Sau khi ôn dịch được không chế hoàn toàn thì Lam Tịnh cũng tiếp tục cuộc hành trình của mình, trước khi đi cô căn dặn không được nói ra tên của năm người các cô coi như đây là phần trả ân tình của bọn họ đi. Sau Ôn Châu sẽ là kinh thành Hạ Nam - nơi cuối cùng cô đến. Vào thành, năm người đi thẳng về phía tây, ở đó có người chờ sẵn là quản gia của thương nhân được cô chữa bệnh ở Ôn Châu, nghe Lam Tịnh nói sẽ đến kinh thành hắn vội sai quản gia đi trước cô trang hoàng lại phủ cũ của mình cho ân nhân sống.
Lam Tịnh đa tạ quản gia rồi bước vào nhà, nơi đây thoáng mát sạch sẽ, còn có hậu viện rộng rãi làm Lam Tịnh nhìn rất ưng ý. Quản gia định sẽ ở đây làm cho cô nhưng Lam Tịnh đã khéo léo từ chối, đơn giản là vì năm người từ trước đến nay đều tự tay chân làm không phải chờ ngươi dâng ăn hầu hạ. Quản gia cũng tôn trọng ý của cô nên hắn chỉ ở lại vài ngày rồi rời khỏi.
Lam Tịnh vào phòng mình, bên cạnh phòng ngủ chính là thư phòng. Trong thư phòng đều là sách, trên bàn giấy bút, nghiêng mực đều đầy đủ, lật xem những quyển sách đều là kinh thư, sử còn có y sách, hai mắt cô sáng rực nhìn những quyển sách y. Bắt đầu từ nay cô hầu như đều trong thư phòng luyện chữ, nghiên cứu kinh thư, y dược. Và một điều khủng khiếp hơn đó là cô nấu những món ăn mới và người thử chính là bốn đứa bạn của mình. Mỗi lần cô cho ra món mới thì y như rằng đó là ngày kinh khủng nhất đời họ.
Chỉ còn nửa tháng nữa là kì thi diễn ra, các sĩ tử đều đến tham gia làm kinh thành vốn đã náo nhiệt nay càng náo nhiệt ồn ào hơn, các tửu lâu và khách điếm đều chật kín người. Lợi dụng việc này, Lam Tịnh quyết định mua lại một thanh lâu ít người đến biến nó thành một tửu quán. Tửu quán chính tay năm người trang trí, sửa chữa, Lam Tịnh đặt tên quán là "Ngũ Nhân lâu" chính là năm người các cô cùng nhau mở.
Quán vừa khai trương khác đến nghẹt kín người. Phần vì trang trí nơi đây mới lạ, ngay cả tên quán cũng lạ và phần vì món ăn nơi đây thật sự rất rất ngon. Chỉ hơn hai ngày mở của, Ngũ Nhân lâu đông nghẹt người, Lam Tịnh nhìn rất hài lòng vốn liếng của cô đều nằm ở đây đương nhiên cô phải đầu tư lấy lại vốn rồi. Lam Tịnh ở đây là chủ bản, chưởng quầy quản lý sẽ là Nhất Bảo còn vừa quản gia kiêm đầu bếp chính là Ngô Thương. Công việc nhà vẫn là năm người cùng đảm nhiệm, sắp đến cô, Thúc Đình và Ngô Thông sẽ tham gia khoa cử nên mọi việc ở tửu lâu đều do Nhất Bảo và Ngô Thương sắp xếp.
Khoa cử được tổ chức trong hai ngày, đề thi chủ yếu là kinh sử, thơ văn. Ở hiện đại, Lam Tịnh và Thúc Đình đều là học bá đối với mấy đề thi này cả hai người dư sức. Riêng Ngô Thông thì thi võ, trường thi võ cũng xa hơn trường thi văn ngày thi cũng dài hơn. Cả ba cùng hẹn cùng nhau về nhà nên thi xong Lam Tịnh và Thúc Đình đánh xe nơi trường thi võ chờ Ngô Thông.
Kết quả điểm hơn nửa tháng mới công bố, Lam Tịnh thời gian rảnh rỗi thì nghiên cứu dược rồi ra Ngũ Nhân lâu phụ giúp bọn họ. Tửu lâu không những khách nam nhân mà còn có nữ nhân, các cô nương hầu như đến đây cũng chỉ để gặp ngắm nhan sắc của chưởng quầy Nhất Bảo, nét đẹp của Nhất Bảo ở hiện đại gọi là nam thần soái ca ấm áp dịu dàng rất được lòng nữ nhân cộng thêm tài ăn nói nữa làm người theo đuổi Nhất Bảo xếp hàng dài.
Tiết trời đã vào mùa hạ, mưa mùa hạ chẳng dầm dề như mùa xuân, chẳng não nề như mùa thu cũng chẳng rét buốt như mùa đông. Mưa mùa hạ nhanh đến nhanh đi, ngay cả những điểm úng ngập qua một đêm là nước đã rút sạch. Lam Tịnh nhìn trời thở dài, xuyên đến đây cũng gầm nửa năm, không biết hiện đại công việc của mình có ai làm giúp không, những cụ già ở hẻm nhỏ còn chờ cô về khám bệnh những đứa trẻ mà cô hứa khi đến sẽ cho kẹo không biết bọn chúng có thất vọng khi cô không đến. Haizz không biết cô sẽ ở đây bao lâu hay thậm chí là...cả đời.
"Cậu đang ở đây sao? Làm tớ tìm hoài không thấy!" Thúc Đình muốn đến báo cho cô biết đã có kết quả kì thi nhưng tìm hoài không thấy đâu, mới nhớ ra mỗi khi Lam Tịnh có tâm sự đều sẽ tìm một chỗ yên tĩnh, cô tìm ở hậu viện quả nhiên Lam Tịnh đang ngồi trong lương đình thẫn thờ suy nghĩ.
"A...là cậu sao? Tìm tớ có chuyện gì?" Lam Tịnh bị tiếng gọi của Thúc Đình kéo hồn trở về, che đi cảm xúc hiện tại cười yếu ớt hỏi.
"Chả là chuyện gì, đã có kết quả kì thi. Dù ở đâu tớ vẫn không thể đánh bại lại cậu, thật khâm phục mà" Thúc Đình ngồi xuống, cấp mình chén trà uống.
"Phụt....khụ...khụ..." vừa uống vào Thúc Đình đã phun ra ngay, cô quên rằng mình không được nước trà.
Lam Tịnh vội lấy khăn đưa cho Thúc Đình, tay đằng sau vuốt vuốt lưng cô lo lắng hỏi:"cậu không sao chứ?". Thúc Đình cười hì nói:" tớ ổn, kì thi này cậu nhất bảng rồi".
"Tớ không quan tâm đến đầu hay cuối, thi cũng cho vui thôi" Lam Tịnh ngồi ngay ngắn uống trà, mắt nhìn mặt hồ gợn sóng nói. Thúc Đình cũng học dáng vẻ của Lam Tịnh, gằn gằn giọng giống người trung niên nói:"tớ biết cậu là vậy mà nhưng hai ngày nữa chúng ta sẽ được diện kiến vào triều thi lấy trạng nguyên, giám khảo thi sẽ là hoàng thượng".
"Thi thì thi thôi" Lam Tịnh nhún vai tỏ vẻ không quan tâm, với cô nó chả quan trọng gì, muốn thì thi thôi.
Thúc Đình ngồi bồi Lam Tịnh nói chuyện, cả hai tâm sự xuyên lục địa đến khi nhìn đồng hồ trên tay, hai người mới đứng dậy chuẩn bị bữa tối.
---------------------------
Mà lúc này trong hoàng cung, một nam nhân mặc long bào đang nhìn sấp bài thi của sáu người đứng đầu bảng nhưng mắt chỉ tập trung hai bài thi đề tên "Lam Tịnh" và "Trần Thúc Đình" hai sĩ tử có điểm số cao nhất.
Nhìn bài thi thứ nhất của Lam Tịnh, đề thi là lập luận biện giải kinh sử. Nét bút mềm mại, rõ ràng chữ viết, cách lập luận của tên này thoạt nhìn có vẻ hời hợt nhưng nếu phân tích kĩ từng câu chữ nó lại rất đanh thép, chắc chắn câu từ được sử dụng rất phong phú tài tình. Bài thi thứ hai là phần văn thơ, đề thi là hãy viết một bài thơ có tả "trăng", trong khi những bài thi khác thơ văn đầy trang giấy nhưng riêng bài của Lam Tịnh chỉ vỏn vẹn bốn câu.
"Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương"
Chỉ bốn câu thơ nhưng lại tả hết nỗi lòng của người viết, quả là một nhân tài (tg: Tịnh tỷ tỷ chơi gian đấy lấy thơ của Lí Bạch đi thi 😗).
Lại nhìn xem bài thi của Trần Thúc Đình, bài lập luận kinh sử của tên này rất kiên định, hùng hồn nhưng lời văn, câu từ không hay, không phong phú bằng Lam Tịnh, quả là một chín một mười. Đến bài thi văn, bài thơ miêu tả trăng đầy sáng tạo lấy trăng làm bạn, uống say mà ca hát.
" Hoa gian nhất hồ tửu,
Độc chước vô tương thân.
Cử bôi yêu minh nguyệt,
Đối ảnh thành tam nhân.
Nguyệt ký bất giải ẩm,
Ảnh đồ tùy ngã thân
Tạm bạn nguyệt tương ảnh,
Hành lạc tu cập xuân.
Ngã ca nguyệt bồi hồi,
Ngã vũ ảnh linh loạn.
Tỉnh thì đồng giao hoan,
Tuý hậu các phân tán.
Vĩnh kết vô tình du,
Tương kỳ mạc Vân Hán."
Một bài tả về nỗi lòng nhớ quê hương, nhớ nhà một bài lấy trăng kết bằng hữu, uống rượu ca hát. Quả là hai nhân tài hiếm có, Dương Ngạo Hiên nhìn hai bài cười ha hả, phải chờ đến hai tên này vào cung xem mặt mũi ra sao mới được.