Đã nói từ ôm biến thành hôn thì chỉ hôn phơn phớt thôi vẫn chưa đủ. Cổng thành thất thủ, đầu lưỡi quấn quýt, dưới ánh đèn mềm mại, hai người hôn nhau triền miên. Cuối cùng Khương Uyển Phồn ôm chặt cổ anh, quá chìm đắm nên không chịu buông tay.
Trác Dụ quay đầu đi tránh né sự thân mật của cô, vẻ mặt hiền lành đầy vô tội: “Bà nội còn ở ngoài đó, muốn bà nhìn thấy trực tiếp à? Anh sợ tim bà không chịu nổi.”
Khương Uyển Phồn vẫn đang say mê, hơi thở vừa nặng nề vừa gấp gáp, cô tức giận trừng mắt nhìn anh: “Đồ lạt mềm buộc chặt.”
Trác Dụ giơ tay, đầu ngón tay vuốt v3 cánh môi đỏ thắm của cô, cực kỳ vô tội bảo: “Người dễ mắc câu.”
Khương Dực chăm chỉ, ăn bữa khuya xong thì nhanh nhẹn dọn dẹp bàn sạch sẽ, Kỳ Sương ở bên cạnh hối thúc: “Nhanh lên chút, bà muốn chơi đấu địa chủ nữa.”
Khương Uyển Phồn không vui: “Bà nội, bà nên đi nghỉ ngơi rồi ạ.”
“Bà không ngủ được.” Kỳ Sương biết ở đây ai là người làm chủ, thế là nhìn Trác Dụ với đôi mắt mong chờ: “Cháu rể, chơi đấu địa chủ với bà đi.”
Trác Dụ nhướn mày hỏi: “Bà có tiền cược không ạ?”
“Có có.” Kỳ Sương cầm hai tờ giấy nhỏ lên: “Bà xé sẵn từ lâu rồi này.”
Những tưởng bà chỉ muốn chơi cho thỏa đam mê chút thôi, chẳng ngờ kỹ năng chơi bài vô cùng lão luyện, chơi vô cùng linh hoạt, khiến người ta mắc bẫy. Chưa đến một tiếng sau, Khương Dực – người số nhọ nhất đã bị dán đầy giấy nhỏ trên mặt.
Kỳ Sương chân thành bảo: “Ván tiếp theo chỉ còn mũi để dán thôi.”
Khương Dực tức giận, len lén đưa bài cho Khương Uyển Phồn: “Chị, chị đánh giúp em với.”
Khương Uyển Phồn xua tay: “Bài xấu như này mà đưa chị à, chị không thu mua đồng nát nhá.”
Kỳ Sương bình thản tiếp câu: “Cũng đúng thôi, có ai thích thu mua đồ đồng nát đâu, bản thân nên có một bộ bài tốt, không cần dựa vào người khác, có thể tự giữ trong tay mình.”
Khương Dực trầm mặc, buồn rầu và bất lực. Mới đánh được hai lá bài, cậu đã ủ rũ như quả bóng xì hơi ném bài xuống bàn rồi bảo: “Bà nội, bà đi ngủ sớm đi ạ.”
Khương Dực đứng dậy, lẳng lặng đi vào phòng ngủ cho khách với khuôn mặt dán đầy giấy.
11 giờ tối, khi Khương Uyển Phồn đã ngủ say, Trác Dụ mới lặng lẽ đứng dậy đi ra khỏi phòng ngủ. Không bao lâu sau, tựa như là tâm hồn ăn ý, Kỳ Sương cũng ra khỏi phòng. Bà khoác một chiếc khăn choàng màu xám nhạt, đeo kính lão, cười tươi để lộ vết chân chim nơi đuôi mắt, không giấu được vẻ mệt mỏi: “Cháu rể, nói chuyện phiếm với bà chút nhé.”
Trong bóng tối là màn sương đêm màu xanh đậm có độ bão hòa thấp, khác hẳn với những địa phương nhỏ, mới hơn 8 giờ tối mà khắp nơi đã tối đen, ngay cả một tiếng chó sủa tình cờ cũng có phần biếng nhác qua loa. Trác Dụ bưng ly sữa bò nóng vào thư phòng, chỉ thấy Kỳ Sương đang yên tĩnh đứng bên cửa sổ nhìn xăm xăm với ánh mắt trống rỗng.
“Bà nội.” Trác Dụ đưa sữa bò đến.
“Cảm ơn nhé.” Sau khi cầm lấy ly, Kỳ Sương thở dài một hơi: “Thật ra lần này bà nội đến đây là vì muốn ở bên A Dực. Thằng nhóc này mới cãi nhau ì đùng với ba nó một trận. Ba thằng bé trở mặt bảo nó cút đi, haiz, thằng bé mới bây lớn, biết đi đâu được. Một người thì bực tức, một người lại không chịu nhún nhường.”
Thời điểm chơi đấu địa chủ với nhau, Trác Dụ đã nhận ra điều bất thường: “Vậy nên bà mới bảo muốn đến thăm bọn cháu, tiện thể đưa Khương Dực đi cùng sao.”
“Bà nghĩ có lẽ nên để hai ba con nó tách nhau ra một thời gian, để hai người có thể bình tĩnh lại.” Ban ngày Kỳ Sương có thể nhịn được nhưng đó chỉ là giả vờ, là quan tâm đển lòng tự trọng mỏng manh và nhạy cảm của sắp trẻ nhưng bây giờ ở trước mặt Trác Dụ, bà đã có thể mở rộng lòng mình.
“Tiểu Dực không thích học hành, luôn muốn ra ngoài xông xáo. Ba thằng bé cũng lực bất tòng tâm, cố chấp không màng đến, tổn thương tình cảm và thể diện. Kỳ Sương đau lòng cho hai bên: “Cháu nói xem thằng nhóc thối này nó nghĩ cái gì. Rõ ràng Khương Khương thích đi học lắm, vậy mà nó chẳng giống chị mình chút nào.”
Trác Dụ cười cười, sửa lời bà: “Cái này thì không liên quan gì đâu bà ạ. Ba mẹ sinh con trời sinh tính mà. Vậy Tiểu Dực nghĩ thế nào ạ?”
“Thì thằng bé bảo không muốn đi học nữa, làm shipper hay giao hàng hỏa tốc cũng được.” Kỳ Sương nhớ đến chuyện này lại nhức hết cả đầu, trong đôi mắt phong sương không giấu nổi thương xót và tiếc nuối: “Thằng bé nói vậy vì tức giận quá thôi, cháu rể à, cháu có thể khuyên thằng bé giúp bà được không? Đến cả chị ruột mà nó còn không nói thật, đúng là đồ thần kinh thô, cục đá thối. Nhưng với cháu thì thằng bé luôn sùng bái một cách vô hình.”
Trác Dụ giơ ngón cái lên: “Bà nội, cháu thích nghe bà nói chuyện lắm, dùng từ rất đặc biệt và thời thượng.”
Kỳ Sương bị chọc cười: “Thằng bé này.”
Ngày hôm sau, Khương Uyển Phồn đưa bà nội đến tiệm. Trác Dụ kêu Khương Dực rồi ném cho cậu một chiếc ván trượt: “Không phải em muốn học kỹ thuật đè ván sao, đi thôi, dạy em.”
Khương Dực cực kỳ hưng phấn, vô cùng phối hợp, dù ngã cũng vui vẻ hăng hái. Lúc nghỉ ngơi, cậu cởi áo, chống cánh tay trần ngồi xuống đất. Làn da cậu ngăm đen, cơ bụng sắc nét ra hình ra dáng, cậu uống một hơi hết nửa chai nước rồi mới nói: “Anh rể, em ở lại giúp anh nhé. Em thấy câu lạc bộ của anh cũng bận rộn ra phết.”
Trác Dụ lườm cậu: “Không về Lâm Tước nữa à?”
“Không muốn về ạ.” Chẳng biết tại sao mà Khương Dực luôn tín nhiệm người anh rể này theo bản năng. Cậu than vãn: “Ba mẹ cứ một hai bắt em đi học, đi học thì có ích gì chứ.”
Giọng điệu Trác Dụ đột nhiên nghiêm túc: “Nhóc con, cất cái thành kiến của em đi. Đi học là điểm xuất phát tương đối công bằng, số lượng không nhiều trên thế giới này đấy.”
