"Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.
Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.
Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức.
Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới.
Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.
Vô khổ, tập, diệt, đạo.
Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố.
Bồ đề tát đõa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.
Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề.
Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.
Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:
Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha."
(Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh)
[Bản dịch nghĩa:
Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba la mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn
Nầy Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế.
Nầy Xá Lợi Tử, tướng không của các pháp ấy chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.
Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức.
Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý. Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp. Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới.
Không có vô minh, mà cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết.
Không có khổ, tập, diệt, đạo.
Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc.
Khi vị Bồ Tát nương tựa vào trí tuệ Bát Nhã nầy thì tâm không còn chướng ngại, vì tâm không chướng ngại nên không còn sợ hãi, xa lìa được cái điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn.
Các vị Phật ba đời vì nương theo trí tuệ Bát Nhã nầy mà đắc quả vô thượng, chánh đẳng chánh giác.
Cho nên phải biết rằng Bát nhã Ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là chú vô thượng, là chú cao cấp nhất, luôn trừ các khổ não, chân thật không hư dối.
Cho nên khi nói đến Bát nhã Ba la mật đa, tức là phải nói câu chú:
Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.
(Qua rồi qua rồi, qua bên kia rồi, tất cả qua bên kia rồi, giác ngộ rồi đó!)]
Trong núi Phổ Đà tại Nam Hải truyền đến tiếng tụng kinh, hôm nay là ngày mười chín tháng hai, là ngày sinh của Quan Thế Âm Bồ Tát, hôm nay, nơi này vẫn thanh tĩnh như thường ngày, Bồ Tát chỉ tụng kinh thêm một lần, cuối cùng tụng lại "Tâm kinh" một lần.
"Nhất thiết pháp giai không, pháp vô pháp, tướng vô tướng." Người nói chuyện là long nữ nghe kinh dưới đài, nàng lên tiếng sau khi Bồ Tát niệm xong.
"Có chuyện gì, đừng ngại nói." Khuôn mặt Bồ Tát vẫn mang theo ý cười nhàn nhạt, tựa như gió xuân tháng ba, ấm áp và dịu dàng, đương nhiên, cũng không chứa bất kỳ tình cảm cá nhân nào - Người đã vào cửa Phật, tất cả đều vì chúng sinh, tình cảm của bản thân chỉ là mây gió thoảng qua.
"Bồ Tát, nếu pháp vô pháp, tướng vô tướng, nhất thiết pháp giai không, cần gì phải để ý đến việc có phá giới một lần hay không?" Long nữ chắp tay trước ngực, "Bồ tát cũng biết, ngã Phật độ chúng sinh, dù xả thân mình, ma chướng không thể không trừ, sao lại sợ thân mình chịu tội nghiệt? Huống chi, có thể không phí sức cứu được chúng sinh, Bồ Tát cần gì để tâm danh dự nhất thời?"
Long nữ nói một câu, Bồ Tát gật đầu một cái, cuối cùng, nụ cười mỉm trên mặt càng thêm hòa ái, "Lời rất hay, nhưng không kiềm chế bản thân lại, sao có thể có niềm tin của chúng sinh?"
"Bồ Tát, nếu người không sợ phỉ báng, có thể tự chịu nhục mà cứu tam giới, so với niềm tin của chúng sinh, cái nào nặng, cái nào nhẹ? Vì cái gọi là niềm tin của chúng sinh mà không làm, vậy sao có thể cứu được thương sinh thiên hạ?" Long nữ tính sẵn trong lòng, thề muốn thuyết phục sư phụ.
Hai người biện kinh, không biết qua bao lâu, rừng trúc Nam Hải cũng không biết đã nghe mấy mùa xuân thu rồi.
Bây giờ đã là khi nào?
Hài tử cứu mẫu thân ở nhân gian kia đã lớn thế nào?
Còn có......
