Vất vả lắm mới thuyết phục được Phong Khinh Vân, Phong Khinh Tuyết không yên tâm để cô một mình ở nhà, đưa cô đến nhà chú hai và thím hai nhờ trông hộ.

Chú hai là em trai của cha Phong, sống trong căn nhà tranh cách Phong gia không xa, cưới vợ sinh được ba đứa con trai, con cả đã kết hôn, con thứ và con út chưa kết hôn.

Nhưng là, nhà ông sức lao động nhiều, cho nên mức sống cũng cao hơn.

Nói không xa, đợt này phân lương thực, tính theo điểm lao động, nhà ông được rất nhiều lương thực so với nhà khác.

“Thím hai, con và Khinh Vân sắp hết đồ ăn, con muốn ra ngoài xin cơm, nhờ thím giúp con chăm sóc Khinh Vân một chút.

”Thím hai là người tốt, chỉ là ngày thường gia đình cũng không quá tốt, ốc còn không mang nổi mình ốc, nào có năng lực chiếu cố chị em Phong Khinh Tuyết? Cho nên Phong Khinh Tuyết chỉ nhờ bà chăm sóc Phong Khinh Vân mà không cần cho ăn cho uống thì bà lập tức đồng ý.

“Được, vậy con mau đi đi, cứ yên tâm để Khinh Vân ở chỗ thím.

”Cõng theo cái sọt mang ra từ lều tranh, trong sọt chỉ có bốn củ khoai lang đỏ, Phong Khinh Tuyết định vào thành phố.

Nguyên chủ chưa từng vào thành phố, Phong Khinh Tuyết cũng không biết đường đi, sau khi hỏi thăm chú hai thím hai, rời khỏi đội sản xuất, đi về phía Bắc.

Có một ngọn núi cao 100 mét ở phía Bắc, con đường lên phía Bắc chỉ có thể băng qua núi.

Khi Phong Khinh Tuyết đi đến khe núi nghỉ chân, cô lấy tàng thư của mình ra từ trong không gian.

Kỳ thật, cô xuất thân dòng dõi thư hương, mưa dầm thấm đất từ trưởng bối nên vẫn luôn ham học hỏi, tàng thư trong nhà cũng không ít, hầu hết cô đều đã đọc qua rồi cất vào không gian, trong đó có tư liệu liên quan đến thời đại này.

Cô lật xem một lát, cẩn thận tìm hiểu tình hình của thời đại này.

Sau khi hiểu ra một chút, Phong Khinh Tuyết tâm niệm vừa động, trong tay xuất hiện kim chỉ và vải dệt.

Cô khâu mấy cái túi vải nhỏ, cho một túi gạo, một túi bột mì và một túi gạo lứt, một túi trứng gà, xếp lại vào trong không gian, chờ sau khi cô vào thành phố, dùng ý niệm khống chế bỏ chúng vào sọt, trứng gà đặt ở mặt trên.

Cô hỏi đường đi đến huyện thành, ước chừng đi bộ hai canh giờ.

Nhìn kiến trúc huyện thành, Phong Khinh Tuyết tức khắc sợ ngây người.

Huyện thành vốn dĩ lạc hậu như vậy?Những ngôi nhà đều vừa thấp vừa lùn, phần lớn là kết cấu bằng gạch và gỗ, cũng có nhà tranh, cũng có nhà ngói, cũng có nhà lầu hai tầng.

Số lượng nhà lầu hai tầng ít đến mức gần như bị bỏ qua.

Con đường gập ghềnh, bụi bặm.

Nhìn quần áo và tác phong của những người đi ngang qua, khí chất và cách nói chuyện của họ hơn hẳn những người dân quê bình thường, nhưng có một điểm giống nhau, đó là họ đều xanh xao vàng vọt, rất giản dị.

Gần giữa trưa, tiệm cơm ven đường truyền đến mùi thơm hấp dẫn của đồ ăn, bụng Phong Khinh Tuyết cồn cào, sắc mặt ửng đỏ.

Bởi vì mức ăn của nguyên chủ khá ít nên cô cũng ăn không nhiều, nhưng do đi đường lâu, không nghĩ sẽ đói bụng nhanh như vậy.

Phong Khinh Tuyết thò tay vào sọt, bàn tay trống không xuất hiện một cái bánh bao chay, sau đó cô lấy nó ra.

Cô tìm một góc ngồi xổm xuống, chậm rãi ăn bánh bao.

Sự giáo dục từ nhỏ khiến cô không muốn vừa đi vừa ăn, điều này không hợp lễ nghi.

Thấy cô ăn bánh bao trắng, tất nhiên có người lộ ra vẻ ghen tị.

Một bà lão xanh xao vàng vọt tóc bạc đi tới, ngồi xổm trước mặt cô, cứ như vậy mà nhìn cô ăn bánh bao.

Bánh bao ăn một nửa, Phong Khinh Tuyết ăn không vô nữa, ngẩng đầu cười với bà lão, “Bà ơi, bà có chuyện gì sao?”“Cô gái, bánh bao này cô mua ở đâu?” Bà lão hỏi thẳng.

“Bà hỏi cái này để làm gì?” Phong Khinh Tuyết hỏi.

.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play