Nghe thấy lời của bà lão, đôi mắt của Triệu Mặc Hàn xoẹt qua sợ hãi. Hắn vô thức nắm lấy tay bà lão, hô lên:
- Bà! Đừng đuổi con!
Khuôn mặt bà lão cũng tràn ngập đau đớn:
- Mặc Hàn à, trở về đi. Về cô nhi viện, ít ra con còn có ăn, còn được đi học. Ở với Vương Văn này, đời này của con coi như hủy.
Vương Văn là tên của bà lão đang nhận nuôi Triệu Mặc Hàn. Vương Văn là cũng cô của Vương Thúy Hoa. Xét về vai vế, Vương Thúy Hoa cũng coi như cô của Triệu Mặc Hàn.
Vương Văn nhận nuôi Triệu Mặc Hàn cách đây tám năm. Lúc ấy, chồng của Vương Văn- Vương Đại Kiệt chưa mất. Vương Đại Kiệt và Vương Văn là thanh mai trúc mã, đều là người ở Vương gia thôn.
Lúc trước, Vương gia thôn còn chưa được ghép vào thành phố như bây giờ. Nhưng Vương Đại Kiệt chính là cháu đích tôn nhà họ Vương, từ nhỏ đã chịu sủng ái, là niềm hi vọng của cả gia tộc. Cho nên, dù Vương gia thôn rất nghèo, nghèo đến nỗi mỗi người đều không có nửa củ khoai lấp bụng, thì Vương Đại Kiệt cũng có được cơ hội đi học.
Vương Đại Kiệt cũng không phải là thứ chỉ biết ăn biết nằm, cũng rất phấn đấu học tập, thi đậu công chức, vào làm trong bộ máy chính trị thời ấy. Vương gia thôn nhờ Vương Đại Kiệt "một người làm quan, cả họ được nhờ" mà phất lên. Người Vương gia thôn đi đâu cũng "Đại Kiệt nhà chúng tôi...", "thằng bé Đại Kiệt hồi trước...". Vương Đại Kiệt áo gấm vinh quy về làng, lập tức tổ chức đám cưới với thanh mai Vương Văn nhà bên.
Hai người sống bên nhau rất hạnh phúc nhưng mãi mà không có con. Mà người của thế hệ trước chính là, không có con chính là bất hiếu, bất hiếu là đại tội. Không con cái, sau này không có người chăm lo hương hỏa, chết rồi cũng không yên hồn, chỉ có thể làm cô hồn dã quỷ.
Sau đó, người ở Vương gia thôn, đặc biệt là thân thích của Vương Đại Kiệt, không hẹn mà cùng đem con, đem cháu đến làm con nuôi.
Người nhà quê ấy à, đương nhiên sẽ đưa chỉ đưa toàn con trai tới, lí do ấy à, để sau này còn có người kế thừa. Mà người thừa kế ấy à, dĩ nhiên phải là con trai, có chỉ con trai mới có quyền kế thừa.
Nhưng bọn họ dù muốn để con cháu mình kế thừa nhà người khác nhưng cũng muốn chút tư lợi a. Chẳng hạn như những đứa trẻ được đem tới có lớn có nhỏ, nhỏ thì cũng 7, 8 tuổi, lớn thì có mười hai mười ba, thậm chí có cả mười bốn, mười lăm tuổi. Mà mười mấy tuổi ấy à, ở nông thôn thời ấy cũng đã bắt đầu đi lấy vợ rồi. Mà cho dù những đứa trẻ 7, 8 tuổi thì cũng là đã có chút hiểu chuyện rồi, nhớ rõ cha mẹ của mình rồi.
Còn không phải là bọn họ sợ mất con sao?
Vừa muốn con mình thừa kế nhà người khác lại không muốn nó quên cha mẹ ruột? Vương Đại Kiệt cũng không phải ngu ngốc, đương nhiên rõ ràng người khác tính kế mình thế nào. Nhưng vì cái gọi là tình làng nghĩa xóm, huyết hải tình thâm, hắn cũng không thèm bóc trần mà lấy lí do bản thân đang hi vọng có con để từ chối qua chuyện.
Nhưng đến khi mà cả hai vợ chồng nhà họ Vương đã sang tuổi xế chiều, tóc hoa râm cũng bắt đầu chuyển sang màu trắng, bọn họ hết hi vọng.