Long nữ đạp tường vân đi Lôi Âm Tự, thỉnh pháp chỉ lại trở về, một đi một về đã là mấy lần nhật nguyệt thay đổi - một năm đó, nghe nói Tây Hải đã xảy ra chuyện, nàng lòng nóng như lửa đốt đuổi về, thấy được nước mắt của Tam muội và người đã không thể gọi là muội phu của mình, Nhị Lang Thần Dương Tiễn - đúng vậy, lúc nàng thấy hai người kia ở bên nhau cũng là lúc họ tách ra, trước đó không phải chưa từng nghe qua, hôn nhân của Tam muội cũng không hạnh phúc, có lẽ trách nhiệm của Tam muội nhiều hơn, nhưng nếu trong hôn nhân không có thay lòng đổi dạ, vậy trách nhiệm không thể đẩy cho bất kỳ ai.
Ở lại Tây Hải, mỗi ngày nói chuyện với Tam muội, sợ muội ấy luẩn quẩn trong lòng.
Lại là vật đổi sao dời, mãi đến khi Nam Hải truyền lời nói có chuyện gấp, nàng mới vội vàng chạy về, bỏ quên kinh thư ở Tây Hải.
Nhoáng cái, đã là mấy trăm năm nữa trôi qua.
Cầm trong tay pháp chỉ, trong lòng vui vẻ, hận không thể nhảy dựng lên - nhưng nàng không thể làm vậy, thoạt nhìn nàng vẫn như đang bình tĩnh giá vân.
Nàng, là long nữ, là Tây Hải Nhị Công Chúa, nhưng hiện tại là một người tu hành ở Tử Trúc Lâm, người ta gọi là long nữ, thật ra, nàng tên Vô Tâm - Ngao Vô Tâm.
Vốn dĩ, nàng không gọi là Vô Tâm, chỉ là nghe Phật Tổ giảng kinh một lần xong có cảm giác, ngộ ra một Phật tự, lại cầm bảo châu trấn hải càn khôn của Tây Hải - trân quý vô biên sánh ngang 3000 thế giới - hiến cho Phật Tổ, do đó tiến vào Phật môn, đã bái Quan Thế Âm Bồ Tát làm sư phụ, cần cù tu hành - lúc này mới sửa tên ban đầu thành Vô Tâm.
Nếu nói Vô Tâm, ai lại thật sự không có tư tâm?
Vô Tâm tự hỏi, nàng không làm được.
Chuyện của Tam muội khiến nàng ba ngày hai đầu chạy về Tây Hải, Bồ Tát không hỏi, nàng cũng không nói, chỉ là...... Bốn năm trước, Thốn Tâm đột nhiên nói với nàng cần giúp đỡ, nàng mới biết, nhiều năm nay, Thốn Tâm vẫn luôn đạm nhiên nhàn nhạt...... Vẫn nhớ mong Dương Tiễn kia.
"Tam muội... Muội yên tâm, ta đã lấy được pháp chỉ... Chuyện này, Phật môn sẽ nhúng tay..." Nàng không dám ở lại bờ Tây Hải lâu, chỉ mặc niệm trong lòng vài câu, xoay người giá vân về Nam Hải.
Tử Trúc Lâm, gió nhẹ thoảng qua, Bồ Tát ở bên hồ nước ngắm cá - đó là một con cá chép màu vàng, năm đó từng náo loạn trên đường Đường Tăng - Chiên Đàn Công Đức Phật - đi thỉnh kinh, nhưng cũng chỉ là náo một lần mà thôi.
"Bồ Tát, đây là pháp chỉ của Phật Tổ." Vô Tâm tiến lên.
Bồ Tát vươn tay nhận lấy, ngẩng đầu nhìn sắc trời, tựa như tìm kiếm cơ hội gì đó, "Vô Tâm, ta lên trời cao, con... Phải trông kỹ Tử Trúc Lâm..." Nói rồi, lại nhìn thoáng qua cá chép trong nước.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT