Thời Pháp thuộc...

Từ Rạch Giá đi Hà Tiên chỉ hơn sáu chục cây số, nhưng việc đi lại phải mất gần một ngày, dẫu là đi bằng xe hơi nhà. Bởi vậy mới tờ mờ sáng đã thấy anh tài xế Tư Xê lo chuẩn bị nổ máy chiếc Traction. Lúc cô chủ Nguyệt Ánh vừa leo lên xe thì đồng hồ chỉ đúng con số 6.

Vừa rồ máy xe, Tư Xê báo ngay với chủ:

- Đi sớm như vậy thì hy vọng tới Kiên Lương kịp dự lễ.

Cô chủ Nguyệt Ánh cau mày:

- Không cách nào sớm hơn sao?

- Dạ, đường không xa, nhưng xấu và gặp mùa mưa này, em không dám chạy nhanh. Vả lại, có cô ngồi xe thì làm sao em dám chạy quá ba chục cây số giờ.

- Sáu chục cây số thì chạy chậm cũng chỉ hai tiếng, sao đến nửa ngày mới tới, còn hơn là đi Sài Gòn, chán chết!

- Dạ, tại cô chưa đi đoạn đường này nên chưa biết, chứ so với đường Sài Gòn thì nó xấu hơn nhiều, lại còn phải qua hơn chục cây cầu sắt bắc tạm, đâu dám chạy mà chỉ bò thôi. Nói thật, đi ca nô còn nhanh hơn!
Nguyệt Ánh chẩu miệng ra:

- Vậy sao không lấy ca nô đi?

Tư Xê biết chiều ý cô chủ khó tính:

- Em cũng muốn vậy, nhưng hôm qua em vừa đưa ý kiến đó ra thì bị ông chủ rầy liền, ông nói cô Ba không biết lội sao đi đường sông nước được.

Nguyệt Ánh tuy sinh ra và lớn lên ở vùng sông nước Rạch Giá, nhưng vốn con nhà giàu, chỉ biết lên xe xuống ngựa nên làm sao có dịp lội sông bơi xuồng, do vậy cô chẳng hề biết lội như bao cô gái khác. Hơn nữa, cô có tiếng là đẹp và sống cao sang, nên dẫu có muốn thử đi sông cũng chẳng bao giờ dám nhảy xuống nước sông có màu đục như bị ô nhiễm, mặc dù ai cũng biết nước sông vùng đồng bằng có tiếng là sạch.

- Dạ, cô cần ghé đâu ăn điểm tâm hay chạy luôn.

- Anh chạy luôn đi, chừng nào đói ghé nhà hàng dọc đường ăn cũng được.

Tư Xê cười:
- Dạ, đường này không có quán xá, nhà hàng dọc đường như Sài Gòn đâu. Một là ăn ở chợ này, hai là đi thẳng tới nơi ăn trưa luôn!

Nguyệt Ánh bực bội:

- Xứ sở gì mà thiếu đủ mọi thứ, vậy mà ông bà già đày tôi tới đó làm gì cho khổ thân! Thôi, không đi nữa!

Biết là cô ta làm nư, nhưng Tư Xê cũng phải xuống nước, bởi đây cũng là nhiệm vụ mà anh ta được ông chủ Thuận Thành giao:

- Cô Ba ráng một chút, chứ đúng ra mình phải đi vào chiều hôm qua, nhưng thấy trời tối lại mưa gió trơn trợt, nên phải để sáng nay. Thôi, cứ ngồi trên xe, để em ghé Tài Ký bảo nó làm bánh mì xíu mại và bánh bao đưa lên xe cho cô vừa đi vừa ăn cho khỏi mất thì giờ.

Chẳng biết nghĩ sao, cô nàng vụt nói:

- Thôi được rồi, cứ ghé Tài Ký cho tôi. Tôi có chút việc ở đó tiện giải quyết luôn.
Tư Xê cho xe chạy tới quán ăn nổi tiếng Tài Ký, ngừng ngay cửa, chưa kịp xuống xe mở cửa như lệ thường thì Nguyệt Ánh đã tự bước xuống. Rồi thay vì đi vào tiệm ăn, cô nàng lại bước qua bên kia đường, đi thẳng vào ngôi nhà lầu ba tầng mới cất lộng lẫy, nguy nga.

- Nhà của nghiệp chủ Thuận Lợi mà! Sao cô ấy lại ghé vào chỗ này?

Sở dĩ Tư Xê ngạc nhiên, bởi anh lái xe cho nhà ông chủ Thuận Thành đã gần chục năm, mọi khách hàng, bè bạn gì của ông bà chủ anh đều rành, mà riêng nghiệp chủ Thuận Lợi này thì anh ta còn biết rành hơn nữa, bởi đã nhiều lần ông chủ Thuận Thành từng dặn:

- Làm ăn, giao dịch gì với ai cũng được, nhưng tao tuyệt đối cấm tụi bay không được giao du với cánh của Thuận Lợi nghe chưa!

Mặc dù Nguyệt Ánh đi học và sống ở Sài Gòn lâu ngày, nhưng chắc chắn cô ta phải biết sự nghiêm cấm đó.
Vậy tại sao cô ta lại tới nhà này trong thời khắc mà cả gia đình cô đang chờ ở Kiên Lương để cử hành hôn lễ cho cô?

Trong lúc Tư Xê còn đang thắc mắc, hoang mang, thì chợt anh nghe có vị khách nào đó đang ngồi ăn trong quán Tài Ký nói vọng ra:

- Con nhỏ tiểu thư con nhà Thuận Thành tới thăm thằng bồ nó là con trai út Thuận Lợi đó tụi bay!

Một giọng khác, có lẽ là ngồi chung bàn lên tiếng:

- Con nhỏ kiêu nhất xứ này, con nhà giàu, học giỏi lại đẹp gái như vậy mà lại mê thằng Út Thông của Thuận Lợi, vừa hư đốn, chơi bời trác táng lại mang tật đi mây về gió nữa!

Một người khác hỏi:

- Đi mây về gió là gì mày?

- Là bắn khỉ! Là hút á phiện, hít nàng tiên nâu đó!

Tư Xê quay lại nhìn thì bắt gặp bàn có bốn năm người, họ đang chỉ trỏ sang bên kia và bàn tán. Chợt nhớ ra cái tên Út Thông, Tư Xê kêu lên:
- Đúng rồi, chính là người mà hôm qua cự nự với Nguyệt Ánh khi anh ra đón ở bến tàu! Do không biết mặt hắn trước đó, nên từ hôm qua tới nay Tư Xê cứ thắc mắc hoài, sao ở xứ này lại có người dám cự cãi ngang cơ với cô chủ nhỏ nhà Thuận Thành như vậy! Hôm qua anh nghe có người kêu tên anh chàng đó là Út Thông...

Phải mất gần nửa giờ sau thì Nguyệt Ánh mới trở ra, thần sắc cô nàng không được tươi tỉnh như lúc vào. Vừa lên xe, cô đã giục:

- Đi nhanh lên!

Biết tính cô nàng nên Tư Xê không dám hỏi gì, mãi đến khi qua khỏi Sóc Xoài thì cô nàng lên tiếng trước:

- Đói bụng quá, kiếm cái gì ăn đại cũng được!

Tư Xê chạy một lúc nữa, anh nhìn thấy một quán cóc bên đường có treo lủng lẳng mấy cái bánh dừa, bánh tét, anh rà xe lại, ngập ngừng nói:

- Ở đây đâu có bán gì ngoài mấy thứ này. Sợ e cô Ba ăn không được...
Nhưng thật bất ngờ, cô nàng quay kính xe xuống và nói với ra:

- Cho bốn cái bánh dừa!

Mua xong, nàng ta lại giục:

- Đi nhanh lên!

Đưa cho Xê hai cái, còn phần mình hai cái, cô nàng lột ra ăn ngon lành và còn khen:

- Bánh ngon thật!

Tư Xê cười thầm trong bụng về điều ngược đời này. Bình thường ở nhà, cô ta kén ăn và chê ỏng chê eo những món bình dân, vậy mà hôm nay khi đói thì ăn thứ thường nhất vẫn khen ngon! Xê vừa lái xe vừa lột một cái ăn và cười bảo:

- Cô ít ăn, chứ còn em thì sáng nào cũng ăn thứ này hoặc xôi, ăn riết rồi cảm thấy nó ngon hơn cả bánh bao, hủ tiếu!

Không biết là anh ta nói kháy mình, Nguyệt Ánh lại trầm trồ:

- Bánh nhân đậu ở đây gói ngon hơn Sài Gòn. Phải biết, lúc nãy mua thêm đem về nhà tối ăn!

Lúc này Tư Xê mới nhắc:

- Tối nay cô còn phải dự lễ cưới nữa đó.
Nguyệt Ánh xì một hơi dài:

- Cưới với hỏi gì, mệt quá!

Tư Xê đưa ra tấm thiệp hồng, nhắc:

- Ông chủ bảo em đưa cho cô xấp thiệp này, để cô mời mấy người bạn thân, nhưng do mãi đến chiều hôm qua cô mới về tới nên em không kịp đưa. Liệu có cách nào báo cho họ biết để đi dự không?

Nguyệt Ánh cầm xấp thiệp định vứt ra ngoài xe nhưng Tư Xê đã kịp ngăn lại:

- Dẫu cô không muốn giữ, nhưng thiệp cưới có ghi tên cô, tên chú rể mà đem bỏ đường bỏ chợ không nên đâu!

Nguyệt Ánh cầm xấp thiệp vứt xuống sàn xe, càu nhàu:

- Nếu không chiều ý ba má tôi thì miễn có vụ cưới hỏi này đi! Chán chết được!

Rồi bất ngờ cô ta hỏi:

- Anh biết Út Thông con nhà Thuận Lợi không?

- Dạ... chỉ biết sơ thôi, cậu công tử đó giàu lắm, nghe nói làm gì ở Sài Gòn phải không cô?

- Phải. Tôi cấm anh không được nói lôi thôi về việc tôi có liên hệ với nhà đó. Nhất là với ba tôi...
- Cô yên tâm, thằng Tư Xê này biết đạo lý ăn cây nào rào cây nấy mà! Vả lại, từ nào đến giờ em chưa bao giờ thóc mách bất cứ chuyện gì. Bởi vậy ngay như chuyện ông có...

Anh ta kịp dừng lại, nhưng Nguyệt Ánh thì đâu có chịu dừng:

- Anh mới nói cái gì? Ba tôi có gì?

- Dạ... đâu có.

- Nói! Anh mà không nói thì đừng có trách tôi sao ác. Tôi dư sức đuổi việc anh ngay ngày mai mà ba tôi cũng chịu thôi!

Tư Xê tự trách mình lỡ lời, nên đành phải hé lộ:

- Ông chủ... đi chơi khi lên Sài Gòn. Ông dặn em đừng nói lại...

- Chỉ có vậy thôi sao?

- Dạ, chỉ có vậy...

- Tha cho đó. Từ rày có chuyện gì nói tôi nghe, tôi cho tiền xài.

Nói xong, cô nàng móc ra tờ năm đồng đưa cho:

- Anh cầm uống cà phê!

Tư Xê ngầm hiểu, đó không phải là tiền thưởng công tiết lộ chuyện ông chủ, mà thật ra đó là hối lộ để không lộ chuyện cô ả ghé nhà Út Thông.
- Anh lái nhanh nhanh một chút, tôi nằm ngủ, chừng nào tới nơi thì gọi.

Lúc này Tư Xê vừa lái xe vừa nghĩ tới chuyện rối rắm của cánh nhà giàu. Cụ thể là chuyện của cô ả Nguyệt Ánh này. Cô ta đang đỏng đảnh ở Sài Gòn, ăn chơi nhiều hơn học hành, giao du với nhiều người, trong đó có Út Thông, vậy mà đùng một cái, ông già cô ta gọi điện lên bảo về đi lấy chồng là cô ta riu ríu nghe theo, về liền! Trong chuyện này Tư Xê chỉ hiểu bề nổi, chứ mặt chìm thì anh còn mù mờ. Bề nổi là sui gia đằng trai có một thế lực lớn ở Hà Tiên, giàu gấp năm bảy lần công ty vận tải thủy bộ Thuận Thành. Vụ cưới hỏi này chắc không ngoài mục đích trao đổi, gả bán để dựa dẫm nhau giữa hai bên trọc phú. Trong đó ông chủ Thuận Thành đang cần một thế lực như bên thông gia kia, cho nên ông ta mới hy sinh cô con gái cưng của mình! Phần Nguyệt Ánh, theo Tư Xê hiểu, chắc chắn cô ta kẹt điều gì đó, nên mới chấp nhận lấy người mà cô ả không hề biết mặt, không hề yêu thương. Bởi vậy thái độ bất cần biết lễ cưới chiều hôm nay của cô nàng, cho thấy trong lòng cô ta đã có sẵn một dự tính gì đó...
Đột nhiên cô nàng hỏi:

- Anh có biết tại sao đám cưới tôi mà không làm ở Rạch Giá, mà đem lên nhà nội tôi làm không?

Tư Xê nếu có biết cũng không dám nói, anh ta chỉ ậm ừ:

- Dạ, chắc là tại... tại cô...

Nguyệt Ánh bỗng vỗ lên vai anh ta:

- Ví dụ bây giờ anh nhận tôi làm vợ thì anh nghĩ sao?

Dẫu là tay lái cừ khôi, từng lái xe hơn chục năm, nhưng với cú vỗ vai kèm câu nói đó đã khiến Tư Xê chao đảo tay lái, suýt nữa đã đâm xe xuống ruộng! Anh ta lắp bắp:

- Cô... cô Ba để... em sống với!

Nguyệt Ánh chợt cười to lên:

- Chưa chi đã sợ thì làm sao làm thật!

Tư Xê lần này đâm xe vào lề thật, chui hẳn vào một lùm cây lớn, um tùm. Anh ta đã kịp thắng và quay lại chắp tay xá dài:

- Xin cô Ba để cho tôi sống nuôi mẹ già! Ông chủ mà đuổi tôi thì có nước đi ăn mày cô ơi!

Nhưng giọng Nguyệt Ánh trở nên nghiêm túc:
- Tôi nói thật. Anh có dám nhận làm chồng tôi không?

Rồi không đợi cho Tư Xê trả lời, cô nàng chủ động nói luôn:

- Chỉ làm chồng giả thôi. Ví dụ như tôi nói anh đã lỡ với tôi... có thai, để tôi hủy cái đám cưới chiều nay. Để rồi anh cứ bỏ việc, tôi cho anh một số tiền lớn, đủ sống cả đời, anh chịu không?

Tư Xê tưởng mình nghe lầm, anh lắp bắp hỏi lại:

- Cô Ba nói... nói...

Nghĩ anh ta đã nghe lời, Nguyệt Ánh nói cụ thể ra:

- Nói thật với anh, tôi lỡ... có thai với Út Thông, mà hồi nãy tôi ghé bảo anh ta cứu tôi để ngăn cái đám cưới này lại thì anh ta đã giở giọng chó má, chối phăng trách nhiệm. Rồi tôi sẽ cho anh ta biết tay, nhưng bây giờ việc cấp bách là tôi phải có cách để tháo chạy khỏi cái vụ cưới hỏi này đã! Chỉ có anh nhận lời ăn nằm với tôi thì chắc chắn mọi việc sẽ ổn hết!
Tư Xê toát mồ hôi, người anh phát run lên:

- Em xin cô Ba, nhà em nghèo, nhưng em đâu táng tận lương tâm làm chuyện đó... Hãy để cho em sống với!

Thấy không thể làm cho anh ta nghe theo, Nguyệt Ánh phải rít lên:

- Anh mà từ chối thì coi như anh đã... cưỡng bức tôi rồi!

Vừa nói cô ả vội tuột phăng áo ngoài ra, để lộ nguyên phần trên thân thể vừa tru tréo:

- Anh mà từ chối thì tôi la lên, nói anh lợi dụng đường vắng cưỡиɠ ɦϊếp tôi! Anh tưởng tôi không dám làm hả?

Nguyệt Ánh vừa cất tiếng thì Tư Xê đã đưa tay chụp miệng cô ả lại, hốt hoảng:

- Kìa, cô Ba!

Rồi anh ta tắc tị, không nói thêm được lời nào nữa, bởi khi ấy anh ta đã bị đôi môi mọng kia áp lên chỗ có thể phát ra lời. Người Tư Xê như tê dại hẳn đi...

Chỉ còn giọng nhỏ xíu của Nguyệt Ánh:

- Anh hãy trở về nhà của Út Thông, lên lầu gặp anh ta, nói tôi gửi cái này, rồi sau đó đi ngay, khỏi cần hỏi gì nữa.
Cô ả đưa cho Tư Xê một phong thư dán kín...

***

Lái xe đến cách Kiên Lương khoảng vài cây số, Tư Xê tấp xe sát lề theo lệnh của Nguyệt Ánh, rồi cô ả bảo:

- Anh kiếm chỗ nào đó ở đỡ đi, rồi sáng mai đón xe đò lên Sài Gòn chờ tôi. Đây, anh cầm trước số tiền này mà xoay sở, rồi tôi sẽ cho thêm gấp đôi nữa!

Tư Xê cầm tiền mà lòng dạ rối bời. Như vậy thì coi như anh ta đã tự đập bể nồi cơm của mình, tự cắt đứt đường về để làm người lương thiện!

Thấy anh ta còn lững thững ở vệ đường, Nguyệt Ánh lại giục:

- Kiếm chỗ nào ẩn mặt đi, để thiên hạ thấy thì hư chuyện hết! Mọi thứ khác để tôi lo.

Cô ả ngồi vào tay lái và vù xe đi đầy tự tin.

Tư Xê như kẻ mất hồn, anh ta chưa kịp nhét số tiền lớn vào túi thì đã nghe ai đó gọi bên đường:

- Vào đây nghỉ chân đi anh Hai!
Nghĩ chắc ai đó thấy anh cầm tiền lại vừa trên xe hơi bước xuống, nên Tư Xê mau chân bước nhanh vừa nhét số tiền vào túi cẩn thận. Tuy nhiên, có một thiếu niên chạy xe đạp đuổi theo vừa gọi giật ngược:

- Có người quen của chú kêu đằng kia kìa!

Tư Xê nhìn lại thì giật mình, bởi người đang bước ra khỏi quán cóc bên đường có gương mặt quen quen... mà sau vài giây suy nghĩ, Tư Xê đã kêu lên thảng thốt:

- Út Thông!

Tuy chưa quen anh ta, nhưng đã một lần thấy mặt, hôm anh ta cãi nhau với Nguyệt Ánh, nên vừa nhìn thấy Tư Xê đã nhận ra. Nhưng tại sao anh ta lại ở đây? Không phải vừa rồi Nguyệt Ánh nói là gặp anh ta ở nhà hay sao?

Không còn cách nào hơn, Tư Xê đành phải quay lại. Đúng là Thông đang ngồi một mình trong quán lá, anh ta kéo vội Tư Xê vào và nói ngay:

- Tôi chờ anh ở đây đã lâu rồi!
- Nhưng... không phải cậu đang ở Rạch Giá sao?

Út Thông nhìn trước nhìn sau rồi mới nói nhanh:

- Tôi đã ở Kiên Lương này từ chiều hôm qua và ra ngồi đây từ sớm!

- Vậy mà cô Ba Ánh nói mới gặp cậu ở hiệu buôn Thuận Lợi. Hồi nãy chính tôi đã chở cô ấy tới đó, vào gặp cậu mà...

Út Thông rít lên:

- Con khốn nạn bày trò đó! Tôi... tôi làm sao còn ở đó được...

Anh ta định nói gì đó, nhưng kịp dừng lại và đổi giọng:

- Tôi đến gặp anh để nhờ anh một việc, chẳng biết anh có bằng lòng giúp?

Tư Xê ngạc nhiên:

- Tôi giúp gì được cho cậu?

- Được! Chỉ có anh là giúp được cho tôi lúc này thôi. Anh tới chỗ đám cưới chiều nay tìm cách... phá không cho họ cưới nhau!

Tư Xê nhìn sững anh ta:

- Sao cậu không làm mà nhờ tôi?

- Bởi tôi mới chết, hồn chưa thể hiện ra được, phải nhờ qua anh để hành động!
Tư Xê đang ngồi trên ghế mà nghe câu nói đó anh ta ngã ngửa ra sau, kêu lên:

- Cậu... cậu nói... nói gì?

