Tào Kế Tiếp theo Từ Tuấn Thưởng đi ghi danh học nhảy, trả lại không gian riêng cho Trình Hâm và Trần Hân.
Dù chỉ lặng lẽ ngồi bên nhau nhưng Trình Hâm cũng đã lấy làm vừa lòng lắm.
Trần Hân cũng cảm thấy thoải mái hơn.
Làm xong bài tập, cả hai cùng nhau tán gẫu, Trình Hâm vừa gợi chuyện, vừa táy máy xoa mặt, khoác vai, không cần lo bị người ngoài nhòm ngó.
Thời gian thấm thoát thoi đưa, mới đấy mà đã qua nửa tháng.
Trần Hân trải qua những ngày sung sướng an nhàn, mỗi bữa ê hề thịt cá, đôi khi cậu cứ ngỡ là mơ.
Một ngày nọ, cậu nói với Trình Hâm: "Cho, cho tôi gọi, gọi điện về, được, được không?"
Trình Hâm cười: "Không cần hỏi, cứ lấy di động của tôi mà gọi.
Mật mã cậu biết rồi đấy!"
Sau khi điện cho bà, Trần Hân nói: "Tôi, tôi muốn về nhà, hai ngày."
"Ơ kìa, sao tự dưng lại về?"
"Đến, đến vụ gặt, tôi phải, về giúp bà."
Trình Hâm hơi tò mò hỏi: "Gặt lúa sao?"
"Ừ.
Dùng, dùng máy gặt."
Nhà Trần Hân có hai mẫu đất trồng lúa.
Nhà neo người, đến vụ gặt, phải thuê người lái máy.
Trần Hân ở nhà có thể vác lúa phụ giúp ông bà.
Trình Hâm nói ngay: "Hay đấy.
Tôi chưa từng thấy họ gặt lúa thế nào.
Chuyến này tôi về với nhé."
"Thôi, nóng lắm!"
"Đừng lo, tôi quen rồi.
Cậu mà đi, tôi ở nhà một mình chỉ tổ lông bông.
Nhân tiện đón Hi Hi lên chơi, tôi hứa với nó rồi còn gì."
Trần Hân lắc đầu: "Đừng, phiền, phiền lắm!"
Trình Hâm nhẹ giọng: "Không sao đâu.
Để tôi bảo chú Lưu một tiếng."
Trần Hân không biết từ chối cách nào.
Hôm ấy, Trình Ức Viễn về nhà dùng cơm tối.
Trần Hân ấp úng xin nghỉ hai ngày.
Việc gia sư này ban đầu Trình Ức Viễn còn không tin tưởng, nhưng chỉ qua vài ngày, tận mắt thấy con ngựa hoang Trình Hâm được thuần phục, ông rất hài lòng.
Nghe Trần Hân xin nghỉ, ông bèn ân cần hỏi: "Có việc gì thế cháu?"
Trình Hâm đỡ lời: "Nhà Trần Hân gặt lúa, cậu ấy phải về giúp một tay.
Bố, con về quê chơi hai ngày nhé."
Trình Ức Viễn nhìn Trần Hân ái ngại: Thằng bé như hạt tiêu thế mà phải cáng đáng công việc nhà nông nặng nhọc.
Ông bảo: "Tiểu Trần cứ về đi, khi nào trở lên cũng được.
Trình Hâm đừng đi, ngày mai mẹ con về đây đấy."
Trình Hâm ngạc nhiên: "Mẹ về sao?"
Trình Ức Viễn gật đầu: "Ừ.
Con có muốn sang bên mẹ vài ngày không?"
Trình Hâm không mấy hứng thú, cầm đũa đâm cơm trong bát: "Con nghĩ đã."
Cha hắn lại gật đầu: "Con tự quyết định đi."
Lần đầu tiên nghe nhắc đến mẹ Trình Hâm, Trần Hân không khỏi có chút bất ngờ.
Sau bữa tối, Trình Hâm trầm lặng khác hẳn mọi ngày.
Hắn không làm bài tập mà chăm chú luyện chữ theo mẫu trong vở của bố Trần Hân.
Cậu thì mải mê xem tiểu thuyết "Trăm năm cô đơn".
Sách vở trên giá hầu hết mới tinh, còn chưa bóc vỏ nhựa, Trình Hâm chỉ mới động vào vài quyển truyện phiêu lưu.
Trần Hân cảm thấy mình chẳng khác nào "chuột sa hũ nếp".
Luyện xong hai trang, Trình Hâm buông bút: "Ngày mai tôi không về được, chú Lưu sẽ đưa cậu về."
Trần Hân gấp sách: "Đừng, phiền, phiền chú ấy, tôi tự đón, đón xe.."
Trình Hâm suy nghĩ, cảm thấy như thế cũng chả sao, sợ Trần Hân ngại, hắn gật đầu căn dặn: "Nhớ dẫn Hi Hi lên nhé.
