Một nhóm kiến tập sinh chuyển từ khoa tâm thần số hai đến khoa tiếp theo, và một nhóm kiến tập sinh mới lại chuyển đến đây.
Năm nào sinh viên cũng kiến tập như cưỡi ngựa xem hoa. Vì người đến người đi quá nhiều, nên mọi người không thể nhớ nổi tên nhau, cứ luôn miệng gọi nhau là bạn học.
Thư ký giảng dạy của khoa tâm thần học số hai vẫn đang nghỉ thai sản, chưa quay lại. Chủ nhiệm khoa đã yêu cầu Nguyễn Trinh tạm thời thay thế thư ký giảng dạy, nên phía sau lưng Nguyễn Trinh lại mọc thêm sáu cái đuôi nhỏ.
Cô đi đến đâu, nhóm kiến tập sinh cũng đi đến đấy.
Không thể so sánh bệnh viện với trường học. Ở nơi đây, thực hành lâm sàng được đặt lên hàng đầu, các công việc hành chính và giảng dạy phải đứng sau.
Trong khoa còn có sinh viên thực tập, sinh viên chính quy và sinh viên cao học. Sinh viên đào tạo chính quy và sinh viên cao học từ các nơi khác đã có kinh nghiệm lâm sàng nhất định và có thể giúp ích cho công việc của họ. Các sinh viên kiến tập vẫn là sinh viên năm ba, năm tư. Thậm chí, bọn họ còn không biết sử dụng máy in như thế nào. Những việc mà họ có thể làm rất ít, và chúng cũng thường không phổ biến trong các khoa lâm sàng.
May mắn thay, khoa tâm thần học không cần nhiều kỹ năng lâm sàng. Nơi này ít khi nhìn thấy các loại đau thương, sinh ly tử biệt, cũng chẳng có những cuộc cấp cứu cường độ cao. Những bệnh nhân sống trong này vẫn có thể uống trà tâm sự cùng người khác sau bữa cơm chiều, nhưng những tháng ngày ở bệnh viên tâm thần vẫn thường sâu lắng, an nhàn, và bình dị.
Quét rác, gấp chăn bông, gọt hoa quả, vẽ tranh, đánh bài, hát hò, đờ đẫn... Hầu hết họ đều di chuyển tự do và dường như không khác gì những người khỏe mạnh bình thường khác.
Đa số sinh viên đều không hứng thú với nơi này. Ngoại trừ việc cảm thấy háo hức trong một hai ngày đầu tiên, hầu như ai cũng mong mỏi sớm rời khỏi nơi đây để đến khoa khác học tập càng sớm càng tốt.
Nguyễn Trinh có tính tình dịu dàng, điềm đạm. Cô có nụ cười giống như làn gió xuân, vì vậy sinh viên rất thích gần gũi cô.
Sinh viên kiến tập chắc chắn sẽ được gặp gỡ các thầy cô giỏi để được tư vấn lựa chọn hướng đi nghề nghiệp trong tương lai.
Câu trả lời của Nguyễn Trinh là:" Nếu các em cảm thấy quan tâm đến khoa này, vậy cứ chọn khoa mà các em thấy hứng thú. Nếu các em đang bối rối và không biết phải chọn gì, thì cứ chọn khoa nào kiếm nhiều tiền là được."
Sinh viên hỏi: "Khoa nào kiếm được nhiều tiền hơn thế ạ?"
Nguyễn Trinh khẽ mỉm cười:" Tất nhiên không phải khoa tâm thần."
Nhi khoa, tâm thần, cấp cứu, đa khoa đều là những chuyên ngành mà sinh viên y khoa không thích lựa chọn. Và họ cũng thường được chuyển sang đây khi một vài chuyên ngành quá sĩ số.
Trong số đó, khoa tâm thần phải đối mặt với những ánh mắt kỳ lạ của thế giới bên ngoài. Khi giới thiệu nghề nghiệp của mình, những người không hiểu chuyện luôn lén nhìn với vẻ tò mò, cũng như có nhiều suy đoán và định kiến nhất định.
Chắc chắn chín trong mười sinh viên khoa tâm thần học đều bị luân chuyển đến đây.
Nguyễn Trinh tiếp tục cười nói:" Bất kể các em chọn khoa nào trong tương lai, thì vẫn phải học thật tốt tiếng Anh và thống kê ngay từ bây giờ. CET-6 là kiến thức cơ bản. Biết hồi quy logistic, mô hình tỷ lệ nguy cơ cox, phân tích tỷ lệ sống sót của kaplan-miere,... sẽ hữu ích cho việc nghiên cứu của các em trong tương lai. Nếu không, các em sẽ phải nịnh nọt các nhân viên thống kê trong bệnh viện và nhờ họ giúp đỡ về số liệu."
Việc đề bạt chức danh ngành y rất coi trọng các bài báo nghiên cứu khoa học. Suy cho cùng, khả năng lâm sàng của bác sĩ không dễ định lượng, nhưng các bài báo nghiên cứu khoa học và các yếu tố tác động thì chỉ cần nhìn một cái đã rõ như ban ngày.
Sau khi kiểm tra phòng vào buổi sáng, Nguyễn Trinh yêu cầu các học viên đến phòng giảng dạy và nghiên cứu để đọc sách và xem lại bài tập của họ. Về việc học viên có tự giác đọc sách hay dùng điện thoại di động, thì đó đều là việc của riêng họ.
Lúc trở lại văn phòng, chủ nhiệm khoa tâm thần số 2 cầm một tập tài liệu được đóng mộc đỏ trong tay, sau đó gọi Nguyễn Trinh đến văn phòng, đưa cho cô và nói:" Trung tâm Phòng ngừa và Điều trị Sức khỏe Tâm thần Quận Tân Thành là đơn vị đối tác hỗ trợ của bệnh viện chúng ta. Hôm nay, bệnh viện đã tổ chức một cuộc họp, nói rằng Ủy ban Y tế và Sức khỏe đã phân phối một vài chỉ tiêu cho bệnh viện của chúng ta. Bệnh viện sẽ bố trí một số bác sĩ trẻ đến đấy hỗ trợ, bộ phận của chúng ta cũng sẽ cử một bác sĩ đến đấy. Trong tương lai, cháu cũng cần một năm kinh nghiệm làm việc ở vùng nông thôn để xét thăng chức phó chủ nhiệm. Lần này, chú sẽ để lại cơ hội đào tạo này cho cháu, cháu nghĩ sao về điều này?"
Bệnh viện công thường có biên chế rất ít, nên hiện tượng xếp hạng thâm niên tương đối nghiêm trọng. Nguyễn Trinh vẫn còn trẻ, cho dù cô đã hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học, nhưng trước mặt cô vẫn còn nhiều bác sĩ già khác. Suy cho cùng, việc thăng chức phó chủ nhiệm khoa cũng sẽ không đến lượt cô nhanh như vậy.
Ngoài Trung tâm Phòng ngừa và Điều trị Sức khỏe Tâm thần Quận Tân Thành, tam viện còn có một hoặc hai bệnh viện cấp hai ở thành phố Giang Châu cần được hỗ trợ.
Thông thường, các bác sĩ trong bệnh viện sẵn sàng đến bệnh viện thành phố để học hỏi kinh nghiệm về nông thôn chứ không chịu lặn lội đến tận các quận nhỏ.
Chủ nhiệm khoa mô tả cảnh tượng này hoa mỹ như thế, còn nói rằng để lại cơ hội cho cô. Nhưng thật ra, hầu hết mọi người trong khoa đều không muốn đi, vì vậy ông ấy đành phải điều cô đến đấy.
Nguyễn Trinh nhìn lướt qua tài liệu được đóng mộc đỏ, suy nghĩ một lúc rồi đồng ý:" Vâng, cảm ơn chủ nhiệm đã cho cháu cơ hội này, khi nào thì cháu sẽ báo danh?"
Tình cờ là cô cũng muốn bắt đầu một dự án về môi trường sống và các vấn đề liên quan của người khuyết tật tại trung tâm tâm thần cơ sở, đồng thời thu thập thông tin và dữ liệu, nên cũng không chê quận Tân Thành xa xôi, cách xa trung tâm thành phố.
Chủ nhiệm vui mừng:" Tuổi trẻ phải biết chịu thương, chịu khó. Tuần sau cháu có thể đi rồi. Cháu đến phòng y tế lấy phiếu thông tin, điền đầy đủ vào để báo danh đi."
*
"Đi một năm sao?"
Buổi tối về đến nhà, Nguyễn Trinh bắt đầu thu dọn hành lý.
Cô mở tủ và xếp quần áo, còn Tống Nhĩ Giai đi đi lại lại bên cạnh giường cô:" Em chỉ vừa mới nói thích chị mà chị đã muốn bỏ em đi và muốn yêu xa sao? Huyện Tân Thành rất hẻo lánh, không có đường sắt cao tốc, đến đó phải mất hai ba giờ lái xe. Nếu muốn đến gặp chị, em chỉ có thể đi xe buýt."
Nguyễn Trinh khẽ nói:" Chỉ chi đi ba ngày một tuần thôi."
Bốn ngày còn lại vẫn ở lại Giang Châu.
Tống Nhĩ Giai khẽ ồ một tiếng.
Đây là khoảng thời gian yêu đương, đừng nói chỉ là ba ngày, cho dù chỉ có một ngày, nàng cũng sẽ không nỡ rời xa Nguyễn Trinh.
Bỗng dưng nàng cảm thấy rất tò mò, liệu Nguyễn Trinh có nhớ mình không?
Nàng cảm thấy xấu hổ khi hỏi lời này. Nàng chỉ có thể nhìn chằm chằm vào Nguyễn Trinh bằng ánh mắt trông mong.
Nhưng Nguyễn Trinh lại tập trung thu dọn hành lý và không có thời gian để ý đến nàng.
Nàng nhìn một lúc, rồi bất chợt tự nghĩ, có phải Nguyễn Trinh đang cố tình tránh mặt mình không? Giống như khoảng thời gian bốn năm trước vậy.
Nếu cô thích nàng, tại sao cô lại sẵn lòng rời bỏ nàng?
Đáy lòng chợt trào dâng cảm giác chua xót và đau đớn. Tống Nhĩ Giai ngồi tại nơi cuối giường của Nguyễn Trinh, gục đầu xuống, im lặng giúp cô gấp quần áo.
Khi cảm nhận bầu không khí đột ngột giảm xuống, Nguyễn Trinh ngoảnh lại nhìn Tống Nhĩ Giai.
Nhìn thấy vẻ mặt ảm đạm của nàng, Nguyễn Trinh dừng động tác trên tay lại, suy nghĩ một lúc. Sau đó, cô bước đến phòng khách, dùng một tay bế chú mèo cam đang ngồi trên ghế sô pha lên, tay còn lại cầm lấy đồ cắt móng cho mèo rồi bước đến trước mặt Tống Nhĩ Giai, dịu dàng nói:" Vừa rồi chị thấy móng của Cát Tường mọc dài ra rồi, em ôm nó đi, chị sẽ cắt móng."
Các nàng ngồi đối diện nhau, Nguyễn Trinh nhìn xuống chú mèo, còn Tống Nhĩ Giai nhìn vào vẻ mặt nghiêm túc của cô.
Nguyễn Trinh giải thích bằng chất giọng cực kỳ trầm ấm và dịu dàng trong lúc cắt móng cho mèo:" Chị muốn làm nghiên cứu về đối tượng người khuyết tật tâm thần tại cơ sở. Sau này, chị cũng sẽ phải về nông thôn để lấy kinh nghiệm một năm để xét thăng chức phó chủ nhiệm, nên lần này chị cảm thấy tiện cả đôi đường, vì vậy đã quyết định đi."
Không phải cô đang cố ý tránh nàng.
Tâm trạng u ám của Tống Nhĩ Giai trở nên sáng ngời khi nghe được lời giải thích đầy ân cần của Nguyễn Trinh. Nàng nhoẻn miệng cười và nói:" Không sao đâu, chị cứ đi đi, cùng lắm cũng chỉ mất khoảng một năm."
Nàng tin rằng, trong tương lai, cả hai sẽ còn một quãng thời gian chung sống rất dài.
Sau khi dỗ dành đứa trẻ này xong, Nguyễn Trinh liền cúi đầu xuống, nhẹ nhàng dùng chóp mũi cọ cọ hai cái chân trước đầy lông của chú mèo.
Tống Nhĩ Giai mỉm cười:" Chị không chê móng vuốt của nó từng cào qua phân mèo sao?"
Nguyễn Trinh đứng dậy, xoa xoa chiếc đầu đầy lông của chú mèo:" Không chê, rất đáng yêu."
Tống Nhĩ Giai ôm lấy mèo, ngước nhìn cô và hỏi:" Vậy, em có đáng yêu không?"
Cho nên, cô không cảm thấy chán ghét, mặc dù có đôi khi, nàng vẫn chưa trưởng thành.
*
Mất khoảng hai tiếng rưỡi để lái xe từ thành phố Giang Châu đến quận Tân Thành, và trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần nằm tại vùng ngoại ô xa xôi của quận.
Ngày Nguyễn Trinh rời đi, mưa phùn giăng kín lối. Nhìn từ xa, bức tường cũ kỹ đầy vằn vện của bệnh viên trông càng thêm đổ nát.
Hôm nay, có hai người đồng nghiệp từ khoa tâm thần số một và số ba cũng đi cùng cô. Ba người hẹn nhau đến bệnh viện tìm chủ nhiệm khoa, nhưng không ngờ rằng ông ấy đã đợi bọn họ ở bệnh viện từ rất sớm.
Chủ nhiệm khoa là một người đàn ông trung niên trạc 50 tuổi, thân hình có chút mập mạp, tóc đã bạc trắng. Khi thấy họ đến, ông ấy nhiệt tình, mỉm cười bắt tay với mọi người:" Xin chào, xin chào. Hoan nghênh các chuyên gia trong thành phố đã đến bệnh viện của chúng tôi để chỉ đạo công tác. Mau mau mau, mau đến văn phòng của tôi uống vài tách trà nào."
Người đến huyện Hạ hỗ trợ đều là những bác sĩ điều trị trẻ khoảng tầm 30. Với trình độ chuyên môn như vậy, thật sự không đủ vào bệnh viện lớn ở tỉnh lỵ. Nhưng khi đến cơ sở này, họ lại được gọi là chuyên gia.
Cả ba ngượng ngùng cười nói: "Phần công việc trong khoảng một năm sau thật sự cần chủ nhiệm quan tâm nhiều hơn."
Sau một lúc tán gẫu trong phòng làm việc, chủ nhiệm khoa yêu cầu nhân viên y tế nhập thông tin của ba người họ và giới thiệu sơ qua tình hình của trung tâm tâm thần quận.
Bệnh viện này không lớn, chỉ có bảy bệnh khu, tất cả đều là khu đóng. Không hề có bệnh khu mở, nhân viên y tế ít, cộng thêm chủ nhiệm khoa, tổng cộng chỉ có hai người.
Sau khi nhập thông tin cá nhân, chủ nhiệm khoa y tế đã phân công cô đến khu 2 làm việc, sau đó đích thân đưa cả ba đến khoa để ghi danh.
Chủ nhiệm khu 2 họ Vương, là một nữ bác sĩ trạc tuổi 40. Chức danh y sĩ là bác sĩ điều trị, còn chủ nhiệm khoa thuộc chức danh hành chính do bệnh viện phân công.
Việc khó đề cao các chức danh cấp cơ sở cũng là một trong những nguyên nhân khiến mọi người không thích đi cơ sở.
Sau khi Nguyễn Trinh ghi danh xong, cô đã uống vài tách trà trong phòng chủ nhiệm Vương để tìm hiểu tình hình chung của bộ phận.
Nguyễn Trinh hỏi: "Phần lớn nguồn bệnh đều là dân thường trong quận và các làng lân cận, phải không ạ?"
Chủ nhiệm Vương nhấp một ngụm trà và nói:" Cũng có những người vô gia cư bị rối loạn tâm thần ven đường được chính quyền và cảnh sát đưa về. Ở bệnh khu chúng tôi có rất nhiều bệnh nhân lớn tuổi nhưng người nhà không muốn đón về. Nếu không liên lạc được thì sẽ được đưa vào bệnh viện chúng tôi để chăm sóc."
Nguyễn Trinh hỏi: "Tại sao chị không liên hệ với cơ quan cứu hộ của bên thứ ba?"
Chủ nhiệm Vương lắc đầu, cười nói:" Ở đây làm gì có bên thứ ba? Chúng tôi đã gọi cho Cục dân chính, Cục Y tế và Sức khỏe, nhưng họ nói tới nói lui với đơn vị chính phủ, rồi lại trả lời rằng không có bất kỳ giải pháp nào. Dù gì thì cũng gửi đến viện dưỡng lão, chi bằng cứ để bệnh viện chúng tôi chăm sóc, nếu không thì cứ mặc kệ bọn họ lê lết đầu đường xó chợ đi."
Nhưng mỗi khi lãnh đạo cấp trên xuống quận giám sát, những người vô gia cư mắc bệnh tâm thần này lại được đưa vào bệnh viện điều trị.
Đối với các làng quê, thị trấn, những bệnh nhân thiểu năng này thường bị xem thường hoặc né tránh. Các đơn vị liên quan chỉ mong họ đừng gây chuyện, không hề quan tâm đến việc họ ngủ ngoài đường hay trong bệnh viện.
