Liệp Chứng Pháp Y Quyển 3 - Tổ Trọng Án

Chương 5: Thôi cũng là hắn chiều hư vợ, vậy thì cả đời quỳ sầu riêng.


1 năm


Cô bé vừa ốm vừa lanh lợi, cao lắm là khoảng 1m6, gầy gò đến mức vai rộng gần bằng khuôn mặt, thế nhưng sức ăn của nó rất lớn. Một tay nó cầm đùi gà, tay kia dùng muỗng xúc cơm, thời gian múc hai ngụm canh còn nhanh hơn Lữ Viên Kiều mười tiếng chưa ăn và đang đói đến mức bụng dán vào lưng. Một cơn gió cuốn mây tan, một mình cô nhỏ ăn còn nhiều hơn La Gia Nam và Lữ Viên Kiều, sau đó liếc nhìn thực đơn dán trên tường như thể chuẩn bị gọi thêm món gì đó.

Thấy con bé chỉ nhìn mà không nói lời nào, La Gia Nam hét lên với ông chủ quán ăn nhanh đang cầm điện thoại nghe kịch: “Ông chủ, thêm một phần sủi cảo hấp.”

Lữ Viên Kiều giơ điện thoại di động lên quét mã QR để trả tiền sủi cảo, sau đó lập tức di dời sự chú ý đến cô gái vừa bị anh quật ngã xuống đất. Chẳng trách ban đầu họ không nhận ra đây là con gái. Con bé cạo tóc rất ngắn, ngắn đến nỗi tóc như vừa mới mọc ra khỏi cái đầu cạo trọc lóc, mà có khi còn chưa gọi là đầu trọc nữa. Nó mặc một chiếc áo phông lớn, quần dài đi biển, nhìn từ phía sau trông giống một người đàn ông nhỏ thó.

Nói đi nói lại, nếu nhìn mặt thì con bé này đúng là xinh đẹp. Với đôi mắt to và lông mi dài, chiếc mũi cao, và khuôn miệng nhỏ nhắn, ngay cả bụi bẩn trên mặt cũng không vùi lấp được vẻ đẹp trời sinh. Bọn họ cũng không nỡ đưa nó đến đồn cảnh sát mà chỉ trả lại tài sản bị mất cho cảnh sát trưởng, sau đó đưa con bé đến một quán ăn nhanh ở Sa Huyện gần công trường để ăn khuya. Dù sao bọn họ cũng cần phải hỏi hoàn cảnh như thế nào mà có thể ép một cô bé mới mười ba tuổi ra công trường trộm đồ vào ban đêm.

Trước mặt một đứa trẻ vị thành niên, La Gia Nam không tiện hút thuốc, lấy một cây tăm cho vào miệng nhai cho đỡ thèm rồi hỏi con bé: “Em tên gì?”

“…”

“Em bao nhiêu tuổi?”

“…”

“Em sống ở đâu?”

“…”

Hỏi ba câu mà không có trả lời, La Gia Nam nhíu mày cắn răng. Lữ Viên Kiều gắp đùi gà từ phần ăn của mình vào cái đĩa trống trước mặt cô gái, cười nói: “Anh cho em này. Anh chưa ăn miếng nào đâu.”

Con bé không nhúc nhích, nhìn chằm chằm đùi gà mấy giây, ngẩng mặt lên hỏi Lữ Viên Kiều: “Anh ơi, em gói mang về được không ạ?”

“Em ăn đi. Anh gọi chủ quán gói cho em thêm một phần mang về.” Lữ Viên Kiều nói xong thì lập tức yêu cầu ông chủ gói một phần đùi gà.

Cô bé lại hướng ánh mắt về phía La Gia Nam: “Chú à, cảm ơn chú đã đưa con đi ăn tối.”

Cây tăm gần như bắn ra ngoài, các đường nét trên khuôn mặt La Gia Nam căng lên. Đây là đâu, tôi là ai? Này, gọi Lữ Viên Kiều là anh mà lại gọi tôi là chú là thế đéo nào?! Tôi chỉ lớn hơn em ấy có một tuổi đấy!

Nhưng dù có xấu tính đến đâu, hắn cũng không thể nổi nóng trước mặt một cô gái nhỏ, vì vậy hắn đành co giật khóe miệng nặn ra một nụ cười: “À, không có chi.”

“Tên con là Chu Sư Hàm, năm nay mười bốn tuổi, sống ở Hậu Khanh Cao Lâm Thố.” Cuối cùng cô nhỏ cũng trả lời câu hỏi.

La Gia Nam nghe và quay sang nhìn Lữ Viên Kiều. Hậu Khanh Cao Lâm Thố là một ngôi làng vẫn chưa bị phá bỏ cách công trường không xa. Sở dĩ bọn họ biết rõ là bởi vì dạo gần đây, bọn họ đã đi quanh hơn chục cây số ở khu vực lân cận để tìm kiếm thông tin danh tính của người đã khuất trên diện rộng. ‘Thố’ cũng tương đương với ‘làng’, đây là phương ngữ chứ không phải là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực hành chính.

Nhiều địa danh trong thành phố được lưu truyền từ thời nhà Thanh. Trước đây có nhiều người mù chữ, trình độ học vấn chưa đủ để đặt tên cho các ngôi làng nên hầu hết chúng đều được đặt theo cảnh vật mang tính biểu trưng. Hậu Khanh Tiền Khanh, Tam Thạch Ngũ Thụ, Đại Dung Hạnh Lâm, nếu nghe tên của địa điểm thì sẽ biết trước đây ở nơi này có gì.

Tuy nhiên, tên của cô gái này nghe khá là ngôn tình, có lẽ cha mẹ cô ấy không phải là người mù chữ. Nghĩ đến đây, La Gia Nam lại hỏi: “Buổi tối sao không ở nhà mà lại chạy ra ngoài trộm đồ?”

Chu Sư Hàm cúi đầu, da đầu cạo trọc ngược với ánh sáng đèn huỳnh quang, đôi vai gầy khẽ nhún: “Em trai con bị bệnh nhưng nhà không có tiền. Bà nội không cho con đưa em đi bệnh viện. Em chỉ có thể ở nhà chờ chết…”

“Cha mẹ của em đâu?” Lữ Viên Kiều hỏi. Thật ra, anh cũng đoán được điều gì đó. Chiếc áo phông lớn trên người Chu Sư Hàm bị giặt đến bạc màu, đường viền cổ áo hơi sờn. Nếu lúc nãy cô bé không bị ngã xuống đất thì trông nó vẫn rất sạch sẽ, gọn gàng.

Chu Sư Hàm càng cúi gằm mặt xuống: “Cha em đang ở trung tâm cai nghiện, mẹ đi làm bên ngoài, nhưng đã lâu rồi không gửi tiền về nhà… Bà nội nhận lương hưu ít, làng cũng phát cho trợ cấp nhưng em của em bệnh nặng lắm. Em chỉ có thể vào công trường lấy trộm cái gì đó về bán để đưa em đi khám bệnh.”

“Đây không phải là lần đầu tiên con đến công trường đúng không?” La Gia Nam quyết định không để ý về việc Chu Sư Hàm gọi hắn là ‘chú’ nữa.

Sau khi im lặng một lúc, Chu Sư Hàm mới gật đầu. Ngay cả khi có lí do thì cũng không thể thay đổi sự thật rằng con bé là ăn trộm. Dưới áp lực của nghèo đói và hoàn cảnh bần cùng, sự xấu hổ từ lâu đã biến mất đi ít nhiều. Đây không phải lần đầu tiên con bé bị bắt, và cũng có thể không phải là lần cuối cùng.

“Con không còn người nhà có thể giúp đỡ à?”

“Cha con đắc tội với tất cả những người thân. Cha đã lừa họ rất nhiều tiền để mua thuốc”.

La Gia Nam gật đầu, ánh mắt nhìn sang nơi khác, hỏi: “Ngoài công trường kia, con còn đi đâu?”

“Vòng quanh nơi này thôi ạ. Khu vực nhà máy điện có chó nên con không dám tới đó…”

“Đừng đến đó. Nguy hiểm lắm.” Lữ Viên Kiều nói và cầm điện thoại chụp ảnh Chu Sư Hàm: “Anh có người bạn quản lí một quỹ từ thiện. Anh sẽ nói với cậu ấy về hoàn cảnh của em, sau đó cậu ấy sẽ cử người đến xác minh. Nếu những gì em nói là thật thì anh ấy sẽ cứu em trai em.”

“Thật sao? Cảm ơn anh.” Chu Sư Hàm cong mắt cười.

La Gia Nam giữ cánh tay của Lữ Viêu Kiều và ra hiệu cho đối phương để mình nói hết câu trước: “Sư Hàm, cháu có từng đến căn nhà dân phía Nam kia chưa?”

“Dạ rồi, nhưng không có người sống ở đó, và cũng không có đồ vật giá trị gì.”

“Lúc nào?”

“Dạ… Con đến đó có một lần ngay sau Tết.”

Tết năm nay là ngày hai mươi bảy tháng một, Chu Sư Hàm đến nhà riêng khoảng đầu tháng Hai, phù hợp với thời gian tử vong do pháp y đưa ra. Như vậy, con bé có thể nhìn thấy thứ gì đó.

La Gia Nam tiếp tục hỏi: “Con có thấy gì đặc biệt không?”

Chu Sư Hàm ngơ ngác nhìn lên trần nhà, đang suy nghĩ miên man thì sự chú ý của nó lại nhanh chóng bị thu hút bởi sủi cảo mới được dọn trên bàn. La Gia Nam và Lữ Viên Kiều kiên nhẫn đợi nó ăn hết sủi cảo rồi mới rồi lặp lại câu hỏi.

Con bé no nê nên phản ứng có chút chậm, suy nghĩ một lúc lâu sau mới nói: “Hôm ấy, lúc con đến đó, con thấy một chiếc ô tô màu trắng đậu trên bãi đất trống, cốp sau được mở ra.”

“Hả?” La Gia Nam nghiêng người: “Con nói tiếp đi.”

Chu Sư Hàm khẽ rụt vai, nhìn hắn với ánh mắt tội nghiệp: “Chú, con nói thật, chú… Chú đừng bắt con bồi thường nha?”

La Gia Nam bất đắc dĩ cười: “Con trộm cái gì?”

“Chỉ có… Có một đôi giày trong cốp xe. Con thấy nó cũng mới…”

Giày?

“Đôi giày đang ở đâu?”

“Con để ở nhà. Con muốn chờ cha về rồi cho cha mang.”

La Gia Nam bật dậy khiến Chu Sư Hàm giật mình.

“Đi, bé gái. Tới nhà con lấy giày nào.”

————————

La Gia Nam không biết biết chiếc xe màu trắng có liên quan đến nạn nhân hay không, nhưng đứng từ góc độ thời điểm thì nó là một manh mối đáng để lần theo. Khi đến nhà Chu Sư Hàm để lấy giày, hắn đã hiểu sâu sắc ‘nhà có bốn bức tường’ là thế nào. Ngoại trừ hai cái giường, một cái tủ, và một bộ bàn ghế, trong nhà không có đồ đạc gì khác. Thật sự không thể tin nổi giữa thành phố hiện đại nhộn nhịp vẫn tồn tại những gia đình cơ cực như vậy. Thứ giá trị nhất trong nhà họ Chu có lẽ là đôi giày mà Chu Sư Hàm đã lấy về. Đôi giày được bọc trong chiếc túi ni lông màu đỏ, mở ra xem mới thấy hiệu ECCO, giá trên kệ ít nhất cũng phải từ hai nghìn trở lên.

“Bọn chú mua lại đôi giày này, nhưng hiện tại bọn chú không có nhiều tiền mặt. Con dùng hết tiền này đi rồi bọn chú lại đưa thêm.”

Đi đến đâu cũng thanh toán bằng điện thoại đi động nên La Gia Nam và Lữ Viên Kiều có gom hết tiền mặt trên người thì cũng chỉ được khoảng hơn hai trăm. Chu Sư Hàm không có điện thoại đi động nên bọn họ không thể QR để chuyển tiền cho con nhỏ. Bà nội bị bệnh tăng nhãn áp và gần như mù hoàn toàn nên cũng không sử dụng điện thoại di động. Người em trai bị hội chứng thận hư bẩm sinh, gầy gò đến nỗi chỉ còn da bọc xương, nằm trên giường mà chập chờn ngủ.

Có một bộ sách vở trên bàn. La Gia Nam lật xem thì nhận ra đó là bài tập về nhà đầu năm trung học cơ sở. Có vẻ như Chu Sư Hàm vẫn đang đến trường và không bỏ học. Nhưng một cô gái cạo tóc ngắn như vậy thì có bị các bạn cùng lớp cười nhạo không?

“Sao con lại cạo trọc đầu? Không phải con gái thường thích để tóc dài sao?” Hắn hỏi Chu Sư Hàm.

Con bé hờ hững nhún vai: “Dạ, cạo trọc thì không cần dầu gội đầu. Tiết kiệm tiền.”

“…”

La Gia Nam nghĩ khi nào quay lại gửi tiền giày, hắn sẽ mang hai chai dầu gội đầu mà Kỳ Minh thường dùng cho con bé. Cưới một người vợ tiêu hoang, một chai dầu gội đầu hơn hai trăm mà dùng chưa tới một tháng đã hết.

Trong lòng hắn đang nghĩ ngợi lung tung thì điện thoại rung lên. Kỳ Minh gọi, đúng là vừa nhắc tới luôn.

“Em đang đâu?”

“Dạ? Em đang ở bên ngoài xử lý một vụ án.”

“Vậy tại sao lại đòi anh về nhà sớm?”

Kỳ Minh cúp máy nghe ‘cạch’ một tiếng. Lúc này La Gia Nam mới nhớ hắn đã đòi Kỳ Minh về sớm để ‘sủng hạnh’ hắn. Chẳng trách Kỳ Minh nổi giận. Người ta bỏ bạn học cũ nhiều năm chưa gặp để vội vã chạy về nhà. Cuối cùng trong nhà tối om, người đáng lẽ nên tắm rửa sạch sẽ và nằm trên giường cũng không thấy bóng, gặp ai cũng phải nổi giận thôi.

Thật ra, trước đây Kỳ Minh không phải người như vậy. Ngày trước, nếu La Gia Nam ở ngoài không về thì anh chỉ cần hắn không chết ngoài đường là được. Thế nhưng từ sau cái lần La Gia Nam bị sát thủ nhà nghề đâm cho vào ICU, Kỳ Minh quản lí hắn chặt được mức chỉ cần hắn trả lời điện thoại chậm một chút thì anh đã nổi trận tam bành. Đương nhiên, đây là cách anh thể hiện sự lo lắng thôi. La Gia Nam cũng thấy hơi tội lỗi vì hắn là một người đàn ông tồi tệ, lại còn thích thú với cái vẻ sốt ruột lo lắng của Kỳ Minh.

Thôi, cũng là hắn chiều hư vợ, vậy thì cả đời hắn quỳ sầu riêng.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play