Ngô (吾) là từ tự xưng thường được dùng trước thời Tam Quốc, về sau đổi thành ta (ngã – 我)
Pháp hiệu của ta là Sát Sinh, cũng không biết tại sao cái tên Thời Độ này lại đặt cho ta cái tên này.
Có lẽ, bọn họ càng thích gọi hắn là Đường Thời, hoặc là gọi —— “Đông Thi” trong truyền thuyết.
Năm đó, ta cũng giống như bao hòa thượng ở Tiểu Tư Thiên trong Thiền Môn Tự, mong ngón một ngày có thể được như Thị Phi thượng tôn, khi nhỏ thì gánh nước, đi từ dòng suối sau núi về thiền viện trước núi.
Có lẽ bằng cách đi từng bước trên con đường này, vào một ngày không xa, giữa những ngọn đèn cổ Phật, có thể chiếu rọi chân Phật trong lòng ta.
Nhưng mà, Viên Cơ sư thúc nói: Nếu trong lòng muốn rọi chiếu chân Phật trong lòng, thì vĩnh viễn không tỏ ngộ nổi chân Phật là gì.
Càng cầu, càng không được.
Không phải là cầu không được, mà do cầu, cho nên không được.
Ngã Phật từ bi, ta không bao giờ nhẩm câu này.
Dưới chân núi gánh nước ba năm, ta lớn lên theo từng câu chuyện kể về các vị thiền sư, chuyện được nghe kể nhiều nhất hiển nhiên là chuyện về thiền sư Thị Phi.
Khi ta mới bắt đầu, các sư huynh sẽ kể cho ta nghe những câu chuyện của thiền sư Thị Phi. Khi các sư đê nhập môn, ta sẽ kể cho họ nghe về thiền sư Thị Phi.
Nhưng nếu ngươi hỏi ta câu chuyện về thiền sư Thị Phi là gì, ta chỉ có thể trả lời ngươi một cách sâu sắc rằng: đúng và sai. Đúng hay sai không có đúng sai, đúng sai là ở lòng người.
Chắc ngươi cũng muốn hỏi tại sao ta lại nói như vậy đúng không?
Ta chỉ có thể nóiL những lời này không là do ta nói, mà là do Đông Thi nói.
Lần đầu tiên ta gặp hắn, hắn nói rằng mỗi người đều là một cuốn sách, nhưng không ai biết cuốn sách này thực sự nói gì ngoại trừ chính họ.
Ta không hiểu, có lẽ là dùng một loại ánh mắt rất nghi ngờ nhìn hắn.
Sau đó người nam mặc áo xanh này đứng trước mặt ta, đứng trước cây cổ tùng của Thiền Môn tự, ánh mặt trời xuyên qua kẽ lá nhỏ trên người hắn, hắn đưa tay sờ sờ thân cây, tựa hồ đang nghĩ cách để giải thích với ta.
Ta vẫn nghĩ lẽ ra hắn nên nói với ta điều gì đó, nhưng không.
Lúc đó hắn nhìn thật lâu, cười rồi bỏ đi.
Tuy nhiên, ta chưa bao giờ hiểu ý nghĩa đằng sau nụ cười đó.
Hắn đặt cho ta pháp hiệu là “Sát Sinh”. Lúc đó ta không biết tên hắn.
Hắn cũng là người trong truyền thuyết, thoạt đầu ta nghĩ rằng mình rất gần hắn, nhưng sau khi nghe xong chuyện xưa của các sư huynh, ta bắt đầu nghĩ đó là một giấc mộng.
Ta do Đông Thi nhặt về, pháp hiệu của ta là do Đông Thi đặt.
Mỗi khi ta nghĩ đó là một cơn mơ, ai đó sẽ gọi ta là “tiểu hòa thượng Sát Sinh”, giấc mơ kết thúc, ta choàng tỉnh.
Ta vẫn tin chắc, ta là do Đông Thi nhặt về, nhưng ta không biết vì sao mình tên là Sát Sinh.
Ba năm sau, ngày hôm nay, ta đã gặp một người khác trong truyền thuyết.
Tiểu Tự Tại Thiên đã không còn ở Đông Hải, mà trên một vùng biển ấm áp ở phía Đông, xung quanh đảo có rất nhiều ngư dân, cũng có một số tàu buôn sẽ đi qua trên mặt biển, thỉnh thoảng sẽ dừng ở bờ biển phía trước Thiền Môn Tự.
Lúc này, các sư huynh thường sẽ nói: Trước kia Tiểu Tự Tại Thiên không có ở đây.
Ta cũng không biết dáng vẻ trước kia của Tiểu Tự Tại Thiên, dùng sao ta chưa từng đi qua Tiểu Tự Tại Thiên.