Nếu nói bệnh nhân tâm thần ở thành phố hầu như không có nhân quyền, thì bệnh nhân ở thị trấn, nông thôn có thể tiếp tục sống được hay không đều đã trở thành một vấn đề nan giải.
*
Ngày đầu tiên đến nông thôn, Nguyễn Trinh đã dành phần lớn thời gian để tìm hiểu quan hệ nhân sự và điều kiện bệnh nhân của bệnh viện. Cô chỉ có thời gian cầm điện thoại di động trong bữa trưa và buổi tối để đọc tin nhắn của Tống Nhĩ Giai.
Tống Nhĩ Giai là người rất thích chia sẻ. Lúc tỉnh dậy, nàng sẽ kể rất nhiều chuyện với Nguyễn Trinh, từ giấc mơ đêm qua cho đến việc nàng đã ăn bao nhiêu bát cơm vào buổi tối.
Mặc dù Nguyễn Trinh bận rộn với công việc, nhưng vào mỗi lúc rảnh rỗi, cô đều sẽ phản hồi lại từng tin nhắn của Tống Nhĩ Giai và trả lời từng cái một.
Cô hoàn toàn đáp lại mọi thứ cùng nàng.
Nguyễn Trinh sẽ ở trung tâm y tế thị trấn trong ba ngày, buổi tối cô sẽ ở nhà khách cán bộ bên cạnh trung tâm y tế, đồng nghiệp của cô ở hai phòng liền kề.
Cô chụp ảnh chỗ ở trong nhà khách và gửi cho Tống Nhĩ Giai.
Tống Nhĩ Giai đã quay một đoạn video ngắn và gửi tin nhắn thoại đến cho cô.
Nguyễn Trinh bấm vào video để xem. Đây là câu lạc bộ tư nhân, nơi cả hai đã gặp lại nhau vào tháng Tư.
Cô bật tin nhắn thoại lên, âm thanh nền trong điện thoại có tiếng ồn ào. Tống Nhĩ Giai nói vào micro điện thoại:" Học tỷ Cố lại tổ chức tiệc, chị ấy cũng gọi em, nên em đã đến để chung vui!"
Nguyễn Trinh khẽ cau mày, gõ gõ bàn phím điện thoại: Sao em không nói với chị một tiếng...
Cả hai vẫn chưa xác định mối quan hệ này, nên ham m.uốn kiểm soát của cô không nên mạnh mẽ như vậy.
Nhưng từ tận sâu trong lòng mình, cô vẫn có chút lo lắng. Dù sao thì Cố Tiêu cũng rất thích ăn chơi, mỗi khi có tiệc tùng, thường không được nghiêm túc cho lắm...
"Người nghiêm túc mà lại đến chỗ này để vui chơi à? Em làm ơn đừng tỏ ra nghiêm túc trước mặt tôi giùm." Cố Tiêu rót đầy ly rượu, tựa vào quầy bar, nhìn những cô gái xinh đẹp đang nhảy theo nhịp quẩy giữa sàn nhảy, rồi nhìn Tống Nhĩ Giai đang uống sữa bên cạnh:" Em cứ uống thoải mái đi. Vì A Nguyễn, tôi sẽ gọi người đưa em về nhà sau khi say. Nếu không thì tôi sẽ đưa em đến tận cửa, được không?"
Tống Nhĩ Giai ôm lấy cốc sữa, lắc lắc đầu, tỏ vẻ ngoan ngoãn:" Không được, chị ấy không thích uống rượu, nên em không thể uống."
"Sao em lại ngoan thế..." Cố Tiêu tặc lưỡi, nhắc lại câu danh ngôn nổi tiếng của mình:" Tôi bảo này. Làm công phải mãnh liệt, làm thụ phải d.âm đãng. Tiểu học muội, em có phải là thụ không?"
Câu nói này khiến Tống Nhĩ Giai nghẹn họng, nhất thời không biết nên trả lời như thế nào.
Trông thấy phản ứng của nàng, Cố Tiêu liền cười nhạo:" À, tôi đoán rằng hai người vẫn chưa ngủ với nhau, thậm chí em còn chẳng biết mình là công hay thụ nữa."
Tống Nhĩ Giai cố gắng giữ gìn tôn nghiêm của mình:" Hai người bọn em đều xem trọng việc giao lưu tinh thần!"
Cái gì mà ngủ hay không ngủ, thực sự quá thiển cận!
Cố Tiêu vừa thở dài vừa cười khẩy. Cô dùng bộ mặt của người từng trải để chỉ dạy:" A Nguyễn là người trông bề ngoài rất lạnh lùng nhưng bên trong lại rất mãnh liệt. Em không thể quá ngoan, nhất định phải d.âm đãng cho cậu ấy xem. Nếu em cứ tiếp tục đi theo tiết tấu của cậu ấy, chắc chắn sẽ luôn giậm chân tại chỗ.
Tống Nhĩ Giai im lặng, thầm ghi tạc vào lòng, nhưng ngoài miệng lại nói:" Chị rành như vậy à? Em chưa bao giờ thấy chị nghiêm túc yêu ai cả. Chị vẫn luôn tìm bừa một cô gái nào đó để chơi bời, sau đó tách ra. Chị không cảm thấy mệt mỏi sao? Chưa bao giờ muốn nghiêm túc tìm người để yêu đương à?"
Cố Tiêu nhấp một ngụm rượu, cười nói:" Suốt ngày mọi người cứ thích nghĩ đến chuyện yêu đương nhỉ? Tôi không mệt, yêu đương như mọi người mới mệt. Tôi chỉ muốn ngủ với những em gái xinh đẹp, người tình ta nguyện để giải quyết nhu cầu s.inh lý. Tôi không rảnh để chịu trách nhiệm về nhu cầu cảm xúc của người khác."
Tống Nhĩ Giai lắc đầu:" Tam quan quá khác biệt."
Cố Tiêu chạm vào ly sữa của nàng:" Khi làm bạn bè, tốt hơn hết nên tìm kiếm điểm chung và giữ lại những sự khác biệt là được. Nhưng khi yêu đương, nhất định phải đồng tam quan với nhau. Tôi chỉ hy vọng em sẽ không biến A Nguyễn thành tiền nhân trồng cây, hậu nhân hái quả." Nói xong, cô ấy uống cạn ly rượu, sau đó đặt ly xuống và tiến đến trung tâm sàn nhảy.
Tống Nhĩ Giai nhấp một ngụm sữa, thầm nghĩ về ý nghĩa trong câu nói "tiền nhân trồng cây, hậu nhân hái quả" của Cố Tiêu.
Buổi tối, lúc trở về nhà, Tống Nhĩ Giai đã nhận được tin nhắn của Nguyễn Trinh trước khi đi ngủ:【 Ngủ ngon. 】
Kể từ cái đêm mà nàng nói rằng cả hai nên chúc nhau ngủ ngon mỗi ngày, Nguyễn Trinh đã làm theo những gì mà nàng nói.
Tống Nhĩ Giai nằm ở mép giường, vuốt ve dòng chữ "chúc ngủ ngon" trên màn hình. Khóe môi nàng thoáng gợi lên ý cười, nhưng khi nhớ đến câu nói của Cố Tiêu, nàng liền ngừng cười, cắn chặt môi, nóng lòng muốn thử gửi tin nhắn cho cô——
【 Chị giáo Nguyễn, đừng nói lời chúc ngủ ngon sớm như vậy. Chúng ta tâm sự một chút đi. 】
Nguyễn Trinh:【 Tâm sự việc gì? 】
Tại hộp thoại chat, dòng chữ "đối phương đang nhập tin nhắn" thoắt ẩn thoắt hiện, như thể người ở đầu dây bên kia nhập rồi lại xóa, sau đó lại nhập.
Nửa phút sau, cuối cùng Nguyễn Trinh cũng nhận được tin nhắn trả lời từ Tống Nhĩ Giai ở đầu bên kia điện thoại. Chỉ với hai hoặc ba từ, cộng với một làn sóng nhỏ ngây ngất——
【 Dirty talk đi~】
- -
Tác giả có lời muốn nói:
Khi người trưởng thành và người trẻ tuổi yêu nhau, rất dễ sẽ trở thành tiền nhân trồng cây, hậu nhân hái quả~
*
Tống Nhĩ Giai (giả vờ bạo dạn và phát động tấn công): Ở nơi đất khách, mau mau tâm sự thầm kín đi~
Nguyễn Trinh (?): Em bị hack tài khoản à?
- -
Lời editor: Chị Cố Tiêu ơi, bé ngoan của Nguyễn Trinh vẫn còn nhỏ, vẫn còn ngây thơ, chị dạy gì là em nó làm thật đấy =)))
- -------
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT