Mặt trời tỏa chiếu trên đỉnh đầu Tứ a ca, chàng bước phăng phăng, chân Tô Bồi Thịnh đi theo sau như gắn thêm gió, sau cùng là một tiểu thái giám gần như phải chạy suốt cả quãng đường.
Vào đến viện, Tứ a ca mới thả chậm bước. Chàng sang thư phòng trước, đám tiểu thái giám đứng coi cửa thư phòng trông thấy Tứ a ca từ đằng xa xa thì đi lại, tất cả đồng loạt quỳ xuống.
Chính giữa thư phòng kê một cái vạc đồng cao bằng nửa người, bên trong đặt một tảng băng trôi tỏa hơi lạnh. Tô Bồi Thịnh nhận sách và bút mực từ tay tiểu thái giám, để bài học của hôm nay lên bàn, thấy Tứ a ca đang được tiểu thái giám hầu đi tiểu tiện sau bình phong, bèn ra gọi người múc nước vào cho a ca rửa mặt súc miệng.
Ai ngờ vừa đi ra đã bắt gặp đồ đệ Trương Đức Thắng đứng ở góc hành lang bên phải nháy mắt với hắn.
Tô Bồi Thịnh sai đám tiểu thái giám bưng chậu đồng, ấm đồng, khăn mặt, dầu thơm, bồ kết vào trong trước. Hắn bước hai bước tới hành lang, ngoắc tay gọi Trương Đức Thắng lại.
"Hôm nay trong phủ có sự gì?"
Trương Đức Thắng thuật lại một lượt chuyện Lý cách cách bị nhiệt miệng, nha đầu Ngọc Bình của cách cách qua xin nghỉ không thể hầu hạ Tứ a ca. Nói xong thì nhìn chăm chăm sắc mặt Tô Bồi Thịnh.
Hôm qua Phúc tấn đi trò chuyện với Đức phi, Tô Bồi Thịnh đã đoán hôm nay chắc chắn Lý cách cách sẽ xin nghỉ. Vừa định trở vào thì phát hiện Trương Đức Thắng đang dán mắt nhìn mình, hắn vả nhẹ một cái đuổi cậu ta cuốn xéo, sau đó sửa sang áo quần đi vào thư phòng.
Tứ a ca ném khăn tay vào cái mâm tiểu thái giám đang bưng, chỉnh lại tay áo, nhíu mày hỏi: "Sao thế?"
Tôi Bồi Thịnh không dám nói thêm nói bớt chữ nào: "Trương Đức Thắng báo, Lý chủ tử ăn thịt dê, miệng bị nhiệt nổi mụn nước, sợ chủ tử nhìn đâm khó chịu, nên mấy ngày này không thể hầu hạ chủ tử."
Tứ a ca nheo cặp mắt sắc, "hừ" một tiếng nặng nề. Chàng nhìn chiếc đồng hồ Tây Dương nhỏ để bàn trong thư phòng, thấy mới hơn bốn giờ, nghĩ bụng trước khi tới phòng Phúc tấn dùng cơm vẫn kịp sang thăm nàng. Chàng nhấc chân ra khỏi phòng, đi thẳng đến viện Lý Vi ở.
Tiểu nha đầu trong viện thấy Tứ a ca xông lại như một cơn gió, lập tức quỳ sụp xuống đất hô "cát tường", kế đó đứng dậy vén rèm lên.
Tứ a ca bước vào, Ngọc Bình đã quỳ sẵn giữa nhà chính dập đầu. Chàng cũng chẳng kêu dậy, tự vén rèm vải đi vào phòng trong. Vừa vào đã nhìn thấy Lý Vi đang đứng giữa phòng với tư thế vái chào. Chàng nhìn lướt từ trên xuống dưới, phát hiện giày của nàng chỉ mới đi một nửa, nửa sau chưa xỏ hết, vớ trắng cứ thế lộ ra.
"Đứng lên đi." Chàng vừa nói vừa ngồi xuống giường, vươn tay đỡ nàng, tiện đà kéo đến ngồi bên cạnh mình, "Ngẩng lên cho ta xem."
Lý Vi ngẩng nửa mặt, chưa kịp nhoẻn môi cười thì Tứ a ca đã đưa tay nâng cằm nàng lên, hòng nhìn rõ ba cục mụn nước to tướng bên miệng đã lở cả ra của nàng.
Viền mụn nước ngả màu vàng, phần giữa trắng nhởn, vừa bôi cả thuốc vừa bôi cả son mỡ, trông bóng loang loáng cứ như thể sắp chảy mủ đến nơi. Chẳng phải ghê bình thường, mà là ghê tợn.
Lý Vị giơ tay che đi khóe môi. Tuy rằng nàng muốn cáo ốm, nhưng lại không hề muốn Tứ a ca ghét bỏ mình.
Ngờ đâu cửa sổ bé quá, ánh sáng trong phòng mờ mờ, nàng lại ngồi chỗ khuất bóng, Tứ a ca nhìn không rõ, chau mày kéo tay nàng xuống. Khi nhìn rõ rồi mới thả nàng ra, mặc nàng ngồi ở xa cách một cánh tay.
Đáng đời!
Tứ a ca tức sôi bụng.
Nhìn bộ dạng xấu xí có đôi phần hối hận của nàng, lại thấy nàng lặng lẽ lấy khăn ấn nhẹ lên khóe miệng, lòng biết rõ nàng sợ là sợ chàng ghét nàng.
Đáng đời!
Chàng cứ ngồi sừng sững ở đấy, chả ư hử chi.
Lý Vi không thể nào im ỉm theo, nàng có ý muốn tìm đề tài, nhưng bắt tìm ngay thì tìm kiểu gì cho được?
Dầu sao cũng đâu thể hỏi han mấy câu như: "Trời hôm nay nóng nôi ghê nhỉ?", nghe có khác nào bị chập mạch không.
Vị gia này lại không thích kiểu người hơi động một tí là thỉnh tội. Bằng không thì nàng đã quỳ xuống xin tạ tội vì mình đã để dung nhan tổn hại mà làm bẩn mắt quý nhân, phá vỡ cục diện bế tắc từ lâu.
Phải nói một hai câu quan tâm săn sóc đã. Nhưng nom y phục của chàng, nàng đã nhận ra ngay không phải quần áo ở nhà. Chắc chắn Tứ a ca đi từ thư phòng tới đây, ở thư phòng chàng cũng không thay đồ, hẳn là muốn về chính viện thay. Bởi vậy, tuy Lý Vi trông thấy cổ áo của Tứ a ca thấm đẫm mồ hôi, chỗ nàng cũng có quần áo của chàng, nhưng nàng không thể mở lời bảo chàng thay trong đây.
Ấy chẳng phải là tát lên mặt Phúc tấn đâu, vì Phúc tấn quan trọng đấy, nhưng chủ tử của viện này là Tứ a ca. Nàng đã hiểu rằng Tứ a ca muốn thay quần áo ở chính viện, thế nên sẽ không đề xuất chàng thay quần áo tại nơi này.
Dẫu thấy chàng khó chịu vì đồ ướt mồ hôi nóng nực, nàng cũng tuyệt đối không nhắc.
Suy nghĩ cứ lóe lên như tia chớp trong đầu Lý Vi, theo lý mà nói, khi Tứ a ca vào phòng, nàng phải làm một số việc: thay đồ, dâng trà bánh, bóp vai đấm chân, lên giường.
Những việc đầu tiên luôn luôn làm đúng một trình tự duy nhất. Nếu đã không thay đồ được, vậy thì trà ắt phải dâng một chén.
Có điều...
Trời nóng thế này, người chàng đầm đìa mồ hôi, lại đang tức bụng, sao nàng dâng trà nóng được đây? Chỉ có nước nóng càng thêm nóng. Nhất định sẽ khiến chàng càng không thoải mái.
Trà nóng không ổn, trà lạnh cũng chả xong. Điểm chướng nhất trong tính nết của Tứ a ca là cực kỳ giáo điều, những chàng trai trẻ tuổi bình thường làm gì giáo điều, cứng nhắc như chàng. Ví dụ như, trà lạnh hại sức khỏe, hại dạ dày, chàng sẽ không uống. Thực ra mùa hè uống trà lạnh mát người rất tốt, bao nhiêu a ca trong A Ca Sở, chưa từng nghe nói người nào không uống trà lạnh.
Ngoài trà lạnh, món giúp giải nhiệt ở chỗ nàng chỉ còn lại mỗi nước ô mai... nhưng chàng không uống nước ô mai. Loại thức uống chua chua ngọt ngọt hợp khẩu vị đàn bà con gái ấy, chàng chẳng bao giờ đụng đến.
Lý Vi âu sầu.
Lúc này, Ngọc Bình đã đến cứu cánh cho nàng!
Ngọc Bình cẩn thận vén rèm, nhanh tay nhanh chân lách mình vào phòng, tay bưng cái mâm bày hai bát tròn sứ trắng có nắp.
Nàng ta đang bưng hai bát kem sữa chua!
Mắt Lý Vi rực sáng, vội vội vàng vàng bước lên đón lấy, đặt một bát xuống cái bàn nhỏ trước mặt Tứ a ca, "Tứ gia thử xem, sữa chua này vị thanh lắm. Không phải thiếp muốn ăn đâu, chắc là thiện phòng nghĩ gia qua đây nên mới đưa tới."
Một câu nhẹ nhàng mà khéo léo, tránh để Tứ a ca ghi nhớ công lao này ở nàng. Nói xong bèn cúi đầu không khuyên nữa, rồi nàng bưng sữa chua lên ăn luôn, cũng coi như tự chặn miệng mình để không cần phải nói chuyện.
Tứ a ca ở chỗ nàng nhiều nhất một khắc là đi. Chuyện nàng ăn thịt dê bị nhiệt cũng chỉ là trò cũ rích, chàng đã biết tỏng từ lâu. Nói kiểu gì cũng sai, thì thôi đừng nói, mọi người ngầm hiểu trong bụng là tốt rồi.
Dận Chân thấy nàng ăn uống thỏa thuê, trên chiếc bát sứ trắng trước mặt có giọt nước tụ lại đọng nơi thành bát. Chàng mở nắp ra, sữa chua trắng nõn hệt miếng đậu hũ, cảm giác mát rượi phả vào mặt, nước giã hoa hồng tô điểm bên trên đã hơi ngấm. Chàng cầm cái thìa bạc nhỏ xúc ăn thử một miếng, vị ngọt sữa không quá đậm, chua rất vừa miệng. Bất tri bất giác ăn hết một bát, mồ hôi khắp người cũng khô đi nửa.
Chàng coi thời gian cũng đã tương đối, liền đứng dậy. Lý Vi thầm thở phào nhẹ nhõm, đi theo tiễn chàng ra ngoài. Trước khi đi chàng lại ngó qua khóe môi nàng, dù giận nhưng vẫn bất đắc dĩ, nói: "Nghỉ ngơi cho đàng hoàng, mấy ngày nữa ta sẽ qua thăm nàng."
Lúc chàng giận, lòng Lý Vi sẽ bất an như thái sơn đè đầu. Sự dịu dàng này của chàng, làm nàng bỗng dưng thấy cảm động xót xa, hết chua chát rồi lại dâng trào khổ tâm.
Hai người chàng nhìn thiếp, thiếp nhìn chàng một thoáng, Tứ a ca liền xoay gót bước đi.
Lý Vi quay vào phòng, ngồi một hồi lâu mới thở dài đánh thượt.
Trong chính viện, từ lúc nghe nói Tứ gia về, phúc tấn đã chuẩn bị ngồi chờ, tiểu thái giám tiểu nha đầu chạy ngược chạy xuôi truyền lời liên tục.
Tứ gia vào thư phòng rồi.
Tứ gia đi thăm Lý cách cách rồi.
Tứ gia đi ra rồi.
Tứ gia đang đến chính viện.
Đến khi nghe thấy tiếng quỳ phịch của tiểu nha đầu tiểu thái giám ở ngoài, tiếng dập dầu hô "cát tường", Phúc tấn mới không kìm được nữa, đứng dậy bước hai bước ra cửa.
Rèm cửa đung đưa, Tứ gia nghiêng đầu bước vào.
Phúc tấn nhún nhẹ người một cái rồi đứng lên, cười tủm tỉm đi tới đón, hầu Tứ a ca vào phòng trong thay đồ. Bốn đại nha đầu đã bưng sẵn quần áo từ sớm, giày vớ, còn có lược chải đầu cùng một số vật dụng khác, đứng một bên chờ.
Phúc tấn hầu Tứ a ca thay bộ quần áo mới, thấy áo trong đã ướt đẫm cả thì không nén nổi tiếng thở dài: "Trời nóng thế này, Tứ gia vất vả rồi."
Tứ a ca ngồi xuống để nàng đổi giày vớ, nói: "Các huynh đệ đều giống nhau cả, đứa nhỏ chưa kêu ca, bậc làm huynh đương nhiên không thể than mệt."
Đổi sang đôi giày vải mặt đơn, chân nhất thời nhẹ đi hẳn.
Tứ a ca thoải mái thở hắt một hơi, ngả người ra giường, nhắm mắt nghỉ.
Phúc tấn đứng cạnh chàng, khẽ khàng tháo bím tóc cho chàng, chậm rãi chải từ dưới lên, chải xong một trăm lần thì lấy khăn trắng lau khô mồ hôi ở sau cổ và đỉnh đầu cho chàng, tiếp đó bện tóc lại một lần nữa.
Tứ a ca vẫn nhắm mắt, đợi Phúc tấn làm xong, chàng kéo tay nàng tới ngồi xuống giường, hơi hé mắt, cười nói: "Nàng cũng nghỉ ngơi đi, ta bận việc ở ngoài, nàng ở nhà cũng đâu nhàn hạ."
Phúc tấn cười bảo: "Thiếp ở trong phòng có mệt gì chứ?"
Tứ a ca vỗ vỗ tay nàng, lại nhắm mắt đánh một giấc. Phúc tấn từ từ đứng dậy, dẫn theo bọn nha đầu ra ngoài.
Giấc này chàng ngủ tới tận lúc mặt trời lặn về Tây. Khi mở mắt thì thấy nhà chính cách bức rèm cửa đã lên đèn, chàng nằm bất động, gọi người: "Người đâu, thắp đèn."
Thạch Lựu xách ngọn đèn đi vào trong thắp, Phúc tấn cũng đi vào, đỡ chàng đứng dậy xỏ giày rồi hỏi: "Tứ gia, dọn bữa được chưa ạ? Thiện phòng đã đưa bữa tối đến rồi, thiếp thấy có món lẩu chay nấu ngon lắm, canh tươi, vị đậm đà."
Tứ a ca "ừ" một tiếng, nhấc chân ra khỏi phòng, Phúc tấn bước theo sau.
Chính giữa nhà chính kê chiếc bàn vuông, góc Đông có ba cây nến cao kích thước cỡ cổ tay dựng trên cái bàn nhỏ dựa tường, ánh nến chiếu cả gian nhà sáng trưng.
Bàn nhỏ ở góc tường phía Tây bày một con thuyền châu báu làm bằng đồng, trong thuyền đựng tảng băng trôi. Còn bàn nhỏ ở góc tường phía Đông thì lại đặt một tòa bảo tháp ngọc bích, trong tháp đốt nhang thơm đuổi muỗi, làn khói trắng nhè nhẹ tỏa ra từ trong tháp.
Bên phải bàn vuông có bốn đại nha đầu của Phúc tấn đứng, bên trái có Tô Bồi Thịnh và bốn thái giám dọn bữa đứng.
Sau khi Tứ a ca và Phúc tấn ngồi xuống ghế, chín người này bắt đầu tiến lên hầu hạ.
Một bữa cơm lặng ngắt như tờ, ngay cả tiếng muôi chén chạm nhau cũng chẳng có.
Tứ a ca nếm thử món lẩu chay mà Phúc tấn nói trước, nguyên liệu chính là đậu hũ, nước dùng được hầm từ tôm, rong biển và tảo tía. Tứ gia không uống canh cá, chàng chê vị cá tanh, đây là điều mọi người của thiện phòng ai cũng biết. Nhưng dầu là vậy, nồi nước lẩu chay này chàng vẫn chẳng chạm môi lấy một tí, chỉ ăn hai miếng đậu hũ trong canh.
Mùa hè thời tiết oi nóng, thiện phòng nấu ăn lại toàn dùng mỡ lợn, mỡ dê với cả mỡ bò, nên dù là măng khô xào, Tứ gia cũng chỉ ăn một miếng là sẽ không đụng tới nữa.
May mắn thức ăn trên bàn nhiều, chàng cứ một miếng rồi lại một miếng thế cũng no được tám phần.
Chàng buông đũa, Phúc tấn từ đầu chí cuối mải lo nhìn xem chàng ăn món gì cũng buông đũa theo. Tuy nàng chỉ ăn no sáu phần, nhưng không hề thấy đói bụng chút nào.
Dọn chén đĩa xuống, Phúc tấn hầu chàng uống trà, thấy chàng chả nói năng gì, đành phải tự mình tìm đề tài. Nàng bèn lấy chuyện hôm nay chép hai cuốn kinh ra nói, từ chuyện chép kinh cho đến việc hôm qua tới chỗ Đức phi chuyện trò là chuyện trò cái gì.
Phúc tấn ăn nói thùy mị, thể hiện mặt dịu dàng nhã nhặn trong cách cư xử của một người con gái. Tứ a ca vừa nghe vừa mỉm cười gật đầu, nghiêm túc coi kỹ hai cuốn kinh nàng chép bữa nay, nói: "Thật vất vả cho phúc tấn rồi."
