*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.Mùa thu năm 1882, Paris.
Mùa thu Paris rất lạnh, đặc biệt khi trời mưa. Mưa lạnh và lá khô khiến mặt đường lầy lội, mỗi khi xe taxi đi qua, người đi đường không tránh kịp sẽ bị hắt nước.
Quán coffe bên sông Seine chật ních người, sương khói và hơi nước nóng hổi khiến cửa sổ thủy tinh mơ hồ. Bồi bàn lười lau cửa sổ, ánh đèn vàng ngoài đường hắt vào, cánh cửa đẫm sương tỏa ánh hào quang nhàn nhạt. Mỗi khi đèn pha ô tô lướt qua, nó lại bừng sáng.
“Nghe gì chưa? Công chúa Tây Ban Nha tới Paris phỏng vấn.”
“Người ta là Vương tử hay công chúa thì liên quan gì tới chúng ta? Cho dù muốn mậu dịch cũng không tới lượt máy móc của chúng ta.”
“Nói cũng đúng. Ha ha! Nào, uống một ly đi, không hưởng thụ tốt, sao có thể sống hạnh phúc?”
Giờ tan tầm, mấy kỹ sư trẻ tuổi công ty điện lực Edison chi nhánh Paris lục tục ra ngoài.
“Đúng rồi… thằng ngốc kia… cũng chỉ là người làm công ăn lương, lại có ý đồ làm ông chủ. Hừ!” Có người trào phúng.
“Ôi chao, trời mưa. Tôi không mang ô. Ô này của ai?”
“Chắc là của…”
Mấy người nhìn nhau, ngầm hiểu phì cười.
Mọi người đi rồi, trong phòng chỉ còn thiếu niên cao gầy. Anh làm như không nghe thấy lời bàn bán của họ, nhíu mày nhìn mô hình kim loại điện trên bàn.
Nikola hai mươi sáu tuổi vừa tới Paris, mới làm việc ở công ty điện lực Edison không lâu, vẫn chỉ là kỹ sư sơ cấp.
Tuy nhận tiền lương ít ỏi, nhưng anh phụ trách phương án cải tiến thiết kế điện lực, đồng thời bảo trì máy phát điện một chiều và hệ thống điện lực. Một người đa dụng – đây là tác phong làm việc của ông chủ.
Nhưng anh không để ý.
Trên thực tế, Nikola quan tâm vì sao cứ hai, ba ngày máy phát điện một chiều lại gặp trục trặc. Bởi vậy ý tưởng cải tiến của anh thường xuyên bị trì hoãn.
Vì sao món đồ chơi này luôn hỏng?
Ông chủ đặc biệt quan tâm động cơ điện, bởi vì anh ta đang mở rộng dòng điện một chiều. Trong phân xưởng điện, stato và roto của máy phát chuyển động tương đối với nhau. Điện được tạo ra trong các cuộn dây điện. Cảm ứng điện áp xoay chiều dòng điện thành hình sin, từ đó thông qua máy móc dao động tạo nên dòng điện một chiều.
Đương nhiên ưu điểm dòng điện một chiều cực kỳ rõ ràng: Điện áp ổn định, giá trị chế tạo đường bộ tải điện và sử dụng chi phí thấp, thích hợp hỗ trợ hệ thống điện, kiến thiết hàng rào điện càng thêm ổn định.
Nhưng Nikola cảm thấy quá trình này thừa thãi, khiến người ta không thoải mái.
Được rồi, đây chỉ là trực giác. Lúc trước anh nói chuyện phiếm với tổng kỹ sư, bị mọi người cười nhạo. Thằng nhóc không biết trời cao đất dày dám nghĩ mình là Faraday chuyển thế!
Hôm nay nghiên cứu vẫn không có gì tiến triển, khiến người ta vô cùng khó chịu.
Chờ Nikola tắt đèn ra ngoài mới phát hiện trời mưa.
May mắn anh ấy mang theo ô. Khoan đã, chiếc ô đen của anh đâu?
Nikola ngây ngẩn nhìn giá đựng ô trống rỗng.
