Nếu nói gần đây huyện Lam Điền có đề tài gì khiến người ta quan tâm nhất thì chắc chắn là đại hộ thương cổ vừa diễn ra, không chỉ thương cổ trong ngoài Quan Trung như con lừa hoảng sợ chạy khắp nơi dò hòi từng tin tức nhỏ nhất liên quan, bách tính cũng rất chú ý, nhất là những người trẻ tuổi.Vì vậy hội nghị vừa kết thúc, văn bản hội nghị chắc chắn là thứ khiến người ta săn đón nhất, từng từ từng chữ đều không bỏ sót.Kỳ thực nội dung của nó rất đơn giản.Thứ nhất: Phàm là bách tính huyện Lam Điền đều có quyền kinh thương hợp pháp, xóa bỏ điều lệ không cho bách tính rời quê hương kinh thương của Đại Minh, không coi du thương như phạm nhân.
Điều này huyện Lam Điền vốn luôn thi hành, quan trọng nhất nó xác nhận kinh thương là một nghề giống bao nghề khác.Thứ hai: Cho phép thương cổ mặc tơ lụa.
Mặc dù giờ ít người tuân theo quy định cổ xưa này, nhưng lần đầu tiên thương cổ được quan phủ xác nhận quyền được mặc tơ lụa.Thứ ba: Cổ vũ thương cố tham dự mậu dịch trên biển có điều kiện, cái này tất nhiên không phải ai cũng có thể tham dự, với người Quan Trung phần đông chẳng có khái niệm gì về biển, họ không quan tâm lắm.Thứ tư: Phàm là đại biểu thương cổ tham dự hội nghị, có quyền triệu tập thương cổ trong ngành tiến hành đầu tư thương nghiệp quan doanh, gọi là hiệu quan, bao gồm trà, muối, sắt, y quán, dược đường, thủy lợi, cầu cống.Không tham dự kinh doanh, song được phân chia lợi tức.Điều thứ tư kỳ thực quan trọng nhất, bời vì dưới tình huống vẫn chưa thể xác định đâu mới là tài sản tư nhân, tham dự đầu tư quan doanh chắc chắn nhất, điều này khiến thương cổ vốn đủ điều kiện tham gia hội nghị lại tìm cách che dấu tài sản trốn tránh liền chết đứng.Vì thế những thương cổ tham gia hội nghị tối cao thương cổ do quản phủ chủ trì này tự nhận mình là lãnh tụ trong nghề, Vân Chiêu cho họ vinh diệu cùng lợi ích, đồng thời họ có nghĩa vụ đốc thúc thương gia trong ngành nghề nộp thuế.Thương cổ vì thế cực kỳ hứng thú với hoạt động kinh tế quan doanh, nhất là ba thứ trà, muối, sắt.So với giá muối toàn thiên hạ, giá muối ăn ở huyện Lam Điền rẻ nhất rồi, nơi này không dùng muối biển, mà toàn là muối tới từ hồ muối Thanh Hải, trong mờ mà không có tạp chất, là muối ăn tốt nhất thiên hạ.Muối ăn ở trong ao muối thiên nhiên, dùng cào cào muối kết tinh thành từng đống, cho vào bao đặt lên lưng lạc đà đưa tới Quan Trung là bán được rồi, đó là toàn bộ chi phí sản xuất muối ở nơi này.Cho nên giá muối ở Quan Trung rất thấp.Vì để tránh thương nhân trục lợi, giống mua lương thực, bách tính cần phải mang hộ tịch tới chỗ diêm thương mua muối ăn, mỗi lần không quá 5 cân.Giá muối rẻ, lượng muối nhiều, từ đó sinh ra nhiều sản nghiệp, trong đó quan trọng nhất là các muốn ăn ướp muối.Bởi vậy thịt lợn muối, thịt dê muối, cá muối, dưa muối thành thứ hàng hóa được đất Thục và Vân Quý ưa chuộng nhất.Vân Chiêu có hiểu biết về ao muối Thanh Hải, muối nơi đó đủ người toàn bộ Đại Minh ăn cả nghìn năm, thế nên y quyết định thu hút vốn bách tính, làm một con đường từ Bạch Ngân Hán tới ao muối, tương lai đại quân tiến vào Ô Tư Tàng.Chuyện này cần rất nhiều tiền mà Vân Chiêu không có.Tương ứng với trà.Khai phát Hán Trung cần tiền, nơi đó là vùng sản xuất trà truyền thống, Vân Chiêu chuẩn bị hiệu triệu bách tính ngoài canh tác thì trồng cây trà ...!Nhưng mà y vẫn không có tiền.Mà chuyện tiêu thụ trà thì chưa bao giờ là vấn đề, bất kể người Ô Tư Tàng, người Mông Cổ, người Tây Vực thèm khát trà gần như vô hạn.Cho nên Vân Chiêu lấy trà ra cho thương cổ góp vốn.Còn về phần sắt, huyện Lam Điền không thiếu, hơn trăm cái ống khói lớn ngày đêm không ngừng phun khí độc lên bầu trời, sắt thép sản xuất ra đã chiếm 7 thành sản lượng của Đại Minh rồi.Vấn đề là xưởng luyện thép như con thú khổng lộ, nó ăn quặng sắt không biết no, Vân Chiêu cần làm con đường tới mỏ sắt Kỳ Liên Sơn ...!Mà y cũng chẳng có tiền.Nếu sắt thép huyện Lam Điền bán ra với giá rẻ, nói một cách không khách khí là xưởng luyện sắt ở nơi khác sẽ đóng cửa hết, đó là điều Vân Chiêu thích thấy.Còn về y quán, dược đường, Vân Chiêu không cho rằng nên buông tay để dân gian tự tổ chức, thứ phụ thuộc quá nhiều, tư nhân không thể, cũng không nên gánh vác.Sau này Vân Chiêu muốn đưa ra điều lệ quản lý vệ sinh chủ yếu nhắm vào y quán, dược đường.Nói cách khác, quan phủ nên nắm sinh, lão, bệnh, tử của bách tính, đồng thời không cho trục lợi ở những ngành nghề này.Đây không phải đại nghiệp mà cá nhân y có thể hoàn thành, nhưng y chuẩn bị bắt đầu phấn đấu vì mục tiêu này.Lý tưởng của Vân Chiêu rất to lớn, vì đó không phải là lý tưởng của cá nhân y, mà là nguyện vọng chung của rất nhiêu người.Vì thế không chỉ có y, còn rất nhiều người đang đem hết toàn lực thực hiện lý tưởng của mình.Tôn Quốc Tín ngồi bên đống Mã Ni, dưới trời xanh, lá phướn bị gió thổi bay phần phật.Dùng ta ba viết kinh văn lên đá sẽ để lại hàng kinh văn màu trắng, có điều kinh văn như thế không chịu được mưa gió, một trận gió, một trận mưa là có thể thổi bay hết kinh văn rồi.Tôn Quốc Tín chẳng bận tâm, viết kinh văn lên đá là tâm ý của hắn, nước mưa có thể rửa trôi dấu vết kinh văn, còn kinh văn sẽ theo nước mưa ngấm vào đất, khiến cho rể cây ăn sâu trong đất năm sau mọc càng khỏe.Gió có thể làm mờ kinh văn, nhưng kinh văn sẽ lẫn vào trong gió, cùng gió đi tới nơi xa hơn, mang tới đó lời chúc phúc.Cho nên thứ Tôn Quốc Tín viết không phải là kinh văn, mà là tâm ý.Dưới trời xanh mây trắng, một vị lạt ma mặc tăng bào màu đỏ, kinh phiên đủ màu, hoa tang cách nở rộ, bãi cỏ màu xanh cùng chim ưng bay cao, cừu trắng trâu đen ...!Đều thật mỹ lệ.Một dòng suối trong xanh róc rách từ bụi cỏ chảy ra, chất nước trong vắt như dịch ngọc, một đôi tay đen đùa nhưng sạch sẽ vốc dịch ngọc đó chạy tới trước mặt Tôn Quốc Tín đổ vào bát của hắn.Sau đó mục dân già đầu bù tóc rối quỳ xuống bài lạy.Tôn Quốc Tín đưa tay ra xoa đầu ông ta: “ Ngươi là người có phúc.”Mục nhân già khóc không thành tiếng, hôn mũi bàn chân Tôn Quốc Tín, lưu luyến rời đi.Vị lạt ma trẻ vẫn nhìn theo mục nhân già, ánh mắt ấm áp mà từ bi.“ Ta muốn vì các ngươi giải thoát đau khổ, ta muốn tụng kinh ở đây 49 ngày, ta muốn các vương gia ở đây giải trừ khổ nạn của các ngươi, ta muốn sài lang ở nơi này cũng trở nên nhân từ.”Dưới bầu trời chỉ có lạt ma áo đỏ.Hắn thề một mình vượt qua 49 ngày ở đồng hoang, không ngừng tụng kinh cho con người ở đây 49 ngày, nếu hắn làm được việc đó, vương gia trên thảo nguyên sẵn lòng tha thứ cho mục nhân có tội ...Tôn Quốc Tín ngồi bên đống mã ni tiễn mặt trời lặn xuống, nhìn mặt trăng mọc lên, từ từ khép mắt lại.Bốn điểm sát vàng nhạt từ từ tới gần hắn.Tôn Quốc Tín mở mắt ra, một con sói nhỏ nhảy vào lòng hắn, ngoài ra có con sói mẹ cao lớn yên tĩnh nằm bên cạnh.Dưới bụng con sói mẹ có một cái túi, Tôn Quốc Tín vừa mở ra liền có mùi sữa ngào ngạt, con sói nhỏ lập tức chảy ra khỏi lòng hắn, ngửa đầu đợi cho ăn.Trong túi chứa đành cục sữa, Tôn Quốc Tín cả ngày không ăn gì rồi, cho ngay vào miệng 2 cục, thấy sói con nhìn mình không chớp, cho nó một cục.49 ngày không ăn, chỉ uống gió ăn sương thì làm sao sống nổi.Ăn no bụng sữa khô, Tôn Quốc Tín không còn bộ dạng lờ đờ nữa, được hai con sói bảo vệ, kéo chặt tăng bào ngủ say.…..Đống Mã Ni: nó là đống đá xếp chồng lên nhau, chủ yếu trấn tà, ở Tây Tạng họ thường xếp ở đầu đường bên hồ bên sông, trên đó hoặc viết vài câu kinh văn, hoặc cắm lá phướng đủ màu viết kinh văn lên.Nếu nói cái gì giống nhất cho dễ hình dung kiểu trước kia hay có tượng ông địa nho nhỏ dựng khắp nơi, để người đi đường cúng bái bình an đó, giờ gần như chả thấy nữa rồi..