Tử Kì quả nhiên giữ lời, đêm đó hắn không làm gì cả.
Những ngày sau đó cũng thế, hắn vẫn ghé Phượng Tê cung của nàng dùng bữa, nghỉ lại, song cả hai vẫn tương kính như tân.
Di Nguyệt cũng bắt đầu tiếp quản sổ sách và những công việc trong cung.
Bởi vì trước đây đã từng thấy mẫu hậu làm, cũng từng phụ giúp người nên Di Nguyệt không gặp nhiều khó khăn.
Hơn nữa, trong hậu cung của Tử Kì ngoại trừ nàng cũng chẳng có ai, nên cơ bản là cũng chẳng phải tranh đấu gì nhiều.
Có chăng là rắc rối đến từ một người…
Thường Hi công chúa vẫn ở trong cung chứ không hề lập phủ riêng.
Ngày đầu nàng đến, nàng ấy đã tới chào nàng.
Nàng ấy mở miệng một tiếng hoàng ẩu, hai tiếng cũng hoàng tẩu, nhưng Di Nguyệt thừa biết nàng ta chẳng ưa gì nàng.
Sâu trong lời nói là sự dò xét và bới móc tìm thiếu sót của nàng.
Kiếp trước cũng thế, kiếp này vẫn vậy, nàng không biết mình đã chọc tới nàng ấy lúc nào nữa.
Nhưng tình hình này không kéo dài lâu.
Chỉ một tuần sau đại hôn, Thục quốc và Tây Vực chính thức tuyên chiến, tấn công cả Lạc quốc lẫn Vệ quốc.
Tây Vực mượn địa hình núi Cấm tấn công biên giới phía Tây nước Vệ, gây ra không ít thiệt hại và đau thương vì bản tính man rợ của chúng.
Di Nguyệt còn biết được trước đây, Vệ quốc đánh nước Chu là bởi triều chính rối ren, một bộ tộc trên núi tràn xuống đánh chiếm triều đình, làm người dân khổ sở, hơn nữa lại còn tấn công các quốc gia khác nên Vệ quốc mới tuyên chiến, sau khi thắng trận cũng trao lại quyền tự trị cho hoàng thất chính thống.
Song, đám người man rợ kia vẫn còn, thêm vào đó là lời nói bịa đặt, xuyên tạc từ bên thứ ba nên người dân Tây Vực, hay Chu Khởi lại một mực tin rằng Vệ quốc đánh chiếm họ, bây giờ mới tấn công đòi lại đất đai.
Đúng là ngu xuẩn!
Biên giới Vệ quốc loạn, mà biên giới Lạc quốc cũng không được yên bình.
Ở phía Đông, quân đội nước Thục tràn qua sông Hạ Thủy, công thành đoạt đất.
Trước tình thế cấp bách, cả Tử Kì lẫn Minh Viễn để phải đích thân ra trận.
Bởi vì lúc ở Vệ quốc có học qua binh thư yếu lược nên Di Nguyệt đã xin theo cùng, sau vài lần bị nàng nài nỉ mè nheo thì Tử Kì đành chấp thuận, nhưng yêu cầu là nàng không được đích thân ra trận, chỉ được ở trong doanh trại hỗ trợ chiến lược.
Đã qua hơn một tháng ở cạnh nhau, Tử Kì với nàng cũng buông bỏ phòng bị, cũng xem như là có chút ấm áp như ngày xưa.
Thỉnh thoảng quên mất, hắn lại nhìn nàng đầy trìu mến.
Mà Di Nguyệt cũng đối với hắn rất tốt, như một thê tử thật sự.
Tỉ như…
“Đừng xem nữa, đã muộn rồi, nghỉ một chút đi.” Nàng đi vào cùng một bát tổ yến nóng: “Thần thiếp vừa mới làm xong, người ăn một chút đi.”
“Vất vả cho nàng rồi.”
…
Lúc hắn từ chiến trận trở về, Di Nguyệt luôn bất chấp thời tiết, ban ngày hay ban đêm mà chờ hắn ở cổng doanh trại, rồi lại giúp hắn chuẩn bị nước tắm.
Lúc hắn bị thương, cũng là nàng giúp hắn băng bó, thay băng vết thương.
Nơi chiến trận đìu hiu cũng vì những hành động nhỏ nhặt này của hoàng hậu mà trong lòng hoàng thượng trở nên ấm áp.
Thật ra tình hình biên giới ban đầu cũng không quá tốt.
Bởi vì Tây Vực và Thục quốc man rợ không từ thủ đoạn, lại còn thích tập kích bất ngờ nên thoạt đầu cũng gây ra chút khó khă.
Nhưng dưới sự gợi ý của Di Nguyệt, tình hình có chút thay đổi.
Ở nước Vệ, chỉ một phần quân đội được chuyển sang phía Tây để chống Tây Vực, phần còn lại hành quân về phía Đông để tấn công Thục quốc từ phía Tây.
Ở nước Thục, một bộ phận quân lính được điều sang phía Đông để chống lại quân đội nước Thục, còn lại đều tập trung tấn công ở mặt trận phía Tây để tấn công Tây Vực.
Thực chất, quân lính ở phía Tây nước Vệ và quân lính ở phía Đông nước Lạc chỉ để di dân, bảo vệ và sơ tán người dân đến nơi an toàn.
Sau khi dân cư được đưa đến nơi an toàn cùng với lương thực và vật dụng quý giá, quân lính tiến hành đốt nhà, phá của, phá ruộng nương chưa thu hoạch được, cốt là để không chừa lại bất cứ thứ gì có thể ăn hay sử dụng được cho quân giặc.
Phần quân còn lại mới làm nhiệm vụ tấn công, để phân tán quân đội của địch theo nhiều hướng, chia rẽ nội bộ để dễ dàng tấn công.
Lúc này, Di Nguyệt đang ở cùng quân doanh với Tử Kì ở biên giới phía Tây, cách biên giới vài dặm.
Tử Kì nhìn lá thư vừa được gửi tới, bên trên có ấn kí của hoàng đế Vệ quốc.
Nàng hỏi: “Có chuyện gì vậy?”
“A Nguyệt, lại đây.
Là thư của hoàng huynh nàng.
Lại xem một chút đi.”
“À, được.” Đọc được vài dòng thư, Di Nguyệt không khỏi bất ngờ thốt lên: “Cái gì? Tĩnh vương tạo phản? Hắn dám sao?”
Tĩnh vương, đứa con trai của Hiền phi năm xưa, sau khi mẫu phi bị hạch tội thì vội xin ra biên cương trấn giữ.
Thời gian qua tưởng hắn ngoan ngoãn nên nàng cũng quên mất, thế mà lúc này hắn lại dám bắt tay với Thục quốc tấn công chính quê hương hắn? “Đúng là điên rồi!”