E rằng sứ thần của Bắc Hạ đang nhìn họ chằm chằm, để đợi xem hoàng đế
Bắc Hạ có chia món quà mà sứ thần mang tới cho Thẩm Nguyệt hay không.
Nếu họ thực sự không để lại chút gì cho Thẩm Nguyệt, chắc hẳn cũng biết
Thẩm Nguyệt ở Đại Sở được đối xử thế nào, sứ thần Bắc Hạ quay về cũng dễ ăn nói.
Khi nghĩ đến điều này, hoàng hậu bèn đem tấm thảm lông cừu loại tạp nham cuối cùng còn sót lại và một rương sợi len đen thùi lùi không ai thèm
chọn tới Thái Hòa cung.
Khi đưa đến nơi, họ khiêng nguyên chiếc rương lớn đựng thảm lông cừu qua đó để thể hiện thái độ hào sảng và coi trọng của hoàng đế dành cho Thẩm Nguyệt. Dù sao thì chiếc rương đóng chặt, sứ thần Bắc Hạ chỉ nhận ra
chiếc rương chứ đâu thể nhìn thấy cụ thể đồ vật bên trong.
Còn sứ thần Dạ Lương tất nhiên phải mang tới món rượu dứa đặc sản. Thẩm
Nguyệt không thể hưởng ké món rượu dứa này, thế nên họ cũng không chia
giọt rượu nào tới Thái Hòa cung.
Hiện giờ chiếc rương đã được khiêng tới Thái Hòa cung, đang đặt trong phòng Thẩm Nguyệt.
Thẩm Nguyệt mở rương ra xem, lấy chiếc thảm nhỏ trải xuống mặt đất, để Bắp Chân xỏ tất rồi giẫm tới giẫm lui trên thảm.
Chiếc thảm tuy nhỏ, nhưng đưa cho Bắp Chân dùng thì vừa vặn.
Phần còn lại chỉ là những cuộn len thôi. Thẩm Nguyệt cầm một cuộn len lên, đặt trong lòng bàn tay nắn bóp.
Ngọc Nghiên phẫn nộ: “Sứ thần của Bắc Hạ tặng đồ tới đây, rõ ràng là vì
nể mặt công chúa, nếu không đâu thể hào phóng như vậy. Đám người kia
thật không biết khách sáo, thứ tốt thứ hay thì chọn mất, chỉ chừa lại
những thứ không ai cần”.
Thẩm Nguyệt nhếch môi: “Chẳng qua cũng chỉ là vài tấm thảm lông cừu, thứ thực sự tốt là mấy thứ này đây. Loại lông nhung này mà dùng để dệt áo
thì mềm mại và thoải mái hơn lông cừu nhiều”.
Ngọc Nghiên trợn tròn đôi mắt to, quỳ xuống bên cạnh chiếc rương, nhìn
những cuộn len đen thui: “Nhưng nô tì chưa từng thấy ai dùng loại sợi
thô ráp như thế này để làm y phục, dân gian không có, chỉ e Thượng y cục cũng không làm ra được”.
Thẩm Nguyệt đáp: “Nguyên liệu nhiều như thế này, chúng ta từ từ nghiên cứu”.
Thẩm Nguyệt còn nhớ, khi nàng đang học Đại học, loại len lông cừu này vô cùng thịnh hành trong đám bạn cùng phòng và bạn cùng lớp. Khi ấy mọi
người thích dùng len tự đan khăn quàng cổ, chỉ riêng mũi đan đã có mấy
chục loại rồi.
Khi ấy Thẩm Nguyệt cũng học hỏi qua, không biết bây giờ còn nhớ nổi cách đan không.
Ngọc Nghiên lại nhíu mày nói: “Nhưng toàn là màu đen, nếu làm thành y phục, làm sao công chúa mặc được”.
Màu đen à, Thẩm Nguyệt nhìn cuộn len mềm mại, ánh mắt cũng nhu hòa hơn rất nhiều.
Trên thế giới này, luôn có một người cực kỳ hợp với màu đen.
Thẩm Nguyệt bảo Ngọc Nghiên tạm thời cứ cất rương đồ này đi, sau đó thay y phục và trang điểm, chuẩn bị cung yến buổi tối.
Đến buổi tối, từng ngọn đèn lục giác trong Ngự Hoa Viên được thắp sáng,
nổi bật giữa những mảnh ngói lưu ly xa xa gần gần, tuyệt đọng đầu cành
cũng có thêm vài phần hương sắc.
Cung yến vào đêm nay, ngoại trừ sứ thần hai nước còn có một số đại thần
trong triều, hoàng đế, Thái hậu. Hoàng hậu và một số phi tần địa vị cao
trong hậu cũng được phép tham gia.
Nữ nhân hậu cung hiếm có cơ hội được lộ diện trước người ngoài nên ai
nấy cũng dồn hết tâm tư trang điểm lộng lẫy, đồng thời các phi tần còn
âm thầm so bì với nhau.
Đêm nay Tề phi vẫn bị cấm túc, không thể tham dự. Hoàng hậu dung mạo cao quý, tâm thế bình ổn, không hề lo lắng có người cướp mất hào quang của
nàng ta.
Thẩm Nguyệt mặc cung y màu lam do Thượng y cục đưa tới, tóc búi cao, cài trâm vàng gắn tua ngọc, điểm thêm nhụy hoa đỏ trên trán, đôi môi hồng
nhuận, khi không cười lộ rõ vẻ thanh lãnh.
Lúc này, khí chất cao quý từ khi sinh ra đã có của một nàng công chúa mới được nàng giải phóng ra ngoài.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT