Chương 1883
Sao lại như thế?
Ngô Bình nói với mọi người: “Ngại quá, đã làm phiền đến nhã hứng của các vị, tối nay tôi sẽ thành toán hết mọi chi phí”.
Anh nói xong thì phất tay, giám đốc khách sạn khom lưng bước đến, cung kính nói: “Thiếu tôn”.
Ngô Bình: “Tiếp đãi với tiêu chuẩn cao nhất, chi phí tính cho tôi”.
Giám đốc vội đáp: “Vâng, tôi sắp xếp ngay”.
Mọi người nhìn thấy cảnh đó thì ngây ra, thiếu tôn gì thế?
Tôn Hiểu Hồng là nhà giàu có của Hải Thành, hiểu nhiều biết rộng, bà ấy giật mình, khẽ hỏi Ngô Bình: “Ngô Bình, hình như khách sạn Đường Hoàng này là sản nghiệp của Đường Môn đúng không?”
Ngô Bình mỉm cười, đáp: “Không sai, không ngờ dì Tôn cũng biết”.
Tôn Hiểu Hồng nhìn anh: “Bạn của chồng dì là người Đường Môn, bọn dì đã ăn cơm với nhau mấy lần, từng nghe ông ấy kể đôi điều về Đường Môn. Hình như trong lịch sử của Đường Môn có cách gọi “thiếu tôn”, nghe nói địa vị vô cùng cao. Lẽ nào cháu…”
Ngô Bình không ngờ lại gặp được người biết chuyện ở đây, anh chỉ đành nói: “Xem ra không giấu được dì Tôn rồi, cháu đúng là thiếu tôn của Đường Môn”.
Tôn Hiểu Hồng hít ngược một hơi, nhìn Ngô Bình bằng một ánh mắt khác, bà ấy vội nói: “Ngô thiếu tôn, lúc nãy tôi đã thất lễ, tôi…”
Ngô Bình vội phất tay: “Dì Tôn khách sáo quá, mấy dì đều là chị em tốt của mẹ cháu, không cần câu nệ”.
Anh biết nếu còn ở lại đó thì Trương Lệ sẽ khó giao lưu với mọi người nên liền tìm lý do rời khỏi khách sạn.
Vừa ra khỏi khách sạn đã nhìn thấy một bà lão đang ngồi dưới đất òa khóc, bên cạnh có rất nhiều người khuyên bà, có người gọi báo cảnh sát giúp bà.
Ngô Bình hỏi một người phụ nữ bên cạnh: “Chị gái, bà lão này làm sao thế?”
Chị gái này thở dài: “Cháu gái của bà ấy mất tích rồi”.
Ngô Bình ngồi xổm xuống rồi đưa chứng minh của mình cho bà lão xem nói: “Bà cụ, cháu gái của bà mất tích bao lâu rồi?”
Bà lão nhìn thấy chứng minh, thấy anh là công nhân viên chức bèn nói: “Chàng trai, cậu tìm cháu gái giúp tôi với, cháu nó mới ba tuổi thôi…”
Ngô Bình để bà lão bình tĩnh lại mới nói: “Bà cụ, cháu sẽ tìm cháu gái về giúp bà, bây giờ bà cần trả lời câu hỏi của cháu nhé”
Bà lão gật đầu, Ngô Bình hỏi: “Đứa trẻ mặc đồ gì vậy ạ?”
“Áo đầm màu hồng nhạt, thắt bím, đeo một chiếc băng đô này vàng, còn mang đôi giày xăng đan màu vàng nhạt”, đầu óc bà lão vẫn còn minh mẫn, trả lời rất chi tiết.
Ngô Bình: “Đi bao lâu rồi, làm sao mà đi lạc?”
Bà cụ tự trách: “Khoảng mười phút trước, tôi dẫn cháu gái ra khỏi khách sạn, đến cửa hàng đối diện mua kem. Vừa ra khỏi cửa đã có một người phụ nữ hơn bốn mươi tuổi mặc đồ khá xuề xòa, cõng theo một đứa trẻ, trông có vẻ rất đáng thương. Cô ta nói mình không còn tiền, muốn xin tôi ít tiền. Tôi bèn lấy ví tiền ra định cho cô ta một tí nhưng đúng lúc này tôi lại ngửi được mùi hương thoang thoảng, sau đó thì hơi mơ màng. Tôi không còn nhớ chuyện xảy ra sau đó, đến khi tôi hoàn hồn lại, người phụ nữ đó và cháu gái tôi đã không thấy nữa”.
Nói đến đây bà lão lại lau nước mắt.
Ngô Bình hỏi: “Bà còn đồ hay thứ gì mà cháu bà hay mang theo bên người không?”
Bà lão vội lấy một kẹp tóc hoạt hình ra nói: “Đây là của cháu gái tôi”.
Ngô Bình nhận lấy rồi ngửi thử: “Bà cụ đợi ở đây nhé, cháu đi tìm cháu gái giúp bà”.