“Công bằng gì đâu ạ, trên tin tức còn bảo có tiến sĩ tốt nghiệp đại học Z phải đi bán thịt heo đó thôi.”
“Vậy sao em không xem thử có bao nhiêu nhân tài đứng đầu các ngành nghề. Anh không bàn đến vấn đề trình độ học vấn cao bao nhiêu nhưng chắc chắn để có kiến thức về mọi thứ xung quanh thì nhờ học mà ra cả.” Trác Dụ cau mày, dùng thái độ kiên định bài xích thành kiến quái dị trong cậu.
Khương Dực không nói tiếng nào nhưng hàng mày rậm đã sắp bay lên rồi, trong lòng vẫn không phục.
Trác Dụ quyết không chiều ý cậu, nói thẳng không chút e dè: “Em tỏ điệu bộ này với anh có tác dụng không? Em 17 tuổi, hoặc lấy lý thuyết phục người khác, hoặc khiêm tốn nghe dạy dỗ, hoặc là em đánh với anh một trận, ai thắng thì người đó là đại ca.”
Khương Dực bĩu môi, buồn bực bảo: “Em không đánh lại anh.”
Trác Dụ thay phiên sử dụng từ ngữ cứng rắn và mềm nhẹ, dùng tình cảm đả động tâm tư cậu: “Nói về chị em đi, có thể cô ấy không phải là nhân vật lớn “thăng quan tiến chức” nhanh trong suy nghĩ của em nhưng cô ấy thông thạo một nghề, giúp cuộc sống của bản thân trở nên tốt đẹp, khai trương một tiệm mình thích, hội tụ một nhóm người có chung chí hướng với mình. Quan trọng hơn là tâm hồn cô ấy phong phú, biết nhìn ra trong rộng, khi đối mặt với khó khăn và xử lý vấn đề gì đó, cô ấy luôn có chừng mực, biết tiến biết lùi. Em nghĩ đây chỉ là nói đùa, khoe tài chút thôi là được rồi sao? Đây chính là những gì cô ấy tích lũy được trong đời, những gì cô ấy đã học qua sách vở, thứ em được họ sẽ không bao giờ trở thành điều xấu cả.”
Ánh mắt Khương Dực trống rỗng, vô hồn, dần dần hiện rõ sự mê man và luống cuống.
Trác Dụ vỗ vai cậu, chân thành bảo: “Em muốn học trượt ván, học trượt tuyết nhưng em có từng nghĩ đến con đường này sẽ khó khăn hơn việc đi học bình thường không. Cơ thể đau nhức, không thể chống lại những tổn thương, không cách nào đoán trước những nguy hiểm, em thật sự đủ can đảm để gánh vác nó sao?”
Khương Dực muốn lớn tiếng bày tỏ thái độ của mình nhưng giờ phút này, cậu phát hiện mình lại do dự ậm ừ ba chữ “Em có thể” giữa răng môi. Một giọng nói khác trong nội tâm cậu được đánh thức và thận trọng khuyên nhủ cậu.
Trác Dụ đứng lên, hoạt động giãn gân cốt sau thời gian ngồi lâu: “À đúng rồi, tiện thể nói em biết chuyện này. Dù anh điền nguyện vọng trường đại học thể thao nhưng điểm thi đại học của anh năm đó đủ để lựa chọn vào học bất cứ trường đại học nào khác đấy.”
Khương Dực ngẩng đầu, muốn nói lại thôi.
Cậu phát hiện trước mặt những người có thực luận và từng trải nghiệm chân chính thì lời lẽ kiên quyết bỗng chốc trở thành những chứng minh vô dụng ngu xuẩn nhất. Vì vậy cậu lẳng lặng làm động tác cắt cổ để bày tỏ sự miễn cưỡng của mình.
…
Sau khi trò chuyện sâu sắc với nhau, Trác Dụ gọi điện thoại cho Khương Vinh Diệu: “Ba, con muốn thương lượng một việc với ba.”
…
Chuyện Khương Dực không thích đi học đã trở thành một vấn đề nan giải khó khăn không nhỏ còn sót lại trong nhà, thậm chí đã có lúc khiến Khương Vinh Diệu tức giận muốn lên cơn đau tim. Với tác phong tự do tự tại như một hiếp khách của cậu thì dù có để cậu thừa kế gia sản cũng là nỗi đau khổ của hai bên.
“Sao đến giờ em vẫn không nói mấy chuyện này với anh?” Trác Dụ chủ động hỏi tội.
Khương Uyển Phồn bĩu môi, nhỏ giọng bảo: “Thì người ta bảo việc xấu trong nhà không khoe với người ngoài mà.”
“Anh là người ngoài à?”
Thấy khí thế nắm điểm yếu gây khó dễ của anh càng lúc càng dâng cao, Khương Uyển Phồn trừng anh, đánh đòn phủ đầu: “Chuyện anh và nhà cô anh hình như anh cũng không xem em là người trong cuộc mà.”
Trác Dụ tự giác không lên tiếng nữa, hai tay chắp thành quyền, tình nguyện nhận thua.
Khương Uyển Phồn mím môi cười nhưng cũng rất tò mò: “Anh nói thế nào để thuyết phục ba em cho phép Tiểu Dực ở lại đây vậy?”
Cách của Trác Dụ đơn giản và thẳng thắn, anh ra giấy đảm bảo thực hiện với ba vợ: “Ba cho con một năm, con sẽ hướng dẫn Khương Dực. Giúp em ấy tìm được vị trí chính xác của cuộc đời, chuyện đi học này không thể cưỡng cầu nhưng thằng bé sẽ hiểu bản thân thật sự muốn gì và có thể muốn cái gì.”
Có đôi khi một nhận thức tinh thần rõ ràng và chính xác sẽ thực tế hơn một kế hoạch lớn mà mờ mịt.
Khương Uyển Phồn cảm thán với thái độ nghi ngờ: “Ba em không phải người dễ bị thuyết phục vậy đâu.”
“Anh nói với ông ấy cho thời gian một năm, nếu anh không làm được thì lại mua một căn hộ lớn view sông nữa, chỉ đứng tên em.”
“…”
Ông chủ Trác đỉnh của chóp.
Chuyện của Khương Dực được giải quyết một cách êm đẹp, Kỳ Sương khá hài lòng, tươi cười vui vẻ khác hẳn hai ngày trước, hăng hái cả ngày cười không khép nổi miệng. Sau đó bà còn đến thành phố B để gặp một người từng là học sinh của mình, bà Mạnh Viên.
Bà Mạnh vô cùng biết ơn người cô thân thiết của mình, gọi bà như mẹ ruột, nhiệt tình đến mức khiến bệnh đau nửa đầu của Kỳ Sương tái phát: “Ây dà, cô không đi chơi đâu, ngồi xe choáng đầu lắm.”
Sự nhiệt tình của bà Mạnh không hề giảm, lập tức đề nghị trực tiếp: “Cô ơi, vậy chúng ta ngồi trực thăng nhé!”
Kỳ Sương tức khắc xốc lại tinh thần: “Được đó! Đi chơi tiếp nào!”
Ngồi trên trực thăng tư nhân, tha hồ mà ngắm nghía thành phố rộng lớn rực rỡ. Kỳ Sương đeo kính lão, mái đầu bạc trắng cực kỳ hiên ngang, đúng là một bà lão ngầu lòi.
Trên máy bay, hai cô trò tán gẫu chuyện gia đình, trò chuyện qua qua lại lại. Bà Mạnh vẫn luôn tiếc nuối chuyện năm ấy Khương Uyển Phồn từ bỏ dự án thêu sửa tác phẩm “Nữ sử châm”.
“Trong mắt em, con bé là lựa chọn thích hợp nhất, tác phẩm này có ý nghĩa rất trọng đại với em. Cô Kỳ có còn nhớ không, lần đầu tiên cô giảng giải sản phẩm thêu cho con là về bức vẽ “Nữ sử châm” này. Vợ chồng con đã cố gắng hết sức mang những món báu vật lưu lạc ngoại quốc về, đây là mong muốn cả đời của Hải Lan, còn việc để người thế hệ sau sửa chữa nó lại là tâm tư của con.”
Bà Mạnh nói: “Năm đó nhờ được cô giảng giả về tác phẩm này mà con mới hiểu được ý nghĩa chân chính trong từ “kế thừa” mà cô nói.”