Nhưng ta cảm thấy mình không giống những người khác, mặc dù ta nói với các đồng môn của mình như vậy, nhưng họ không tin.
Phật môn thanh tịnh, thương thuyền lui tới vốn là hồng trần tục thế.
Những thương nhân và con thuyền lui tới đây, giống như Yêu tu nơi Thiên Chuẩn Phù Đảo được chép trong kinh Phật, là tai họa của lòng người. Ta không hiểu tại sao các sư môn trưởng bối lại cho phép bọn họ thường xuyên tới lui, khí thế như vậy, không phải thứ Phật môn nên có.
Ta là một người có suy nghĩ sâu sắc, cho nên đồng môn nói họ không hiểu nổi ta.
Họ thích những thứ ngoài kia, cho dù là người hay thuyền, họ khao khát được ra bên ngoài, nhưng ta thì không thích.
Người trong truyền thuyết kia đi tới vào lúc ta tẻ nhạt nhất.
Giữa những thương nhân lên bờ, từ giữa những người khách bộ hành nồng nặc mùi đồng, từ giữa những người trong thế gian, từ vô vàn chúng sinh nơi cõi tục, bước ra từng bước một.
Ta cảm thấy y không khác gì những hòa thượng khác, ngoài việc tăng bào trên người trắng hơn một chút, sinh ra đẹp hơn một chút, tràng hạt trong ngón tay mượt mà bóng loáng, thần thái trinh bạch hơn đôi phần.
Phải, không có gì khác biệt.
Người bình thường, một hòa thượng bình thường.
Ta ngồi trên bậc thang trước núi, nắm chuỗi tràng hạt của mình trong tay, sau đó nhìn tăng nhân từ từ bước lên.
Bậc thang rất dài, y cũng không vội vã, chỉ từ tốn bước từng bậc một.
Lúc này, ta còn không biết, pháp hiệu của y là Thị Phi.
Nhưng tất cả mọi người xung quanh ta thì biết, họ đứng dậy, sau đó dùng ánh mắt ngưỡng vọng tôn kính và bình yên nhất dành cho y. Nhưng mà ta vẫn không cảm thấy y có điều chi đặc biết, nếu thật sự nói có cái gì khác, thì y mang đến cho ta nhận thức hoàn toàn không giống với những người khác.
Đối với bản thân y, lại chẳng có chỗ nào không giống người thương cả.
Thật lâu sau, khi ta nhớ về cảnh này, lại chợt ngẫm tới lời Đông Thi nói.
Hắn nói, “Người giả Phật, Phật giả người”
Người là Phật, Phật cũng là người.
Phật đến từ người, và họ sẽ trở về với Phật.
Chú thích:
人者佛,佛者人。
人是佛,佛也是人。
Bản gốc chữ: 者 là giả, nghĩa là người; kẻ; giả; cái (dùng chỉ người, vật hoặc sự việc),
Cho nên khi ta nhìn thấy Thị Phi, là người đơn giản nhất, có thể dễ dàng biến mất trong đám người, xoay người mọot cái liến khiến người ta khó mà tìm thấy y. Vậy nên ta không hiểu nổi Thị Phi này có khác gì với những người trần mắt thịt khác, chỉ là người bình thường nhất trong những người bình thường. Mà Đông Thi lại nói chính vì y có thể lẫn vào trong đám đống, cho nên y không phải là người bình thường.
Đông Thi kia thường xuyên thích nói những lời này có thể khiến hòa thượng choáng váng, có người quen rồi, nhưng ta thì chưa quen.
Thị Phi đi ngang qua ta, ta liếc y một cái, nhưng y không nhìn ta.
Dường như, đây là một ngày rất quan trọng đối với Tiểu Tự Tại Thiên.
Chỉ là ta không biết thế giới ngoài kia, cũng không biết những người xung quanh mình, ta chỉ biết, bởi vì pháp danh kỳ lạ này, ta thường xuyên bị người khác trêu chọc.
Ta từng quậy lên muốn tìm các sư thúc phía trên sửa pháp hiệu, nhưng bọn họ y như gặp quỷ ra sức lắc đầu, nói “Không sửa được, không sửa được”, liền đuổi ta trở về.
Thị Phi giảng Đạo, y kể chuyện xưa với các hòa thượng.
Ta cũng muốn nghe, vì thế tôi ngồi lọt thỏm trong một nhóm các hòa thượng, chen chúc, ép qua ép lại. Ta cảm thấy không chật, bởi vì ta ngồi cạnh một gã to xác.
Ta trừng mắt, hắn nhìn lại
“Người làm gì ở đây?” Hắn hỏi
Ta… Nhàm chán.
