Vạn Lịch (1573-1620) triều Minh, phủ Thiệu Hưng, phố Yến Phi, nhà họ Liễu

"Các ngươi cẩn thận một chút! Cái rương này rất nặng, phụ giúp một tay đi. Lưu Tứ, ngươi tới đây. Các ngươi cẩn thận chút"

"Những thứ này mà bị hư hỏng, mười người nhà ngươi cũng không đủ đền"

"Các ngươi nhẹ tay một chút, đây là trang sức làm từ trân châu đấy"

Sáng sớm, nhà họ Liễu ở phố Yến Phi đã ồn ào tiếng người, cực kì náo nhiệt, hết hòm trân châu mã não lại đến hòm tơ lụa Lăng La được liên tục chuyển vào nhà, không bao lâu sau, ở đại sảnh đã lập tức chật ních vàng bạc châu báu.

Những thứ này do Đại tướng quân công danh rực rỡ - Hàn Hướng Dương cung cấp sính lễ cho nhà họ Liễu để rước vị tiểu thư duy nhất của nhà họ Liễu, đứa con gái mà Liễu lão gia hết mực yêu thương.

Có thể được vị Đại tướng quân lập nhiều công lớn như vậy coi trọng Liễu lão gia đã nhận được lời chúc mừng từ tứ phía, phải nói là ông nên cực kì vui mừng mới phải. Ấy vậy nhưng lúc nào Liễu lão gia ngồi ở đại sảnh nhìn thấy từng rương vàng bạc châu báu được nâng vào, trên mặt lại không hề xuất hiện một chút vui mừng, ngược lại chỉ thấy ông nhăn mặt nhíu mày.

Thật vất vả, cuối cùng toàn bộ sính lễ cúng đã được đưa vào đại sảnh, lúc này một người hầu của phủ Tướng quân bước vào, nói với giọng hùng hồn:"Liễu lão gia, đây là sính lễ của Hàn tướng quân, tháng sau tướng quân chính thức rước Liễu cô nương về thành phu nhân". Nói xong đã bước đi, cũng không thèm quay đầu lại.

Liễu lão gia nhìn sính lễ quý giá chất đầy trong phòng, thở dài một hơi.

Liễu gia dù không phải nhà đại phú quý, nhưng ba đời đều đậu cử nhân, tú tài, có được công danh thi cử. Liễu gia luôn luôn làm việc công chính liêm minh, dựa vào ruộng đất tổ tiên để lại mà sinh sống qua ngày, không có kinh doanh mua bán, mặc dù không có sơn hào hải vị, nhưng cũng coi như an nhàn sống qua ngày, người nhà họ Liễu lại là người có học, khí khái, làm cho danh tiếng của Liễu gia ở hủ Thiệu Hưng được đánh giá rất cao.

Loại danh dự như vậy dù có tiền tài nhiều đến thế nào cũng không thể mua được, cũng vì vậy mà Liễu lão gia càng coi trọng việc tìm thầy giáo dục cho khuê nữ của mình.

Liễu lão gia chỉ có một người con gái duy nhất, khuê danh Liễu Nhữ Nhã, người cũng như tên khí chất thanh nhã động lòng người. 

Nàng là nữ nhi mà Liễu lão gia cực kì lưu tâm việc giáo dục, vì thế mà Liễu Nhữ Nhã sáu tuổi biết làm thơ, chín tuổi có thể hành văn, thật xứng với hai chữ "tài nữ".

Chỉ có điều,thời ấy nữ tử không thể tham gia thi cử, cho nên Lễu Nhữ Nhã không cần học bát cổ văn* cứng nhắc, ngược lại với thể loại Đường Thi, Tống Từ, Nguyên Khúc, ác loại cổ văn khác. Nhưng Liễu lão gia cũng hiểu đạo lý "cây to đón gió lớn" cho nên đối với tài học của con gái ông cũng không có tâm tư tuyên dương khắp nơi, bởi vậy ngoại trừ những thân trong gia đình và nha hoàn bên cạnh thì người ngoài không ai biết được.

*Bát cổ văn là thể văn dùng trong khoa cử Trung Quốc từ thế kỉ XV-XIX


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play