Chắc có người cầm nhầm…
Thôi, hiện tại không còn ai, ngày mai rồi nói.
Nikola mải mê nghĩ tới cảm ứng điện, rảo bước bên đường.
Lúc đi qua góc, anh vô tình thấy tờ báo hôm nay dán trên kính thủy tinh: “Công chúa Tây Ban Nha, nữ công tước Barcelona tới phỏng vấn Paris. Tổng thống Jules Grévy [1] tổ chức tiệc hoan nghênh và vũ hội ở cung điện Versailles, mời các nhân vật nổi tiếng Paris tham gia.
Bên dưới là ảnh chụp cung điện Versailles huy hoàng.
Góc dưới cùng là mục quảng cáo: “Rượu mận Leskovac, loại rượu mạnh với màu sắc ngọn lửa màu đỏ xanh, khiến bạn cảm nhận nhiệt độ mãnh liệt! Quán bar Chapeau Cassé, địa chỉ: Số 47 phố Adoménil.”
Rượu mận người Serbia yêu nhất được mời chào ở Paris?
Nikola mới chỉ thất thần một giây… “Ào”.
Tàu điện vút qua, toàn thân anh dính nước mưa.
Gió lạnh thổi vù vù, anh nhịn không được run rẩy.
Nikola: “…”
Có lẽ ông trời cũng muốn anh nếm thử loại rượu mận làm ấm cơ thể.
...
Quán bar ồn ào náo nhiệt, may mắn rượu mận nhanh chóng được bưng lên.
Màu rượu mận tựa ngọn lửa đỏ, dưới ánh đèn chẳng khác nào đang bừng cháy.
Đáng tiếc đây không phải rượu mận chính tông. Có lẽ căn cứ người Pháp thích uống rượu nồng độ thấp, uống xong cảm thấy nguội ngắt.
Nikola rầu rĩ uống một ly, cảm thấy tâm tình càng lúc càng tệ. Thứ nước lã bắt chước rượu mận không khiến anh ấm áp. Bởi vì quán bar đông đúc, anh được xếp ngồi gần cửa, ngược lại càng lạnh hơn.
Anh quyết định gọi thêm rượu mận và một ly vodka.
Vodka không màu nhưng kích thích, tựa ngọn lửa vô hình nồng nàn. Chất lỏng trong suốt và đỏ tươi hòa quyện lại, uống vào chẳng khác nào băng trong tủ lạnh tiếp xúc với thái dương.
“Xèo”, buồn bực trong cơ thể tiêu tan.
Nikola không biết bản thân uống bao lâu.
Lúc rời khỏi quán bar, hình như mưa đã tạnh, trên trời có hai mặt trời… Khoan đã, sao buổi tối có hai mặt trời?
À, hóa ra là đèn từ tàu điện, quả thực sáng kinh người!
Nikola ngồi trên tàu điện.
Trong lúc mơ màng, anh mơ hồ nghe thấy người nói chuyện.
“Đây là chuyến tàu lâm thời đặc biệt…”
“Yến hội kết thúc, các quan khách không cần tranh nhau gọi xe, có thể dạo quanh Paris một vòng…”
Nửa đêm nửa hôm, tàu điện chạy đi đâu?
Mặc kệ. Chạy xuống địa ngục cũng không sao, vừa hay anh muốn phỏng vấn người dưới địa ngục – Tôi có hạng mục điện muốn giới thiệu cho các vị… Không biết công trình điện ở đây có sáng hơn thiên đường không?
Nikola mơ màng thiếp đi, ngỡ tưởng bản thân tới cánh đồng bao la bát ngát. Hết thảy im lặng, bầu trời sao đảo ngược, chảy xuôi dưới chân anh.
Bóng tối và sao trời bủa vây, anh du đãng khắp vũ trụ. Không phương hướng, không thời gian.
Đúng lúc này, đằng xa có ánh đèn sáng lên, giống như mộng cảnh ngàn lẻ một đêm..
Hắc ám biến mất, ánh sáng chói lóa chiếu khắp nóc nhà hoa lệ, tựa thiên quốc từ trên trời rơi xuống.
Cung điện tráng lệ kéo dài vô tận, cánh cửa khổng lồ cách gần anh lóe sáng, loáng thoáng có tiếng điệu Van quen thuộc.
Được rồi. Địa ngục đã giải quyết xong vấn đề cung cấp điện của họ.
Nikola buồn bã, lảo đảo tìm nơi đi vào.
Khi đó anh không nghĩ tới vì sao cửa địa ngục dễ vào như vậy, có lẽ do anh mạnh mẽ, cũng có lẽ anh bay xuyên qua hàng rào, xuyên qua hành lang, hoặc bò bên cửa sổ như thằn lằn…
Xin thứ lỗi cho suy nghĩ của một con ma men.
Chờ Nikola đi vào đại sảnh bừng sáng, anh phát hiện trong này nồng nặc mùi nước hoa. Khúc nhạc du dương vang lên, là bài “Dòng Danube xanh” của Johann Strauss II [2] đang thịnh hành. Toàn Châu Âu mê mẩn trước điệu Waltz.
Mọi người có đôi có cặp xoay tròn, lễ phục đẹp tựa đóa hồng, nở rộ khắp thảm đỏ.
Hết thảy mộng ảo đều không giống thật. Nikola xoa mắt, mê man nhìn xung quanh. Mọi người tới tới lui lui, nhưng anh không nhớ nổi mặt ai.
Nhưng nhờ vậy anh phát hiện điều kỳ lạ.
Trong căn phòng khiêu vũ hoa lệ náo nhiệt, tất cả mọi người túm tụm, hoặc ôm nhau khiêu vũ, hoặc cầm ly rượu trò chuyện, hoặc tụ một chỗ đánh bài.
Chỉ có cô gái mặc váy trắng đưa lưng về phía anh, ngồi bên đàn dương cầm trắng cách đó không xa.
Cô không chơi đàn, chỉ nghiêng đầu chống cằm, liếc mọi người đang xoay tròn trong sân nhảy, dáng vẻ chán đến chết.
Bộ váy trắng khá đặc biệt, đơn giản không cầu kỳ, nhưng làn váy đong đưa theo chân cô, nhẹ nhàng giống hệt tinh linh.
Nikola không chút do dự lại gần.
Anh cẩn thận chỉnh lại nơ… A, từ khi tới Paris, anh chưa đặt mua lễ phục gắn nơ.
Nhưng chuyện này không quan trọng. Nikola mỉm cười chạm nhẹ vai cô gái, tao nhã khom lưng hỏi: “Tiểu thư thân mến, tôi có thể mời cô nhảy điệu Waltz không?”
Có lẽ do ảo giác của anh, nháy mắt đại sảnh tối sầm, ngay cả tiếng nhạc cũng dừng một giây. Sau đó hết thảy lại quay trở về bình thường, như không có gì xảy ra.
Chà, đôi chân đong đưa của cô gái dừng lại.
Cô không quay đầu.
Mái tóc vàng hoe của cô tựa hải tảo mềm mại, rủ xuống ngang hông.
Có lẽ đây là biểu hiện từ chối… Cô gái xấu hổ không muốn để ý anh, hành vi chần chờ quay đầu đã nói lên tất cả.
Nikola không nổi giận. Anh vỗ vai cô, “Tiểu thư thân mến, nếu cô muốn từ chối tôi, cô nên quay đầu… nói với tôi…”
“Ngài thân mến, ngài chắc chắn chưa?” Cô gái nghịch ngợm phì cười, “Tôi không có ý định từ chối ngài.”
“Tôi đây rất vinh hạnh.” Nikola mỉm cười.
“Vậy được rồi!”
Cô gái quay đầu.
Chỉ thấy đằng trước cũng là mái tóc dài rủ xuống ngang hông.
_______________
[1] François Paul Jules Grévy là tổng thống Đệ tam cộng hòa Pháp từ ngày 30 tháng 1 năm 1879 đến ngày 2 tháng 12 năm 1887.[2] Johann Strauss II sinh ngày 25/10/1825 ở Vienna, là một nhạc sĩ người Áo