Khoảng trời mênh mông, thành phố như một giọt nước bé nhỏ trong biển cả bao la. Trên bầu trời rộng rãi, nhờ gió đông nhớ lại chuyện xưa, gợn lên cơn gió xuân làm say lòng người. Kỳ Sương tươi cười, khuôn mặt già nua như ánh mắt khoáng đạt, bao dung và dịu dàng y hệt thuở son trẻ.
Bà bảo: “Em có thể nhớ đến cô cũng là một kiểu kế thừa rồi.
Lệ nóng đọng trong đôi mắt bà Mạnh, bà kích động bảo: “Cô ơi, còn một chuyện nữa ạ.”
“Tháng sau trong ngành sẽ tổ chức một cuộc thi sáng tạo văn hóa quốc tế, cuộc thi này là sự kết hợp giữa viện bảo tàng cố cung và viện bảo tàng quốc gia, là một cơ hội thể hiện tài năng hiếm có. Em và chồng được mời tham gia với vai trò giám khảo hạng mục thêu. Em muốn Uyển Phồn tham gia, con bé xứng đáng ở một nơi tốt hơn.”
__
“Cháu không tham gia thật sao? Có muốn suy nghĩ lại không? Đừng có học cái thói rảnh rỗi buông thả của ba cháu, lúc nên tranh thủ phải tranh thủ.” Kỳ Sương khuyên nhủ hai lần liền nhưng thái độ của Khương Uyển Phồn vẫn không thay đổi.
“Bà nội, bà biết mà, cháu không hứng thú với những thứ này. Trong tiệm còn nhiều đơn hàng lắm, không thể tham gia được.”
“Toàn là viện lý do lý trấu thôi.” Kỳ Sương xua xua tay: “Tùy cháu vậy, bà chỉ thuật lại lời thôi.”
Mấy năm nay Khương Uyển Phồn nhận được kha khá thư mời về các hoạt động trong giới. Song chí hướng của cô lại không nằm ở đó, nếu không có lẽ cô đã đi theo con đường khác từ lâu rồi.
Kỳ Sương không thích can thiệp sự tự do của người khác nhất, chẳng mấy chốc đã chuyển sang chuyện khác: “À đúng rồi, hai bức hoa mai mà cháu thu mua của dì thím Cửu Hoa ở Lâm Tước lần trước đấy, không cần bán giúp bà ấy nữa.”
“Dạ?” Khương Uyển Phồn kinh ngạc: “Tại sao ạ?”
“Trước khi bà đến đây, bà ấy có bảo với bà, còn thẹn thùng lắm, mặt đỏ bừng.” Kỳ Sương kể cho cô nghe: “Vì có một chủ khác đến thu mua, giá cả khá ổn.”
Khương Uyển Phồn không nghi ngờ gì, thật lòng bảo: “Tốt lắm ạ, bà nội, vậy để cháu tìm lại tác phẩm của thím Cửu Hoa, bà mang về trả thím ấy giúp cháu.”
__
Kỳ Sương ở lại năm ngày, đến thứ bảy từ Khương Vinh Diệu và Hướng Giản Đan lái xe đến đón bà về.
Nhưng khi Trác Dụ thấy hai người họ liên tục lấy đồ trong cốp xe sau ra, thậm chí còn tưởng họ đến mở tiệm thuốc bắc nữa.
Hướng Giản Đan cười tít mắt bảo: “Mấy thứ này đều dành cho con đó.”
“?”
Trác Dụ chỉ biết kỷ tử thôi.
Hướng Giản Đan ra hiệu mắt với Khương Vinh Diệu, chuyện này nên để đàn ông trò chuyện cùng nhau sẽ tốt hơn. Khương Vinh Diệu bèn gọi Trác Dụ ra một nơi xa xa: “Đây là ba kích, tắc kè, hải mã. Trong mấy túi nhỏ này là thung dung, ba kích. Ba đã phân loại ra cho con xong cả rồi, cách dùng và ăn đều ghi trong sổ này.”
Trác Dụ: “Toàn bộ… Cho con ạ?”
Khương Vinh Diệu thở dài, vỗ vai con rể bảo: “Trước đây thái độ ba không tốt, ba ấy mà, không nên tỏ sắc mặt với con, dù sao ra nông nỗi như bây giờ cũng không phải do con muốn.”
Trác Dụ nghe mà mơ màng: “Không, không có gì đâu ba, con tùy ý từ chức đúng là khiến ba mẹ lo lắng, là do con làm việc không chu toàn, ba không sai ạ.”
“Haiz, đã tạo nên sai lầm lớn rồi.” Khương Vinh Diệu ưu sầu nhìn chằm chằm thắt lưng anh, sợ anh nhạy cảm lo lắng nên lại vội vàng rời mắt đi, trong lòng thầm nói đều là đàn ông với nhau cả, ông không được biểu hiện quá rõ ràng tránh làm tổn thương lòng tự trọng của Trác Dụ.
Trác Dụ khó hiểu, sao thái độ ba vợ thay đổi nhanh quá vậy.
Khương Vinh Diệu khéo léo nói: “Công việc con vất vả nhưng cũng phải chú ý sức khỏe nhé. Những thứ này đều bồi bổ cho con, bình thường cứ nấu canh mà húp, sẽ tốt cho cơ thể. Đúng rồi, còn có bình rượu này nữa.”
Trác Dụ được yêu chiều mà sợ sệt, làm con rể nhà họ Khương hạnh phúc thật đó.
“Bình rượu thuốc này được ngâm nhiều dược liệu quý lắm, ba mất nhiều thời gian lắm mới ngâm xong. Mỗi ngày con uống một ly nhỏ thôi, đừng tham quá, uống trước khi ngủ nên không ảnh hưởng việc con lái xe thường ngày đâu.” Khương Vinh Diệu cứ dặn dò mãi: “Nhớ nhé, phải uống đúng giờ.”
Đây là tình yêu của ba.
Trác Dụ không dám không nghe lời.
Sau khi tiễn bà nội và ba mẹ vợ, Trác Dụ nhìn chiếc túi nho nhỏ chứa đựng tâm ý to to, cảm nhận được sự ấm áp của gia đình đã từ lâu không có. Khương Uyển Phồn không nghi ngờ gì vì ba mẹ cô luôn chú trọng việc dưỡng sinh, có lẽ đây cũng là đồ bổ như vậy thôi.
Hiện tại công việc ở tiệm cô cũng bận rộn, nhận một đơn thiết kế váy cưới cho khách nhà giàu, phải hẹn thời gian để mặc thử và chỉnh sửa rồi thương lượng chi tiết nữa. Sáng nay Trác Dụ lái xe đưa cô đến sân bay, anh giả vờ đa sầu đa cảm: “Hết tiễn ba mẹ lại tiễn vợ, anh đúng là đứa trẻ bị bỏ rơi.”
Khương Uyển Phồn “xuy” một tiếng, ôm anh không mà chia cắt, cất giọng trách cứ: “Tối qua anh đã làm gì mà bây giờ còn đứa trẻ hả!”
“Tối qua anh làm gì cơ?” Trác Dụ cười khe khẽ bên tai cô, tay ôm eo cũng tăng thêm lực: “Hửm?… Nói anh nghe nào.”
“Đây là sân bay, không phải nhà máy phẩm màu.”
Giờ lên máy bay đã đến, Trác Dụ buông cô ra, dõi mắt nhìn người đi vào cửa kiểm tra an ninh.
…
Trong nhà có thuê một dì đầu bếp cứ đúng giờ sẽ đến nấu cơm. Trác Dụ giao các dược phẩm Khương Vinh Diệu mang đến cho bà ấy, dặn dò bà dùng nó hầm canh mỗi ngày, thuận tiện chụp ảnh để anh gửi cho Khương Vinh Diệu điểm danh hằng ngày.
Cơ hội liên lạc tăng tình cảm tốt nhất, đương nhiên Trác Dụ sẽ không bỏ qua.
Khương Vinh Diệu vui lòng vô cùng, lần nào cũng hồi âm anh bằng biểu tượng [khen ngợi nhiệt liệt x1000].
Có lẽ gần đây bận rộn quá, nhọc lòng nhiều việc nên sang hôm sau, khóe môi Trác Dụ bị nhiệt mọc nốt, cả khi uống nước cũng đau vô cùng.