- Tôi giờ là một hồn ma, do tôi mới chết nên chưa thể ra tay làm theo ý mình được. Tôi nhờ anh, tôi biết anh là người tốt, mong anh giúp tôi đòi lại sự công bằng! Anh biết không, con Nguyệt Ánh nó yêu tôi, lấy tôi và có thai được ba tháng rồi, bây giờ nó với ông già nó ham tiền, nên bỏ tôi đi lấy thằng con ông triệu phú ở Kiên Lương này, nó đành lòng, nhẫn tâm gϊếŧ tôi chết chẳng khác gϊếŧ một con gà con vịt!

Tư Xê kêu lên:

- Không thể có chuyện đó! Bởi hồi sáng tôi thấy cô ấy lên nhà cậu chỉ khoảng nửa tiếng thì trở xuống, cô ấy còn nói cậu phụ tình cô ấy, chối từ đứa con trong bụng cô ấy khi được cô ấy báo tin!

Út Thông dúi vào tay Tư Xê một nắm tiền:

- Anh lấy số tiền này, rồi làm một việc hợp với lương tâm, giúp người bị nạn. Anh coi đây là tiền công cũng được, hoặc là món tiền tôi cho anh để nghỉ làm cho nhà Thuận Thành cũng được!
Thấy Tư Xê vẫn còn nhìn mình với ánh mắt hoài nghi, Út Thông nói như van lơn:

- Anh hãy giúp giùm tôi đi, tôi chết mà vong hồn ở chín suối vẫn luôn nhớ ơn anh! Anh còn chưa tin phải không, đây nè, anh hãy nhìn cần cổ của tôi xem, có phải nó phù to ra không? Đó là hậu quả của hành động đổ xái á phiện đang nấu sôi vào miệng tôi của Nguyệt Ánh. Lúc sáng khi cô nàng lên lầu gặp tôi đang hút á phiện, cô ta giả vờ ngồi xuống châm thuốc cho tôi, rồi bất ngờ lấy nguyên lọ thuốc phiện đang nấu trên ngọn đèn dầu phộng đổ vào miệng tôi, làm tôi sặc thuốc và tử vong ngay! Cách gϊếŧ người này chỉ có Nguyệt Ánh mới biết vì có lần tôi kể cho cô ả nghe. Ả rắp tâm làm vậy là để dễ dàng đi lấy chồng khác! Anh xem đây...

Vừa dứt lời thì... đã chẳng còn thấy anh ta đâu nữa! Tư Xê ngơ ngác:
- Cậu Út!

Chỉ nghe văng vẳng tiếng anh ta bên tai:

- Tôi sẽ mượn hình hài anh mà tới chỗ đám cưới, xong việc thì anh trở về nguyên vẹn, chẳng ai hại gì anh, đừng sợ!

Rồi anh ta đã như sương khói, biến mất không để lại dấu vết gì...

Đây là cách anh ta chứng minh cho Tư Xê thấy những gì anh ta nói là đúng sự thật! Và điều đó có nghĩa là...

Tư Xê ngẩn ngơ một hồi lâu rồi đưa tay sờ hai túi quần, cả hai xấp tiền còn nằm đó, anh ta tự hỏi:

- Nghe ai đây?

Dẫu chưa biết phải làm theo lời ai, nhưng cuối cùng Tư Xê vẫn quyết định đi ngược về hướng Kiên Lương. Lúc đầu đi bộ, sau anh gọi một chiếc xe lôi và chỉ về hướng thị trấn...

***

Giả làm người dọn bàn cho tiệc cưới. Tư Xê đã qua mắt được mọi người. Kể cả ông chủ Thuận Thành ngày ngày ngồi xe cho Tư Xê lái cũng không nhận ra anh tài xế của mình, Tư Xê khá yên tâm lẫn vào trong đám đông tham dự tiệc.
Bữa tiệc sáu giờ mới bắt đầu vậy mà mới năm giờ quan khách đã tới gần như đủ mặt. Vợ chồng ông Thuận Thành suốt sáng đã đứng ngồi không yên bởi sự vắng mặt của cô con gái, nhân vật chính của buổi lễ, bà cứ cằn nhằn ông chồng:

- Tôi đã nói rồi, cứ chờ nó về rồi đi luôn mà ông không chịu, cứ đòi lên đây trước. Rồi bây giờ không biết nó tới đâu rồi? Lỡ... nó nổi chứng, không về thì chẳng biết lấy cô dâu đâu mà giao cho người ta đây!

Cũng may là tới giữa trưa thì Nguyệt Ánh về tới. Bà Thuận Thành là người duy nhất trong nhà biết chuyện cái thai oan nghiệt của con gái, nên bà trách nhẹ con:

- Bụng dạ như vậy mà còn đi đứng hấp tấp, bộ không sợ nó động cái thai sao! Mà nè, đã nai nịt cẩn thận chưa, đừng để khi mặc áo cô dâu mà cái bụng "thè lè" ra đó thì có nước... độn thổ!
Nguyệt Ánh vẫn tỉnh như không:

- Chuyện đâu còn có đó, lo làm gì cho mệt!

Biết tính ngang bướng, ẩu tả của con, nên bà Thành xẵng giọng:

- Mày mà làm hư bột hư đường là ông gϊếŧ chết liền đó, chẳng phải chơi đâu!

- Chết là cùng chứ gì!

Bà Thành hạ thấp giọng hỏi:

- Mày dàn xếp vụ thằng Thông chưa? Nó có chịu im tiếng để mày lo cho xong vụ này chưa?

Vẫn giọng tưng tửng, cô ả đáp:

- Xong hết rồi! Chẳng những im qua vụ này, mà còn im vĩnh viễn nữa!

Bà Thành tròn mắt nhìn con:

- Mày nói sao? Vĩnh viễn là gì?

- Là không bao giờ còn làm phiền người khác nữa!

Cô ả nói xong thì đứng lên đi thẳng vào phòng riêng. Đây tuy là nhà của bà nội, nhưng vốn là con gái cưng, đứa cháu rượu của bà nội, cho nên Nguyệt Ánh được dành cho mọi đặc quyền, thậm chí bà nội còn tuyên bố là về sau này nếu cô ả muốn thì cả gia sản, cơ ngơi này sẽ là của cô ta? Bởi vậy đám cưới của cô được tổ chức ở đây thay vì ngoài Rạch Giá cũng là điều tự nhiên, chẳng ai thắc mắc gì.
Bà Thành vẫn chưa yên tâm, bà chạy theo con vào tận phòng riêng, thấy Nguyệt Ánh có vẻ mệt, bà gọi ra ngoài:

- Đứa nào nói bếp dọn cơm lên cho cô Ba ăn nghe chưa. Dọn thẳng vào phòng này luôn!

Cô ả không muốn ăn, nhưng do bụng đói cồn cào, bởi từ sáng đến lúc này chỉ có hai cái bánh dừa trong bụng, nên cũng muốn ăn cho no rồi còn tính tiếp chuyện chiều nay. Hình như đoán được ý con, bà hỏi khẽ:

- Mày tính gì vậy Nguyệt Ánh? Nói cho má nghe coi, đừng có làm bậy...

Cô ả không nói, cứ để nguyên đồ nằm lăn ra ngủ. Bà Thành phải dỗ mãi cô nàng mới chịu hé lộ:

- Chiều nay con đợi cho họ nhà trai trao cho ba má cái giấy nợ xong rồi thì con tuyên bố trước mọi người là con... đã có thai với người khác, hãy hủy đám cưới ngay!

Bà Thành hoảng hốt:

- Đừng! Đừng làm vậy con ơi! Con có biết nếu con mà làm vậy thì ba con đứng tim chết liền. Bà nội con cũng không sống nổi nữa! Dẫu gì thì con cũng đã hy sinh rồi thì cứ hy sinh cho trót. Thằng này cũng đâu phải cùi đui sứt mẻ gì đâu mà con chê. Nó vẫn còn hơn thằng Út Thông về cả tư cách lẫn sự giàu có. Hơn nữa theo má biết thì nó hiền lành, khờ khạo lắm, sẽ không biết chuyện con có thai trước mấy tháng đâu. Khi đã cưới nhau rồi má sẽ có cách giúp con ém nhẹm vụ cái thai, đừng lo.
Nguyệt Ánh đang mệt mà cứ nghe lải nhải hoài, cô ta nói như hét lên:

- Thôi, má đừng nói nữa! Con biết phải làm gì rồi. Xong vụ này chẳng những con thoát khỏi mối này, mà cả vụ thằng Út Thông con cũng thoát luôn. Cái chết của hắn cũng có người đứng ra gánh chịu giùm con rồi! Chỉ hai hôm nữa là con trở lên Sài Gòn, tiếp tục cuộc sống tự do của mình và từ nay ba má đừng bận tâm gì tới con hết.

Bà Thành hỏi lại:

- Ai gánh vụ thằng Thông? Mà con nói sao, thằng Út Thông... chết rồi hả?

Nguyệt Ánh đáp tỉnh queo:

- Nó bỏ mặc con với hậu quả đã gây ra thì phải trả giá thôi! Chỉ tội nghiệp cho thằng Tư Xê, nó vì khờ khạo nên bị con gạt, nó sẽ ghé nhà thằng Út Thông đưa thư, trong thư con viết rằng bởi con lỡ yêu thằng tài xế, nên hắn thông cảm, đừng tìm kiếm con nữa! Thật ra đó chỉ là những lời giả, chỉ để khi người ta khám phá ra cái chết của hắn thì cứ tưởng là Tư Xê tới tìm và gϊếŧ Út Thông do ghen!
Bà Thành vốn cũng là người lắm mưu nhiều mẹo, vậy mà vừa nghe kể đã phải le lưỡi, rùn vai:

- Mày ác quá Ánh ơi! Thằng Tư Xê nó nghèo, còn mẹ già mà sao mày nỡ hại nó chi vậy!

Nguyệt Ánh vẫn bình thản:

- Sống chết đều có số cả. Mà số phận đã đẩy đưa hắn dính vào vụ này. Thôi, dẫu sao hắn cũng có được một số tiền lớn trước khi ở tù, lo gì!

Mọi lời nói của ả ta ngoài bà mẹ nghe ra, còn có một người nữa! Mà người đó không ai xa lạ, chính là... Tư Xê!

Trong vai giả làm người phục vụ tiệc, Tư Xê đã xung phong bưng cơm vào phòng của cô chủ và khi tới cửa, anh ta đã vô tình nghe hết cuộc đối thoại bên trong!

Và lời của Nguyệt Ánh vừa dứt thì ngoài này mâm cơm trên tay Tư Xê cũng vừa rơi xuống sàn! Anh ta bỗng ngã lăn ra, hình như có một cái bóng của ai vừa trong cơ thể anh thoát ra ngoài!
Khi bà Thành và Nguyệt Ánh mở cửa ra thì chỉ nghe anh ta thét lên vừa chỉ tay về phía cửa sổ:

- Út Thông! Út...

Nguyệt Ánh hốt hoảng:

- Sao... sao anh còn ở đây?

Vẫn chỉ tay và lắp bắp:

- Út... Út... Thông!

Rồi anh ta gục xuống, miệng sùi bọt mép...

Nguyệt Ánh thất thần, miệng lẩm bẩm trong sợ hãi:

- Hắn... hắn chết rồi mà...

Chỉ nói được có thế, rồi cô ả lảo đảo, vừa ôm bụng kêu đau! Bà Thuận Thành kinh hãi kêu to, đám gia nhân trong nhà cùng chạy tới, một mặt khiêng Nguyệt Ánh trở vào phòng còn Tư Xê thì được đưa ra nhà ngang, chỗ gia nhân cư ngụ. Từ đó đến khi lễ cưới diễn ra, anh ta cứ thỉnh thoảng lại kêu lên khe khẽ:

- Cậu Út... cậu Út... tôi không làm được...

Trong lúc đó thì giờ hành lễ đã đến, đằng trai tới đúng giờ và theo nghi thức thì cô dâu phải ăn mặc lễ phục ra chào và cùng lễ gia tiên. Nhưng do tình thế đột xuất như vậy nên sau khi bàn bạc với nhà trai, họ cũng đồng ý thông qua, lo cứu chữa cho cô dâu xong mới cử hành lễ. Thậm chí nếu Nguyệt Ánh không tỉnh lại, hai bên cũng không buộc cô dâu có mặt trong lễ lạy bàn thờ. Ông sui trai còn nói:
- Do thằng con tôi ở rể, nên thay vì đưa con vợ nó về bên nhà lạy gia tiên xong rồi trở lại đây ở luôn, nhưng nay như vậy thì chuyện về lạy bàn thờ bên nhà để lúc nó tỉnh lại đã, không sao!

Thế là lễ cưới diễn ra suôn sẻ...

Việc chỉ mới lấy chồng được năm tháng mà Nguyệt Ánh chuyển bụng sinh đã làm cho tôi tớ trong nhà quá đỗi ngạc nhiên. Họ bàn tán với nhau:

- Bộ sinh non hay sao mà mới năm tháng đã sinh?

Người kia thì nói:

- Chuyện của nhà giàu mình hơi đâu mà bàn cho mệt!

- Bộ nhà giàu rồi có thai chỉ mấy tháng là sinh sao? Họ khác người nghèo chúng ta hả?

Người nọ bật cười:

- Không khác, nhưng lúc nào thích thì họ sinh, ai làm gì họ!

Cuộc bàn tán chấm dứt ngang, bởi khi đó cậu chủ Năm Hòa từ trong bước ra, anh ta hất hàm hỏi:

- Sao không làm việc mà ngồi "tán dóc"?

Ba gia nhân hoảng sợ tản ra mỗi người một hướng. Đối với họ thì cậu chủ này không phải người khó, nhưng do thường nói lén sau lưng cậu ta nhiều, nên vừa rồi ba người mới bỏ đi. Nhưng chỉ được một lát sau thì cả ba đã tìm cách tụm lại, tiếp tục câu chuyện:
- Tội nghiệp cậu Hòa, làm chồng, làm cha mà chẳng có quyền gì hết, suốt ngày cứ quanh quẩn quanh "bà chằn" kia để bị bà ấy sai chạy có cờ!

Người vừa nói là Tám Son, người làm cho nhà bà nội Hai lâu đời nhất. Chị ta lại tiếp:

- Ông này nhà giàu mà chấp nhận ở rể, chỉ vì ông ta thương cô Nguyệt Ánh quá. Vậy mà "bà chằn" Ánh lúc nào cũng lấn lướt, ăn hiếp chồng, thấy mà ứa gan.

Người thứ hai là Ba Thắm, vội chen vào:

- Mấy đứa con gái nhà giàu thường hay ăn hiếp chồng. Phải chi gặp cỡ thằng chồng tao thì nó đánh cho mỗi ngày tám chục bận, cho hết thở luôn!

Người cuối cùng là Tư Sương, vốn ôn hòa nhất trong đám gia nhân, vội gạt ngang:

- Chuyện của người ta thì kệ họ, nói tới nói lui lọt tai bà chủ nhỏ đó thì có nước về mò cua bắt ốc!

Tám Son không chịu thôi:

- Mò cua còn hơn là ở đây suốt ngày nhìn con đó đỏng đảnh, đanh đá, thấy chướng mắt quá chừng!
Rồi chị ta kề tai các bạn, nói khẽ:

- Tôi nghe đồn là con Nguyệt Ánh trước đây "cặp" với thằng con trai Út ông chủ hãng vận tải Thuận Lợi. Dám đứa con trong bụng con nhỏ Ánh là con của thằng công tử kia lắm!

