Tôi tựa vào lồng ngực anh, sau đó nghe thấy tiếng cười khe khẽ: “Vả lại… em không phải là người tình.”
5
Có thể là do xung quanh là mùi nước hoa hương gỗ tôi thích, hoặc có thể là bởi sự an ủi dịu dàng của Tô Cẩm Thời đã khiến tôi dần bình tĩnh lại.
Sau mười mấy phút đồng hồ, khi tôi chợt bừng tỉnh trong cơn khóc thút thít, tôi bỗng giật mình nhận ra…
Đợi chút!
Tại sao tôi lại ôm chặt Tô Cẩm Thần thế này?
Tôi vội đẩy anh ra.
Lý Mộc Nhi vừa quậy đục nước.
Danh dự của tôi đang trên bờ vực ng uy h iểm.
Mới nãy tôi giơ tay lên trời rồi thế thốt mình, thư ký Diệp trong sạch, chớp mắt đã ôm ôm ấp ấp với Tô Cẩm Thần rồi.
Ra t òa, thậm chí *La Tường cũng không dám chắc chắn tôi sẽ thắng được k iện.
(*) Luật sư nổi tiếng.
“Anh và cô ấy không có quan hệ gì cả.” Tô Cẩm Thần nhìn tôi, ánh mắt sáng rực.
Em và anh cũng chẳng có quan hệ gì!
“Trai đơn gái chiếc, chúng ta vẫn nên chú ý một chút.” Tôi quay người đi ra ngoài, chạm tay vào tay nắm cửa rồi nói: “Em không muốn lại bị liên lụy bởi chuyện riêng của anh nữa…”
Tô Cẩm Thần giơ tay qua vai tôi, rầm một tiếng đóng cửa lại.
“Xin lỗi.” Hơi thở của anh rất nóng khiến tôi run lên cầm cập: “Cô ấy từng nhiều lần gây chuyện với em những lúc anh không biết phải không? Xin lỗi, sau này sẽ không như thế nữa.”
“Hả, chẳng phải thư ký là bị làm phiền sao.” Tôi tức giận nói.
“Dòng t iền của công ty xảy ra chút vấn đề, nhà cô ấy giàu có, bố mẹ anh đã đồng ý đính hôn trong khi anh không đồng ý, anh cũng hết cách.”
Tôi ngây người.
Sau đó quay lại nhìn anh.
Khóe mắt Tô Cẩm Thần đo đỏ, mái tóc trên trán rối bù, trông có vẻ yếu đuối.
“Không ngờ sếp Tô… lại bị ép hôn…”
“Ừ.” Tô Cẩm Thần yếu ớt cụp mắt xuống.
“Sao anh không nói sớm…” Tôi còn cung phụng Lý Mộc Nhi như tổ tiên nữa.
“Em có hỏi đâu.”
Tôi như bị ph ỏng.
“Ai cũng biết, ngoại trừ em.” Anh ngước mắt lên nhìn tôi, lên án nói: “Em chẳng thèm… hỏi anh.”
6
Sau khi tôi về chỗ, tôi lập tức mở trang cá nhân của Mã Nhậm ra xem.
Tôi cũng xem được tin kết hôn của Tô Cẩm Thần ở đó.
Long trọng, thơ mộng.
Khi ấy tôi chỉ nhìn một cái, hẫng mất một nhịp, sau đó vội vàng lướt đi.
Liên quan gì đến tôi.
Chẳng phải chuyện của tôi.
Cũng chẳng muốn nhìn.
Nhưng giờ đây, tôi đã có thể bình tĩnh đối mặt với màn hình toàn là lời chúc phúc.
Và trong những lời chúc phúc ấy, có một câu trả lời đầy tức giận.
Tô Cẩm Thần: “Sao cậu đi đến đó? Tôi có đi đâu.”
Mã Nhậm: “Thật không vậy sếp Tô?”
Tô Cẩm Thầm: “Giả đấy, é p hôn, t ẩy ch ay”
Thế là những lời chúc phúc biến thành một hàng dài “t ẩy ch ay”…
Tôi ôm mặt khẽ cười.
Quả nhiên ai cũng biết.
Ngoài tôi.
Không biết bắt đầu từ khi nào, tôi cố tình né tránh mọi chuyện riêng của Tô Cẩm Thần.
Chúng tôi cùng nhau đi làm tan làm với nhau hàng ngày, nhưng khoảng cách giữa hai đứa lại rất xa xôi.
Tôi biết một sếp tổng trẻ tuổi đẹp trai lại giàu có như anh, sẽ có một ngày anh thuộc về ai đó.
Chỉ là sớm hay muộn thôi.
Dù gì cũng không phải tôi.
Vì vậy tôi nghĩ mình không cần thiết phải nghĩ đến chuyện của anh.
Nghĩ đến chỉ càng thêm đau lòng.
Không quan tâm, không thảo luận, không tham gia, thậm chí là không nhìn.
Tôi đã tự c ô l ập bản thân.
Đây là khoảng cách tôi duy trì với anh.
Không chờ mong, cũng sẽ không có thất vọng.
Nhưng hình như Tô Cẩm Thần chưa từng để tôi đau lòng, thất vọng.
Tôi đỏ mặt, gãi gãi cổ.
Thật là, rảnh rỗi không có việc gì làm lướt bảng tin làm gì.
Tiếng chuông điện thoại vang lên cắt đứt suy nghĩ ngổn ngang của tôi.
Là mẹ.
“Thấm à, con mau về nhà đi! Anh con nằm v iện rồi.”
Niềm vui vừa rồi chẳng được bao lâu bỗng chốc biến mất.
Ngày đó tôi giao hết công việc lại cho trợ lý, sau đó xin nghỉ, bắt xe về nhà.
Nhà tôi nằm trong một vùng nông thôn ở Hồ Bắc.
Anh trai bị suy th ận, hồi nhỏ t iêm nhiều không làm được việc nặng, hàng tháng còn cần một khoản thuốc men không nhiều cũng chẳng ít.
Thật sự khó khăn.
Năm đó suýt chút nữa tôi đã không được học đại học.
Nếu không phải do tôi kiên trì, mẹ đã để tôi đi lấy chồng năm mười tám tuổi rồi.
Cũng may tôi chịu được khổ, lại có khoản vay sinh viên, học bổng, làm việc ngày đêm, cuối cùng cũng cầm được tấm bằng trong tay. Tìm được một công việc trong thành phố này cũng coi như thay đổi được số phận rồi.
Nhưng có thể thấy được, tôi không với tới.
Không mua nổi nhà, không mua nổi xe, không lấy được chồng, cũng chẳng nuôi nổi một chú cún.
Đích đến của tôi chẳng qua cũng chỉ là xuất phát điểm của người khác.
Cũng giống như một câu chuyện cười: “Bình thường là Selina, về nhà lại thành Thúy Hoa”
Đây chính là miêu tả chân thực về tôi.
Đi xe bảy tám tiếng về đến thị trấn, tôi ngủ lại nhà trọ một đêm, sáng hôm sau mới bắt xe bus về thôn.
Nhà tôi cũng được coi là khá giả ở trong làng, mấy năm trước tôi có gửi cho bố mẹ ba trăm nghìn, bố mẹ cũng xây được căn nhà nhỏ ba tầng.
Đúng vậy, nhà của tôi do bố mẹ tôi xây
Lúc bước chân vào nhà, mẹ tôi đang bắt gà ngoài sân.
Tình huống này sao chẳng giống anh tôi nằm trong ICU gì vậy.
Mẹ nhìn tôi, rất bình tĩnh nói: “Về rồi đấy à?”
“Anh con đâu?”
“Vẫn đang trên tầng ấy.”
Tôi tức giận: “Thế mẹ gọi con về làm gì?”
Mẹ lau tay vào tạp dề rồi bảo: “Nói với con rồi đấy, xem mắt.”
Tôi tức giận quay người định rời đi, mẹ lại kéo tôi lại: “Về cũng về rồi.”
“Con ngồi xe cả đêm!”
“Cũng sắp sang đầu ba rồi.” Mẹ tôi luôn nói những lời đau lòng như thế: “Cứ một thân một mình mãi cũng không phải là cách, mẹ đã tìm cho con một mối rồi, rất tốt, đảm bảo con sẽ thích.”
“Nhưng…”
Mẹ vỗ ngực đảm bảo: “Con gái mẹ giỏi giang lại xinh đẹp, mẹ sẽ không tìm mấy thằng vớ va vớ vẩn cho con đâu. Mẹ tìm cho con một chàng trai mới từ thành phố về, tính tình tốt, trông cũng đẹp trai lắm.”
Tôi không tin vào vẻ đẹp mà mẹ nói.
Nhưng lúc này cả làng đều chạy tới nhìn tôi, tôi cũng không đi được.
Dạo này ngại quay về công ty nên tôi đã xin nghỉ phép, ở đâu chẳng phải ở, ở lại đây cũng được.
Sáng hôm khi tôi vừa thức dậy, đã thấy có một người đàn ông ngồi ngoài sân.
Anh chàng cao một mét tám mấy, vừa cao vừa gầy, tóc nhuộm bạch kim, đeo một chiếc hoa tai màu đen, còn sành điệu hơn cả tôi.
Tôi chửi thầm một câu.
Trong thôn còn có người như này sao?
Mẹ tôi đang ngồi đối diện anh ta: “Sao con không sửa soạn một chút? Cứ thế đã ra đây rồi.”
Người đàn ông quay đầu lại.
Mặt trái xoan, mũi cao, trong vẻ đẹp trai ấy còn có thêm chút người biếng, đang nhìn tôi từ đầu đến chân.
Tôi mặc đồ ngủ, ngậm bàn chải trong miệng, đi dép.
Tôi vốn cho rằng, trong cái làng này sẽ không có người tôi để ý đến.
Nhưng không ngờ mẹ tôi lại tìm được một anh chàng thật sự rất đẹp.
Tôi và anh ta chào hỏi nhau, sau đó anh ta mời tôi đi dạo trên cánh đồng.
Lúc ra ngoài, mẹ kéo tay tôi lại rồi nói: “Sính lễ phải ba trăm nghìn, không được thấp hơn đâu.”
Tôi cười khẩy, gạt tay mẹ ra.
Lát nữa sẽ từ chối người ta.
Anh đẹp trai học trường thuộc dự án 985, sau khi tốt nghiệp có làm việc mấy năm trong một công ty lớn, sắp bị hành cho ra bã nên đã đến thôn của tôi lập nghiệp, thuê một mảnh đất lớn làm nông trường.
Do đẹp trai nên anh ta hay quay mấy đề tài về nông thôn, video rất đẹp nên được người ta gọi là bản nam của Lý Tử Thất.
Anh ta bắt tay với tôi: “Tôi tên Lý Tử Bát.”
“Anh biết ké f ame thật đấy.”
Lý Tử Bát đưa tôi đi thăm quan nông trường của mình, hỏi tôi có hứng thú về đây làm cùng anh ta không.
Trong làng này không phải già thì cũng nhỏ tuổi, anh ta nghe nói tôi có lý lịch xuất sắc nên đã ngắm trúng tôi từ lâu, muốn kiếm một đứa bản địa như tôi về cùng gây dựng sự nghiệp, mẹ tôi vừa hay tin đã hiểu lầm có sính lễ.
“T iền nong thì dễ nói chuyện rồi, lương lậu tốt hơn trong thành phố, cũng tự do hơn.”
Lý Tử Bát là một blogger nổi tiếng, anh ta không thiếu tiền, giờ làm gì cũng khó nhưng lại rất dễ kiếm tiền trên mạng.
Tôi nhìn cánh đồng bát ngát xanh mướt trước mắt, đột nhiên gương mặt của Tô Cẩm Thần xuất hiện trong tâm trí tôi.
Dáng vẻ của anh khi nghiêm túc.
Khi phong độ.
Khi cổ quái.
…
Và cả anh khi chăm chú, dịu dàng nhìn tôi.
Ở quê cái gì cũng tốt, non xanh nước biếc, chim kêu hoa nở.
Trong thành phố vật giá leo thang, giá nhà ở cao, ngày nào cũng phải chen chúc nhau trên tàu điện ngầm, bán mình cho tư bản bất kể ngày đêm.
Nhưng anh sống ở thành phố.
Anh ở trong thành phố.
“Công việc của tôi vẫn rất tốt.” Tôi cúi đầu nghịch đất dưới chân: “Sếp là đàn anh của tôi, rất tài giỏi.”
“Giỏi giang đến mức cô có thể *bán m ạng cho anh ta sao?”
(*) 9h sáng đi làm, 9h tối về, ngày làm trên mười tiếng, một tuần làm 6 ngày.
“Ừ.”
Lý Tử Bát nhìn tôi bằng ánh mắt sáng rực.
“Đi làm việc thôi.” Tôi xua tay.
Đến cũng đến rồi, ngô cũng đã đến vụ thu hoạch, đi thu hoạch thôi.
Tôi đang thu hoạch ngô trên đồng thì điện thoại bỗng đổ chuông.
Là mẹ.
Tôi nhìn đã thấy phiền lòng nên cúp máy.
Bà rất kiên nhẫn.
Đến khi mẹ gọi tới cuộc thứ ba, cuối cùng tôi cũng bắt máy: “Alo!”
Tiếng thứ tư.
Thể hiện tôi đang rất không vui.
“Chồng con đến rồi.” Tiếng mẹ run run, kèm theo kính sợ: “Con với Bát Tử đang ở đâu? Mau trốn đi!”
“Gì ạ?”
“Sao con không bảo con lấy chồng rồi? Mẹ còn đi mai mối cho mày, đúng là.” Mẹ lẩm bẩm: “Mẹ thấy con rể cũng rất được, có điều tính tính hơi tệ một chút.”
Hẫng mất một nhịp, tôi hỏi: “Mẹ đã nói gì với anh ấy rồi.”
“Mẹ bảo con đi xem mắt với Bát Tử rồi, cậu ta lập tức xông ra ngoài! Nghe vẻ muốn đ ánh con lắm đấy!”
Điện thoại trượt xuống.
Tôi đã nhìn thấy Tô Cẩm Thần mặc một bộ đồ vest hùng hùng hổ hổ đi trên cánh đồng xanh mướt.
Tôi ngồi trong ruộng ngô mà chẳng cần suy nghĩ
“Ra đây.”
Tôi trốn càng kỹ hơn.
“Tay anh có d ao.”
Tôi nhắc nhở anh, sau đó mới ló mắt ra khỏi lá ngô nhìn anh.
“Sợ thế cơ à.” Tô Cẩm Thần cười khẩy: “Cho nên, em thật sự đang quen một blogger, tính nghỉ việc.”
“Không…”
“Anh không chấp nhận.” Anh kéo tôi ra khỏi bụi cây.
Tay anh rất nóng.
Tôi vô thức giãy giụa nhưng không được.
“Đừng giãy nữa, vô dụng thôi.” Anh nhìn tôi chằm chằm.
Ánh nắng chói chang khiến sống mũi cay cay.
Anh kéo tôi đến trước mặt anh: “Diệp Thấm, anh đối xử tốt với em, anh không tin em không cảm nhận được.”
“Đúng, anh là… một người sếp rất tốt.” Tôi nghẹn ngào.
“Anh không phải sếp của em.” Mắt anh hơi đỏ: “Bảy năm! Hai nghìn tám trăm bốn mươi bảy ngày! Lúc nào cũng bên nhau, em không thể gọi anh như thế được.”
Hai nghìn tám trăm bốn mươi bảy ngày.
Thì ra đã lâu như thế rồi…
Anh vuốt ve gương mặt tôi, lau đi giọt nước mắt vương trên khóe mắt: “Suốt ngần ấy năm, em dám nói, em thật sự chưa từng nghĩ tới anh dù chỉ một giây một phút nào sao.”
Đôi môi tôi mấp máy.
Những ký ức từng c h ế t đi bỗng nhiên sống dậy.
Trong thư viện, tôi ngồi cạnh anh tìm kiếm tài liệu, tiếng quần áo cọ vào nhau.
Từng bữa tiệc chúc mừng, anh luôn nhúng lẩu bỏ trước mặt tôi.
Lần đầu tiên đi làm trong công ty mới, anh mặc âu phục, nắng ngoài cửa sổ chiếu lên gương mặt anh.
…
Đều từ rất lâu rất lâu trước đây.
Chúng tôi vẫn còn rất trẻ.
Anh là một công tử giàu sang.
Còn tôi ngoài khoản được vay học tập ra thì chẳng có gì cả.
Sao tôi chưa từng nghĩ tới cơ chứ?
Chỉ là…