Và đương nhiên lúc này họ cũng không nhận mấy đứa trẻ Vương gia thôn làm con nuôi. Những đứa trẻ hồi trước có đứa còn sang chức ông, chức chú bác rồi cơ.
Vợ chồng Vương Đại Kiệt đến cô nhi viện và nhận nuôi một bé trai 4 tuổi. Và đứa trẻ ấy chính là Triệu Mặc Hàn.
Lúc đầu, hai vợ chồng cũng không có ý định nhận nuôi Triệu Mặc Hàn mà là một đứa bé gần 1 tuổi khác. Nhưng Vương Văn đã thấy được bóng dáng gầy gòm mà cô đơn của Triệu Mặc Hàn lấp ló sau gốc cây nhìn bọn họ phát quà cho những đứa trẻ ở cô nhi viện.
Triệu Mặc Hàn của năm ấy dù chỉ mới 4 tuổi, mặc bộ quần áo đã cũ nát của cô nhi viện nhưng lại vô cùng sạch sẽ, hoàn toàn không giống những đứa trẻ khác ở đây.
Cho nên khi mà Triệu Mặc Hàn ở trong phòng tiếp khách, đối mặt với vợ chồng Vương Đại Kiệt và viện trưởng, hắn đã thực sự bất ngờ.
Triệu Mặc Hàn tuy nhỏ nhưng thông minh hơn những đứa bé khác. Hắn biết rằng mọi người đến đây phần lớn để nhận nuôi những đứa trẻ vừa xinh xắn, vừa đáng yêu, hoạt bát, nên hắn nghĩ, kiểu người trầm mặc, vừa không lanh lợi, vừa không thân thiện như hắn, người ta sẽ không cần, cùng lắm là sẽ cho hắn một món quà nhỏ. Vậy nên, hắn không bắt mình phải tươi cười đi lấy lòng người khác. Ít ra, ở cô nhi viện, dù thiếu thốn nhưng ít nhất hắn không bị chết đói.
Nhưng cô viện vẫn rất nghèo, đặc biệt trong thời kì mà quốc gia còn chưa chú ý nhiều tới những khía cạnh như vậy. Mà vì nghèo, nên viện trưởng sẽ luôn cố gắng tạo điều kiện cho mỗi đứa trẻ có điều kiện được nhận nuôi. Triệu Mặc Hán cũng hiểu được suy nghĩ của viện trưởng, hắn đồng ý đi cùng cặp vợ chồng kia.
========== Truyện vừa hoàn thành ==========
1.
Weibo Của Tôi Có Thể Đoán Số Mệnh2.
Vô Vi Nhất Niệm3.
Mùa Hè Mang Tên Em4.
Chờ Người Nói Yêu Tôi=====================================
Trước khi đi, hắn chỉ hỏi hai người mà mình sẽ phải đi cùng một câu hỏi:
- Hai người có sau này có bỏ rơi tôi không?
Hắn nhớ sau khi hắn hỏi câu này, cả ba người còn lại trong văn phòng đều nhìn về phía hắn với ánh mắt kinh ngạc và tràn ngập sự thương hại.
Triệu Mặc Hàn là đứa trẻ được nhận nuôi từ bệnh viện khi hắn hai tuổi. Khi đó, trong vùng xảy ra dịch bệnh, người chạy trốn vô số, bệnh viện cũng rất loạn. Mà Triệu Mặc Hàn trong tình trạng mất trí nhớ sau một trận sốt cao và được từ bệnh viện đến cô nhi viện.
Vì cùng thời gian với việc xảy ra dịch bệnh, nên mọi người đều cho rằng hắn bị cha mẹ bỏ rơi sau khi mắc bệnh, dù sao cũng không tìm được.
Viện trưởng với đôi mắt rơm rớm nước đã kể cho vợ chồng Vương Đại Kiệt nghe quá khứ bi thảm của Triệu Mặc Hàn.
Sau khi nghe được Vương Văn nói:
- Sẽ không, chúng ta sẽ không bỏ rơi con.
Triệu Mặc Hàn đã tin, đã hi vọng và đi cùng vợ chồng Vương Đại Kiệt.