Tôi hứa với nó rồi."
Trần Hân nhìn nơi khác: "Không, không tiện đâu."
Trình Hâm im lặng một lúc, nghĩ đến mẹ, lại gật đầu: "Ừ.
Để lần sau vậy."
Cửa thư phòng vang lên tiếng gõ.
Trình Ức Viễn đẩy cửa bước vào.
Cả hai đứng lên.
Trình Hâm hỏi: "Bố làm việc ạ?" - rồi chuẩn bị cùng Trần Hân bước ra ngoài.
"Không.
Bố đến xem một tí." Lúc bước đến bàn giấy, Trình Ức Viễn thấy một quyển vở cũ mèm có bảng chữ mẫu.
Ông cầm lên, nhìn hắn: "Con luyện chữ đấy à?"
"Đâu, đưa bố xem."
Trình Hâm miễn cưỡng đẩy vở mình sang.
Trình Ức Viễn mở ra nhìn, thấy chữ viết còn tháu, nhưng so với trước đây đã là tiến bộ vượt bậc.
Ông liền bị một nét chữ khác thu hút, đó là nét chữ sửa bài vừa mạnh mẽ, vừa điêu luyện.
Trình Ức Viễn hỏi: "Chữ ai đây?"
Trần Hân lí nhí: "Cháu ạ."
Trình Ức Viễn không ngờ Trần Hân vóc người nhỏ thó, điệu bộ rụt rè mà chữ viết lại có khí thế như vậy.
Ông nhìn cậu, nét mặt nghiêm trang lộ vẻ ôn hòa: "Cháu viết chữ đẹp quá!"
Trình Hâm thơm lây, cười đắc ý.
Trình Ức Viễn chợt hỏi: "Cháu có viết chữ bằng bút lông không?"
"Có, có ạ, nhưng lâu, lâu rồi không tập."
"Khá lắm.
Nét chữ, nết người.
Trình Hâm, con phải học tập tiểu Trần biết chưa!"
Trần Hân nghe câu nói này lập tức nơm nớp nhìn Trình Hâm, sợ hắn nổi cáu như với thầy văn ở lớp.
Nhưng Trình Hâm cười ha hả: "Con biết chứ! Con chả đang học là gì!"
Trình Ức Viễn gấp vở lại: "Biết thế thì tốt.
Tiểu Trần này, lần sau lấy bút lông viết vài chữ cho chú xem thử nhé."
"Vâng, vâng ạ." Đã lâu không viết, cậu phải luyện tập lại một phen mới được.
Trình Ức Viễn chợt rút ra một phong bao màu nâu đưa cho cậu: "Tiểu Trần kèm Trình Hâm được nửa tháng.
Chú gửi thù lao cho cháu này."
Trần Hân vội xua tay: "Không, không ạ.
Bà cháu dặn.."
Trình Ức Viễn nhìn cậu: "Sao thế? Tuy chú không ở nhà nhưng vẫn biết thằng Trình Hâm tiến bộ nhiều, nhờ cháu cả đấy."
Trần Hân cúi đầu nói: "Cháu, cháu cũng học nhiều, được nhiều."
Trình Ức Viễn bật cười: "Thằng bé này! Đấy gọi là bản thân cháu gặt hái được giá trị kèm theo.
Này nhé, giống như chú thuê công nhân làm việc.
Trong quá trình lao động, anh ta sẽ học tập được nhiều kinh nghiệm, thế nhưng chú vẫn phải trả lương cho người ta chứ! Chú là người làm ăn, phải đặt chữ tín lên hàng đầu.
Cháu không chịu nhận tức là chú trở thành gian thương, bóc lột sức lao động trẻ con đấy! Cầm đi!"
Nghe ông giảng giải một tràng, Trần Hân hơi choáng váng.
Trình Hâm cầm phong bao nhét vào tay cậu: "Bảo cậu cứ cầm đi, chúng ta đã giao hẹn trước rồi mà, phải giữ chữ tín chứ!"
Trước khí thế của hai bố con như hộ pháp, Trần Hân đành phải nhận tiền.
Có điều, lúc mở phong bao, cậu vừa sững sờ vừa hối hận.
Không biết bố Trình Hâm tính thế nào mà trong ấy toàn những tờ bạc 100 đồng mới cứng, đếm ra có đến 5000 đồng.
Cậu vội sang phòng Trình Hâm gõ cửa.
Trình Hâm chuẩn bị đi tắm.
Hắn đã c ởi trần, thân hình rắn rỏi, bộ ng ực nở nang, cơ bụng lờ mờ.
Khóa quần dài đã kéo xuống, để lộ [email protected] lót và ít lông đen dưới rốn.
Trần Hân thấy thế ngẩn người, sau đó nhìn lên thấy hắn đang nở nụ cười bỡn cợt, cậu liền đỏ mặt, vội dúi phong bao vào tay hắn: "Trả, trả cậu này."
Trình Hâm nhìn phong bao bằng giấy nâu: "Sao thế?"
Mặt Trần Hân chưa hết vẻ hoảng hốt: "Nhiều, nhiều tiền quá."
Trình Hâm rút tiền ra soàn soạt đếm: "Để xem, 5000 thôi à?"
Trần Hân buông mi, cúi đầu: "Ừ."
Trình Hâm nhìn cậu cười, cầm lấy bàn tay, đột ngột lôi vào phòng rồi đóng cửa, ấn lên giường.
Hắn không buồn kéo khóa [email protected] lên mà cầm điện thoại thoăn thoắt ấn: "Tôi tính cho cậu xem nhé.
Mỗi ngày cậu làm việc 7 giờ trong vòng 15 ngày, thù lao là 5000 đồng, thế là mỗi giờ chỉ được 47, 6 đồng.
Cậu phải biết, theo giá thị trường, gia sư phụ đạo cho tôi lúc trước nhận lương theo giờ là 150 đồng, nếu sinh viên cũng đã 80 rồi! Bố tôi đưa thế này là còn ít đấy!"
Trần Hân trước nay nào có biết mặt mũi cái giá thị trường mà Trình Hâm nói, cậu ngượng ngập: "Thế, thế nhưng, tiền, tiền tôi ăn ở, nhà cậu.."
Trình Hâm khẽ vỗ trán cậu: "Tính toán chi li thế?"
Trình Hâm cau mày: "Chúng, chúng ta là..
là bạn, tôi, tôi không lấy tiền, của cậu đâu."
Trình Hâm giải thích: "Cũng vì cậu nghĩ cho bạn nên mới hy sinh kỳ nghỉ, bỏ hết việc nhà đến đây phụ đạo cho tôi.
Cậu không chê thù lao thấp là tốt lắm rồi.
Thôi đừng suy nghĩ nữa, ngày mai về nhà sớm." Nói xong, hắn nằm xuống giường, vừa cười vừa liếc Trần Hân, dang rộng tay chân xoay người trái phải.
Trần Hân nhìn cơ bụng hắn đã hiện rõ, lại nhìn đám lông lún phún ngày càng lộ ra, không hiểu vì sao đâm xấu hổ, liền dời mắt đi.
Trình Hâm vươn vai đứng dậy, cầm phong bao nhét vào tay Trần Hân: "Thôi, nhanh về ngủ sớm.
Tôi vào tắm đây."
Lúc tắm xong bước ra, Trình Hâm thấy phong bao nằm trên giường, lắc đầu cười.
Thỏ nhỏ sao lại cố chấp thế không biết! Hắn gọi điện cho Phương Tuyển nói vài câu rồi sang phòng cậu.
Trần Hân đã tắm xong đang ngồi trên giường suy nghĩ.
Trình Hâm đưa di động cho cậu: "Anh Tuyển muốn nói với cậu vài câu này!"
Trần Hân ngạc nhiên, cầm lấy: "Em, em chào thầy Phương ạ."
Giọng Phương Tuyển vang lên trong ống nghe: "Trần Hân à.
Nghe Trình Hâm nói em không muốn nhận thù lao dạy kèm nó, có đúng thế không? Cứ nhận đi, em xứng đáng mà.
Thầy và cậu Viễn đều biết công sức và năng lực của em.
Em không nhận tiền là phụ lòng cậu Viễn đấy."
Trần Hân cắn môi: "Nhưng..
Bạn, bạn bè với nhau, em, giúp Trình Hâm, là việc, việc nên làm."
"Trần Hân, thầy là thầy Chu đây!" Âm thanh trong điện thoại đột nhiên thay đổi.
"Em cứ nhận tiền đi.
Đó là công sức lao động của em, là đồng tiền chính đáng."
"Thầy Chu!" - Trần Hân thốt lên kinh ngạc, không ngờ thầy Chu và thầy Phương lại ở cùng nhau.
Hai tai Trình Hâm dựng lên, sao tự dưng lại đổi thành Chu Tung rồi? Hắn liếc nhìn đồng hồ treo tường, đã chín giờ bốn mươi phút.
Muộn thế này, chắc là có chuyện gì mờ ám đây!
Chu Tung nói: "Này, đã nghe rõ chưa đấy! Cứ nhận tiền đi! Xem như lấy của người giàu đem cho người nghèo."
Trần Hân bật cười.
Chu Tung nói tiếp: "Chịu nhận rồi à? Đừng suy nghĩ lung tung nữa.
Bạn bè thì bạn bè chứ, tiền là của bố nó chứ có phải của nó đâu mà ngại!"
"Vâng ạ.
Em, em cám ơn, thầy..
hai thầy.".