Tác giả: Louis.
Sáng hôm sau, khi ông mặt trời vẫn chưa dậy, Hoàng Tiến tỉnh giấc. Nơi anh nghỉ lại hôm qua là một cái hốc do lũ quỷ đào ra, trên một sườn núi. Chớp mắt thêm vài lần, anh đứng dậy, tận dụng ánh sáng yếu ớt từ đống than lấy nước trong túi trữ vật để vệ sinh cá nhân. Xong xuôi, anh dập lửa, thu lại trận pháp, tung ra một lá thanh khiết phù rồi đi lên đỉnh núi. Khi lên đến đỉnh, trời đã tờ mờ sáng, anh liền thả lũ quỷ ra. Một thân huyết khí trên người chúng một phần cũng do anh "nuôi lớn", chính anh cũng nên thanh tẩy. Lũ quỷ này nên "đi tắm".
Trong những ngày tháng dưỡng thương nhàm chán, một lần, Hoàng Tiến hát chới chơi để vơi đi sự buồn chán. Như thói quen đã ăn vào máu, cứ khi nào anh hát vu vơ thì anh đều sử dụng năng lực ngoại cảm một cách ôn hòa, và BÙM, huyết khí, lệ khí, oán khí trên người lũ quỷ này mất đi một ít. Phát hiện này khiến anh rất thích thú, tiếp tục lôi lũ quỷ ra làm "chuột bạch" và rồi anh đi đến các kết luận sau. Đối với những câu hát liền mạch, càng dài, càng mềm mại, mượt mà, chúng càng giống như "nước tắm" rửa trôi các loại khí xấu, còn những câu hát ngắn, ngắt nhịp đột ngột, khàn khàn thì đem lại tác dụng tương tự nhưng hiệu quả giảm đi rất nhiều. Tổng kết lại kết quả thí nghiệm, tạo ra một/chuỗi âm thanh thuộc Vũ cung, tức âm thanh thuộc hành Thủy, sẽ hòa tan đám hắc khí kia, giống như tạt nước vào bọn chúng vậy, rửa trôi máu, hận ý và nước mắt. Một phát hiện thú vị nữa Tiến rút ra, đó là trong một lần dậy rất sớm để luyện thanh, anh nhận thấy, nếu kết hợp điều trên với một âm thanh thuộc Thương cung, tức âm thanh hành Kim, vào khoảnh khắc những tia ban mai đầu tiên ló dạng, hiệu quả sẽ được gia tăng lên rất nhiều. Thế là anh quyết định luyện giọng giúp chúng thanh tẩy hoàn toàn, hay nói cách khác xây dựng lộ trình "làm sạch toàn thân" để lũ quỷ đi đầu thai.
Giọng hát đời trước của Hoàng Tiến cũng khá xịn sò, nhưng do tới tận năm 30 tuổi mới tìm đến âm nhạc để giải tỏa cảm xúc, hay nói theo "ngôn ngữ kiếm hiệp" là căn cốt đã thành hình, muốn tiến xa là điều không thể, thế nên, anh chỉ hát những bài hát bán cổ điển từ mức dễ đến mức trung được thôi. Tuy vậy, kiến thức về luyện thanh luyện giọng của chàng trai mang tâm hồn ham học hỏi thì cũng sương sương cỡ cuốn bách khoa toàn thư mà thôi.
Dựa theo cách phân chia của nhạc cổ phương Đông nói chung, giọng hát hiện tại của anh đẹp với hai hành thanh âm chính, quãng trầm và quãng trung là hành Thủy, tức Vũ thanh, quãng cao là hành Kim, tức Thương thanh, dịch sang ngôn ngữ dễ hiểu hơn, giọng hát của anh sở hữu những tính chất tích cực của nước và kim loại. Khi không lên quá cao, giọng anh có độ lạnh nhẹ, mượt mà nhưng không nhão, xuống quãng trầm thì sâu, tối nhưng không bị hút mất, âm thanh rộng rãi, bao la, ẩn chứa nội lực, nhanh nhẹn, linh hoạt mà không bị nuốt âm; tiềm năng phát triển có thể đạt tới hai thái cực: khi nhỏ nhẹ, luyến láy, vuốt âm lượng thì như tiếng suối chảy róc rách bên tai, khi bung tỏa nội lực thì tựa như cơn sóng thần bao trùm mọi vật. Khi lên cao hơn, giọng anh có độ lạnh đặc trưng của kim loại, sáng nhưng không chói, âm vang xa như tiếng chuông, hơi đanh nhưng vẫn tròn trịa, tạo cảm giác lấp lánh như ánh kim, nảy chữ tốt; tiềm năng phát triển: tận dụng tính xuyên thấu để nổi bật khi hòa giọng cùng các giọng ca to dày, âm lượng khủng. Ngoài ra, dường như quãng trầm của anh còn có sự xuất hiện của hành Thổ, tức Cung thanh, nhưng khá ít. Hiện tại, anh mới 12 tuổi, thanh quản chưa phát triển đầy đủ, chưa thể phán đoán chính xác phương hướng phát triển giọng hát được.
Do đó, trong hai tháng này, anh tập trung vào hơi thở, phần quan trọng nhất của thanh nhạc. Hơi thở như nguồn điện vậy, không có điện, chẳng có thiết bị nào hoạt động được, mà nguồn điện này lại là pin con thỏ, có dung lượng pin, cần lựa chọn thiết bị sử dụng một cách khôn ngoan và hợp lý để không lãng phí điện trong pin, làn hơi cũng tương tự vậy. Thế nên, anh chia lộ trình "tu luyện" giọng hát của mình ra thành hai phần, trước và sau khi xương sườn hồi phục. Khi xương sườn chưa lành, anh tập trung vào điều tiết làn hơi. Tập từ nhả hơi dần dần trong cái làn hơi không được nén lại được bao nhiêu, tới khi xương lành thì mới bắt đầu nén chặt hơi ở bụng, aka "tụ khí đan điền", phối hợp với ký năng nhả hơi anh đã thuần thục, kết hợp nén hơi để kéo dài thời gian nhả hơi.
Nén hơi cũng là một phần rất quan trọng, thử tưởng tượng bạn được giao một cái sọt để đi thu hoạch quả bông tính tiền theo cân, nếu bông của bạn quá xốp, bạn chưa hái được bao lâu thì sọt đã đầy, nếu có thể nén chặt bông lại, chúng sẽ it tốn thể tích hơn và sọt chứa được nhiều hơn, bản chất của việc nén hơi cũng tương tự vậy. Sau khi thuần thục thì chuyển qua nhấc gạc mềm, thả lỏng hàm, hạ thấp thanh quản, đẩy âm thanh vào các xoang trên khuôn mặt, tạo các âm thanh vang, to, mà không tốn sức. Một điều rất quan trọng nữa chính là thể lực trong việc ca hát thực thụ. Chẳng một ca sĩ chuyên nghiệp nào thấy vui khi biết bản thân không đủ sức để hát bài mình thích cả, thế là những bài tập như chạy bộ, chống đẩy, thiền, yoga, nhảy dây,... cũng được thêm vào lộ trình. Thi thoảng, anh đi giao lưu văn nghệ với các loài động vật trong rừng như thi gầm với hổ, thi hót với chim, acacs thứ các thứ. Nhờ nắm chắc lý thuyết từ đời trước cộng với liên tục thực hành theo lộ trình thích hợp, giờ đây, Hoàng Tiến đã sáng tác ra một khúc hát đảm bảo anh có thể đủ thể lực để "gột rửa sạch sẽ" cho lũ quỷ.
Thả lũ quỷ ra, Hoàng Tiến bắt đầu cất tiếng hát với âm lượng vừa phải, nhịp diệu chậm rãi. Những lời ca dung hợp với sóng ngoại cảm anh phát ra từ từ hình thành 3 "làn sương mù" bao bọc lũ quỷ thành những chiếc kén. Từ trong những cái kén, "máu" tràn ra tan vào lớp sương mù rồi biến mất, sương mù liên tục được hình thành và đượt rót vào kén. Thấy lũ quỷ đã thích ứng, anh nâng mức âm lượng lên và đẩy nhanh dần tiết tấu, đến mức cực hạn của anh, nhận thấy mặt trời chưa lên, anh hạ dynamic để vào phần lời hai, anh tự nhủ mọi thứ đều không vội được, cả với anh lẫn với lũ quỷ. Vận dụng hết kiến thức nhạc lý của mình, Hoàng Tiến đặt hết tâm trí của mình vào khúc hát, anh muốn lũ quỷ được thanh tẩy. Những đoạn luyến láy, chạy note, ngân rung, giọng óc lần lượt được thêm vào, tất cả đều ngẫu hứng nhưng cực kì thuyết phục như thể nó là một phần không thể tách rời của khúc hát vậy. Vừa hát, vừa gọi mặt trời lên.
Mặt trời như một quả cầu lửa khổng lồ, từ từ vươn mình khỏi các vách núi để đi làm bạn với các đám mây. Ngay khoảnh khắc những tia nắng đầu tiên chiếu lên lũ quỷ, một nốt head voice mang tính xuyên thấu cực lớn vang lên, đẩy ca khúc vào phần cao trào. Phần cao trào xé tan lớp màn sương bao quanh lũ quỷ, kết hợp với ánh nắng ban mai, cả người lũ quỷ như được dát lên một lớp vàng, long lanh đầy đẹp mắt. Hoàng Tiến tiếp tục hát để giọng ca nhả múa trên những nốt cao thêm một phút nữa rồi tạo đoạn thoái trào, kết thúc khúc ca thanh tẩy. Lúc này đây, cả người lũ quỷ, à không, những linh hồn như phát ra ánh sáng vàng, một thân huyết khí đã hoàn toàn tiêu tan.
Thú thực, Hoàng Tiến cũng không biết giải thích sao cho hiện tượng này nữa. Có lẽ, tính chất hơi lành lạnh của giọng anh khiến Vũ âm tạo ra một môi trường ôn hòa có khả năng hòa tan huyết khí. Còn về Thương âm, hay hành Kim, Kim vố được coi là một nguyên tố chí dương trong ngũ hành, kết hợp với ánh sáng ban mai, thời khắc ngày và đêm giao nhau, làm gia tăng hiệu quả, xóa sạch huyết khí chăng, anh cũng chẳng rõ nữa. Ở một thế giới mà nền tảng tư tưởng khác nhau, cách mọi người lý giải sẽ khác nhau. Có lẽ, khoa học khó có thể giải thích được điều này, cũng có thể anh chưa đủ hiểu biết để lý giải nó. Chép miệng, anh nghĩ, cứ thuận theo tự nhiên đi.
Dưới ánh mặt trời, ba linh hồn như tỏa ra một vầng hào quang rung động lòng người. Những linh hồn này vui sướng vô cùng, nhìn về phía Hoàng Tiến, dẫu đang được phủ lên mình một tầng hào quang, nhưng anh mới là "chúa", là người ban nó cho chúng, làm cho chúng như muốn khóc. Chúng tiến về phía anh, tiến về phía ánh sáng huy hoàng đời chúng.
"Ông chủ nhỏ, tạ ơn ông chủ nhỏ đã giúp chúng ta được đầu thai."
"Ông chủ nhỏ, ơn huệ kiếp này không sao kể hết, kiếp sau ta sẽ báo đáp."
"Ông chủ ơi, ông chủ à...."
....
Nhìn bọn chúng lần cuối, anh nói: "Đi đi."
Những linh hồn bái lạy anh, mắt thì lưu luyến không rời rồi tan đi trong kim quang rực rỡ.
Ngồi bệt xuống đất thở dốc, một lúc sau, khi hơi thở đã ổn định trở lại, Hoàng Tiến thở phào một hơi. Vậy là những phiền não đã được giải quyết xong, giờ là lúc anh sống chậm lại và cân nhắc cho tương lai.
Hoàng Tiến tự nhận năng lực ngoại cảm của bản thân rất mạnh mẽ, kín đáo, khó đoán và vô cùng đáng sợ, thế nhưng còn phải xem là so với ai. Anh nhận thấy rằng linh hồn của tu sĩ Luyện Khí không khác người thường là mấy, tu sĩ Trúc Cơ thì rắn chắc hơn, có khẳ năng kháng nhẹ năng lực của anh. Do đó, anh dự đoán rằng, linh hồn của tu sĩ, hay thần hồn khi tu luyện đạt đến một cảnh giới nào đó sẽ có khả năng kháng lại hoàn toàn công kích tâm linh của anh. Khi ấy, anh khó lòng mà chống lại được những kẻ này. Anh không thể ngày ngày cầu nguyện rằng khi ra đường sẽ không gặp được tu sĩ cấp cao, điều mà khá khó trong cái giới tu tiên này. Chưa kể đến việc cơ thể này có linh căn, tu luyện vừa giúp anh có được pháp thuật, vừa giúp anh phát triển siêu năng lực nữa, tạo điều kiện sinh tồn trong cái thế giới cường giả vi tôn bày. Vậy nên, thay vì giữ mình, sống ẩn nhẫn thái quá như đời trước, anh sẽ truy cầu tiên đạo, có được một cuộc sống theo ý muốn của mình.
Suy ngẫm xong xuôi, Hoàng Tiến xuống núi. Anh dùng năng lực che chắn tâm linh để làm bản thân vô hình trong mắt người khác, đến một tiệm vải, lấy đi vài bộ quần áo ưng ý, bỏ tiền lại rồi đạp lên pháp khí phi hành rời đi. Anh chọn đi hướng Đông, hướng Mặt Trời mọc, hướng có ánh sáng vàng rực rỡ.
-----------------------------------------------------
Note: Trong thanh nhạc có một khái niệm có cái tên gần giống hạ thấp thanh quản là hạ thanh quản, chúng hoàn toàn khác nhau, một đúng, một sai. Để hiểu sự khác nhau của chúng, ta phải đi tìm hiểu vị trí thanh quản khi nói và khi hát đúng khác nhau như thế nào. Vị trí của thanh quản khi hát đúng(vị trí thanh quản cân bằng) sẽ thấp hơn vị trí thanh quản khi nói và cao hơn vị trí thanh quản của lỗi kĩ thuật hạ thanh quản. Bên cạnh đó, vị trí này ảnh hưởng trực tiếp đến điểm rơi của âm thanh được phóng lên từ cột hơi, quá cao/quá thấp khiến âm thanh không được đẩy vào khoảng vang của các xoang rỗng trên đầu và mặt dẫn tới việc âm thanh không được cộng hưởng với các xoang này, làm cho âm thanh khi hát không được đầy đặn và kém vang. Tùy thuộc dòng nhạc, vị trí âm thanh sẽ khác nhau một chút, chẳng hạn như vị trí âm thanh hát pop sẽ cao hơn khi hát cổ điển. Ngoài ra, vị trí thanh quản quá cao hay quá thấp đều không tốt, cao quá thì âm thanh mỏng, chói, rè, xước, vỡ,... thấp quá thì tì cổ, mờ, run,... chẳng phải thứ tốt lành gì nên. Thế nên, nếu có dự định học hát, việc điều chỉnh vị trí thanh quản sao cho phù hợp với dòng nhạc và giữ gìn thể lực cho bản thân là việc làm cần thiết các bạn nhé.
Một vài thuật ngữ trong thanh nhạc: https://thanhnhacdinhcao.vn/thanh-nhac-la-gi-mot-so-thuat-ngu-trong-thanh-nhac/
Ảnh được sử dụng trong chương này có khá nhiều trên mạng, Louis không biết chính xác đâu mới thực sự là nguồn nên nếu mọi người biết thì bình luận bên dưới cho mình biết nhé để mình thêm vào. Ảnh này mình lấy từ bài báo: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/phat-chi-ra-nhan-duyen-kiep-truoc-cua-10-loai-nguoi-ban-la-ai-trong-so-do-1380932.html
-----------------------------
26/06/2022