Sáng hôm sau, cả ba người cùng thức dậy từ lúc trời còn lờ mờ sáng, chị Thư vội vã đi chợ mua đồ cúng, anh Nam dọn dẹp qua bàn thờ tổ tiên để chuẩn bị làm lễ, còn ông Trịnh bên cạnh luôn cằn nhằn, quát mắng anh không làm việc cho đàng hoàng, chắc một phần là do tối qua anh không làm theo ý của ông nên bất mãn trong lòng, tranh thủ chút giận lên Nam, Vân cầm chổi lá quét qua sân trước, thi thoảng che miệng ngáp ngắn ngáp dài.
Hôm qua phải nằm chen chúc trên một cái giường với chị Thư và An Chi làm cô mất ngủ cả đêm, bởi vì không thể về lại căn phòng đó được, chừng nào bà ta còn tồn tại, cơn ác mộng vô tận kia sẽ tiếp tục tra tấn cô ngày qua ngày.
"Hôm nay bà ta đến đấy".
Nam đi qua nói nhỏ với cô, Vân cười gật đầu, tiếp tục quét tước sân nhà, mặc dù anh khá bất ngờ trước phản ứng hời hợt của Vân, những chắc vì đã qua nhiều năm rồi nên mới không còn để tâm đến chuyện ngày xưa chăng? Anh dặn dò Vân vài ba câu liền tiếp tục công việc còn dang dở. Chị Thư quay trở lại với đống thức ăn tươi mới, chị chạy ù vào bếp để kịp làm mâm cúng. Vân dựng chổi lá cạnh tường, theo sau giúp chị chuẩn bị.
"Chị nghe nói có cả thằng Khang nữa".
"Thế à? Vậy để em lảng đi bữa trưa".
Chị Thư gật đầu. Cô biết rõ tính của Vân, không ai có thể ép buộc em ấy làm điều gì mà em không thích trừ người em thương.
"Bà ta cũng đến".
"Anh Nam nói cho em biết rồi".
Tay chị Thư khựng lại, dùng ánh mắt buồn bã nhìn Vân, đã thế kỷ 21 rồi mà vẫn còn người mê tín như thế, cô không thể hiểu bố Trịnh đang nghĩ cái quái gì trong đầu nữa, vừa cổ hủ lại cực đoan, sao không để ông sống luôn trên núi luôn đi, khỏi làm hại người khác.
Chuẩn bị mâm cúng xong rồi đến dọn mộ tổ tiên, anh Nam và Vân cùng ông Trịnh ra nghĩa trang, chị Thư thì ở lại trông coi nhà cửa với bé Chi, cô lo lắng nhìn theo bóng dáng rời đi của bọn họ.
Nếu không phải là vì mẹ, đánh chết cô mới chịu đến chỗ này lần nữa, Vân tính nhẩm những ngày còn lại trước khi đến tháng cô hồn, xem ra cũng chẳng còn nhiều thời gian nữa.
"Nam dọn mộ ông cụ đi, tao qua thăm ông nội một tí".
Anh Nam gật đầu, anh nhìn Vân lạnh lùng đứng yên một bên, anh vẫn còn cảm thấy có lỗi với cô vì chuyện tối qua, Nam bèn nói.
"Vân qua với mẹ tí đi em. Chỗ này để anh tự làm cũng được".
"Để em giúp một tay, làm một người cực lắm".
Mặc kệ lời khuyên ngăn của của anh, Vân vẫn cầm mấy đồ cúng đi đến trước bia mộ ông cụ, Nam vội vã theo sau, anh thấp thỏm quan sát từng hành động của Vân, bản thân anh biết rõ cô vốn không ưa gì gia đình này nhưng vẫn phải tỏ ra báo hiếu với tổ tiên. Thấy anh Nam tự ôm nhiều việc vào thân, Vân biết anh muốn giúp cô xong việc sớm để bớt chút thời gian qua thăm mẹ nhưng nhìn anh ấy vụng về chưa kìa, Vân cười bất đắc dĩ nói.
"Hôm qua em đến rồi, tí nữa lúc quay về thì qua lần nữa".
Anh Nam cười gượng gật đầu, cúi gằm mặt xuống gặt cỏ xung quanh, đây là khu lăng mộ chỉ dành riêng cho gia đình nhà họ Lê. Bên ngoài có cổng, lan can, cuốn thư, lăng thờ, mộ, bậc thềm, đá lát nền, đây cũng coi như là lăng mộ lớn, chiếm trọn một phần phần ba đất trống trong nghĩa trang, toàn bộ con ông cháu cha mai sau có mất thì đều nằm ở đây. Vân ngẩng đầu lên nhìn ngó xung quanh, đây là những tổ tiên đời đầu, liệu cô có thể tìm thấy manh mối gì ở đây không? Giấc mơ đó thực sự rất chân thật, cô có cảm giác rằng nếu như không tìm hiểu thêm về nó, có lẽ cô sẽ hối hận suốt đời.
Xong việc, Nam lấy bánh kẹo, trầu cau, nhang và một tiền vàng từ mấy túi bóng ra, cô giúp anh xếp gọn trên đĩa sứ và thay luôn mấy cây nhang cũ từ trong lư hương, cô và Nam thắp vài nén nhang rồi vái lạy, Nam bỏ đống dung cụ vào túi, anh nhìn cô rồi nói.
"Vậy anh ra chỗ bố tí nhé, tranh thủ ít thời gian qua thăm mẹ đi em".
Vân nhìn anh, cô còn muốn nói gì đó nhưng đột nhiên bị thứ gì đó thu hút, mắt cô liếc về một phần mộ ở trong góc khuất, rêu mọc um tùm, ngôi mộ có hai mái làm bằng đá trông có hơi tồi tàn so với những bia xung quanh, như thể nó đã tồn tại từ rất lâu vậy.
Vong hồn này đã đi siêu thoát rồi, chỗ đó không có ai đứng trông cả. Nhưng không hiểu sao cô lại thấy khó chịu trong lòng, cô đứng dậy, xách mấy dung cụ đi qua bên đấy, Nam lấy làm lạ, anh hỏi.
"Đi đâu đấy Vân?". Vân chỉ vào ngôi mộ trong góc, mỉm cười nói.
"Em ra đó dọn một tí, cỏ mọc um tùm quá". Nam cũng nhìn qua, dọn chỗ đó hơi mệt đấy, để lâu quá rồi mà.
"Còn ít thơi gian, tranh thủ qua đó làm một tí. An ủi họ phần nào".
Cô mỉm cười gật đầu, thể hiện một chút thành ý cũng không sao, Nam cọ sạch rêu bám kín viền mộ, Vân vắt khô khăn rồi lau sạch bụi bẩn bám bên ngoài. Cô ngẩng đầu lên nhìn, mặt trước được chắn bởi mảnh vải cũ che khuất danh tính người được chôn ở đây, cây nhang cắm trong lư hương để bên ngoài đã sớm muốn mục rữa, không có một bó hoa nào hết, đồ cúng cũng chẳng có. Vân đem đổ nhang cũ, rồi thay vào bằng ba nén mới.
"Chuẩn bị đi thôi Vân".
"Em biết rồi, đợi em lau dọn bên trong đã".
Nam gật đầu, anh mang đống đồ cúng qua chỗ ông nội. Tay cô cầm giẻ lau, chậm rãi vén tấm vải che lên, Vân giật mình, cô mở to mắt ra nhìn, thật khó để tin mọi chuyện lại trùng hợp như thế.
Lê Thị Tuyết Nga: 1824-1843.
Tên của người này được viết bằng chữ Nôm nhưng không hiểu sao cô có thể đọc được. Không có ảnh thờ nên gương mặt của người này vẫn còn là một ẩn số. Đây là người mà cô thấy trong giấc mơ, nhưng tại sao lại chết trẻ như thế?
Vân cẩn thận lau dọn bài vị, mọi thắc mắc của cô đều từ người này mà ra, sau khi thu xếp đồ cần thẩn, Vân lưỡng lự rời đi, cách vài bước lại quay lại nhìn, Nam từ xa thấy cô đứng đần ra đấy liền gọi lại.
"Nhìn gì đấy Vân".
Nghe thấy tiếng anh gọi, Vân chạy lại chỗ Nam, tự nhiên hỏi một câu kỳ lạ.
"Anh Nam này, nhà mình có để lại ghi chép gì về tổ tiên không? Kiểu thông tin cá nhân hay gì đó ý".
"Cụ thể là gì? Sao tự nhiên lại hỏi?". Vân mím môi, hơi chần chừ một lát mới nói ra.
"Chỉ hơi tò mò chút thôi. Em muốn mọi thông tin của những người sinh năm 1824".
"Lâu thế! Chả biết có còn không nữa? Để anh hỏi bố thử xem, hoặc là em tìm trong kho chứa đồ ý, những người trước hay để lại di vật lắm".
Mặc dù Vân hỏi một câu khá ngớ ngẩn nhưng để coi như là chuộc tội với cô, anh đồng ý giúp tìm thử ở chỗ ông Trịnh, còn Vân thì tìm ở kho chứa đồ, nơi này hơi khó nhằn, vì lão già đó không để cô tự tiện ra vào những nơi thiêng liêng đó đâu.
Đợi đến gần 9h sáng, người đàn bà đó mới chịu xuất hiện. Phong cách ăn mặc dị hợm chả đâu vào đâu, áo đạo sĩ vàng chóe nhức mắt vô cùng, gương mặt già nua nhìn như mấy ông ba bị mà người lớn hay hù trẻ con, làn khói tử khí dày đặc sau lưng làm bầu không khí thêm lạnh lẽo và ngột ngạt. An Chi vì sợ hãi mà khóc nấc lên, cô bé mếu máo kéo tay chị Thư muốn rời đi.
Mái tóc bạc phơ được búi gọn sau đầu, dáng đi hơi gù đặc trưng của người già, đôi bàn tay nhăn nheo đầy chấm đen nhỏ, thân thể bốc mùi thuốc đông y khó ngửi. Lúc bà ta đi lướt qua Vân, cô vẫn không nhịn được mà tỏ vẻ miệt thị.
Mọi người ngồi quỳ gối trên chiếc chiếu mục mà bà ta đem tới, chắp tay nghe khấn, tiếng gõ mõ truyền từ bên trong ra đến ngoài sân, giọng nói niệm kinh Phật của vị sư thầy nào đó phát từ radio như hát ru ngủ. Vân dựng thẳng sống lưng, hai tay chắp lại vào nhau, mắt nhắm chặt, một bộ dạng nghiêm túc nhưng đâu ai biết cô đang ngủ gật. Nhịp điệu đều đều có hơi khàn đặc đi kèm với tiếng gõ mõ, trong không khí thoang thoảng mùi nhang, cùng tiếng lầm bẩm niệm kinh Phật, thi thoảng chị Thư sẽ đẩy nhẹ Vân vài cái bắt cô vái lạy cho đàng hoàng, Vân mở to mắt ra nhìn về phía trước, cố gắng không nằm vật ra đấy.
Chịu khổ suốt 2 tiếng đồng hồ, cuối cùng mọi người cũng được tự do đi lại. Vân dẫn An Chi chạy tót vào nhà bếp, làm gì cũng phải có đồng phạm, hai dì cháu cùng đi trộm một miếng nem rán nhưng bị chị Thư bắt tại trận, may mắn là nhờ An Chi nên được nhận khoan hồng còn được cho ăn vụng một ít đồ thừa.
Sau khi nghi lễ kết thúc, người đàn bà đó cùng ông Trịnh nói chuyện ở gian nhà chính, ông ta đặc biệt dặn dò không ai được phép bén mảng lại gần, nhất là Vân, mặc dù biểu cảm trên mặt dửng dưng, nhưng trong thâm tâm phẫn nộ vô cùng, nếu không phải là do lời bịa đặt của bà ta, cô và mẹ sẽ không phải sống dở chết dở như thế, lời tiên tri cái quần què, chỉ là thầy bói dởm mà dám tự ý phán xét quyền được sống của người khác ư? Thà bắt cô đi tự sát còn hơn là bị người khác xiên nhá!
Hai người bên trong nói chuyện suốt 2 tiếng đồng hồ, bà ta thi thoảng liếc nhìn ra ngoài cửa chính để trông trừng đứa con gái kia, lát sau mới nói.
"Ông đã lấy được mấy thứ tôi nhờ chưa? Móng tay, tóc hay máu đều được".
Ông Trịnh run rẩy lắc đầu, Nguyễn Gia Tuyền cau mày lại rồi gằn giọng nói.
"Bọn họ sắp kéo ông đi rồi. Chẳng nhẽ ông muốn xuống mồ uống rượu với tổ tiên sao?".
Ông Trịnh sợ hãi quỳ rạp xuống nền đất, luống cuống giải thích, bà Tuyền vừa nghe vừa quan sát xung quanh, gia đình nhà này âm khí cực thịnh, vị trí hướng Bắc chứ không phải Nam, qua lời kể của ông Trịnh, bà còn biết được một câu chuyện kinh thiên động địa được truyền từ đời này qua đời khác.
Vào đúng ngày 19/8 hằng năm, khi gia trưởng nam đạt đến độ tuổi 55-60 thì sẽ chết. Chuyện này bắt đầu xảy ra từ những năm 1850, sau khi đứa con gái thứ 3 trong nhà qua đời, cô ấy được mọi người đồn là bị điên vì tự sát, 7 năm sau, người đứng đầu gia chủ tức là Lê Trọng Nghĩa thời đó qua đời vào ngày 19 tháng 8 do bệnh hiểm nghèo, nhiều năm sau đó, con trai trưởng cũng chết cùng ngày vì gặp tai nạn, điều đáng sợ ở đây là thời gian cậu trai đó mất cũng cùng một độ tuổi và khung giờ với gia chủ trước, rồi từ cái chết con trai trưởng, người con thứ hai cũng mất, cũng may mắn ở chỗ là bọn họ đều kịp để lại hậu nhân, nhưng lâu dần người dân xung quanh đồn rằng nhà họ Lê thời đó bị dính một lời nguyền khủng khiếp khiến không một cậu trai nào còn sống đến già. Ông Trịnh ban đầu chỉ coi đó là lời nói hù dọa trẻ con, cho tới khi ông nhận được tin anh trai qua đời vào ngày 19 tháng 8 năm ngoái, hưởng thọ 58 tuổi.
"Ôi! Con lạy thầy! Thầy giúp con với, con... con chưa muốn chết!".
"Lời nguyền này là do cô ta đặt ra, cho nên phải để chính cô ta gánh nó, ông muốn tôi cứu ông sao?".
Bà ta tức giận hất tay ông Trịnh ra, trước khi đi còn nói thêm.
"Tối nay, ta sẽ chuẩn bị cho ông một con hình nhân. Mang máu, móng tay hoặc tóc của nó đến, nếu muốn sống qua tháng cô hồn năm nay, liệu hồn mà chuẩn bị cho kĩ".
Ông Trịnh gật đầu như giã tỏi, sau khi tiễn bà rời đi, ông Trịnh mới lộ ra bản chất thật của mình, ông bực bội khó chịu, nhíu mày mắng.
"Mẹ cái bà già đó, coi mình là thiên hạ sao!".
Nếu không phải vì lời tiên tri đó, ông còn lâu mới hạ mình đi xu nịnh bà ta. Lê Phú Trịnh lo âu đi xung quanh nhà, ông trừng mắt liếc nhìn Vân ở góc không xa, trong lòng âm thầm tính toán.
_________
Ở một căn nhà hẻo lánh nào đó, bà Tuyền ngồi trước bàn thờ có đầy đủ mâm cúng và hoa quả tươi mới, làn khói tỏa ra từ nhang như con rồng uốn lượn, trên chiếc đĩa nhỏ có đặt một tờ giấy ghi bát tự, danh xưng, nơi cư trú trước đây của người đó. Bốn bức tường giăng đầy bùa vàng, trên dây thừng được treo mấy chục chiếc chuông bạc, cả căn phòng tối đen nhường cho ánh đèn đỏ và nến vàng trên bàn thờ gia tiên, bên cạnh có chiếc gương chiếu thẳng vào chỗ ngồi bên cạnh bà, nơi đó có một con hình nhân được ngâm trong chậu máu gà tanh tưởi, khung cảnh ghê rợn không kém mấy bộ phim kinh dị.
Bà Tuyền chắp tay khấn vái Thổ công Đông Trù tư mệnh Táo phủ thần quân, Thổ Địa ngũ phương long mạch tôn thần, Ngũ Phương ngũ Thổ Phúc đức chính thần, rồi đến hội đồng tổ họ Lê và các ông bác, ông chú, bà cô, ông mãnh trong nhà. Sau khi đọc một tràng dài như đọc rap, cuối cùng bà cũng nói ra mục đích chính.
"Con là Nguyễn Gia Tuyền tâu trình sự việc như sau : Nay gia đình chúng con có tâm thành mong muốn gặp mặt thân nhân đã khuất tên là Lê Thị Tuyết Nga, 19 tuổi, tên hiệu cô Ba, an táng tại nghĩa trang XX nhưng vì gia đình chúng cháu có nhiều việc bận rộn nên mong cụ thông cảm chỉ có mỗi mình con thay gia đình nhà mình làm lễ áp vong.....".
Xung quang trở nên tĩnh lặng, không có ai đáp lại mặc dù đã làm lễ gọi hồn, bỗng chợt chuông bạc khẽ reo trong khi không có ai tác động vào, cũng chẳng có gió, bà Tuyền nhắm mắt lại, tay cầm bút ghi một dòng chữ trên trang giấy trắng, bà viết cho tới khi tiếng chuông reo ngưng bặt.
'Vì người, leo núi đao 151 năm cũng không oán'.
Đọc xong dòng chữ trên giấy. Cả người bà Tuyền run cầm cập, Đao Sơn địa ngục là nơi dành cho những kẻ sát sinh, linh hồn này không thể đụng vào được!
"Cái gì núi đao cơ?".
Một giọng nói trong trẻo vang bên tai, bà Tuyền giật mình quay đầu sang nhìn người bên cạnh, bàn tay theo phản xạ mà nắm chặt tờ giấy lại, khiến nó nhàu nhĩ. Một cô gái xinh đẹp đang nhìn bà với ánh mắt tò mò.
"Mày...mày vào bằng cách nào!".
"Cửa không khóa nên vào được. Lần sau bà nhớ khóa kĩ cửa ha".
Vân nhìn xung quanh căn phòng, cô suy ra một kết luận, đúng là không phải nơi nào dán kín bùa vàng cũng là sạch sẽ nhỉ?
"Mày muốn gì! Mày mà dám giết người là tao báo công an!".
"Ôi, cháu làm sao dám giết người già, thất đức lắm mới làm vậy".
Cô bình tĩnh ngồi bên cạnh bà Tuyền, ngẩng đầu lên nhìn bàn thờ, thái độ dửng dưng của cô làm Nguyễn Gia Tuyền hoảng loạn.
"Cháu còn chưa đọc xong mà bà đã vò giấy rồi".
Bà Tuyền bơ dẹp cô, nhưng vẫn chưa hoàn toàn thả lỏng, bà cho rằng mục đích của Vân không đơn giản chỉ là nói chuyện làng nhàng.
"Nếu có bói ý, thì nhớ làm cho nghiêm túc. Vì cái lời tiên tri vớ vẩn của bà mà 24 năm qua cháu sống khổ sở lắm đấy biết không? Đạo đức nghề nghiệp đâu rồi?".
Cô vừa dứt lời, bóng đèn đỏ ghê rợn trên bàn thờ vỡ choang, ánh nến vàng tắt phụ, cả căn phòng bao chùm trong bóng đêm, bà Tuyền hoảng hốt đứng dậy, trong lúc lo sợ bà có lỡ đá chậu máu gà đổ ra sàn nhà, mùi tanh tưởi nồng nặc lan tỏa trong căn phòng, tiếng chuông tự nhiên lại reo vang, bà Tuyền đứng như trời trồng, bỗng 'tạch' một tiếng, ánh đèn huỳnh quang sáng trên đỉnh đầu, Vân đứng bên cạnh công tắc đèn, cô mỉm cười dịu dàng, tay bịt mũi làm giọng cô nghèn nghẹn.
"Ban nãy sợ nhỉ? Cứ tưởng có ma rồi chứ".
"Mày muốn gì!". Bà Tuyền lo lắng hét to.
Vân nhìn lên trần nhà, một lát sau mới nói.
"Bà có nhìn thấy người âm không?".
Bà ta cắn chặt răng quyết không đáp lại, Vân coi như đó là ngầm nói bà ta không nhìn thấy, cô che miệng tỏ vẻ bất ngờ, sống đến từng này tuổi rồi mà bà chưa từng nghe cái giọng điệu thèm đòn nào như giọng của Vân bây giờ.
"Nhưng từ khi trong bụng mẹ đến giờ, cháu ngày nào~cũng thấy á bà".
Cô di chuyển từ góc phòng đến trước mặt bà ta, bà Tuyền bị Vân giữ chặt cả người, bà ta cố gang giãy giụa nhưng cả người như bị trói chặt, bà ta không có cách nào thoát ra được, miệng muốn la hét thì cứ như bị bịt miệng vây, bà không thể hé răng nói đươc câu nào, Nguyễn Gia Tuyền mở to mắt nhìn chằm chằm hành động của cô, Vân cười cười. sau đó khóe mắt bà trở nên ươn ướt, trên tay Vân thì cầm một lọ thuộc giỏ mắt, tay kia dịu dàng giúp bà lau qua vài giọt nước tràn ra ngoài, cô nói với cái giọng điệu hưng phấn.
"Đừng để nó trào ra chứ, được một lọ này cháu đã phải băm cả đống hành đấy".
Bà Tuyền đột ngột được thả ra, bà thu mình vào góc phòng, ném đồ đạc bay tứ tung về phía Vân. Mặc dù cô rất hận bà ta nhưng cô không có ý định làm bẩn tay mình, đó không phải là phong cách của cô.
"À, nhớ đừng để họ phát hiện ra bà nhìn thấy họ nhé, kẻo bị nhập lúc nào không biết đâu, mà có khi còn bị chiếm xác luôn ấy chứ, sợ lắm!".
Lúc Vân rời đi, cô săn sóc đóng cửa, từ bên trong đột nhiên truyền ra tiếng la hét thảm thiết sau đó là tiếng đồ vật đổ vỡ, Vân cười khinh, cô nhấc chân rời đi, coi như không nghe thấy tiếng la hét từ căn nhà đó vậy. Nhưng Vân biết thứ này sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến bà ta, đây là nghề của bà mà, vậy là phải đến lần sau cô mới thực sự trừng phạt bà ta, Vân sẽ coi như đây bước dạo đầu.
_________
Tối ngày hôm đó, ông Trịnh nhận được tin nhắn từ bà Tuyền. Bà ta đột nhiên thay đổi kế hoạch, thậm chí còn cuốn gói bỏ trốn với cả bộn tiền thù lao, ông Trịnh tức muốn rút dao ra chém người, ông gạt hết đống chén trên bàn làm nó vỡ thành mảnh vụn, đầu tóc rũ rượi nhìn rõ ông đang rất chật vật, tại sao tất cả đều muốn chống đối lại ông thế!
"Đ*t mẹ bà già! Con đ* mắm thúi này!".
Ông Trịnh ngồi phun ra một đống lời nói thô bạo, ông không còn nhiều thời gian nữa! Phải thực hiện nó thôi.
"Được rồi, tao sẽ tự làm một mình!".
__________
Vì đây là một bộ chuyện liên quan đến tâm lý học là nhiều, nên những tình tiết ma quỷ khá là đơn giản. Cảm ơn các bạn vì đã đọc truyện mình viết.