Tối hôm đó, trước khi đi ngủ, An Khê vẫn còn tíu tít về chuyện của mấy con heo cho ba mẹ nghe. Chủ đề về heo được bàn luận từ lúc chiều đến tối đến cả lúc lên giường. Đối với cô bé hơn bốn tuổi thì lần đầu tiên nhìn thấy heo con chào đời thật có ý nghĩa biết bao. Lúc ngủ, đôi môi An Khên mím lại nhưng vẫn còn phát ra mấy tiếng: “oi... oi... ọt... ọt... ọt...”

Ưng Túc và Bảo Vy nhìn con ngủ mà không khỏi phì cười. Vì nhà của Bảo Vy không có phòng riêng cho An Khê nên con bé cứ cư nhiên nằm giữa ba mẹ. Một chân con bé gác lên người ba, một tay lại quờ sang mặt mẹ, an nhiên mà ngủ.

Một tuần sau thì ông bà Phan Lục Nhậm quay lại Mĩ, một tuần sau đó thì Ưng Túc cũng đưa An Khê về Mĩ còn Bảo Vy thì ở lại lo chuyện hôn lễ giúp Bảo Hân. Phan Lục Kha thì khỏi nói, anh đương nhiên phải ở lại làm rể và lo thủ tục đăng ký kết hôn với Bảo Hân. Mặc dù công việc phải quản lý từ xa rất mệt mỏi nhưng anh không quên đưa cô đi mua sắm đồ đạc cho đám cưới.

Vì Bảo Vy đã tổ chức hôn lễ ở Mĩ nên ba mẹ cô muốn Bảo Hân tổ chức hôn lễ ở Việt Nam, thành ra mọi thủ tục đều phải theo văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Ngày rước dâu, chú rể người Tây nhưng mặc áo dài thêu hình rồng bằng sợi kim tuyến bê tráp trầu cau và vàng ngọc đến nhà xin rước cô dâu. Một hàng dài những phụ rể người Tây vốn là những trợ lý và đồng nghiệp dưới quyền của Phan Lục Kha mặc áo dài thêu hoa văn Á Đông làm sáng cả con đường quê. Còn những người bạn cùng trang lứa của Phan Lục Kha như Pierre thì nay đã con bồng con bế nên đành nhường đường đi phía sau đoàn rước dâu.

Dẫn đầu đoàn rước dâu là bốn đứa nhóc tì trạc bằng tuổi nhau, hai trai hai gái. Hai cô gái nhỏ An Khê và Vân Nguyệt xúng xính trong bộ áo dài gấm thêu hoa đi cùng đôi hài đỏ tía. Hai bên là hai anh trai Ánh Dương và David tháp tùng đi theo. Vừa đi, bọn nhỏ vừa trò chuyện ríu rít om hết cả xóm. Không giống như anh lớn Tinh Nhật nghiêm chỉnh chấp tay phía sau đi cùng ba và nói chuyện kinh tế quốc tế, mặc dù chỉ mới chín tuổi.

Đầu ngõ rẽ vào nhà cô dâu đã treo đầy những chiếc lồng đèn lụa ngũ sắc. Cổng hoa kết bằng lá dừa đẹp ngộ nghĩnh khiến đội ngũ bưng bê mâm quả hiếu kỳ nhanh tay chụp vài bức hình kỷ niệm trong khi chờ đến giờ bước vào nhà cô dâu.

Vừa đúng giờ lành, hàng dâu phụ vốn là bạn cùng xóm và bạn học cùng trang lứa với Bảo Hân bước ra xếp hàng dài từ cổng nhà cô đến đầu ngõ. Thông thường thì trong phong tục cưới hỏi của Việt Nam nhà trai chỉ mang qua nhà gái từ sáu đến tám mâm quả nhưng Phan Lục Kha không biết nghĩ thế nào anh chọn đưa sang nhà gái hai mươi sáu mâm quả. Theo như anh nói thì năm nay Bảo Hân hai mươi lăm tuổi, đó là hai mươi lăm năm cực khổ nuôi dạy của ba mẹ cô cho nên mỗi một quả tượng trưng cho một tuổi và vì không thể đi quả lẻ nên anh lấy tròn là hai mươi sáu quả. Hơn nữa Bảo Hân cũng sắp bước sang tuổi hai mươi sáu, suy đi nghĩ lại đưa hai mươi sáu mâm quả qua nhà gái là quá đẹp. Mặc dù ba mẹ Bảo Hân nói đây chỉ là hình thức, không cần câu nệ quá nhiều mâm quả như vậy nhưng Phan Lục Kha vẫn quyết làm theo ý mình. Hai mươi sáu mâm quả này toàn là những mặt hàng quý giá. Không chỉ riêng những loại thuốc quý mang tặng cho ba của Bảo Hân mà còn có tổ yến, sâm nhung và những loại bánh trái đắt tiền cùng tơ lục vải vóc cao cấp. Chưa kể nữ trang và tiền nạp tài vô cùng lớn cho nhà gái khiến cả xóm đến coi ai cũng trầm trồ trố mắt.

Có người nói: “Do Bảo Hân lấy chồng lớn tuổi nên được chồng thương.”

Có người lại nói: “Chú rể vừa chịu ở rể vừa chịu làm đám cưới lớn thật là hiếm có vì xưa nay chú rể chịu ở rể là do gia đình không khá cho nên mới để con ở rể nhà gái. Ai ngờ được chú rể quá giàu có mà không xem thường nhà vợ, chứng tỏ là rất yêu cô dâu.”

Có người lại chậc lưỡi ao ước: “Ước gì con gái tôi cũng kiếm được tấm chồng như vậy?”

Không khí trong nhà ngoài ngõ lúc này rất rộn ràng, đâu đâu cũng trêo những dòng chữ “trăm năm hạnh phúc” đỏ tươi cùng những trái tim bay bay khắp nơi. Sau khi đón nhà trai vào nhà dùng bánh kẹo thì hai bên bắt đầu nói chuyện cưới xin. Ba mẹ Phan Lục Kha ăn mặc trang phục sang trọng, nhỏ nhẹ thưa chuyện với ba mẹ Bảo Hân để được rước dâu. Khi nói đến được một nữa thì đôi mắt ba của Phan Lục Kha lúc này tự nhiên ửng đỏ nghẹn ngào không nói nên lời, ông không ngờ cũng có lúc ông đi hỏi vợ cho đứa con trai khổ mạng của mình. Nhìn thấy anh vui vẻ hạnh phúc lòng ông cảm thấy mãn nguyện và cũng đỡ xấu hổ với mẹ của anh. Có lẽ vì hạnh phúc quá mà ông không nói được lời nào chỉ biết nhìn con trai mỉm cười. Phan lục Kha cũng nhìn ba mình như muốn nói rằng: “Con rất hạnh phúc, ba à. Ba hãy an tâm.”

- ----

Loa loa loa...

Nếu các bạn yêu thích những bộ truyện do mình viết thì đừng quên like Page Facebook "những câu chuyện của Hạc Giấy" nhé! Đặc biệt là đừng quên thả tim và đánh giá 5 sao để giới thiệu đến bạn bè cùng đọc nha. Cám ơn các bạn rất nhiều. Chúc các độc giả của Hạc Giấy cuối tuần vui vẻ nha. Chương tiếp theo sẽ được đăng nhanh trong hôm nay luôn để đáp ứng độ hóng của các bạn. *_^

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play