Mực nước, tốc độ chảy, lưu lượng nước chảy qua của nhánh sông chính Nguyên Giang, Tần Tranh đã dẫn người đo đạc tỉ mỉ từ khi đi trắc địa lần trước.

Nghề của cô là xây dựng công trình, những chuyện thu thập số liệu liên quan tới sông ngòi vốn không liên quan đến chuyên môn của cô, đây là việc của những người làm công tác thủy văn.

Nhưng năm cô vừa ra trường, người hướng dẫn cô vừa hay tham dự một công trình xây cầu vượt biển cỡ lớn, cô theo làm trợ thủ, nghe các tổ trưởng phát biểu, báo cáo trong cuộc họp, cô phát hiện có rất nhiều thuật ngữ không phải chuyên ngành của mình thì nghe không hiểu, bản vẽ người ta chiếu lên cô xem cũng chỉ hiểu lơ mơ.

Những đàn anh đàn chị ở tổ khác đều hiểu, hơn nữa còn phân tích rất rõ ràng mạch lạc.

Từ đó, cô ý thức được sau này nếu muốn đi xa trên con đường này, chỉ dựa vào chút tri thức đã được học thì không đủ.

Trở về, cô bèn vùi đầu vào biển sách nghiên cứu tất cả những lĩnh vực liên quan tới công trình kia, không mong đạt thành tựu sâu sắc, chỉ mong ít nhất khi người khác đề cập đến tri thức của lĩnh vực khác thì mình cũng biết người ta đang nói gì.

Đó là bài học đầu tiên Tần Tranh học được khi bắt đầu công tác, có thể nói rất có ích về sau.

Chính vì cô học nhiều, cái gì cũng hiểu chút ít nên khi có những công trình để rèn luyện, cô càng có ưu thế để cạnh tranh với các đồng nghiệp khác, những người hướng dẫn cũng muốn mang cơ hội này cho những người trẻ có chí cầu tiến.

Sau này cô trở thành người thăng chức nhanh nhất so với bạn cùng lứa, những đồng nghiệp khác sau lưng cũng xì xầm nguyên nhân cô được thăng tiến, có người nói do những người hướng dẫn thiên vị cô, có người nói nhà cô có quan hệ… tất cả các khả năng đều suy đoán nhưng hiếm có người nào nhận ra ngoại trừ dốc sức làm việc, cô còn thi rất nhiều chứng chỉ của các lĩnh vực có liên quan.

Tần Tranh rất cảm kích cô gái đã nỗ lực năm ấy.

Nếu năm xưa mình không dốc sức đi học những tri thức liên quan đến lĩnh vực khác thì rất có thể bây giờ cô cũng chỉ biết cầm bản vẽ có sẵn ra chỉ huy người ta xây dựng, nhưng lỡ có gì xảy ra ngoài lĩnh vực của mình thì lại phải mò mẫm mà đi.

Để sớm ngày có thể khởi công đào sông, đêm qua Tần Tranh đã tìm kiếm các số liệu cần thiết, xử lý sơ qua chúng, hôm sau dẫn một đám quan viên biết tính bàn tính ra tính toán cả ngày.

Trong số họ chỉ có mình Tần Tranh là biết tính bằng số Ả Rập, mà số lượng phải tính quá nhiều nên cô đã dạy cách tính toán này cho vài người có tư chất tốt, bảo họ cùng tính với mình.

Những viên quan khác thì cầm mười mấy cái bàn tính tính toán, lượng giấy để ghi kết quả đã chất thành một chồng cao.

Tính xong, đối chiếu kết quả tính bàn tính và tính bằng số, vì lần đầu tiên có sự chênh lệch quá lớn nên phải tính thêm hai lần nữa, cuối cùng cũng khớp với nhau.

Lượng nước tích trữ trong đập Ngư Chủy và đập Đại Độ tương đương nhau, trong những tài liệu còn lại ở Thanh Châu không có số liệu liên quan đến đập Ngư Chủy nên Tần Tranh dùng lượng nước của đập Đại Độ tính thay.

Thủy vực của đập Đại Độ chiếm hơn trăm ngàn mẫu, nơi sâu nhất phải đến ba mươi trượng, chỗ cạn cũng phải chừng mười trượng, kết hợp lại để tính toán, lượng nước của nó cũng lên đến hơn 1,3 tỷ mét khối.

Năng lực chứa nước của nhánh sông chính Nguyên Giang, ở mấy chục năm trước còn có thể đạt được tám mươi ngàn mét khối nước trên giây, nhưng mấy chục năm gần đây, hạ du bằng phẳng, lòng sông mở rộng, lưu tốc chậm lại, bùn đất trầm tích khiến lòng sông dâng cao, năng lực dẫn nước bị giảm.

Nếu nước trong đập đổ vào Nguyên Giang trong cùng lúc, Nguyên Giang chỉ có thể chứa được một nửa, nửa còn lại phải nhờ sông nhánh dẫn đi.

Có nghĩa là chỉ trong hai tháng ngắn ngủi, họ phải đào một nhánh sông ngầm có khả năng dẫn nước không thua gì Nguyên Giang.

Tại thời đại không có khoa học kỹ thuật và những thiết bị máy móc tiên tiến này, điều này là không tưởng.

Trải qua nhiều lần thảo luận, Tần Tranh và các quan viên công trình thủy lợi đều cảm thấy thay vì đào một con sông có khả năng dẫn nửa lượng nước cần thiết, chi bằng nhân lúc đang là mùa khô, nạo vét hết lớp bùn đất trầm tích trong lòng sông, khôi phục khả năng chứa nước lên bảy phần cần thiết, họ lại đào con sông có khả năng dẫn ba phần nước, như thế tiết kiệm sức lực hơn.

Trước khi hai quân giao chiến, hao phí một lượng lớn sức người sức của để nạo vét bùn dưới lòng sông, đào sông nhánh, đương nhiên sẽ có người cảm thấy Tần Tranh không biết chừng mực, công khai phản đối cô..

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play