng em chỉ có hai đứa con gái?
Hồ thị che miệng cười, ra điệu hiền thục. Sau đó hạ ly trà trên tay xuống, giả lã đáp
- Kì thực là hai đứa, cái Mai quả là con vợ lẽ, nhưng con bé xinh xắn ngoan hiền, hòa thuận hiếu thảo rất được lòng em. Từ lâu em đã ghi tên nó vào dưới tên mình, nó chính là con dòng chính!
Ngưu thị ô lên một tiếng, ngồi phịch xuống ghế, trong lòng không khỏi tự hỏi thế này là thế nào. Thị thở phì phò, đưa tay vuốt ngực, sau đó căm ghét nhìn ta. Tiết trời đông Thăng Long cũng không lạnh bằng cái nhìn của thị, ánh nhìn như một tảng băng sắt nhọn cố gắng chọc thủng lòng ngực ta. Không khí trở nên im lặng sau tiếng ô của Ngưu thị. Quan bà thấy thị tức giận như thế không khỏi vui vẻ, đưa tay xoay xoay tách trà. Ta từ đầu đến cuối không dám thở mạnh, lặng lẽ đánh giá góa phụ này. Kết luận cuối cùng của ta chính là "mụ không hề dễ xơi".