Một gốc cây lớn, đội trời đạp đất, trở thành trụ cột chống cả đất trời.
Khi nó không ngừng sinh trưởng, khoảng cách của đất và trời ngày càng xa, hình thành một thế giới hoàn toàn mới.
Nó được gọi là cây Thế Giới, cột sống của cả đất trời.
Sau khi đất trời trở nên vững vàng, cây Thế Giới hoàn thành sứ mệnh của nó nên đã đổ xuống.
Sau khi nó đổ xuống, rất nhiều mầm cây bắt đầu mọc lên trên thân nó.
Là con của cây Thế Giới, chúng nó vừa sinh ra đã phi phàm, mỗi một gốc cây đều rất lớn, hơn nữa còn có khả năng đặc biệt.
Cây Vỡ Lòng chính là một trong số đó.
Trong truyền thuyết, cây Vỡ Lòng đại diện cho thuở sơ khai của trí tuệ đất trời, có thể điểm hóa cho vạn vật sinh linh.
Một ngày nọ, con gấu mẹ bị thương rất nặng, ôm lấy bụng bầu, vô tình đi tới chỗ tàng cây Vỡ Lòng nghỉ ngơi.
Nhưng nó bị thương quá nặng, không thể qua khỏi.
Sau khi sinh được bảy gấu con, nó chìm vào giấc ngủ sâu.
Gấu con ăn gió nằm sương dưới tàng cây Vỡ Lòng, lớn lên từng ngày.
Được cây Vỡ Lòng hun đúc, đám gấu con đó cũng trở nên bất phàm, con sau lại mạnh hơn con trước.
Sau một đoạn chuyện cổ tích cực kỳ phức tạp, thì đến một ngày, một con
gấu trong đó đã dùng một chưởng đập nát băng tuyết chồng chất cả vạn
năm, tạo nên ốc đảo giữa cánh đồng tuyết.
Sau này nó được con người ta gọi là nước Vĩnh Đông.
Ngoài ra, con gấu tạo nên Vĩnh Đông cũng được sinh linh vạn vật tôn làm đại thiên thần, dâng lễ cúng bái.
Câu chuyện trong quyển sách cổ kết thúc ở đó.
Nếu như những gì được vẽ trong này không sai, thì phiến lá trên tay Diệp Thần Phi chính là lá của cây Vỡ Lòng.
Vì thế, hình ảnh của đại thiên thần mới được khắc lên đó.