Hôm nay, thầy giáo dạy cả lớp bài đọc về ước mơ.

Các bạn đều sẽ xung phong để nói về ước mơ của mình. Có người muốn trở thành giáo viên, bác sĩ, kỹ sư để gìn giữ truyền thống gia đình, cũng có người mông lung về tương lai và ngồi im nghe các bạn khác nói về hoài bão của bản thân. Đa số, ước mơ của mọi người đều hướng đến tương lai tươi sáng, cống hiến sức lực của mình cho đời. Đợi hết một lượt, không còn ai xung phong nữa thầy mới đặt một câu hỏi để các học sinh suy nghĩ trả lời:

"Theo các em, nghề nào là cao quý nhất?"

"Thưa thầy, em nghĩ nghề giáo viên là cao quý nhất!" Một cậu bạn nhanh nhảu đáp lời.

Theo lời giải thích của cậu bạn ấy, giáo viên là người cần mẫn qua bao năm tháng, sớm hôm soạn giáo án để dìu dắt học sinh nên người, trở thành những mầm non tươi sáng cho đất nước. Mẹ cậu cũng là một giáo viên, cậu rất khâm phục khi mẹ có thể quán xuyến việc nhà trong khi bản thân lúc nào cũng bận rộn bên chồng tài liệu mỗi tối với mục đích soạn bài thật dễ hiểu, để học sinh dù kém đều có thể tiếp cận, theo kịp tiến độ trên lớp. Tóc mẹ đã bạc dần theo năm tháng nhưng cậu chẳng thấy mẹ than thở bao giờ.

Thầy giáo gật đầu, rồi hỏi tiếp những bạn còn lại:

"Các em có đồng ý với bạn không?"

Hầu hết mọi người đều gật đầu. Thuyên suy tư, cậu quay sang hỏi nhỏ Chinh:

"Theo Chinh, nghề nào là cao quý?"

"Tôi nghĩ, những nghề chân chính, giúp ích cho đời đều là cao quý.". Đam Mỹ H Văn

Thuyên gật đầu, cậu ngồi im cùng các bạn lắng nghe đáp án từ thầy. Thật ngạc nhiên khi câu trả lời của thầy lại trùng khớp với câu trả lời của Chinh. Thầy giải thích rằng, không có nghề nào cao quý nhất hay cao quý hơn những nghề khác. Chúng ta không thể nhìn nhận bản chất của nghề mà cho rằng nghề này cao quý hơn nghề kia. Chúng thật ra đều hỗ trợ nhau để xã hội này trở nên tốt đẹp hơn. Nghề giáo viên, giúp học sinh có tri thức, suy nghĩ đúng đắn, tạo tiền đề để có việc làm ổn định sau này. Nghề kỹ sư, giúp chúng ta có cầu đường, phương tiện đi lại hay nghề y, giúp chúng ta có một sức khỏe tốt hơn. Phân tích sâu thêm, thầy đưa ra mối liên hệ giữa các ngành nghề. Học sinh đều trầm trồ trước sự sâu sắc của người thầy ấy. Cả lớp vỗ tay thật lớn sau khi thầy kết thúc lời nói của mình.

Và Thuyên, lại càng ngưỡng mộ Chinh thêm bởi suy nghĩ sâu rộng mà không phải đứa trẻ nào cũng có được.

Tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên, học sinh sau khi được thầy cô cho phép giải lao liền ào khỏi lớp như chim vỡ tổ. Sân trường vắng lặng khi nãy chỉ có những cây, những gió lúc này chứa đựng thêm tiếng cười giòn giã, tiếng nói chuyện rôm rả của những mầm non đất nước. Cùng với những người bạn thân thiết của mình, học sinh tụ tập ở một góc để chơi các trò chơi mang tính đồng đội cao hoặc nói chuyện phiếm hay ăn uống ở căn tin trường.

Thuyên và Chinh ngồi trong lớp – hiện tại chỉ lác đác vài người. Cậu lôi ra trong cặp sách giáo khoa để chuẩn bị cho tiết học tiếp theo trong khi Chinh đang lật vở đến trang cuối cùng. Thuyên tò mò lắm, không biết cô bé sẽ làm gì. Ngó mắt qua, thì ra Chinh đã có sẵn những hình vẽ trước đó - những hình vẽ hoa quả, khối hộp, khối tròn xoay tô đậm nhạt bằng chì.

"Đẹp thật!" Thuyên trố mắt ngạc nhiên, miệng buông lời thán phục.

Chinh im lặng, chiếc bút chì đã gọt sẵn thoăn thoắt không ngừng trên trang giấy tạo ra những tiếng động sột soạt. Cô phác thảo ra hình dáng mình định vẽ rồi đi những nét rất dứt khoát. Thuyên hỏi:

"Chinh tự học vẽ hả?"

Chinh gật đầu rồi lắc đầu, sau đó nói:

"Cha tôi là kiến trúc sư, tôi hay học lỏm ông ấy lúc ông làm việc. Cha không bao giờ dạy tôi hoặc cho tôi đụng đến những thứ như này vì quan điểm của ông phụ nữ nên ở nhà giúp chồng, dạy con."

Thuyên à một tiếng, cậu chưa bao giờ nghe Chinh kể quá nhiều chuyện về cha trừ lần tâm sự hôm ấy nên vô cùng ngạc nhiên khi biết người đàn ông đó lại là một kiến trúc sư.

Mọi chuyện không đơn giản như lời nói thoảng qua của Chinh.

Chinh thích vẽ từ bé, khi chưa dọn qua ở cùng dì cô đã vẽ rất nhiều tranh – những bức vẽ vô tri của con nít về cảnh tượng chúng quan sát hằng ngày. Đa phần, Chinh sẽ vẽ bầu trời vì đó là thứ cô thích nhất. Trời xanh thật sự rộng lớn, sẽ chứa chấp hết những nỗi buồn của Chinh. Học lỏm từ cha, Chinh bắt đầu mày mò để vẽ. Nhưng ông ta, đã phá hủy tất cả. Những bức tranh Chinh từng vẽ đều bị ông đốt hết không thương tiếc. Chinh chưa bao giờ khóc khi bị đánh những lúc ông ta có rượu trong người nhưng lần này, cô đã gào thét, đã lao vào giành giật những bức tranh còn sót lại trên tay người cha trong mắt cô lúc này chẳng khác nào quỷ dữ. Làm sao một đứa trẻ năm sáu tuổi đủ sức chống lại người đàn ông trung niên? Vậy là, Chinh chỉ có thể trơ mắt nhìn chúng bị thiêu rụi đến không còn gì cả.

Không còn gì cả!

"Mày là con gái, vẽ vẽ cái gì? Mày lo mà giúp đỡ dì chăm em trai mày. Từ nay về sau tao thấy mày vẽ bức nào, là tao đốt bức đó."

Lời cay nghiệt được thốt ra từ người đàn ông ấy, Chinh sẽ không quên.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play