Ở cái làng Thạch Thần trực thuộc trấn Cổ Loa, có một tiệm may nhỏ của ông Trần Viện, một thợ may gia truyền qua nhiều thế hệ.
Ông chuyên may áo quần và tất cả những sản phẩm liên quan đến vải vóc, và bởi tay nghề gia truyền nên danh tiếng của ông trong cái làng này không ai mà không nghe qua.
Trần Viện có hai người con, đứa đầu là một bé gái tên Trần Thị Thu, và đứa sau là một bé trai tên Trần Đú Cần.Trong một buổi chiều mùa thu gió mát, từng cơn gió nhẹ thổi qua những tàn lá đã ngã sắc vàng của mùa thu dịu nhẹ.
Làng Thạch Thần lúc này tắm mình trong màu vàng của lá úa, của những chiếc lá đến mùa thu phải rời thân cây mẹ, sẳn sàng cho mùa đông sắp đến.
Một chiếc lá vàng nhè nhẹ rời cành rơi theo làn gió dịu đung đưa rớt xuống mái tóc của một bé gái nhỏ nhắn đáng yêu đang đứng bên dưới.
Chiếc lá vàng rơi vào mái tóc cũng vàng như chiếc lá ấy, bé gái nhỏ nhắn khẽ đưa tay lên với chiếc lá vàng rơi, ngước đôi mắt hồng long lanh của mình lên nhìn những tán lá đã rụng gần hết ấy mà khẽ mỉm cười.
Khi những chiếc lá ấy rụng hết, em sẽ không phải vất vả quét sân nhiều như thế này nữa.Có câu "ao sâu lợn nái không bằng con gái đầu lòng".
Trong khi thợ may Trần Viện đang làm việc bên đống vải của mình thì bé gái 8 tuổi Thu nhi đang cầm cây chổi quét nhà quét sân, bên cạnh là em trai 6 tuổi đang ngồi chơi.
Kinh tộc là một dân tộc rất lâu đời, họ đã sống ở vùng đất mà các Vua Hùng lập quốc qua nhiều thế hệ, và qua những thế hệ đó thì những đứa trẻ lớn hơn sẽ chăm sóc em mình vô điều kiện tựa như là di truyền từ tổ tiên để lại.
Thu nhi 6 tuổi đã bắt đầu phụ giúp cha mẹ trông em trai, 8 tuổi đã biết quét dọn nhà cửa, rửa chén bát phụ giúp cha mẹ những việc lặt vặt trong nhà.
Em là một đứa bé gái đầu lòng điển hình của người Giao Chỉ." Oa oa oa..." Tiếng khóc của bé trai phát ra.
Không để cha mình kịp lên tiếng, Thu nhi liền buông chổi chạy lại em mình mà dỗ dành.- " em ơi, em làm sao thế, em đau ở đâu phải không...?"Tiếng hỏi han ân cần dịu dàng của người chị, bé trai vươn tay về phía Thu nhi mà nức nở.- " chị cả quét nhà, không chơi với em, hu hu hu..."Thì ra đứa trẻ này đang nhõng nhẽo.
Thu nhi dịu dàng lau nước mắt của em trai, tay đặt lên vai em mà hôn vào má một nụ hôn yêu thương của một người chị.- " em ơi việc còn nhiều lắm.
Lá mùa thu rụng nhiều, chị phải quét chúng trước khi mẹ về.
Mẹ chúng mình vất vả buôn bán ngoài chợ, về nhà mệt mỏi lại thấy nhà bẩn sẽ không vui"Lời nói dỗ dành dịu dàng ngọt ngào ấy của một bé gái khiến bất cứ ai nhìn thấy cũng yêu mến.
Em trai từ từ nín khóc, Thu nhi lại tiếp tục quét sân còn đang dang dỡ.
Từng tiếng sột soạt truyền đi theo nhịp đưa chổi của em, thoăn thoắt đã làm xong chuyện trước mắt." Khụ...khụ..." Tiếng ho từ trong nhà phát ra.
Thu nhi vội chạy vào trong nhà rót một chén nước, hai tay bưng tới cho người đàn ông đang may áo bên trong với lòng hiếu thảo đáng yêu.- " cha ơi, cha uống chén nước cho đỡ mệt"Người thợ may nhận lấy chén nước uống một hơi cạn, rồi trả chén cho bé gái.
Người đàn ông này chính là cha của Thu nhi, và ông ta vẫn đang làm công việc quen thuộc của mình.
Thu nhi nhận lại chén nước, chưa nỡ rời đi.
Dường như em muốn hỏi thăm cha mình một câu " cha có mệt lắm không?" , thế nhưng nhìn thấy ông lại chú tâm vào công việc thì em không dám hỏi, sợ làm phiền ông.
Thu nhi lẳng lặng cất chén nước vào chỗ cũ, lại bước ra ngoài đun một nồi nước.
Củi và rơm rạ, em nhóm lửa nấu nước và vẫn không quên để ý em trai mình.
Lửa cháy lớn, ấm nước hấp thu nhiệt độ bắt đầu ấm dần.
Lúc này bên ngoài có bóng dáng một người phụ nữ bước vào, bé trai 6 tuổi reo lên.- " a...!mẹ về, mẹ về rồi...!mẹ có mua bánh cho con không?"Bé trai vừa cười tươi tắn vừa chạy ra, hai tay đưa đến trước như muốn được bế.
Thu nhi lúc này nhìn ra thấy một người phụ nữ đội cái thúng trên đầu, tay xách một cái giỏ đang bước vào, bước đi khó khăn.
Thu nhi vội vàng chạy nhanh ra đón lấy người phụ nữ ấy, miệng xinh xắn yêu thương.- " mẹ đã về rồi, mẹ có mệt lắm không?"Thu nhi vừa đến nơi đã liền một tay ôm lấy cái giỏ, tay kia ôm tay mẹ.
Người ngoài không hiểu chuyện nhìn vào thì sẽ không rõ tưởng là bé gái 8 tuổi kia đang ra làm nũng mẹ, nhưng hàng xóm ai nấy cũng biết ẩn tình.
Mẹ em bị đau cột sống, đi đứng khó khăn.
Vì cuộc sống mưu sinh mà vẫn phải ra chợ buôn bán.
Giao Chỉ thời bắc thuộc , Kinh tộc bị hán tộc ngồi lên đầu, cuộc sống muôn vàn khó khăn.
Gọi là buôn bán nhưng thực chất cũng là ra bờ sông bờ suối tìm kiếm, thấy ai đó đánh bắt cá hay nhổ được củ khoai củ sắn thì mua lại, đoạn ôm ra chợ bán lại kiếm chút tiền lời.
Thu nhi phải ở nhà trông em và quét dọn nhà cửa nên em không thể đi theo xách đồ cho mẹ được.
Biết mẹ đi đứng khó khăn, em vừa thấy mẹ về liền chạy ra xách giỏ giùm mẹ, đồng thời ôm tay mẹ để mẹ em có thể tựa vào em mà bước đi dễ dàng hơn.Người phụ nữ ấy vẫn đội thúng trên đầu, tay vịn lấy con gái mà bước tiếp những bước mệt mỏi.
Vừa thấy con trai chạy lại mừng, bà như quên hết mệt mỏi mà lấy trong thúng ra một cái bánh nhỏ đưa cho con, dịu dàng âu yếm.- " con trai của mẹ.
Đây, bánh của con đây"Đứa trẻ vui mừng đón lấy cái bánh, lon ton chạy vào nhà.
Thu nhi lại dìu mẹ mình vào trong.
Ngồi trước hiên nhà, bà thở mệt sau một ngày vất vả.
Người cha lúc này vừa may xong liền bước ra ngoài hỏi thăm.- " hôm nay bà về sớm vậy, buôn bán thế nào rồi?"Người mẹ mỉm cười, một nụ cười mệt nhưng trông rất vui vẻ mà nói.- " hôm nay may mắn buôn may bán đắt, lời được chút đỉnh có thể mua vải may cho Cần nhi một chiếc áo mới được rồi "Đứa bé trai ấy vừa được may một chiếc áo từ tháng trước, bây giờ lại may thêm một cái nữa, xem ra vừa là con út vừa là con trai nối dõi tông đường nên rất được cưng chiều.
Trần thợ may nghe vợ nói vậy thì gật đầu đồng ý.- " được rồi, vậy để ngày mai tôi may cho con.
Bây giờ tôi phải đi giao hàng cho khách cái đã"Người vợ nghe vậy thì vui mừng gật đầu.
Mỉm cười.- " vậy ông đi sớm về sớm "Trần thợ may cũng mỉm cười gật đầu rồi ôm hàng đi giao.
Đi giao hàng cho khách cũng đồng nghĩa sẽ nhận được tiền công may trở về, hôm nay thật là một ngày thuận lợi khiến cả vợ lẫn chồng đều rất vui vẻ.
Thu nhi nhìn cha mẹ mình vui như vậy thì trong lòng em vô cùng hạnh phúc, em chẳng thèm để ý quần áo mình đã rách vá lỗ chỗ, cũng chẳng để ý rằng mình chỉ có hai bộ đồ để thay, và em xem việc cha mẹ dành hết tình yêu thương cho em trai là một điều hiển nhiên phải có.
Thu nhi chưa từng đòi hỏi gì, cũng chưa từng tị nạnh với em trai bất cứ điều gì.
Với em, được nhìn thấy cha mẹ vui vẻ đã là một điều hạnh phúc.Bóng dáng người cha đi khuất, Thu nhi lúc này khẽ lay mẹ mình mà mũm mĩm nói.- " mẹ ơi, con dìu mẹ vào giường nghỉ ngơi"Trần phu nhân đang vui vẻ, nghe con gái nói vậy thì gật đầu.
Thu nhi dìu mẹ đứng dậy, bước vào trong giường mà nằm thư giãn một chút sau một ngày mệt mỏi.
Khi mẹ đã nằm thoải mái rồi, em mới bước ra ngoài bếp bắc nồi nước sôi và chuẩn bị thổi cơm.
Nồi nước sôi mới được rót vào bình, bất ngờ bên ngoài lại nghe tiếng khóc.- " oa oa oa...đau quá tỷ ơi..."Thu nhi hoảng hốt chạy ra, thấy em trai tay cầm một cái cây chạy vào, xung quanh là ong bay túi bụi.
Thì ra lúc rảnh rỗi, Đú Cần thấy một tổ ong và vung cây đập nó.
Cũng không thể trách đứa trẻ 6 tuổi còn chưa biết tổ ong là cái gì.
Thu nhi vội vàng chạy ra lấy thân che cho em, dìu em chạy vào nhà, vừa che chắn vừa hối thúc.- " vào trong nhà đi em, vào trong rồi sẽ không sao nữa.
Chạy vào đi em"Hai chị em chạy vào nhà, Thu nhi lập tức đóng cửa lại ngăn ong bay vào.
Cũng may không phải là ong dữ, nên chúng cũng không chui vào trong nhà tấn công.
Đú Cần bị ong đốt hai nhát đau đớn khóc hu hu chạy lại phía mẹ, mà người mẹ nghe động tĩnh cũng bật dậy từ lúc nào rồi.
Đú Cần chạy vào lòng mẹ mà khóc nức nở, nước mắt dàn dụa.- " mẹ ơi đau quá, hu hu hu..."Người mẹ biết con vừa bị ong đốt thì đau xót lắm vội xoa con, dỗ dành dịu dàng.- " ôi con yêu, ngoan, không sao đâu, mẹ thương..."Có câu "con đau thì cái xót" , người mẹ thấy con trai bị ong đốt thì đau xót sinh tức giận, quay sang Thu nhi mà mắng.- " chỉ có mỗi việc trông em mà còn làm không được, vậy con còn có ích lợi gì trong nhà này?"Thu nhi khóc nức nở, vội cúi đầu xin lỗi.- " mẹ ơi con xin lỗi, là lỗi của con.
Con hứa sẽ không sơ xuất như vậy nữa"Nước mắt rơi lã chã, Thu nhi nén nỗi đau của mình.
Em không cảm thấy bất công, em đau vì cảm thấy đã phạm sai lầm khiến cho mẹ đau xót, và em đau vì vết đốt của ong.
Em trai của Thu nhi chỉ bị hai vết, còn Thu nhi bị tới năm nhát đốt đau thấu xương vì em đã che chắn cho em trai mình.
Thu nhi nhìn thấy mẹ đau xót cho em trai, sợ rằng khi biết mình bị ong đốt nhiều hơn thì sẽ càng đau xót hơn nên em đã nén đau giấu nhẹm chuyện này.
Em khóc, nhưng giọt nước mắt ấy đều là nước mắt hối hận chứ không có nước mắt oán hận, cho dù em chẳng làm gì sai để phải hối hận vì những chuyện ngoài khả năng của mình.Xem ra xã hội thời phong kiến thì việc trọng nam khinh nữ quá nặng nề..