Đôi mắt của ngươi là lạ.
Có gì lạ đâu.
Ngươi biết ta là ai không?
Ngươi là đông thi.
Chậc, nếu ngươi biết, thì ngươi có biếtt ta biết ngươi đang nghĩ gì không?
Ta không biết.
Được rồi, ngươi thắng.
Sau đó, ta không nói chuyện, hắn không mở miệng.
Một lúc sau, ta huých khủy tay mình.
Ngươi có một vũ trụ hồng hoang, vì sao còn đến nghe một hòa thượng giảng đạo?
Sau đó, Đông Thi nói: “Ta là người.”
Ta nói: “Ngươi không phải người”
Đông Thi quay đầu lại, ta cho rằng hắn nhất định sẽ khen ta, nói ta thông minh cơ trí, công phụ nịnh bợ hạng nhất, nhưng hiện thức tàn khốc, Đông Thi thưởng cho ta một cái tát, còn mắng ta “ngốc”
Ta bỗng cảm thấy đây nhất định không phải là Đông Thi trong “truyền thuyết”.
Tên ngốc này cũng là Đông Thi? Ha ha, vậy thì bần tăng kia cũng là sự tồn tại giống như thần thánh.
Lời không thể nói bậy, nghĩ không thể nghĩ lung tung.
Nếu không có sau này, chắc chắn ta nghĩ điều này hoàn toàn không sai.
Chỉ tiếc, Đông Thi ngán ngẩm nói với ta, thiện hạ này đang quay tròn, còn gọi là luân hồi.
Hôm nay gieo nhân, ngày sau gặt quả.
Những người bị kẹt lại trong quá khứ, sẽ không thể gặt được quả trong tương lai.
Lúc này, lắng nghe từng lời của hắn, ta lặng lẽ quay đầu, tự nhủ: Đông Thi bắt đầu giả vờ, ta không thèm để ý hắn.
Mà người xung quanh nghe thấy lời hắn nói, còn cho rằng câu nói này mang đậm triết lý nhà Phật và thiền định, vây quanh hắn hỏi thêm, nhưng hắn im lặng không nói.
Lúc này, ta thấy Thị Phi đi tới, y nhìn thấy ta, đương nhiên cũng nhìn thấy Đông Thi cách ta không xa.
Vì vậy, ta chợt phát hiện, Đông Thi cũng là người bình thường nhất, hắn ngồi ở chỗ đó, nếu ta không quay đầu lại, tất nhiên sẽ không phát hiện ra hắn.
Giống như Thị Phi, không có người chỉ ta, thì ta nhất định không biết đó là Thị Phi.
Hai người này thật lạ, tại sao còn muốn trở lại Xu Ẩn Tinh?
Không, đây không phải thứ ta quan tâm.
Nguyện vọng lớn nhất của ta, là muốn biết tại sao ta gọi là Sát Sinh.
Pháp hiệu của tôi là do Đường Thời đặt, ta do hắn nhặt được, sau đó hắn tiện tay ném ta vào Thiền Môn Tự, đặt bừa cho ta một pháp hiệu, là “Sát Sinh”. Ta nghi ngờ hắn dùng từ “Sa Tăng”, nhưng mặc kệ ta hỏi kiểu gì, Đường Thời đều ra vẻ cao thâm khó dò lắc đầu, nói: Không có đâu
Tin ngươi hả? Ta đâu bị mất não.
Ta bẻ hai chân mình thành tư thế bắt chéo, cố gắng ngồi giống với những người xung quanh, nhưng tư thế này cứ tréo ngoe kiểu gì ấy.
Đông Thi Đường Thời, ngồi xiêu vẹo giữa đám người, không phải bản thân hắn nổi bật, mà cái động tác kia của hắn quá càn rõ, cho nên quá dễ thấy.
Thị Phi thì ngược lại, ngồi xếp bằng trên đài cao, thanh thoát êm ả lại tỉ mỉ, mang vẻ nghiêm cẩn khiêm cung.
Không cùng một loại người, sao đến được với nhau?
Nghe nói lúc còn chưa thân với Thị Phi, Đường Thời đã phá sát giới? Thật không thể hiểu nổi.
Thị Phi không phải đang giảng Đạo, y chỉ đang giải đáp nghi hoặc.
Mọi người đều hỏi rất cẩn thận, nhưng không ai hỏi ta có câu nào muốn hỏi không.
Thấy trời dần tối, ta hơi lo lắng, Đông Thi trêu trọc nhìn ta, ta biết chắc hắn lại muốn xem kịch hay, mà phảng phất cũng biết ta muốn hỏi gì.
Lúc này, trong lòng ta bỗng sinh ra sát tâm, muốn giết Đông Thi.
Cái con người này, hay đúng hơn là mang phần con người, đang làm phiền ta.
Nhưng ta vẫn hỏi, ta hỏi Thị Phi ba câu.
Đúng sai là gì?
Y nói: “Thị Phi là ta, là đối lập, thị phi là thị phi, là đúng là sai, cũng là lòng người”.
Câu này có vẻ hơi khác so với câu trả lời bàn đầu của y, ta vẫn không hiểu.
Nhưng để biểu hiện trình độ Phật pháp cao siêu của mình trước mặt mọi người, ta đành gật đầu.
Sau đó, ta hỏi thêm một câu.
Thế nào là cõi tịnh độ nhân gian?
Cõi tĩnh độ chính là lời chư Phật nói, cũng không phải ở nhân gian, ta chưa bao giờ hiểu nghĩa của tỉnh thổ nhân gian.
Y nói, chư Phật đều xuất phát từ bụi hồng thế gian, không phải ở trên trời mà thành Phật. Đức Phật không ở phương trời xa, cho nên cõi tĩnh thỏ không ở nơi xa trời. Chư Phật đều xuất phát từ hồng trần thế tục, cho nên cõi tịnh độ ở nơi phàm tục, gọi là tịnh cõi tịnh độ nhân gian. Tịnh thổ nhân gian cũng không ở thế gian, mà ở trong lòng người.
Cái nảy rất đơn giản cho nên ta hiểu.
Lấy hai câu hỏi đầu tiên làm khúc dạo đầu, cuối cùng ta hỏi câu thứ ba.
Khi ta hỏi xong, mọi người cười nghiêng ngả.
Ta trừng mắt lại, họ vẫn còn cười.
Đúng, không thể phủ nhật, ta biết, câu hỏi nỏi rất ngu ngốc, nhưng ta vẫn muốn hỏi.
Tại sao pháp hiệu của ta là Sát Sinh?
Thị Phi dường như hơi giật mình một chốc, sau đó ánh mắt của y cực kỳ tự nhiên rơi vào một vị trí giữa đám đông.
Một vị Đông Thi cao cao tại thượng trong truyền thuyết kia, đã cười sấp mặt trong đám người, ta tuyệt đối không muốn suy đoán, hắn kỳ thật đang nghĩ đến “Sa Tăng”.
Người nọ cười ra nước mắt, một lúc sau mới chống người lên, sau đó đứng dậy, rũ tay áo, lại không nhúc nhích, chỉ đứng yên tại chỗ nhìn Thị Phi trên đài cao, rồi nhìn ta.
Hắn ta nói, bởi vì ta đặt tên cho ngươi là Sát Sinh.
Được rồi.
Sau này ta phải giết chết hắn.
Con người này quá đê tiện, nên giết.
Trời, đất, người, người trong khắp đất trời, ta hỏi người, nhưng hắn dám không trả lời ta.
Người như vậy, còn giữ lại làm gì?
Hắn nói vũ trụ hồng hoang này, là một cái luân hồi.
Luân Hồi mà thôi.
Ta đứng trên vách đá cao lớn của Tiểu Tự Tại Thiên, nhìn họ rời đi.
Nơi này là cực nam của toàn bộ Xu Ẩn Tinh, mà tất cả phương hướng ta đối mặt đều là bắc.
Thật lâu sau, ta mới biết vì sao mình tên là Sát Sinh
Hoặc là nói, tại sao Đông Thi lại đặt tên cho ta là “Sát sinh”.
Sát sinh, vô tình; vô tình, đạo của trời đất.
Ta không phải sát sinh, ta là Tây Vương Mẫu sát sinh.
Ta bị Đông Thi chém dưới vách đá, rơi khỏi vị trí chủ tinh trong cõi trời ba mươi ba, bị phong ấn ở Thanh Điểu tiên cung, lại sống lại từ trong quan tài.
Con người tất nhiên không chết, nhưng trời đất cũng không chết.
Đông Thi chém trời đất ta, thiên địa ta sẽ giết Đông Thi.
Tam tài thiên địa nhân,, tương sinh tương khắc.
Gió thổi tung y bào của ta, ta đứng ở cực nam, bốn phía đều là bắc, giống như ta sinh ra trên mặt đất, vốn là đất dày, dưới thế giới, mà vạn vật ở trên ta.
Pháp hiệu ta là Sát Sinh, là Tây Vương Mẫu. Đông Thi giết ta, ta tái sinh, lại giết Đông Thi hoặc bị Đông Thi giết.
Sát sinh.
Giết, sinh.
Diệt rồi sinh, diệt rồi cũng sinh..
Vì vậy, luân hồi.
Đông Thi giết ta, tái sinh ta.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT