Bài thi đầu tiên diễn ra vào một ngày khá nóng nực, do tính chất căng thẳng và quan trọng nên từ sớm đã có rất nhiều phụ huynh và cả học sinh tập trung ở cổng trường.

Đến cả Lâm Thanh Di cũng xin nghỉ làm một ngày để đưa Nhất Trình đi. Bà mặc một chiếc váy dài màu be cùng áo sơ mi vải voan nhung tay ngắn. Dáng người Lâm Thanh Di vốn nhỏ nhắn vả lại còn cao hơn chiều cao trung bình của phái nữ nên nhìn rất tôn dáng, không ít người dõi mắt nhìn theo. Đôi lần Nhất Trình có ý muốn bà đi thêm bước nữa nhưng Lâm Thanh Di nhất quyết không chịu, thấy được sự kiên quyết của mẹ nên cậu cũng không nói về vấn đề này nữa.

Lúc sắp bước vào phòng thi cậu cũng đã thấy Lục Thiên, cậu ấy ở ngay bên cạnh phòng của Nhất Trình.

Lục Thiên có cảm giác như ai đó đang nhìn mình, khi cậu quay sang thì thấy một cặp mắt to tròn đang nhìn chăm chăm về phía này.

Nhất Trình giống như chột dạ lập tực quay mặt đi, đến cậu cũng không biết tại sao mình lại làm thế nhưng cả một màn này đã thu vào tầm mắt của Lục Thiên, ban nãy cậu còn hơi căng thẳng nhưng khi nhìn thấy ai kia, tâm trạng có phần cảm thấy nhẹ nhõm tự tin hơn hẳn, mà ai đó cũng đáng yêu không kém.

Khi đã yên vị tại chỗ ngồi, giám thị bắt đầu phát giấy thi sau đó là đề thi, bài thi đầu tiên là ngữ Văn. Nghe nói hồi trẻ mẹ cậu rất giỏi môn này, bà thậm chí còn biết cả thư pháp và thuộc cả trăm bài thơ của Lý Bạch, Vương Bột,...nên ở phần này hy vọng "gen di truyền văn học" của mẹ cộng với sức mạnh nội tại của Nhất Trình có thể giúp cậu phát huy hết khả năng.

Lâm Thanh Di - người mang "gen di truyền văn học" vẫn đang ở ngoài này ngóng chờ. Do vội quá mà bà quên mất không mang ô, nên giờ cho dù có nắng cũng phải chịu. Bỗng từ đâu một chiếc ô chắn ngay trên đỉnh đầu Lâm Thanh Di.

Một người phụ nữ với mái tóc màu nâu đen được buộc vắt sang một bên vai đến bên cạnh Lâm Thanh Di và chìa một nửa chiếc ô về phía bà. Trên người mặc một chiếc váy liền màu xanh lục.Thoạt nhìn có vẻ cũng chỉ xấp xỉ tuổi của Lâm Thanh Di. Tuy nét mặt có vẻ hơi lãnh đạm nhưng dù không quen biết vẫn cho bà đứng ké ô như vậy chắc đây là kiểu người trong nóng ngoài lạnh rồi.

"Cô đứng lui vào đây cho đỡ nắng".

"À dạ, cảm ơn chị".

Hai người đứng chung nhưng cứ im lặng như vậy cũng thấy hơi ngượng nên Tiêu Thục Cầm mở lời trước.

"Cô cứ đứng nắng từ nãy tới giờ mà không thấy mệt sao?".

"Tôi chắc rằng con tôi ngồi trong phòng thi cũng căng thẳng và mệt mỏi chẳng kém, tôi không cho thằng bé được gì nhiều nên đứng có chút nắng thì nhầm nhò gì".

"Cô đúng là một người mẹ tốt, thằng nhóc nhà tôi học lực cũng chỉ ở mức khá, nay thi Ngữ Văn, là môn tôi giỏi nhất hồi còn đi học nên nếu mà làm không ra gì thì liệu hồn".

Nghe thấy mấy lời của Tiêu Thục Cầm, mất vị phụ huynh đứng gần cũng hơi giật mình mà quay đầu lại nhìn hai người. Nhận ra mình hơi lỡ lời nên bà cũng sửa lại lời.

"À...hahaha, tôi chỉ đùa chút thôi. Thằng bé giỏi môn nào là việc của nó mà, tôi làm mẹ mà sao áp đặt thế đươc, hôhôhôhô".

Lâm Thanh Di thấy cũng thấy hơi buồn cười, đúng là không sai khi đừng đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài mà.

Thấy ngưởi bên cạnh bảo trước cũng thích văn học giống mình nên Lâm Thanh Di định "so tài" một chút.

"Giang khoáng xuân triều bạch,

Sơn trường hiểu tụ thanh".

Nghe thấy tiếng nói bên cạnh, Tiêu Thục Cầm quay sang, mắt đối mắt với Lâm Thanh Di. Sau đó bà cũng dõng dạc đọc

"Tha hương lâm diểu cực,

Hoa liễu ánh biên đình".

Hai người kẻ tám lạng người nửa cân, Tiêu Thục Cầm như đã tìm được tri kỉ sau bao lâu nay. Càng khí thế sấn tới hỏi han Lâm Thanh Di đủ điều.

"Vậy ra cô cũng biết Tảo Xuân Dã Vọng, ngày trước tôi thích thơ văn vả lại còn trong đội kịch của trường nên cũng biết chút chút, còn cô thì sao?".

"À, tôi trong đội phát thanh viên. Tại ba mẹ tôi trước thích đối đáp với thơ ca lắm nên là cũng được thừa hưởng chút chút".

"Hóa ra là vậy!".

Tiêu Thục Cầm càng thêm hưng phấn, bà nói tiếp.

"Vậy nãy đến cô rồi, giờ đến lượt tôi nha", hai người mải mê nói chuyện đến mức quên cả việc chờ con đi thi, bàn luận sôi nổi coi như chốn không người.

Lâm Thanh Di vốn chỉ thử một chút, ai ngờ lại thành ra thế này nhưng cũng vui vẻ chấp nhận.

"Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,

Phương thảo thê thê Anh Vũ châu".

Đây là đoạn gần cuối trong bài Hoàng Hạc Lâu. Trước đây là bài tủ của Tiêu Thục Cầm, đến mức khi cưới Lục Chẩm Thanh, bà bắt ông phải đọc hết bài mới được rước dâu. May thay, biết ngay vợ mình sẽ bày trò nên từ khi chỉ mới tản tỉnh Tiêu Thục Cầm ông đã thuộc gần như tất cả thơ của Thôi Hiệu, trong đó đương nhiên là có Hoàng Hạc Lâu.

Lâm Thanh Di cũng chẳng kém cạnh, Hoàng Hạc Lâu. Ngày đó một bạn học đã nhờ bà nhắc giúp bài thơ này khi anh ta bị thầy giáo gọi trả bài cũ. Chỉ vì trong tên có chữ "Hạc" (鶴 ) mà bị gọi, đúng là xui xẻo. Tuy không phải bài thơ mà Lâm Thanh Di yêu thích nhất nhưng nó có lẽ là khởi đầu cho một hình bóng phủ đầy thanh xuân của bà ngày ấy, nhưng rồi nụ cười trên môi lại nhuốm một màu chua chát.

"Nhật mộ hương quan hà xứ thị?

Yên ba giang thượng sử nhân sầu".

Không một chút sai sót, cả hai người đều cảm phục đối phương. Bất giác Tiêu Thục Cầm nổi lên một ý nghĩ.

"À mà, nhà cô có con gái không?"

Chưa gì mà bà đã muốn kết thông gia rồi là sao?.

Lâm Thanh Di có phần nghi hoặc trước câu hỏi này nhưng cũng thành thật trả lời mình chỉ có một đứa con trai.

Nghe xong Tiêu Thục Cầm cũng chỉ ồ ồ mấy tiếng, nếu mà Lâm Thanh Di có con gái nữa chắc tay bắt mặt mừng nhận thông gia luôn quá.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play