Phúc tấn nhẹ nhàng cười nói: "Đâu vất vả, ngày thường ngạch nương cũng thế. Chẳng qua là thiếp học theo ngạch nương thôi, nếu có thể học bằng một, hai phần của ngạch nương thì đó là phúc của thiếp."
Tứ a ca nghe vậy chỉ cười.
Đàn bà trong cung bất luận là được sủng ái hay không được sủng ái, đều có điểm chung là cuộc sống khó khăn trắc trở như nhau. Bất luận ở sau lưng họ mang bộ mặt ra sao, thì ở ngoài lại luôn sẵn sàng phô bày ra những khía cạnh tốt đẹp của mình cho người ta nhìn. Chép Kinh Thư, tay lần chuỗi tràng hạt, làm vậy như thể họ đã nhiễm cả sự thanh cao, thản nhiên, xuất trần thoát tục của Phật Tổ.
Nếu thoát tục, công danh lợi lộc kia tự nhiên sẽ rời xa họ. Mỹ nhân không nhuốm thế tục hồng trần, dường như những suy đoán của dục vọng xấu xa sẽ không thể nào vấy lên người họ.
Thế nên Kinh Thư, thiện niệm đã trở thành một trong số những yếu tố cần phải có của đàn bà trong cung, nó ví như là cây trâm gài trên đầu, là áo gấm khoác trên vai.
Tứ a ca lớn lên trong cung từ bé, nghiễm nhiên tỏ rõ điều ấy trong bụng.
Tuy Phúc tấn mới tiến cung có nửa năm, nhưng đã dần dần học được cách sinh tồn của phụ nữ chốn cung cấm.
Tứ a ca hài lòng nắm tay Phúc tấn, nói: "Phúc tấn hiểu là tốt, chỉ là chép kinh này nhọc người quá, một ngày chép một cuốn là được rồi, chỉ cần thành kính, Phật Tổ tất sẽ không trách tội. Vả lại, thành kính cũng có phải là chép càng nhiều càng thành kính đâu?"
Chàng vừa nói vừa xoa bóp cổ tay Phúc tấn: "Chép hai cuốn kinh, cổ tay nàng đã không chịu nổi đến nơi. Ngày mai đừng chép nữa, ngày mốt hẵng chép tiếp."
Tứ a ca quan tâm Phúc tấn như thế, bốn đại nha đầu và Phúc ma ma mừng cực kỳ. Họ đứng trong nhà chính, nghe động tĩnh của hai người trên giường trong phòng kéo dài phải đến hai khắc mới dừng, sau đó gọi nước cho cả hai lau qua người, thay đổi đệm chăn một lần nữa lại nằm xuống nghỉ ngơi.
Tứ a ca nằm trên giường nhanh chóng chìm vào giấc ngủ say, mà Phúc tấn mãi chẳng thể chợp mắt nổi. Nàng mở mắt nhìn nóc màn thao láo, trên tấm màn có những họa tiết dây leo nối tiếp nhau*, những quả dưa tròn nhẵn chen chúc nhau dưới tán lá hoa trĩu nặng, nhìn thôi cũng khiến người ta liên tưởng tới con nít.
*Nguyên văn là "Qua điệt miên miên" với ngụ ý con đàn cháu đống, truyền thế lâu dài.Nàng nghĩ nàng sẽ lần lượt sinh hạ những đứa trẻ, có anh em trai, có chị em gái.
Quay đầu nhìn về phía Tứ a ca đang say giấc, nàng có thể sinh thật nhiều con cho Tứ a ca, nhưng người con gái khác trong viện này cũng có thể sinh con cho chàng.
Nàng chen đến bên cạnh Tứ a ca, chàng mơ màng mở mắt, vươn tay ôm nàng vào lòng vỗ về.
Song, tâm nàng chẳng những không yên ổn được mà trái lại càng thêm bất an.
Chàng sẽ mãi tốt với nàng chứ? Liệu có phải chỉ cần nàng luôn luôn làm tốt thế này, chàng sẽ không bao giờ đổi thay?
Tuy nhiên, lòng Phúc tấn tỏ như gương, bất kể nàng có làm tốt bao nhiêu, Tứ a ca có mãi tốt với nàng hay không, quyền quyết định cũng không nằm ở nàng.
Dù nàng làm nhiều cỡ nào, vẫn sẽ có người con gái khác để lại dấu ấn trong lòng chàng, sẽ thu hút ánh mắt chàng.
Phúc tấn đau đớn nhắm mắt, xoay người rời khỏi vòng ôm của Tứ a ca. Nàng không thể gửi gắm hết thảy mọi thứ vào Tứ a ca, nàng phải tự đứng trên đôi chân mình. Như vậy, vô luận Tứ a ca có luôn sủng ái nàng hay không, thì nàng cũng sẽ không gục ngã.
Hai tiểu nha đầu và hai tiểu thái giám gác đêm ở phòng ngoài mở mắt trừng trừng suốt đêm, cứ chốc chốc là lại liếc sang cái đồng hồ để bàn. Khi kim đồng hồ chỉ đến ba giờ sáng, hai tiểu thái giám mới khẽ tay khẽ chân đi gọi người xách nước ấm vào, còn hai tiểu nha đầu bắt đầu chuẩn bị vật dụng rửa mặt sáng sớm cho Tứ a ca và Phúc tấn.
Người chuyên phụ trách bữa sáng của thiện phòng đã tới từ sớm, chia ra hai bếp lò lớn để đun nước, trước cửa xếp một dãy ấm đồng cao bằng nửa người, bên trong là nước đã đun sôi.
Viện của mỗi a ca đã cử hai tiểu thái giám đi qua xách nước nóng về hầu hạ nhóm chủ tử rửa mặt.
Thức ăn sáng đa phần là cháo và bánh ngọt. Cả một nồi cháo lớn được nấu từ tận chiều hôm qua, ninh đến giờ đậu đã nở, gạo chín nhừ tiết ra dầu, mùi thơm nồng nàn nức mũi.
Bánh ngọt có đủ loại từ bánh bột mì, bánh bao, cho đến bánh bao nhân mặn, bánh nhân ngọt, ngũ vị hương, vừng. Chay có đậu hũ, rau xanh, nấm hương, trứng gà. Mặn có thịt lợn, thịt dê, thị bò, tôm nõn. Có món hấp, món luộc, món nướng, và cả món chiên.
Từ Nam tới Bắc, nào thơm, nào cay, nào ngọt, nào mặn, nào cháo hải sản, cái gì cần có đều có. Thức ăn phong phú đa sắc màu, món mà chủ tử các viện thích ăn cũng đã được chuẩn bị đủ hết.
Lão thái giám của thiện phòng họ Lưu, ngoài ra còn có một người họ Ngưu và một người họ Mã khác. Lưu thái giám là tổng quản chịu trách nhiệm trong mọi công việc, Ngưu thái giám nắm mảng bò dê lợn chó gà vịt cá, Mã thái giám xử lý các vấn đề liên quan đến đồ uống và ngũ cốc.
Sáng sớm, Ngưu thái giám đã đi sang Khánh Phong ti, ông ta phải quan sát xem thức ăn bên đó đưa qua thiện phòng trong A Ca Sở của họ có tươi không. Bên này chỉ có Lưu thái giám theo dõi, Mã thái giám đứng ở đằng sau.
Sau khi ăn sáng, các a ca đều phải lên lớp, bữa này tưởng chừng như đơn giản nhưng thực ra lại là bữa quan trọng nhất.
Đợi nước nóng đã chuẩn bị gần như ổn thỏa, Lưu thái giám đứng dậy đi vào viện chờ chủ tử các viện gọi dọn bữa. Mã thái giám theo sát ông ta, chăm chú nhìn cổng viện.
Ai biết khi Lưu thái giám về hưu, người nào sẽ là người lên thay thế? Mã thái giám có lòng thăng tiến, tất nhiên chỉ mong sao học hỏi được nhiều thêm đôi chút từ Lưu thái giám. Kỳ thực ông ta ước gì có thể lột bộ da của Lưu thái giám xuống khoác lên người mình, đầu óc của Lưu thái giám đã tôi luyện được bốn chục năm rồi đấy, bên trong chứa bao nhiêu là thứ hay ho. Nếu ông ta sở hữu bộ óc đó thì chả cần phải băn khoăn gì nữa.
Lưu thái giám thừa biết, từ đầu đến chân, từ trong ra ngoài, hay đến cả tim gan lách phổi thận của mình đã sắp bị ánh nhìn của Mã thái giám và Ngưu thái giám rọi sáng choang đến nơi. Đón lấy cái nhìn dò xét dán rịt trên lưng, Lưu thái giám nghĩ thầm: Oắt con, mi còn non lắm.
Ông ta nhìn nhìn sắc trời, nhẩm tính chắc cũng đã tới giờ.
Người đầu tiên gọi bữa dám chắc là Tứ a ca. Sau đó là Tam a ca, Ngũ a ca muộn hơn một chút, Thất a ca và Bát a ca người chân trước người chân sau như bình thường.
Quả nhiên, người chạy vào trước là đồ đệ Trương Đức Thắng của Tô Bồi Thịnh. Cậu ta năm nay mười ba, người Sơn Đông, vóc người hơi thấp với gương mặt không có mấy thịt và nụ cười thật thà phúc hậu trên môi. Nếu không phải luôn khom lưng, thì thoạt nhìn đúng là có dáng dấp của tú tài ngoài phố.
Mặt mũi thế này Tứ a ca nhìn nhất định sẽ thích, Tô Bồi Thịnh rất biết chọn đồ đệ.
Bụng Lưu thái giám nghĩ vậy, miệng cười tủm tỉm bước lên đón: "Sao cậu lại qua đây?"
Trương Đức Thắng đứng cách ba bước chân, quỳ một gối xuống thỉnh an, nói giọng hớn hở: "Chào Lưu gia gia! Sư phụ sai tiểu nhân đến hỏi thăm sức khỏe gia gia đây!"
Bàn về lai lịch, Trương Đức Thắng gọi Lưu thái giám là gia gia là vừa đúng, nếu Tô Bồi Thịnh không hầu hạ Tứ a ca thì cũng phải gọi Lưu thái giám một tiếng gia gia.
Nghĩ đến điều ấy, Lưu thái giám lại muốn than một câu rằng, số người trời đã định, cho dù là thái giám cũng có số có mệnh sẵn cả. Năm đó nếu ông ta cũng được phân đến bên cạnh a ca, thì hiện giờ đừng nói để người khác gọi ông ta là "gia gia", mà thậm chí gọi bằng "tổ tông" luôn cũng có khi.
Còn giờ à, gặp Trương Đức Thắng là Lưu thái giám phải trưng ra vẻ mặt vui cười chào đón.
"Cũng gửi lời hỏi thăm của ta đến sư phụ cậu! Được rồi, ta không làm lỡ việc cậu nữa, mau mau lấy hộp thức ăn đi thôi!" Lưu thái giám tránh sang, có tiểu thái giám tự giác dẫn Trương Đức Thắng vào thiện phòng.
Thiện phòng nằm ở khu viện có hai lối vào, trái thông với phải, là một căn phòng rộng rãi không vách ngăn dẫn đến tận cuối đường. Hộp thức ăn trên bốn cái bàn trong gian chính đã bày biện xong xuôi, chủ tử các viện ăn món gì thực ra đã phân chia đâu vào đấy cả.
Trương Đức Thắng cùng lắm chỉ liếc mắt một cái rồi sai người đậy nắp hộp xách đi. Cũng có người hay tới đột xuất bảo muốn món này món kia, hai bên trái phải thiện phòng đều là nhà bếp, đầu bếp sớm đã chuẩn bị mấy bếp lò để rỗi, đề phòng có ai gọi món bất ngờ.
Hôm nay Tô Bồi Thịnh bảo Trương Đức Thắng qua chính bởi vì tối qua, rõ ràng Tứ a ca dùng bữa không ngon miệng. Phúc tấn vừa vào cửa nửa năm, có lẽ vẫn chưa bắt chuẩn mạch của Tứ gia. Bữa tối đã thế, nên sáng trước khi ra ngoài thể nào cũng phải ăn kỹ một chút, không thì phiền phức lắm.
Hắn bèn giao cho Trương Đức Thắng, xem bên Lý cách cách có gì ăn thì bưng qua coi trước hẵng. Ở viện của Tứ a ca, chỉ có thức ăn trong phòng Lý cách cách là khiến Tứ gia vừa lòng.
Chắc do khẩu vị hai người gần gần nhau.
Vì vậy, Trương Đức Thắng đã đến hỏi bàn ăn chuyên bày thức ăn của chủ tử trong viện Tứ a ca nằm ở đâu. Tiểu thái giám chỉ cho cậu ta xem, đây là phần của phòng Tống cách cách, đây là phần của phòng Lý cách cách.
Trương Đức Thắng "ồ" một tiếng, chỉ vào một đĩa lòng đỏ trứng vịt muối chảy dầu, nói: "Tôi thấy cái kia ngon đấy."
Tiểu thái giám chẳng cần cậu ta nói câu thứ hai đã thẳng tay cầm ra đặt vào hộp thức ăn của Tứ a ca, tiện thể lấy luôn một lồng bánh hấp.
"Lý chủ tử thích nhất là dùng cái này bọc lòng đỏ trứng vịt muối ăn." Tiểu thái giám lắm chuyện giải thích một câu.
Trương Đức Thắng vui vẻ nhận, lại thấy trên bàn còn có hai đĩa rau tươi xanh biếc khác: "Đó là gì thế?"
Bụng tiểu thái giám thầm mắng cậu ta mắt mù, ngoài miệng lại cười đáp: "Đó là dưa chuột xào trứng, đây là rau cần xào, đĩa kia là mộc nhĩ đen trộn hành tím. Toàn là món Lý chủ tử thích ăn."
Trương Đức Thắng dứt khoát đem cả đĩa đi luôn, cuối cùng ngay cả cháo bách hợp đậu xanh của Lý cách cách cũng lấy một hũ.
Sau khi cậu ta đi, tiểu thái giám buồn bã chạy đi tìm Lưu thái giám.
"Lưu gia gia, ông xem tính sao bây giờ đây?" Hộp thức ăn của Lý cách cách còn lại mỗi một phần cháo, một lồng bánh bao hình mắt voi, một đĩa bánh ô mai, một đĩa dưa thái sợi muối dầu mè.
Lưu thái giám cũng tương đối khổ não, cả một bàn đầy ắp kia ông ta nấu quả thực cốt là để dự bị cho Tứ a ca, nhưng ngờ đâu Trương Đức Thắng lại là tên chả biết một cái gì sất, không buồn chừa đĩa nào cho Lý cách cách.
"Nhanh lên, xào thêm mấy đĩa nữa! Cứ đưa qua thế thì biết giấu mặt đi đâu!" Ông ta chỉ huy, tiểu thái giám vội vội vàng vàng chuyển lời cho nhà bếp, rồi lại chạy về bảo: "Sợ là không kịp! Hay là, dùng tạm thức ăn trong hộp khác?" Dù sao món nào mà chẳng như nhau, đổi vài món của vị chủ tử không mấy nổi bật trong viện cũng có sao đâu.
Lưu thái giám nhìn trời, lắc đầu nói: "Không cần, nấu kịp. Lý chủ tử gọi bữa muộn."
Quả là thế, đợi tới khi thức ăn đã xào sắp xong, bên Lý cách cách vẫn chưa gọi bữa. Lưu thái giám kêu hai tiểu thái giám đưa hộp thức ăn qua luôn.
Khi tiểu thái giám xách hộp thức ăn vào viện của Tứ a ca, đúng lúc Thạch Lựu vừa đi tiễn Tứ a ca về tình cờ bắt gặp. Thấy cách ăn mặc của tiểu thái giám này khác người trong viện, tay xách hộp thức ăn đi thẳng tới viện Lý cách cách, nàng ta nghĩ bụng, chẳng nhẽ là người của thiện phòng?
Nàng ta không khỏi bĩu môi bất bình. Chủ tử khác trong viện đều tự đến thiện phòng lấy, ngay cả Phúc tấn cũng không ngoại lệ, ấy mà Lý cách cách lại trở thành mục tiêu nịnh hót số một của thiện phòng.
Nhưng về tới chính viện, nàng ta không dám hó hé một chữ. Vì buổi sáng Tứ gia ăn khá nhiều, ăn chừng hai cái bánh hấp bọc lòng đỏ trứng vịt muối, cháo bách hợp đậu xanh cũng ăn một bát, ba đĩa rau gồm rau cần xào, mộc nhĩ đen trộn hành tím, dưa chuột xào trứng gà cũng ăn không ít, nhất là mộc nhĩ đen trộn hành tím ăn gần hết.
Phúc tấn mừng cực kỳ, Phúc ma ma bèn sai người cầm bạc đi thưởng cho người bên thiện phòng.
Bầu không khí trong phòng đang tốt đẹp, lúc nàng ta vào, Phúc tấn hãy đang nói lần sau Tứ gia sẽ dùng bữa ở chính viện tiếp, dặn nàng ta không được để thiếu món mộc nhĩ đen trộn hành tím này.
Thấy mọi người ai ai cũng nói nói cười cười, Thạch Lựu nghĩ ngợi, rốt cuộc nuốt ngược những chuyện kia xuống bụng. Chẳng qua là tiểu nhân xu nịnh Lý cách cách thôi mà, nói ra thì giải quyết được gì? Chỉ tổ làm Phúc tấn sinh muộn phiền vô ích thôi.
(còn tiếp)Mặt trời tỏa chiếu trên đỉnh đầu Tứ a ca, chàng bước phăng phăng, chân Tô Bồi Thịnh đi theo sau như gắn thêm gió, sau cùng là một tiểu thái giám gần như phải chạy suốt cả quãng đường.
Vào đến viện, Tứ a ca mới thả chậm bước. Chàng sang thư phòng trước, đám tiểu thái giám đứng coi cửa thư phòng trông thấy Tứ a ca từ đằng xa xa thì đi lại, tất cả đồng loạt quỳ xuống.
Chính giữa thư phòng kê một cái vạc đồng cao bằng nửa người, bên trong đặt một tảng băng trôi tỏa hơi lạnh. Tô Bồi Thịnh nhận sách và bút mực từ tay tiểu thái giám, để bài học của hôm nay lên bàn, thấy Tứ a ca đang được tiểu thái giám hầu đi tiểu tiện sau bình phong, bèn ra gọi người múc nước vào cho a ca rửa mặt súc miệng.
Ai ngờ vừa đi ra đã bắt gặp đồ đệ Trương Đức Thắng đứng ở góc hành lang bên phải nháy mắt với hắn.
Tô Bồi Thịnh sai đám tiểu thái giám bưng chậu đồng, ấm đồng, khăn mặt, dầu thơm, bồ kết vào trong trước. Hắn bước hai bước tới hành lang, ngoắc tay gọi Trương Đức Thắng lại.
"Hôm nay trong phủ có sự gì?"
Trương Đức Thắng thuật lại một lượt chuyện Lý cách cách bị nhiệt miệng, nha đầu Ngọc Bình của cách cách qua xin nghỉ không thể hầu hạ Tứ a ca. Nói xong thì nhìn chăm chăm sắc mặt Tô Bồi Thịnh.
Hôm qua phúc tấn đi trò chuyện với Đức phi, Tô Bồi Thịnh đã đoán hôm nay chắc chắn Lý cách cách sẽ xin nghỉ. Vừa định trở vào thì phát hiện Trương Đức Thắng đang dán mắt nhìn mình, hắn vả nhẹ một cái đuổi cậu ta cuốn xéo, sau đó sửa sang áo quần đi vào thư phòng.
Tứ a ca ném khăn tay vào cái mâm tiểu thái giám đang bưng, chỉnh lại tay áo, nhíu mày hỏi: "Sao thế?"
Tôi Bồi Thịnh không dám nói thêm nói bớt chữ nào: "Trương Đức Thắng báo, Lý chủ tử ăn thịt dê, miệng bị nhiệt nổi mụn nước, sợ chủ tử nhìn đâm khó chịu, nên mấy ngày này không thể hầu hạ chủ tử."
Tứ a ca nheo cặp mắt sắc, "hừ" một tiếng nặng nề. Chàng nhìn chiếc đồng hồ Tây Dương nhỏ để bàn trong thư phòng, thấy mới hơn bốn giờ, nghĩ bụng trước khi tới phòng phúc tấn dùng cơm vẫn kịp sang thăm nàng. Chàng nhấc chân ra khỏi phòng, đi thẳng đến viện Lý Vi ở.
Tiểu nha đầu trong viện thấy Tứ a ca xông lại như một cơn gió, lập tức quỳ sụp xuống đất hô "cát tường", kế đó đứng dậy vén rèm lên.
Tứ a ca bước vào, Ngọc Bình đã quỳ sẵn giữa nhà chính dập đầu. Chàng cũng chẳng kêu dậy, tự vén rèm vải đi vào phòng trong. Vừa vào đã nhìn thấy Lý Vi đang đứng giữa phòng với tư thế vái chào. Chàng nhìn lướt từ trên xuống dưới, phát hiện giày của nàng chỉ mới đi một nửa, nửa sau chưa xỏ hết, vớ trắng cứ thế lộ ra.
"Đứng lên đi." Chàng vừa nói vừa ngồi xuống giường, vươn tay đỡ nàng, tiện đà kéo đến ngồi bên cạnh mình, "Ngẩng lên cho ta xem."
Lý Vi ngẩng nửa mặt, chưa kịp nhoẻn môi cười thì Tứ a ca đã đưa tay nâng cằm nàng lên, hòng nhìn rõ ba cục mụn nước to tướng bên miệng đã lở cả ra của nàng.
Viền mụn nước ngả màu vàng, phần giữa trắng nhởn, vừa bôi cả thuốc vừa bôi cả son mỡ, trông bóng loang loáng cứ như thể sắp chảy mủ đến nơi. Chẳng phải ghê bình thường, mà là ghê tợn.
Lý Vị giơ tay che đi khóe môi. Tuy rằng nàng muốn cáo ốm, nhưng lại không hề muốn Tứ a ca ghét bỏ mình.
Ngờ đâu cửa sổ bé quá, ánh sáng trong phòng mờ mờ, nàng lại ngồi chỗ khuất bóng, Tứ a ca nhìn không rõ, chau mày kéo tay nàng xuống. Khi nhìn rõ rồi mới thả nàng ra, mặc nàng ngồi ở xa cách một cánh tay.
Đáng đời!
Tứ a ca tức sôi bụng.
Nhìn bộ dạng xấu xí có đôi phần hối hận của nàng, lại thấy nàng lặng lẽ lấy khăn ấn nhẹ lên khóe miệng, lòng biết rõ nàng sợ là sợ chàng ghét nàng.
Đáng đời!
Chàng cứ ngồi sừng sững ở đấy, chả ư hử chi.
Lý Vi không thể nào im ỉm theo, nàng có ý muốn tìm đề tài, nhưng bắt tìm ngay thì tìm kiểu gì cho được?
Dầu sao cũng đâu thể hỏi han mấy câu như: "Trời hôm nay nóng nôi ghê nhỉ?", nghe có khác nào bị chập mạch không.
Vị gia này lại không thích kiểu người hơi động một tí là thỉnh tội. Bằng không thì nàng đã quỳ xuống xin tạ tội vì mình đã để dung nhan tổn hại mà làm bẩn mắt quý nhân, phá vỡ cục diện bế tắc từ lâu.
Phải nói một hai câu quan tâm săn sóc đã. Nhưng nom y phục của chàng, nàng đã nhận ra ngay không phải quần áo ở nhà. Chắc chắn Tứ a ca đi từ thư phòng tới đây, ở thư phòng chàng cũng không thay đồ, hẳn là muốn về chính viện thay. Bởi vậy, tuy Lý Vi trông thấy cổ áo của Tứ a ca thấm đẫm mồ hôi, chỗ nàng cũng có quần áo của chàng, nhưng nàng không thể mở lời bảo chàng thay trong đây.
Ấy chẳng phải là tát lên mặt phúc tấn đâu, vì phúc tấn quan trọng đấy, nhưng chủ tử của viện này là Tứ a ca. Nàng đã hiểu rằng Tứ a ca muốn thay quần áo ở chính viện, thế nên sẽ không đề xuất chàng thay quần áo tại nơi này.
Dẫu thấy chàng khó chịu vì đồ ướt mồ hôi nóng nực, nàng cũng tuyệt đối không nhắc.
Suy nghĩ cứ lóe lên như tia chớp trong đầu Lý Vi, theo lý mà nói, khi Tứ a ca vào phòng, nàng phải làm một số việc: thay đồ, dâng trà bánh, bóp vai đấm chân, lên giường.
Những việc đầu tiên luôn luôn làm đúng một trình tự duy nhất. Nếu đã không thay đồ được, vậy thì trà ắt phải dâng một chén.
Có điều...
Trời nóng thế này, người chàng đầm đìa mồ hôi, lại đang tức bụng, sao nàng dâng trà nóng được đây? Chỉ có nước nóng càng thêm nóng. Nhất định sẽ khiến chàng càng không thoải mái.
Trà nóng không ổn, trà lạnh cũng chả xong. Điểm chướng nhất trong tính nết của Tứ a ca là cực kỳ giáo điều, những chàng trai trẻ tuổi bình thường làm gì giáo điều, cứng nhắc như chàng. Ví dụ như, trà lạnh hại sức khỏe, hại dạ dày, chàng sẽ không uống. Thực ra mùa hè uống trà lạnh mát người rất tốt, bao nhiêu a ca trong A Ca Sở, chưa từng nghe nói người nào không uống trà lạnh.
Ngoài trà lạnh, món giúp giải nhiệt ở chỗ nàng chỉ còn lại mỗi nước ô mai... nhưng chàng không uống nước ô mai. Loại thức uống chua chua ngọt ngọt hợp khẩu vị đàn bà con gái ấy, chàng chẳng bao giờ đụng đến.
Lý Vi âu sầu.
Lúc này, Ngọc Bình đã đến cứu cánh cho nàng!
Ngọc Bình cẩn thận vén rèm, nhanh tay nhanh chân lách mình vào phòng, tay bưng cái mâm bày hai bát tròn sứ trắng có nắp.
Nàng ta đang bưng hai bát kem sữa chua!
Mắt Lý Vi rực sáng, vội vội vàng vàng bước lên đón lấy, đặt một bát xuống cái bàn nhỏ trước mặt Tứ a ca, "Tứ gia thử xem, sữa chua này vị thanh lắm. Không phải thiếp muốn ăn đâu, chắc là thiện phòng nghĩ gia qua đây nên mới đưa tới."
Một câu nhẹ nhàng mà khéo léo, tránh để Tứ a ca ghi nhớ công lao này ở nàng. Nói xong bèn cúi đầu không khuyên nữa, rồi nàng bưng sữa chua lên ăn luôn, cũng coi như tự chặn miệng mình để không cần phải nói chuyện.
Tứ a ca ở chỗ nàng nhiều nhất một khắc là đi. Chuyện nàng ăn thịt dê bị nhiệt cũng chỉ là trò cũ rích, chàng đã biết tỏng từ lâu. Nói kiểu gì cũng sai, thì thôi đừng nói, mọi người ngầm hiểu trong bụng là tốt rồi.
Dận Chân thấy nàng ăn uống thỏa thuê, trên chiếc bát sứ trắng trước mặt có giọt nước tụ lại đọng nơi thành bát. Chàng mở nắp ra, sữa chua trắng nõn hệt miếng đậu hũ, cảm giác mát rượi phả vào mặt, nước giã hoa hồng tô điểm bên trên đã hơi ngấm. Chàng cầm cái thìa bạc nhỏ xúc ăn thử một miếng, vị ngọt sữa không quá đậm, chua rất vừa miệng. Bất tri bất giác ăn hết một bát, mồ hôi khắp người cũng khô đi nửa.
Chàng coi thời gian cũng đã tương đối, liền đứng dậy. Lý Vi thầm thở phào nhẹ nhõm, đi theo tiễn chàng ra ngoài. Trước khi đi chàng lại ngó qua khóe môi nàng, dù giận nhưng vẫn bất đắc dĩ, nói: "Nghỉ ngơi cho đàng hoàng, mấy ngày nữa ta sẽ qua thăm nàng."
Lúc chàng giận, lòng Lý Vi sẽ bất an như thái sơn đè đầu. Sự dịu dàng này của chàng, làm nàng bỗng dưng thấy cảm động xót xa, hết chua chát rồi lại dâng trào khổ tâm.
Hai người chàng nhìn thiếp, thiếp nhìn chàng một thoáng, Tứ a ca liền xoay gót bước đi.
Lý Vi quay vào phòng, ngồi một hồi lâu mới thở dài đánh thượt.
Trong chính viện, từ lúc nghe nói Tứ gia về, phúc tấn đã chuẩn bị ngồi chờ, tiểu thái giám tiểu nha đầu chạy ngược chạy xuôi truyền lời liên tục.
Tứ gia vào thư phòng rồi.
Tứ gia đi thăm Lý cách cách rồi.
Tứ gia đi ra rồi.
Tứ gia đang đến chính viện.
Đến khi nghe thấy tiếng quỳ phịch của tiểu nha đầu tiểu thái giám ở ngoài, tiếng dập dầu hô "cát tường", phúc tấn mới không kìm được nữa, đứng dậy bước hai bước ra cửa.
Rèm cửa đung đưa, Tứ gia nghiêng đầu bước vào.
Phúc tấn nhún nhẹ người một cái rồi đứng lên, cười tủm tỉm đi tới đón, hầu Tứ a ca vào phòng trong thay đồ. Bốn đại nha đầu đã bưng sẵn quần áo từ sớm, giày vớ, còn có lược chải đầu cùng một số vật dụng khác, đứng một bên chờ.
Phúc tấn hầu Tứ a ca thay bộ quần áo mới, thấy áo trong đã ướt đẫm cả thì không nén nổi tiếng thở dài: "Trời nóng thế này, Tứ gia vất vả rồi."
Tứ a ca ngồi xuống để nàng đổi giày vớ, nói: "Các huynh đệ đều giống nhau cả, đứa nhỏ chưa kêu ca, bậc làm huynh đương nhiên không thể than mệt."
Đổi sang đôi giày vải mặt đơn, chân nhất thời nhẹ đi hẳn.
Tứ a ca thoải mái thở hắt một hơi, ngả người ra giường, nhắm mắt nghỉ.
Phúc tấn đứng cạnh chàng, khẽ khàng tháo bím tóc cho chàng, chậm rãi chải từ dưới lên, chải xong một trăm lần thì lấy khăn trắng lau khô mồ hôi ở sau cổ và đỉnh đầu cho chàng, tiếp đó bện tóc lại một lần nữa.
Tứ a ca vẫn nhắm mắt, đợi phúc tấn làm xong, chàng kéo tay nàng tới ngồi xuống giường, hơi hé mắt, cười nói: "Nàng cũng nghỉ ngơi đi, ta bận việc ở ngoài, nàng ở nhà cũng đâu nhàn hạ."
Phúc tấn cười bảo: "Thiếp ở trong phòng có mệt gì chứ?"
Tứ a ca vỗ vỗ tay nàng, lại nhắm mắt đánh một giấc. Phúc tấn từ từ đứng dậy, dẫn theo bọn nha đầu ra ngoài.
Giấc này chàng ngủ tới tận lúc mặt trời lặn về Tây. Khi mở mắt thì thấy nhà chính cách bức rèm cửa đã lên đèn, chàng nằm bất động, gọi người: "Người đâu, thắp đèn."
Thạch Lựu xách ngọn đèn đi vào trong thắp, phúc tấn cũng đi vào, đỡ chàng đứng dậy xỏ giày rồi hỏi: "Tứ gia, dọn bữa được chưa ạ? Thiện phòng đã đưa bữa tối đến rồi, thiếp thấy có món lẩu chay nấu ngon lắm, canh tươi, vị đậm đà."
Tứ a ca "ừ" một tiếng, nhấc chân ra khỏi phòng, phúc tấn bước theo sau.
Chính giữa nhà chính kê chiếc bàn vuông, góc Đông có ba cây nến cao kích thước cỡ cổ tay dựng trên cái bàn nhỏ dựa tường, ánh nến chiếu cả gian nhà sáng trưng.
Bàn nhỏ ở góc tường phía Tây bày một con thuyền châu báu làm bằng đồng, trong thuyền đựng tảng băng trôi. Còn bàn nhỏ ở góc tường phía Đông thì lại đặt một tòa bảo tháp ngọc bích, trong tháp đốt nhang thơm đuổi muỗi, làn khói trắng nhè nhẹ tỏa ra từ trong tháp.
Bên phải bàn vuông có bốn đại nha đầu của phúc tấn đứng, bên trái có Tô Bồi Thịnh và bốn thái giám dọn bữa đứng.
Sau khi Tứ a ca và phúc tấn ngồi xuống ghế, chín người này bắt đầu tiến lên hầu hạ.
Một bữa cơm lặng ngắt như tờ, ngay cả tiếng muôi chén chạm nhau cũng chẳng có.
Tứ a ca nếm thử món lẩu chay mà phúc tấn nói trước, nguyên liệu chính là đậu hũ, nước dùng được hầm từ tôm, rong biển và tảo tía. Tứ gia không uống canh cá, chàng chê vị cá tanh, đây là điều mọi người của thiện phòng ai cũng biết. Nhưng dầu là vậy, nồi nước lẩu chay này chàng vẫn chẳng chạm môi lấy một tí, chỉ ăn hai miếng đậu hũ trong canh.
Mùa hè thời tiết oi nóng, thiện phòng nấu ăn lại toàn dùng mỡ lợn, mỡ dê với cả mỡ bò, nên dù là măng khô xào, Tứ gia cũng chỉ ăn một miếng là sẽ không đụng tới nữa.
May mắn thức ăn trên bàn nhiều, chàng cứ một miếng rồi lại một miếng thế cũng no được tám phần.
Chàng buông đũa, phúc tấn từ đầu chí cuối mải lo nhìn xem chàng ăn món gì cũng buông đũa theo. Tuy nàng chỉ ăn no sáu phần, nhưng không hề thấy đói bụng chút nào.
Dọn chén đĩa xuống, phúc tấn hầu chàng uống trà, thấy chàng chả nói năng gì, đành phải tự mình tìm đề tài. Nàng bèn lấy chuyện hôm nay chép hai cuốn kinh ra nói, từ chuyện chép kinh cho đến việc hôm qua tới chỗ Đức phi chuyện trò là chuyện trò cái gì.
Phúc tấn ăn nói thùy mị, thể hiện mặt dịu dàng nhã nhặn trong cách cư xử của một người con gái. Tứ a ca vừa nghe vừa mỉm cười gật đầu, nghiêm túc coi kỹ hai cuốn kinh nàng chép bữa nay, nói: "Thật vất vả cho phúc tấn rồi."
Phúc tấn nhẹ nhàng cười nói: "Đâu vất vả, ngày thường ngạch nương cũng thế. Chẳng qua là thiếp học theo ngạch nương thôi, nếu có thể học bằng một, hai phần của ngạch nương thì đó là phúc của thiếp."
Tứ a ca nghe vậy chỉ cười.
Đàn bà trong cung bất luận là được sủng ái hay không được sủng ái, đều có điểm chung là cuộc sống khó khăn trắc trở như nhau. Bất luận ở sau lưng họ mang bộ mặt ra sao, thì ở ngoài lại luôn sẵn sàng phô bày ra những khía cạnh tốt đẹp của mình cho người ta nhìn. Chép Kinh Thư, tay lần chuỗi tràng hạt, làm vậy như thể họ đã nhiễm cả sự thanh cao, thản nhiên, xuất trần thoát tục của Phật Tổ.
Nếu thoát tục, công danh lợi lộc kia tự nhiên sẽ rời xa họ. Mỹ nhân không nhuốm thế tục hồng trần, dường như những suy đoán của dục vọng xấu xa sẽ không thể nào vấy lên người họ.
Thế nên Kinh Thư, thiện niệm đã trở thành một trong số những yếu tố cần phải có của đàn bà trong cung, nó ví như là cây trâm gài trên đầu, là áo gấm khoác trên vai.
Tứ a ca lớn lên trong cung từ bé, nghiễm nhiên tỏ rõ điều ấy trong bụng.
Tuy phúc tấn mới tiến cung có nửa năm, nhưng đã dần dần học được cách sinh tồn của phụ nữ chốn cung cấm.
Tứ a ca hài lòng nắm tay phúc tấn, nói: "Phúc tấn hiểu là tốt, chỉ là chép kinh này nhọc người quá, một ngày chép một cuốn là được rồi, chỉ cần thành kính, Phật Tổ tất sẽ không trách tội. Vả lại, thành kính cũng có phải là chép càng nhiều càng thành kính đâu?"
Chàng vừa nói vừa xoa bóp cổ tay phúc tấn: "Chép hai cuốn kinh, cổ tay nàng đã không chịu nổi đến nơi. Ngày mai đừng chép nữa, ngày mốt hẵng chép tiếp."
Tứ a ca quan tâm phúc tấn như thế, bốn đại nha đầu và Phúc ma ma mừng cực kỳ. Họ đứng trong nhà chính, nghe động tĩnh của hai người trên giường trong phòng kéo dài phải đến hai khắc mới dừng, sau đó gọi nước cho cả hai lau qua người, thay đổi đệm chăn một lần nữa lại nằm xuống nghỉ ngơi.
Tứ a ca nằm trên giường nhanh chóng chìm vào giấc ngủ say, mà phúc tấn mãi chẳng thể chợp mắt nổi. Nàng mở mắt nhìn nóc màn thao láo, trên tấm màn có những họa tiết dây leo nối tiếp nhau*, những quả dưa tròn nhẵn chen chúc nhau dưới tán lá hoa trĩu nặng, nhìn thôi cũng khiến người ta liên tưởng tới con nít.
*Nguyên văn là "Qua điệt miên miên" với ngụ ý con đàn cháu đống, truyền thế lâu dài.Nàng nghĩ nàng sẽ lần lượt sinh hạ những đứa trẻ, có anh em trai, có chị em gái.
Quay đầu nhìn về phía Tứ a ca đang say giấc, nàng có thể sinh thật nhiều con cho Tứ a ca, nhưng người con gái khác trong viện này cũng có thể sinh con cho chàng.
Nàng chen đến bên cạnh Tứ a ca, chàng mơ màng mở mắt, vươn tay ôm nàng vào lòng vỗ về.
Song, tâm nàng chẳng những không yên ổn được mà trái lại càng thêm bất an.
Chàng sẽ mãi tốt với nàng chứ? Liệu có phải chỉ cần nàng luôn luôn làm tốt thế này, chàng sẽ không bao giờ đổi thay?
Tuy nhiên, lòng phúc tấn tỏ như gương, bất kể nàng có làm tốt bao nhiêu, Tứ a ca có mãi tốt với nàng hay không, quyền quyết định cũng không nằm ở nàng.
Dù nàng làm nhiều cỡ nào, vẫn sẽ có người con gái khác để lại dấu ấn trong lòng chàng, sẽ thu hút ánh mắt chàng.
Phúc tấn đau đớn nhắm mắt, xoay người rời khỏi vòng ôm của Tứ a ca. Nàng không thể gửi gắm hết thảy mọi thứ vào Tứ a ca, nàng phải tự đứng trên đôi chân mình. Như vậy, vô luận Tứ a ca có luôn sủng ái nàng hay không, thì nàng cũng sẽ không gục ngã.
Hai tiểu nha đầu và hai tiểu thái giám gác đêm ở phòng ngoài mở mắt trừng trừng suốt đêm, cứ chốc chốc là lại liếc sang cái đồng hồ để bàn. Khi kim đồng hồ chỉ đến ba giờ sáng, hai tiểu thái giám mới khẽ tay khẽ chân đi gọi người xách nước ấm vào, còn hai tiểu nha đầu bắt đầu chuẩn bị vật dụng rửa mặt sáng sớm cho Tứ a ca và phúc tấn.
Người chuyên phụ trách bữa sáng của thiện phòng đã tới từ sớm, chia ra hai bếp lò lớn để đun nước, trước cửa xếp một dãy ấm đồng cao bằng nửa người, bên trong là nước đã đun sôi.
Viện của mỗi a ca đã cử hai tiểu thái giám đi qua xách nước nóng về hầu hạ nhóm chủ tử rửa mặt.
Thức ăn sáng đa phần là cháo và bánh ngọt. Cả một nồi cháo lớn được nấu từ tận chiều hôm qua, ninh đến giờ đậu đã nở, gạo chín nhừ tiết ra dầu, mùi thơm nồng nàn nức mũi.
Bánh ngọt có đủ loại từ bánh bột mì, bánh bao, cho đến bánh bao nhân mặn, bánh nhân ngọt, ngũ vị hương, vừng. Chay có đậu hũ, rau xanh, nấm hương, trứng gà. Mặn có thịt lợn, thịt dê, thị bò, tôm nõn. Có món hấp, món luộc, món nướng, và cả món chiên.
Từ Nam tới Bắc, nào thơm, nào cay, nào ngọt, nào mặn, nào cháo hải sản, cái gì cần có đều có. Thức ăn phong phú đa sắc màu, món mà chủ tử các viện thích ăn cũng đã được chuẩn bị đủ hết.
Lão thái giám của thiện phòng họ Lưu, ngoài ra còn có một người họ Ngưu và một người họ Mã khác. Lưu thái giám là tổng quản chịu trách nhiệm trong mọi công việc, Ngưu thái giám nắm mảng bò dê lợn chó gà vịt cá, Mã thái giám xử lý các vấn đề liên quan đến đồ uống và ngũ cốc.
Sáng sớm, Ngưu thái giám đã đi sang Khánh Phong ti, ông ta phải quan sát xem thức ăn bên đó đưa qua thiện phòng trong A Ca Sở của họ có tươi không. Bên này chỉ có Lưu thái giám theo dõi, Mã thái giám đứng ở đằng sau.
Sau khi ăn sáng, các a ca đều phải lên lớp, bữa này tưởng chừng như đơn giản nhưng thực ra lại là bữa quan trọng nhất.
Đợi nước nóng đã chuẩn bị gần như ổn thỏa, Lưu thái giám đứng dậy đi vào viện chờ chủ tử các viện gọi dọn bữa. Mã thái giám theo sát ông ta, chăm chú nhìn cổng viện.
Ai biết khi Lưu thái giám về hưu, người nào sẽ là người lên thay thế? Mã thái giám có lòng thăng tiến, tất nhiên chỉ mong sao học hỏi được nhiều thêm đôi chút từ Lưu thái giám. Kỳ thực ông ta ước gì có thể lột bộ da của Lưu thái giám xuống khoác lên người mình, đầu óc của Lưu thái giám đã tôi luyện được bốn chục năm rồi đấy, bên trong chứa bao nhiêu là thứ hay ho. Nếu ông ta sở hữu bộ óc đó thì chả cần phải băn khoăn gì nữa.
Lưu thái giám thừa biết, từ đầu đến chân, từ trong ra ngoài, hay đến cả tim gan lách phổi thận của mình đã sắp bị ánh nhìn của Mã thái giám và Ngưu thái giám rọi sáng choang đến nơi. Đón lấy cái nhìn dò xét dán rịt trên lưng, Lưu thái giám nghĩ thầm: Oắt con, mi còn non lắm.
Ông ta nhìn nhìn sắc trời, nhẩm tính chắc cũng đã tới giờ.
Người đầu tiên gọi bữa dám chắc là Tứ a ca. Sau đó là Tam a ca, Ngũ a ca muộn hơn một chút, Thất a ca và Bát a ca người chân trước người chân sau như bình thường.
Quả nhiên, người chạy vào trước là đồ đệ Trương Đức Thắng của Tô Bồi Thịnh. Cậu ta năm nay mười ba, người Sơn Đông, vóc người hơi thấp với gương mặt không có mấy thịt và nụ cười thật thà phúc hậu trên môi. Nếu không phải luôn khom lưng, thì thoạt nhìn đúng là có dáng dấp của tú tài ngoài phố.
Mặt mũi thế này Tứ a ca nhìn nhất định sẽ thích, Tô Bồi Thịnh rất biết chọn đồ đệ.
Bụng Lưu thái giám nghĩ vậy, miệng cười tủm tỉm bước lên đón: "Sao cậu lại qua đây?"
Trương Đức Thắng đứng cách ba bước chân, quỳ một gối xuống thỉnh an, nói giọng hớn hở: "Chào Lưu gia gia! Sư phụ sai tiểu nhân đến hỏi thăm sức khỏe gia gia đây!"
Bàn về lai lịch, Trương Đức Thắng gọi Lưu thái giám là gia gia là vừa đúng, nếu Tô Bồi Thịnh không hầu hạ Tứ a ca thì cũng phải gọi Lưu thái giám một tiếng gia gia.
Nghĩ đến điều ấy, Lưu thái giám lại muốn than một câu rằng, số người trời đã định, cho dù là thái giám cũng có số có mệnh sẵn cả. Năm đó nếu ông ta cũng được phân đến bên cạnh a ca, thì hiện giờ đừng nói để người khác gọi ông ta là "gia gia", mà thậm chí gọi bằng "tổ tông" luôn cũng có khi.
Còn giờ à, gặp Trương Đức Thắng là Lưu thái giám phải trưng ra vẻ mặt vui cười chào đón.
"Cũng gửi lời hỏi thăm của ta đến sư phụ cậu! Được rồi, ta không làm lỡ việc cậu nữa, mau mau lấy hộp thức ăn đi thôi!" Lưu thái giám tránh sang, có tiểu thái giám tự giác dẫn Trương Đức Thắng vào thiện phòng.
Thiện phòng nằm ở khu viện có hai lối vào, trái thông với phải, là một căn phòng rộng rãi không vách ngăn dẫn đến tận cuối đường. Hộp thức ăn trên bốn cái bàn trong gian chính đã bày biện xong xuôi, chủ tử các viện ăn món gì thực ra đã phân chia đâu vào đấy cả.
Trương Đức Thắng cùng lắm chỉ liếc mắt một cái rồi sai người đậy nắp hộp xách đi. Cũng có người hay tới đột xuất bảo muốn món này món kia, hai bên trái phải thiện phòng đều là nhà bếp, đầu bếp sớm đã chuẩn bị mấy bếp lò để rỗi, đề phòng có ai gọi món bất ngờ.
Hôm nay Tô Bồi Thịnh bảo Trương Đức Thắng qua chính bởi vì tối qua, rõ ràng Tứ a ca dùng bữa không ngon miệng. Phúc tấn vừa vào cửa nửa năm, có lẽ vẫn chưa bắt chuẩn mạch của Tứ gia. Bữa tối đã thế, nên sáng trước khi ra ngoài thể nào cũng phải ăn kỹ một chút, không thì phiền phức lắm.
Hắn bèn giao cho Trương Đức Thắng, xem bên Lý cách cách có gì ăn thì bưng qua coi trước hẵng. Ở viện của Tứ a ca, chỉ có thức ăn trong phòng Lý cách cách là khiến Tứ gia vừa lòng.
Chắc do khẩu vị hai người gần gần nhau.
Vì vậy, Trương Đức Thắng đã đến hỏi bàn ăn chuyên bày thức ăn của chủ tử trong viện Tứ a ca nằm ở đâu. Tiểu thái giám chỉ cho cậu ta xem, đây là phần của phòng Tống cách cách, đây là phần của phòng Lý cách cách.
Trương Đức Thắng "ồ" một tiếng, chỉ vào một đĩa lòng đỏ trứng vịt muối chảy dầu, nói: "Tôi thấy cái kia ngon đấy."
Tiểu thái giám chẳng cần cậu ta nói câu thứ hai đã thẳng tay cầm ra đặt vào hộp thức ăn của Tứ a ca, tiện thể lấy luôn một lồng bánh hấp.
"Lý chủ tử thích nhất là dùng cái này bọc lòng đỏ trứng vịt muối ăn." Tiểu thái giám lắm chuyện giải thích một câu. .
||||| Truyện đề cử:
Cưng Chiều Vợ Nhỏ Trời Ban |||||
Trương Đức Thắng vui vẻ nhận, lại thấy trên bàn còn có hai đĩa rau tươi xanh biếc khác: "Đó là gì thế?"
Bụng tiểu thái giám thầm mắng cậu ta mắt mù, ngoài miệng lại cười đáp: "Đó là dưa chuột xào trứng, đây là rau cần xào, đĩa kia là mộc nhĩ đen trộn hành tím. Toàn là món Lý chủ tử thích ăn."
Trương Đức Thắng dứt khoát đem cả đĩa đi luôn, cuối cùng ngay cả cháo bách hợp đậu xanh của Lý cách cách cũng lấy một hũ.
Sau khi cậu ta đi, tiểu thái giám buồn bã chạy đi tìm Lưu thái giám.
"Lưu gia gia, ông xem tính sao bây giờ đây?" Hộp thức ăn của Lý cách cách còn lại mỗi một phần cháo, một lồng bánh bao hình mắt voi, một đĩa bánh ô mai, một đĩa dưa thái sợi muối dầu mè.
Lưu thái giám cũng tương đối khổ não, cả một bàn đầy ắp kia ông ta nấu quả thực cốt là để dự bị cho Tứ a ca, nhưng ngờ đâu Trương Đức Thắng lại là tên chả biết một cái gì sất, không buồn chừa đĩa nào cho Lý cách cách.
"Nhanh lên, xào thêm mấy đĩa nữa! Cứ đưa qua thế thì biết giấu mặt đi đâu!" Ông ta chỉ huy, tiểu thái giám vội vội vàng vàng chuyển lời cho nhà bếp, rồi lại chạy về bảo: "Sợ là không kịp! Hay là, dùng tạm thức ăn trong hộp khác?" Dù sao món nào mà chẳng như nhau, đổi vài món của vị chủ tử không mấy nổi bật trong viện cũng có sao đâu.
Lưu thái giám nhìn trời, lắc đầu nói: "Không cần, nấu kịp. Lý chủ tử gọi bữa muộn."
Quả là thế, đợi tới khi thức ăn đã xào sắp xong, bên Lý cách cách vẫn chưa gọi bữa. Lưu thái giám kêu hai tiểu thái giám đưa hộp thức ăn qua luôn.
Khi tiểu thái giám xách hộp thức ăn vào viện của Tứ a ca, đúng lúc Thạch Lựu vừa đi tiễn Tứ a ca về tình cờ bắt gặp. Thấy cách ăn mặc của tiểu thái giám này khác người trong viện, tay xách hộp thức ăn đi thẳng tới viện Lý cách cách, nàng ta nghĩ bụng, chẳng nhẽ là người của thiện phòng?
Nàng ta không khỏi bĩu môi bất bình. Chủ tử khác trong viện đều tự đến thiện phòng lấy, ngay cả phúc tấn cũng không ngoại lệ, ấy mà Lý cách cách lại trở thành mục tiêu nịnh hót số một của thiện phòng.
Nhưng về tới chính viện, nàng ta không dám hó hé một chữ. Vì buổi sáng Tứ gia ăn khá nhiều, ăn chừng hai cái bánh hấp bọc lòng đỏ trứng vịt muối, cháo bách hợp đậu xanh cũng ăn một bát, ba đĩa rau gồm rau cần xào, mộc nhĩ đen trộn hành tím, dưa chuột xào trứng gà cũng ăn không ít, nhất là mộc nhĩ đen trộn hành tím ăn gần hết.
Phúc tấn mừng cực kỳ, Phúc ma ma bèn sai người cầm bạc đi thưởng cho người bên thiện phòng.
Bầu không khí trong phòng đang tốt đẹp, lúc nàng ta vào, phúc tấn hãy đang nói lần sau Tứ gia sẽ dùng bữa ở chính viện tiếp, dặn nàng ta không được để thiếu món mộc nhĩ đen trộn hành tím này.
Thấy mọi người ai ai cũng nói nói cười cười, Thạch Lựu nghĩ ngợi, rốt cuộc nuốt ngược những chuyện kia xuống bụng. Chẳng qua là tiểu nhân xu nịnh Lý cách cách thôi mà, nói ra thì giải quyết được gì? Chỉ tổ làm phúc tấn sinh muộn phiền vô ích thôi.
(còn tiếp)