Sang ngày tiếp theo, anh bắt đầu cảm thấy không đúng, không phải cả người mệt mỏi mà là cơ thể từ trên xuống dưới luôn tràn trề sức lực! Chắc chắn là vì nhiệt độ mùa hè quá cao, quá nóng. Anh định đến câu lạc bộ trượt tuyết ở hòng xoa dịu cảm giác nóng bức dư thừa sức lực trong mình.
Tay nghề nấu ăn của dì đầu bếp rất tuyệt, sử dụng dược liệu hào phóng, thả bao nhiêu đồ bổ để hầm ra một nồi canh thịt dê thơm nồng béo ngậy. Trác Dụ vừa ngửi thấy mùi vị dược liệu này lại thoáng muốn ói, đang định không ăn thì điện thoại chợt rung lên.
Ba vợ: “[mỉm cười] [đầu chó] ~ Con rể có đang bận rộn gì không?”
Không cần nói rõ, Trác Dụ vội vàng chụp ảnh điểm danh, gửi một tấm ảnh tự chụp mình đang húp canh qua.
Ba vợ: [khen ngợi nhiệt liệt] [khen ngợi nhiệt liệt]
Dì đầu bếp rửa chén, dọn dẹp sạch sẽ, lẩm bẩm nói mùa hè mà ăn canh thịt dê có rất nhiều lợi ích: “Uống chút canh thịt dê giúp cả người ấm áp, vào mùa đông không sợ bị lạnh.”
Trác Dụ thật sự muốn nói nào chỉ có ấm áp, bây giờ đan điền của anh đang dồn khí, cơ bụng chỉ cần chạm vào là nổi lửa, có thể tham gia sinh tồn nơi đảo hoang được luôn đấy.
Trước khi đi, dì đầu bếp còn chu đáo nhắc nhở: “Rượu này cũng tốt cho con đó, nghỉ ngơi một lúc rồi nhớ uống nhé.”
Bình rượu thuốc này không phải chỉ là rượu mà nó là tình yêu của ba vợ.
Trác Dụ rầu rĩ uống một ngụm tình yêu của hôm nay, cũng lạ thật đấy, người bình thường có tửu lượng tốt như anh lại thấy hơi choáng váng. Những tưởng chỉ cần nghỉ ngơi một lúc sẽ dịu lại nhưng chẳng ngờ anh càng thấy khó chịu hơn —- nhịp tim đập nhanh, hô hấp không đều đặn, hơi thở gấp gáp, bụng như núi lửa, bên trong có dòng dung nham nóng chảy hừng hực đang khuấy đảo.
Mồ hôi túa ra trên trán Trác Dụ lớn như hạt đậu, cơ thể càng lúc càng bất thường.
Anh cúi đầu nhìn xuống theo bản năng, cậu em bên dưới cũng bắt đầu không an phận, giờ phút này nó không kìm chế nổi như sắp nảy lên điên cuồng.
Trước khi mất đi ý thức, anh gọi điện thoại cho Tạ Hựu Địch: “… Mau, mau đến đón tôi, đi bệnh viện.”
Tạ Hựu Địch bị dọa một phen sợ gần chết, trực tiếp gọi xe cấp cứu đến chở anh đi.
Sau khi bác sĩ kiểm tra xong thì nhìn anh với vẻ mặt phức tạp, lời ít ý nhiều bảo: “Vấn đề s!nh lý phải chạy chữa kịp thời, cứ tin vào khoa học, không thể ỷ vào cách dân gian được. Anh không có vấn đề gì lớn nhưng đừng ăn mấy loại canh bổ kia nữa.”
Bác sĩ đã gặp nhiều bệnh nhân nam kiểu này rồi, thế là bắt đầu kiểm tra một loạt chức năng phái nam cho anh.
Sau khi có kết quả, bác sĩ sa sầm nói: “Chỉ tiêu các hạng mục tốt lắm rồi mà còn cố gắng đột phá chính mình như vậy nữa à…”
Tạ Hựu Địch tiếp câu: “Cậu ta là ông chủ câu lạc bộ trượt tuyết đấy! Là vận động viên thể thao mà!”
Vận động viên thể thao con mẹ nó.
Kiếp này Trác Dụ không muốn chết như thế.
__
Lời tác giả:
Lão Khương: Đây đều là tình yêu của ba.
Trác Dụ: Tình yêu của ba vợ, là muốn đòi mạng đây mà. TVT
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT