Vùng biên giới giữa Giao Chỉ và Tây Bắp có một trấn thuộc quyền cai quản của người dân tộc thiểu số , tên gọi là trấn Nông Sơn.
Ở nơi này vẫn có người Kinh , nhưng đa phần là người dân tộc Tày.
Bởi vị trí nằm giữa trong rừng thẳm và tập tục sinh hoạt của người thiểu số mà bàn tay sắt của người Hán khó lòng khống chế.
Mặc dù lãnh thổ này vẫn thuộc quyền cai quản của người Hán, nhưng bản chất có thể mường tượng như "lệnh vua thua lệ làng".
Người thực sự làm chủ trấn này là chủ trấn họ Nông, tên Văn Rau.
Trưởng trấn Nông Văn Rau chính là người cai quản toàn bộ trấn và có quyền sinh sát cao nhất, tựa như vua một cõi.
Trấn này không phải là trấn lớn , vì thế nên đó cũng có thể xem là một phần trong những nguyên nhân mà người Hán lơ là khu vực này.
Các đời trưởng trấn đều không phải quan do người Hán chỉ định , mà cha truyền con nối qua nhiều thế hệ.
Dù rằng vẫn xưng thần với người Hán, nhưng thực tế thì quyền tự chủ lớn hơn Đại La rất nhiều.
Trấn Nông Sơn với nền kinh tế săn bắt hái lượm và trồng trọt, những sản phẩm của họ là những sản phẩm về rừng và ruộng nương như thịt rừng và các loại nông sản.
Riêng việc trồng lúa thì không được nhiều như vùng đồng bằng, bởi diện tích trồng lúa của vùng núi không có nhiều.
Họ thiết kế những ruộng bậc thang để có thể gieo cấy, chỉ đủ lương thực để sử dụng bên trong trấn.
Bởi đặc thù nằm giữa rừng núi , việc thông thương với các nơi khác tương đối khó khăn, hệ lụy là việc phát triển kinh tế và dân số cũng bị hạn chế.
Trấn Nông Sơn không giàu có bằng những trấn khác , nhưng bù lại tất cả những điểm đó thì trấn này lại thoát khỏi móng vuốt của người phương Bắc, được quyền tự chủ nhiều hơn những nơi khác, người đứng đầu trấn này có thể xem như là chúa đất.
Trưởng trấn Nông Văn Rau về danh nghĩa là một vị quan của Đông Ngô, nhưng vị quan này phong cho có vì mà thôi.
Qua các đời nối tiếp nhà họ Nông cha truyền con nối, họ làm chủ trấn đã mấy đời đều nắm chắc quyền lực trong tay, không ai có thể giành được.
Và cũng vì thế mà tình hình an ninh chính trị ở trấn này cũng tương đối tốt, không có cảnh người Hán bắt nạt người khác tộc.Trấn Đông Sơn vào một ngày bình thường như những ngày khác, người dân đang vui vẻ sinh hoạt , cảnh chợ búa tấp nập.
Người mua kẻ bán, những tiếng rao gọi chào mời khách hàng vẫn phát ra đều đặn.- " mua đi, mua đi, quý ông bà ơi...!đây là vải vóc được nhập từ Đại La lên, mại dô...!mại dô..."- " quý ông bà ơi, mời mua thịt rừng.
Đây là thịt mới săn được từ trong ngọn núi gần bên, còn đang tươi lắm.
Mời mua...!mời mua..."- " quý khách ơi, tới đây mua sản phẩm áo mặc làm từ da thú, đặc sản của vùng núi này.
Quý khách mua về làm quà cho người dưới đồng bằng, bảo đảm không đụng hàng.
Xin mời quý khách..."Những tiếng hò reo mua bán tấp nập trong cái chợ đông nhất trấn , bỗng nhiên có tiếng hét lên .- " tránh đường, mau tránh đường cho Nông đại nhân đi..."Một tiếng quát lớn, lập tức đám đông người đều dạt ra hai bên, tất cả im lặng nhường đường.
Phía trước xuất hiện một đoàn người ngựa oai phong, ai nấy bên hông đều đeo vũ khí.
Bọn họ mặc bộ đồ đặc trưng của người dân tộc thiểu số, cưỡi ngựa đi tới.
Hai hàng bảo vệ, một người chính giữa , nhìn vào cũng hiểu là đối tượng được bảo vệ.
Người đó trông lớn tuổi, oai phong lẫm liệt , hai bên có hai chiến binh giáp trụ đầy đủ theo hầu.
Người oai phong đó không phải ai xa lạ, ông ta chính là Nông Văn rau , là bá chủ của trấn này.
Ông ta ngồi trên ngựa oai phong, vừa đi vừa quan sát xung quanh một cách cẩn thận.
Quan sát xem lãnh thổ của mình với những con người đang tấp nập mua bán, ông cảm thấy rất hài lòng.
Đoàn người ngựa oai phong đi ngang qua rồi đi khuất, lúc này chợ mới bắt đầu ồn ào trở lại.
Mọi người nhìn theo bóng dáng của đội quân đi khuất thì bắt đầu xì xầm bàn tán.- " Ôi, nhìn kìa.
Trưởng trấn hôm nay kéo binh đi tuần nữa sao? Đoàn quân hùng hậu thiện chiến, quả thật rất là oai phong"- " phải đó, nhìn hai hàng quân như vậy, chỉ liếc vào cũng biết rằng rất là tinh nhuệ."- " không sai, Nông đại nhân nổi tiếng kỷ luật nghiêm minh, cho nên binh lính của ông ấy cũng được rèn luyện nghiêm khắc, đây là một đội quân hùng mạnh"- " phải rồi binh lực của chúng ta lên tới ngàn quân, nhất nhất đều nghe lệnh của trưởng trấn.
Nhờ có trưởng trấn bảo vệ mà chúng ta mới được bình yên như vậy"Mọi người đều xì xầm, chung quy đều ca ngợi vị trưởng trấn kia đã có công lớn giúp người dân yên ổn làm ăn.Đội quân hộ tống rời khỏi trấn đi ra ngoài tầm một dặm, tới ngay một doanh trại.
Đây là doanh trại chứa toàn bộ binh lính của Nông Văn Rau, là toàn bộ sức mạnh của ông ta.
Ông ta hôm nay có việc quan trọng phải tới doanh trại, hai người đi cạnh ông hộ vệ chính là hai phó tướng của ông ta.
Nột người bước vô chỉnh đốn binh sĩ, hét lớn.- " hỡi ba quân, mau tập hợp..."Ngay lập tức, đội quân ngàn người ấy đã xếp thành 10 đội , mỗi đội 100 người đứng ngay hàng thẳng lối.
Việc tập quân một cách nhanh chóng như vậy chứng tỏ kỷ luật nghiêm minh và đã được huấn luyện rất kỹ lưỡng, ông ta lại một lần nữa gật đầu hài lòng.
Lúc này tên phó tướng bên cạnh mới hỏi.- " thưa chủ công, người cảm thấy thế nào?"Nông Văn Rau trầm tư, ngước mặt về hướng xa xa mà nói .- "binh lực tinh nhuệ nhưng một ngàn quân vẫn còn quá ít , so với những nơi khác thì thật sự quá bé nhỏ.
Ta rất mong muốn một ngày nắm giữ được ít nhất 3.000 quân, và có một tướng quân đích thực để dẫn dắt"Ông vừa nói vừa thở dài một cái.
Viên phó tướng đứng bên cạnh cũng cảm thấy nỗi âu lo của chủ nhân mình.
Ở võ giới, binh lực được chia thành nhiều đơn vị.
Một ngàn quân chỉ đủ để gọi là một tiểu đoàn, và người đứng đầu một tiểu đoàn là một phó tướng cấp võ thượng.
Nếu là một viên tướng quân thực sự phải cấp võ sư trở lên, nắm giữ ít nhất 3 tiểu đoàn, tức 3000 quân, đấy là một biểu tượng.
Nông Văn Rau cũng chỉ là võ thượng, nhưng không hề gì.
Ông ta là một người quản lý, nếu như có thể đạt được binh lực 3.000 quân ông ta sẽ có thể dựa vào đó mà chiêu mộ cho mình một võ sư về làm tướng quân, đó luôn là mong muốn của ông ta.
Ừ thì con người ta luôn muốn ngước lên nhìn trên cao, luôn muốn đạt được những giới hạn cao hơn, thế nhưng điều này khá xa vời.
Binh lực đông hay mạnh đều phải dựa vào dân cả.
Với một cái trấn nhỏ như Nông Sơn thì đào đâu ra tới 3.000 binh chứ? Giả như trong thời gian cấp bách bị xâm lược, có thể vận động tất cả người dân tham gia, hay chí ít tất cả những đàn ông trên 16 tuổi cầm vũ khí thì cũng có thể đạt tới hơn 5000 quân.
Nhưng đó là tình huống bắt buộc, còn nếu quân đội thường trực thì giới hạn chế từ 3% đến 5% dân số.
Khi những người này đi lính, họ sẽ ăn tiền từ thuế của người dân , và số lượng người dân lao động sẽ ít đi vì phải...!đi lính.
Nếu lấy lính nhiều quá thì người lao động tạo ra hàng hóa vật chất sẽ bị ít đi, tiền làm ra ít, cung ứng để nuôi quân lại càng ít đi.
Vì vậy để mà nói, muốn có 3.000 Quân thì dân số của trấn này ít nhất phải đạt 5 vạn trở lên.
Để giải quyết vấn đề này thì phải khuyến khích sản xuất và khuyến khích sinh nở, cơ mà muốn khuyến khích sinh nở để dân đông thì phải mở rộng đất canh tác.
Có thực mới vực được đạo, phải lao động làm ăn gieo cấy tạo ra hàng hóa vật chất, điều này rất khó.
Bởi trong khi trấn Nông Sơn này lại chủ yếu là săn bắt hái lượm, đồng ruộng để trồng cấy lúa thì không có nhiều khiến cho dân số không thể ngoi lên quá một vạn.
Việc ông ta điều động 1000 quân thường trực cũng là một gánh nặng lớn đè lên vai người dân của trấn Nông Sơn rồi.
Viên phó tướng nghe chủ công của mình mơ ước tới 3.000 quân và một viên tướng thật sự để cai quản thì cảm thấy rất xa vời.
Bản thân hắn có thể cố gắng phấn đấu để đạt cảnh giới võ sư, điều này không phải là không thể.
Nhưng mà ba ngàn quân trong cái trấn chỉ có hơn một vạn người thật sự là không thể.
Hắn ngập ngừng nói .- "thưa chủ công , 3000 quân thực sự là điều quá đổi mơ hồ.
Chúng ta đang có 1000 quân thường trực, với số lượng quân này đã chiếm một lượng lớn trai tráng trong trấn rồi.
Chưa kể để có thể nuôi được một ngàn quân thì tiền thuế của một vạn người trong kia đã quá là nặng.
Dân chúng không thể chịu nổi thuế cao hơn nữa, đây là giới hạn của chúng ta rồi, người thực sự vẫn muốn có nhiều lính hơn sao?"Nông Văn Rau nghe vậy thì hiểu rằng mình hơi tham lam, hắn gật đầu nói.- " ta biết rằng ta đòi hỏi hơi nhiều, ta biết ta là kẻ tham lam, nhưng cái sự tham lam của ta đều là có lý do của nó"Vừa nói ánh mắt vừa hướng về ngọn núi phía xa, ngay giữa ranh giới của Giao Chỉ và Tây Bắp, một ngọn núi gọi là ngọn Lương Sơn.
Ông ta nhìn vào ngọn núi đó với ánh mắt vô cùng lo lắng.
Viên phó tướng thấy chủ công mình nói vậy thì nhanh chóng hiểu ra, chuyện nội tình của trấn Nông Sơn đương nhiên hắn hiểu rõ.
Hắn cũng nhìn về ngọn Lương Sơn ấy với ánh mắt lo lắng không kém gì chủ công của mình.
Đối với trấn Nông Sơn, ngọn Lương Sơn ấy là một thứ gì đó vô cùng khốn nạn..