Không phải ai cũng may mắn như Trình Hâm.

Tạ Thế Kiệt cùng lúc đó cũng tham gia đặc tuyển bóng rổ vào trường đại học H, thế nhưng không đạt.

Mà đã trượt thì về sau chỉ có thể cùng các học sinh thể dục bình thường thi khối thể thao vào các ngành sư phạm thể chất hoặc thể thao chuyên nghiệp mà thôi.

Thất bại này làm Tạ Thế Kiệt xuống tinh thần thấy rõ, vì cứ ngỡ đã chắc một suất rồi.
Trình Hâm đi thi về thì lăn ra ốm, bệnh vừa khỏi lại gấp rút ôn thi học kỳ, không có dịp nào gặp lại các thành viên đội bóng.

Đến lúc thi học kỳ xong, ở lại trường học thêm vài ngày, Trình Hâm mới đến gặp Tạ Thế Kiệt.

Cậu chàng cười như mếu: "Nếu biết trước, tao đã theo mày lên Bắc Kinh rồi.

Có xôi hỏng bỏng không thì cũng đáng, dù sao cũng được tiếng là đã từng dự thi Thanh Hoa, Bắc Đại này kia." Số thí sinh ứng tuyển Thanh Hoa, Bắc Đại đông gấp mấy lần, lại toàn những vận động viên học sinh hàng đầu cả nước, Tạ Thế Kiệt những tưởng ở H Đại sẽ có ít sự cạnh tranh hơn.

Thế mà cậu ta không tính đến chuyện cuộc đặc tuyển ở H Đại dành ưu tiên cho học sinh bản địa, theo chủ nghĩa bảo hộ địa phương điển hình.
Trình Hâm vỗ vỗ vai cu cậu: "Đừng nản chí, còn cơ hội mà."
Tạ Thế Kiệt đúng là còn cơ hội, thế nhưng phải đợi đến tháng 4 tham dự kỳ tuyển sinh chung toàn quốc dành cho khối thể thao.

Trong suốt quá trình ấy vẫn phải luôn luyện tập, không được như Trình Hâm - giờ đã có thể tập trung học hành.

Đó là chưa kể Tạ Thế Kiệt chỉ mạnh về thể dục, căn bản các môn văn hóa không được vững chắc, chỉ e khó bề thi đại học.

Cậu chàng rầu rĩ lắc đầu, thở dài thườn thượt: "Ừ, đành vậy, chứ biết thế nào.."
Trình Hâm an ủi: "Còn thời gian mà.

Các ngành thể dục yêu cầu điểm đại học cũng tương đối thấp.

Hay mày theo tao ôn tập các môn, thi được ba bốn trăm điểm cũng không khó lắm."
Tạ Thế Kiệt bĩu môi, thúc khuỷu tay vào eo hắn: "Mày nói dễ nghe nhỉ! Hu hu, tao thi được 200 đã là giỏi lắm rồi." Hơn nữa, học đại học thể dục thể thao ra khó tìm việc làm.
Trình Hâm nhíu mày bảo: "Sao để đến nông nỗi ấy! Thế mày tưởng đỗ đặc tuyển xong rồi thì không cần thi đại học nữa à?"
Tạ Thế Kiệt gục đầu: "Thì..

tao chỉ nghĩ gắng đỗ đặc tuyển rồi, còn thừa thời gian ôn lại bài vở.

Ai ngờ.."
Trình Hâm vỗ vỗ vai cậu ta: "Được rồi được rồi, thi khối thể thao đơn giản hơn đặc tuyển, mỗi ngày bỏ ít giờ ra sân bóng cũng ổn.

Thời gian còn lại phải tập trung vào mà học! Bây giờ ôn lại kiến thức căn bản cho tao.

Tao cố gắng một năm, thi được hơn 500 điểm, mày cố gắng một học kỳ, tăng tổng điểm thêm 100 cũng có thể đấy!"
Tạ Thế Kiệt bất đắc dĩ gật đầu: "Chỉ mong được thế, cầu trời cho đỗ đại học là mừng lắm rồi.

Hâm ca mày cho tao mượn chút vận may với!"
Nhìn Tạ Thế Kiệt lâm vào cảnh khó, Trình Hâm không khỏi cảm thấy bản thân may mắn đến nhường nào.

May ở chỗ hắn kịp tỉnh ngộ trước khi quá muộn, nếu không thì giờ này cũng có khác gì Tạ Thế Kiệt đâu.

Mà không, còn tệ hơn thế nữa, vì Tạ Thế Kiệt còn có năng khiếu thể thao, còn Trình Hâm hắn lúc trước chả có gì cả.

Trình Hâm cười: "Thật ra tao cũng chưa yên tâm hẳn, còn một đợt sát hạch nữa phải tham gia mà.

Sẽ tìm mày cùng tập bóng."
"Mày bảo cái đợt sát hạch vận động viên cấp tỉnh kia á? Ối, cái đấy chỉ là chứng nhận tư cách thôi, dễ như ăn kẹo ấy mà! Trên tỉnh biết mày được Thanh Hoa tuyển chọn, chả lẽ còn ách lại mảnh giấy hay sao?"
"Dù sao cũng không thể thi kém quá." Trình Hâm cười.

"Bọn mình cùng cố gắng! Trời không phụ lòng người đâu!"
Khối 12 học đến tận 24 tháng chạp mới được thả về, mồng bảy tháng giêng đi học lại, tổng cộng nghỉ được 13 ngày.

Ấy vậy mà nghe đâu nghỉ thế đã là nhiều rồi đấy, Trung học số 1 cho nghỉ nhõn 10 ngày kia kìa! Có điều, dù nghỉ ở nhà nhưng nhiều học sinh cứ bồn chồn không yên.
Trình Hâm đã sớm sắp xếp đâu vào đấy.

Năm ngày đầu kỳ nghỉ, Trần Hân sẽ đến nhà hắn phụ đạo.

Từ Tuấn Thưởng vất vả lắm mới qua được kỳ huấn luyện nghệ thuật cũng chạy về tham gia.

Tạ Thế Kiệt nghe bảo Trần Hân dạy bù cho Trình Hâm cũng bám theo, bảo "càng đông càng có tinh thần học tập".

Thêm anh em sinh đôi vào nữa, lớp học đạt đến quy mô trước đây chưa từng có.
Trình độ mỗi người chênh lệch, Trần Hân phải vất vả hơn.

Trình Hâm và Tào Kế Tiếp thì đã vào nề nếp, không cần kèm cặp sát sao, chỉ phải thỉnh thoảng giảng những bài nào chưa hiểu.

Từ Tuấn Thưởng có căn bản không tệ, chẳng qua bỏ sót nhiều bài trên lớp.

Thế nhưng cậu ta học ban xã hội, mà thế mạnh lại là ngữ văn và tiếng Anh, tóm lại chỉ cần tập trung vào môn toán, và Từ Tuấn Thưởng cũng biết tự giác học hành.

Đau đầu nhất là Tào Kế với Tạ Thế Kiệt, hai tên này "dốt đặc cán mai", hỏi đến kiến thức tự đời nào cũng đều như mới, phải giảng lại tất cả từ đầu.
Đặc biệt là Tào Kế, đã tối dạ còn lười biếng, làm tất cả giáo viên trên đời ngán ngẩm.

Có câu: "Hứng thú là người thầy tốt nhất", thế mà y không có chút động lực nào.

Tạ Thế Kiệt tuy thành tích còn kém hơn cả Tào Kế, thế nhưng thái độ người ta rất tốt, biết thân biết phận, bảo gì làm nấy, khiêm tốn học hỏi, học xong thường cảm ơn Trần Hân.

Trần Hân đã bỏ qua chút hiểu lầm trước đây, tận tình chỉ dẫn cậu chàng, cho nên mới chỉ vài ngày ngắn ngủi mà Tạ Thế Kiệt có cảm giác như học được nhiều hơn cả tháng ròng.

Cu cậu than thở tại sao không sớm cố gắng học cùng mọi người, để nước đến chân mới nhảy.
May cho Trần Hân là cả Tào Kế và Từ Tuấn Thưởng đều học ban xã hội, không cần phụ đạo lý hóa sinh.

Tạ Thế Kiệt vốn đăng ký ban tự nhiên, thế nhưng lên lớp 12 cảm thấy nuốt không trôi lý hóa nữa, bèn chuyển sang ban xã hội.

Dù sao sử địa chỉ cần chăm chỉ học bài là chủ yếu, còn có chút hy vọng đỗ đại học.
Trình Hâm vốn muốn tận dụng mấy ngày này để gần gũi một tí với Trần Hân, nào ngờ rước phải một đám kỳ đà cản mũi.

Rất không biết điều, buổi tối bọn chúng còn nán lại đến chín mười giờ mới chịu về cho.

Sau đó đến Trình Ức Viễn xuất hiện.

Muốn tỏ lòng quan tâm con trai bé bỏng, đêm nào cũng tìm hắn tâm sự tuổi hồng.

Trình Hâm lo trước lo sau, rốt cuộc chả dám động cựa gì cả, đành nín nhịn đến nỗi đầu sắp bốc khói đến nơi.
Ngày cuối cùng, cả bọn còn miệt mài sách vở, Trình Hâm nghĩ đến ngày mai Trần Hân phải về rồi, trong lòng ấm ức vì không có dịp vui vầy với em ấy, chẳng lẽ phải đợi đến tận năm sau? Chờ đến tối mịt, mọi người về cả, Trần Hân ngáp một cái, chuẩn bị đóng cửa ngủ thì Trình Hâm như rình sẵn, từ đâu phóng ra thò chân ngáng cửa: "Khoan, chờ tí, có chuyện này quan trọng lắm!"
Trần Hân mở cửa dẫn hắn vào: "Gì đấy?"
Vừa vào được cửa, Trình Hâm đã đưa tay khóa trái, rồi vồ đến ôm chầm lấy Trần Hân nhấc bổng lên.

Cậu loạng choạng, phải bám vào cổ hắn, hai chân cũng quắp lại vào chân tên kia.

Trình Hâm đi thẳng đến giường, ôm người đặt xuống.

Trong nhà lắp máy điều hòa trung tâm, lúc nào cũng rất ấm áp.

Trình Hâm chỉ mặc mỗi lần áo ngủ không dày lắm, Trần Hân nhanh chóng nhận ra biến hóa trên thân thể hắn ta, có cây dùi cui đang chọc vào người cậu.

Trần Hân vội đưa tay bưng mặt hắn lên, thấy trong mắt đang cháy bùng khát vọng, cậu cắn răng khẽ nói: "Đừng, cố nhịn, bố cậu đang ở nhà mà."
Trình Hâm cắn tai Trần Hân, vừa m*t vừa nói, giọng ồ ồ như mê sảng: "Bố bận việc đi vắng, không có ở nhà đâu.

Mai em về rồi, ngày nào anh cũng muốn em đến sắp chết, em không nhớ anh sao?" Hắn ra sức cọ xát Trần Hân, đưa tay luồn vào áo ngủ.

Trần Hân cũng là con trai, bị hắn k1ch thích, cũng phản ứng ngay.
Hình như hai đứa đã lâu không cùng nhau làm việc này thì phải, đúng rồi, mãi từ lần nghỉ tết Dương lịch còn gì, thôi để mặc hắn muốn làm gì thì làm vậy.
Hai người đạt đến đỉnh điểm, thở nấc ra một tiếng thoải mái.

Đang say sưa dư vị ngọt ngào, bỗng ngoài cửa vang lên tiếng gõ, cả hai đều tái mặt.

Trần Hân cuống quýt nhìn Trình Hâm: "Hình hình như là bố cậu, làm, làm sao bây giờ?"
Trình Hâm bình tĩnh hơn: "Xuỵt."
Hai đứa lắng tai nghe một chút, phát hiện gõ không phải là cửa phòng Trần Hân, mà là phòng bên cạnh của Trình Hâm.

Trình Hâm thoắt cái bò dậy, túm lấy hộp khăn giấy đầu giường lau sơ sịa chất lỏng cả hai b ắn ra, rồi kéo chăn lên che kín Trần Hân: "Cậu ngủ đi, tôi đi xem thế nào."
Trần Hân ngồi dậy, nhanh chóng mặc lại quần áo ngủ, tự quấn mình vào chăn thành cái kén tằm, tim đập như nổi trống, chỉ sợ bố Trình Hâm phát hiện.

Lúc này cậu rất ân hận, giận mình sao lại thiếu kiên quyết như thế, hắn đòi phát đã cho ngay.

Đang lúc nước sôi lửa bỏng thế này, nhỡ bị lộ tẩy thì khổ không biết bao nhiêu mà kể!
Trình Hâm mở cửa ra ngoài rồi cài cửa lại, Trần Hân vểnh tai cố nghe xem hai bố con nói gì, nhưng cánh cửa cách âm quá tốt.

Trần Hân nhẹ lòng một chút, ít ra bọn họ làm gì trong phòng thì ở ngoài cũng không nghe được.

Cậu căng thẳng đến độ hai bàn tay ướt đẫm mồ hôi, âm thầm hạ quyết tâm: Sau này không bao giờ làm gì tại nhà Trình Hâm nữa, mãi cho đến khi thi xong đại học cũng không làm, mà cũng không bao giờ để bất cứ việc gì chia rẽ hai đứa!
Trình Hâm ra rồi không quay trở lại phòng Trần Hân nữa.

Cậu rất muốn hé cửa ra xem một chút, nhưng không đủ can đảm, đành lên giường vùi đầu vào chăn.

Không nghe động tĩnh, có lẽ bố Trình Hâm còn chưa biết gì.

Trần Hân thấp thỏm không sao ngủ được, cuối cùng vì quá mệt mà thiếp đi.

Sáng hôm sau, cậu bị tiếng gõ cửa của Trình Hâm đánh thức.
"Dậy ăn Tết nào! Bé sâu lười còn chưa dậy nữa sao? Hôm nay phải về nhà, dậy thôi, tôi đưa cậu về!"
Trần Hân mở mắt ra, thấy Trình Hâm diện bộ đồ mới tinh, gương mặt cười rạng rỡ.

Gánh nặng trong lòng cậu được buông xuống, xem ra là không xảy ra việc gì.

Sợ chết khiếp đi thôi! Trần Hân vén chăn, bước xuống giường.
Rửa mặt xong, xuống nhà, cậu thấy Trình Ức Viễn đang chờ mình cùng ăn sáng.

Trần Hân luống cuống chào hỏi: "Chào, chào chú ạ."
Trình Ức Viễn gật đầu, vẻ mặt ôn hòa: "Dậy rồi à? Vất vả cho cháu, phải chăm nom thằng Trình Hâm to đầu phiền phức này.

Ăn sáng đi, chốc nữa chú đưa cháu về."
Nghe thế, Trần Hân lại chột dạ, nhưng mà không dám hỏi kỹ, hồi hộp ngồi ăn.

Ăn xong, Trình Hâm xách hành lý của cậu xuống để vào cốp sau xe.

Trần Hân kéo hắn, khẽ hỏi: "Ai, ai lái xe thế?"
Trình Hâm bảo: "Bố tôi lái.

Vốn là tôi muốn tự lái cơ, nhưng bố tôi bảo mày còn chưa có bằng, không cho lái xe.

Chú Lưu nghỉ Tết rồi.

Bố bảo để bố lái xe đưa cậu về."
Trần Hân kinh hoảng, trộm liếc nhìn Trình Ức Viễn còn trong nhà, khẽ hỏi: "Bố cậu không, không phát hiện gì, đấy chứ?"
Trình Hâm cười: "Làm gì có! Không tin anh đây à?" Nói xong nháy mắt rất điệu.
Trình Ức Viễn bước ra gọi: "Trình Hâm đâu, lại đây giúp khuân đồ! Mình đưa Tiểu Trần về xong rồi sang nhà cô con ăn Tết!"
"Vâng ạ!" Trình Hâm vụt chạy đi.
Trần Hân đi đến trước mặt Trình Ức Viễn: "Chú, hay là để cháu, xuống bến xe, đón xe về là được, khỏi, khỏi làm phiền chú."
Trình Ức Viễn hai tay chống hông, chỉ huy Trình Hâm khuân vác: "Hôm nay cuối năm, mua vé xe khó lắm.

Nhỡ không mua được vé thì cháu biết làm thế nào? Trình Hâm làm phiền cháu lâu như vậy, thành tích lên như diều gặp gió, lại còn có thể thi vào Thanh Hoa, công của cháu là lớn nhất.

Chú cảm ơn còn không kịp, phiền hà gì chứ.

Đừng khách khí nữa, ngoan, cứ thế nhé!"
Trình Ức Viễn quen chỉ huy người khác, lời nói ra một là một, hai là hai, không cho người ta cãi lại.

Trần Hân đành im lặng, nhìn Trình Hâm chất một đống đồ vật, vừa có thức ăn, vừa có đồ dùng, đoán là mang cho cô của hắn, bèn chạy đến giúp một tay.
Trình Hâm khuân hết đồ đạc rồi cùng Trần Hân lên xe.

Trình Ức Viễn đưa hai đứa đến trung tâm thương mại lớn nhất thành phố, mua quần áo cho Trình Hâm, túi lớn túi nhỏ chất đầy trong xe, sau đó mới khởi hành về nhà Trần Hân.

Ngày 30, xe cộ tấp nập như mắc cửi, có lúc tắc đường một tí.

Tuy vậy, chưa đến 12 giờ trưa đã đến nơi.
Trình Ức Viễn lần đầu đến nhà Trần Hân, nhìn căn nhà tồi tàn mà thầm cảm thán.

Ông bà nội Trần Hân ngóng cháu về từ sớm, nay thấy Trình Ức Viễn đưa cậu về, đâm ra bối rối.

Hai cụ "chưa từng tiếp khách quý như ông đến nhà".

Trần Hân cảm thấy mình đã làm nhọc lòng ông bà, liền đứng ra tiếp đãi.
Sau phút bất ngờ, bà nội nhanh nhẹn vào bếp làm cơm.

Trần Hi là thoải mái nhất, nó còn nhỏ, chưa hiểu được sự khác biệt sang hèn, cũng đã thân thiết với Trình Hâm, không cảm thấy uy thế trên người Trình Ức Viễn, bởi thế nên rất tự nhiên bắt chuyện với khách.

Trần Hân xuống bếp giúp bà một tay, Trình Ức Viễn yên lặng nhìn gian nhà đơn sơ nhưng sạch sẽ, bảo Trình Hâm khuân đồ trên xe xuống.

Lúc Trần Hân bưng cơm nước lên mới hay: Thì ra những món đồ trên xe đều là mua cho nhà mình cả.

Cậu đâm hoảng, chẳng biết nói gì.
Bà Trần thoạt trông bình tĩnh như không.

Đến lúc cơm xong, hai bố con chào tạm biệt, bà cụ mới bắt đầu lui lễ, bảo rằng quà cáp này đắt giá, thế nào cũng không nhận được.

Trình Ức Viễn nói: "Thưa bác, cháu của bác rất ngoan, giúp đỡ thằng Trình Hâm nhà cháu không biết bao nhiêu mà kể, ngày nghỉ còn đến nhà bảo ban, kèm cặp cho nó học.

Cháu đưa tiền học phí, em nó cũng sẽ không cầm, nên mạo muội mua ít thứ biếu nhà ta, không đáng bao nhiêu cả.

Xin các bác đừng ngại, xem như đây là tấm lòng hai bố con cháu mà vui lòng nhận cho."
Trần Hi khẽ bảo: "Còn quần áo mới nữa."
Trần Hân quay lại nhìn em, hiểu ý, vào buồng nhìn, thấy trên giường là những túi Trình Hâm mua ở trung tâm thương mại ban sáng.

Trình Hâm đi vào bảo: "Đây là chút quà Tết bố tôi tặng cậu với em Trần Hi."
Mặt Trần Hân đỏ gay: "Làm sao tôi nhận được? Thôi cậu mang về trả người ta đi!" Lúc ở trung tâm thương mại, Trình Ức Viễn bảo ghé vào mua cho Trình Hâm ít quần áo, cậu đâu biết..
Trình Hâm mỉm cười: "Trả sao được! Hôm nay các cửa hàng nghỉ Tết, đến lúc mở cửa lại đã quá thời hạn trả hàng rồi.

Nếu cậu không chịu mặc thì chỉ có nước vứt thôi." Sau đó khẽ đến gần bảo: "Này, nhận đi, bố anh mua cho bọn mình cùng một kiểu.

Quần áo tình nhân đấy, lại có thể cùng nhau mặc quang minh chính đại!"
Trần Hân dở khóc dở cười.

Nếu chú Trình biết thằng quý tử nghĩ thế này chắc là tức chết!
Trình Ức Viễn nói chuyện với hai cụ xong, đến sau lưng Trình Hâm: "Quần áo là Trình Hâm mua mặc Tết, chú tiện thể mua cho hai đứa thêm vài bộ.

Hai đứa nhận đi, Tết nhất phải có quần áo mới chứ.

Thôi hai bố con phải lên đường sang nhà cô nó kẻo muộn.

Mấy ngày Tết hai đứa có rỗi thì sang nhà chú chơi cho vui, nhá!"
Trần Hân chỉ còn nước nhận: "Vâng ạ, cháu cảm ơn."
Bà Trần nhanh tay gom góp một đống quà quê cho hai bố con Trình Hâm mang về: Gà, vịt, trứng, khoai, dầu vừng, dầu lạc.

Trình Ức Viễn không từ chối, ông biết mình phải nhận để bà cụ yên tâm..

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play