Trong cuộc đời này có rất nhiều điều nhìn vậy chứ không phải vậy, chúng ta phải học thì mới biết được kiến thức nó rộng lớn đến nhường nào, bao la vô tận như thế nào. Con người chỉ mới nhìn được những thứ nông cạn, mà chưa thể tường tận được những thứ thâm sâu ẩn sâu. Có người nói rằng "càng học càng thấy mình ngu", tức là khi ta đã học nhiều và đủ kiến thức thấy được rằng thế giới này bao ra rộng lớn đến vô tận, thì lúc ấy ta mới biết rằng ta đã từng ngu như thế nào. Người dân sống trong một xã hội không mấy ai đi đóng thuế, nên đa phần họ hiểu nhầm rằng họ không phải đóng thuế, nào biết đâu tất cả loại thuế đều đổ lên đầu người tiêu dùng, tức là dân. Thực ra cũng có một số ít loại thuế đánh trực tiếp lên đầu dân, mà không phải thông qua bất cứ ai đi đóng thuế giùm. Ví dụ như thuế thừa kế , thứ thuế này đánh thẳng vào tài sản thừa kế, thường là của cha mẹ thừa kế lại cho con. Với những người sở hữu tài sản lớn , thì đương nhiên số tiền đóng thuế cũng phải lớn theo. Đây đúng là số tiền đóng vào cá nhân của người thụ hưởng tiền thừa kế. Có một thứ thuế khác nữa đánh trực tiếp vào người dân mà không thông qua người đóng thuế giùm , gọi là thuế "thân", thuế "đinh" hay còn gọi là "sưu". Thuế này xuất hiện từ thời xa xưa, lần đầu tiên xuất hiện ở triều đại nhà Lý, và trải dài trong dòng lịch sử Việt Nam. Nó trải qua các triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Dù rằng mỗi triều đại thì cách tính thuế khác nhau, với những cái tên khác nhau, nhưng bản chất đều đánh vào cá nhân của người dân, đều là nó cả. Đến thời Pháp thuộc, thuế thân đánh lên đầu mỗi người dân là hai đồng hai hào một năm, tức là 220 xu một năm cho một người. Nếu so sánh thế thân thời Pháp thuộc với các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, thì rõ ràng thời Pháp thuộc thuế thấp hơn rất là nhiều. Đến thời của đế quốc Việt Nam, chính phủ Trần Trọng Kim quy định những người thu nhập dưới 100 đồng thì không phải đóng loại thuế này. Đến thời hiện đại, thuế thân được mang một cái tên mới gọi là thuế thu nhập cá nhân. Thuế này những người có thu nhập thấp sẽ không phải đóng thuế, và những người thu nhập càng cao thì thuế càng nhiều. Thuế thu nhập cá nhân và thuế thừa kế là hai trong số rất ít những loại thuế đánh trực tiếp vào cá nhân mỗi người, còn lại những loại thuế khác đều đánh lên đầu người tiêu dùng thông qua "người đóng thuế giùm" cả.
Chính quyền Đông Ngô tăng thuế, đương nhiên là tăng những loại thuế thu được nhiều tiền, điều này làm cho Người dân đã nghèo càng nghèo hơn. Trong căn buồng trên tàu ấy, ba người phụ nữ cùng với người lái buôn thoáng chốc trầm ngâm, im lặng hồi tưởng về vị trung thần quá cố. Người ấy đã cố gắng ngăn chặn tăng thuế nhằm đem lại lợi ích cho muôn dân, nhưng bất thành. Chính quyền Đông Ngô lúc đấy đã tăng thuế lên, còn cho người đi tuyên truyền rằng đánh thuế với phú hộ để lấy tiền chăm lo cho dân nghèo, là nghĩ đến con dân cho nên mới tăng thuế. Những ngôn từ ấy khiến cho bà con nghèo khổ rưng rức nước mắt, cảm động ơn trời biển của triều đình, nào có biết đâu họ thực sự là đang bị triều đình móc túi bóp cổ. Việc vừa nâng cao thuế đày đọa người dân, vừa sử dụng ngôn ngữ để người dân hiểu nhầm mà mang ơn tôn vinh họ, đây chính là loại lưu manh nhất.
Những người ấy chìm vào trong im lặng, thương tiếc cho một người ngay thẳng đã chống lại bọn gian thần "lưu manh ngôn ngữ" để mà gặp phải cái kết không tốt đẹp. Đang trong vòng tĩnh lặng, hồi tưởng về quá khứ xa xôi, lúc này bất chợt có tiếng hô vang lên.
- "Trúng mánh rồi anh em ơi... đoàn thuyền này hôm nay chở nhiều hàng hóa lắm"
- " phải đó, phải đó . Chúng ta trúng mánh rồi ,cướp sạch không chừa thứ gì."
- " Anh em nghe lệnh của ta , chúng ta cướp hết và không cần tù binh , giết sạch bọn thương buôn ấy đi..."
Tiếng hò reo khí thế áp đảo này nghe qua cũng có thể đoán được là của ai, chính là của bọn hải tặc đang điên cuồng vì số hàng hóa trên đoàn thương buôn này. Ba người phụ nữ giật mình , hướng ánh mắt về phía Hiệp Ninh mà hỏi.
- "Lão huynh à tiếng hò reo này có phải là của..."
Thúy Nga nói đến đây thì không dám nói nữa, tay đặt lên ngực phập phồng lo sợ. Hiệp Ninh bước tới vách thuyền, ngó nhẹ qua khe hở, nhìn ra ngoài thấy thuyền bọn hải tặc đã đuổi kịp mình rồi. Ông ta lại ngồi vào bàn, mỉm cười nói.
- "Đúng rồi . Bọn hải tặc đang reo hò đấy. Bọn chúng đã đuổi kịp ra rồi, và đang tìm cách tiếp cận thuyền của ta."
Nói tới đây thì vươn tay lượm hết tất cả tiền đút vào túi , đoạn lật chén trà lên tự châm trà cho mọi người. Khuôn mặt ba người phụ nữ lúc này rất là lo lắng sợ hãi, họ hồi hộp chờ đợi những điều sắp xảy ra. Hiệp Ninh nhìn thấy rõ ràng nỗi sợ hãi ấy, rót trà đưa tận tay những người phụ nữ , lại nở một nụ cười trấn an mà bảo.
- " Đừng lo, quân lực của chúng ta hôm nay mạnh lắm, bọn chúng không làm gì được chúng ta đâu. Bọn chúng chỉ là đám hải tặc thảo khấu thôi mà , không có gì đáng ngại cả."
Khuôn mặt của Hiệp Ninh đầy vẻ tự tin, ông nhẹ nhàng nâng ly chà lên uống mà không một chút lo lắng. Trái ngược với vẻ tự tin của người thương buôn , ba người phụ nữ vẫn rất run sợ. Thúy Nga lúc này cũng nâng chén trà lên, bàn tay vẫn còn đang run rẩy khiến chén trà cũng run theo, bà ngập ngừng nói.
- " Lão huynh à, lão huynh chắc cũng biết rằng phu quân ta cũng là vì bọn thảo khấu trên mặt nước mà vong mạng..."
Khuôn mặt đầy lo lắng của một người vợ, và cũng là một người mẹ. Người vợ ấy có chồng đi truy quét thảo khấu, và bị thảo khấu chặn đánh trên mặt sông đến độ tử vong, nỗi đau ấy to lớn biết nhường nào. Bây giờ đến lượt con trai của người phụ nữ ấy đang đối mặt với bọn thảo khấu trên mặt nước, chỉ khác là lần này trên mặt biển chứ không phải mặt sông. Sự trùng hợp này khiến cho bà cảm thấy rất là lo lắng, trong lòng thoáng một tia suy nghĩ phải chăng đây chính là số trời? Hiệp Ninh uống cạn chén trà, để chén xuống dưới bàn, rất muốn trấn an người phụ nữ kia nên tỏ vẻ hết sức bình thường mà bật cười.