Tư Sương xua tay:

- Đừng nói mò kiểu đó, lọt tai cậu Năm Hòa thì tội nghiệp cậu ấy!

Ba Thắm tỏ ra rành chuyện hơn:

- Mấy bà nhớ anh tài xế Tư Xê không? Tội nghiệp anh chàng này... chẳng hiểu sao tự nhiên phát điên phát khùng rồi không còn lái xe được nữa! Người ta đồn chính anh ta có dính líu tới cô Ba Nguyệt Ánh nữa, chứ chẳng phải riêng gì Út Thông đâu.

Tám Son còn rành chuyện hơn, chị ta kể vanh vách:

- Tư Xê khi nào hết điên trong giây lát đã kể chuyện động trời mà chỉ có tôi là được nghe thôi! Mấy bà có nghe không?

Hai người kia đời nào bỏ qua chuyện lạ:

- Bà kể coi, Tư Xê nói gì?
- Một bữa tôi đang nằm ngủ trưa sau nhà thì Tư Xê lại gần. Nhìn thấy anh ta tóc tai rũ rượi, tôi sợ quá định bỏ chạy thì anh ta van lơn tôi, xin hãy để cho anh ta nói điều uẩn khúc trong lòng bấy lâu nay... tôi nghe giọng nói của anh ta không có vẻ gì là xằng bậy cho nên đã ngồi lại nghe anh ta kể. Tư Xê nói rất thật rằng anh ta đã được con Ánh cởϊ áσ cho xem và còn dụ cho lấy làm vợ nữa! Tôi nghe mà dựng tóc gáy luôn!

Hai người kia kêu lên:

- Có chuyện đó sao? Vậy Tư Xê có phải là tác giả cái thai kia không?

Tám Son vừa mở miệng định nói thì bỗng nhiên thét lên một tiếng rồi ngã lăn ra, hộc máu như vừa bị thọc huyết! Tư Sương hốt hoảng la lên:

- Thôi, đừng nói nữa, lo cứu bà ấy đi!

Nhờ có chuyện đó mà mấy gia nhân thôi không bàn tán nữa. Cũng vừa khi ấy bỗng trong nhà có tiếng kêu to:
- Mợ Ba chuyển bụng rồi, đóng cửa lại không cho ai vào nhà hết!

Nguyệt Ánh thật ra đã chuyển dạ từ sáng sớm, đã rước đến ba bà mụ về, nhưng không bà nào giúp được cô ả sinh con, nên chỉ biết đứng xớ rớ bên ngoài để chờ... Bây giờ nghe cô hầu thân tín báo tin vậy cả ba bà mụ đều chạy vào một lượt. Nhưng cả ba đã phải khựng lại ngay cửa phòng, bởi trước mắt họ đang có một cảnh mà họ không tin vào mắt mình: Nguyệt Ánh đã sinh xong, có lẽ kiệt sức nên nằm thiêm thiếp, còn bên cạnh cô ả là một hài nhi thân thể đỏ như máu, đang rúc vào nách mẹ như đang tìm sữa bú.

Phải mất vài giây, ba bà mụ mới kêu lên:

- Đỡ cho mợ ấy đi!

Họ cùng lao vào và cùng kêu thét lên một lượt khi hài nhi quay mặt ra:

- Trời ơi!

Trước mắt họ là một quái vật thì đúng hơn! Đứa bé có gương mặt chẳng khác gì một con chó, chứ chẳng giống một con người! Nó thấy ba bà mụ thì bỗng ngửa mặt lên trời rú lên một tiếng dài như tiếng chó tru!
- Trời ơi!

Bà mụ thứ nhất bước vào sau nên khi bước lui thì chạy được trước. Nhưng bà vừa cất bước thì ngã nhoài người. Rồi bà thứ hai cũng xoay người và ngã chồng lên bà trước. Cuối cùng thì cả ba bà đều nằm chồng lên nhau.

Trong khi đó thì tiếng tru của đứa bé hầu như không dứt... Cho đến khi Năm Hòa bước trở vào. Anh nhìn cảnh tượng đó thay vì sợ như những người kia thì lại hết sức bình tĩnh và còn trách mọi người:

- Sao để con tôi như thế này!

Anh ta còn bước tới ôm con vào lòng, bế lên tay và đặt nhẹ nhàng vào lòng Nguyệt Ánh. Đứa bé thôi không kêu la tru tréo nữa, mà trái lại rất ngoan ngoãn...

Hòa còn ngồi xuống bên vợ con, âu yếm một cách bình thường:

- Mình thấy thế nào, có mệt lắm không?

Nguyệt Ánh hơi động đậy thân thể, nhưng mắt vẫn nhắm nghiền, miệng thì thào gì đó mà Năm Hòa bật dậy ngay. Anh gọi to ra ngoài:
- Mấy người khiêng giùm mấy bà mụ này đi đi!

Đám gia nhân tuy sợ điếng hồn, nhưng không dám cãi, phải vừa khiêng mà vừa run. Trong khi đó còn lại trong phòng sinh với vợ, Năm Hòa kiêm luôn công việc của bà mụ. Anh tắm rửa cho đứa bé, quấn tã cho nó một cách nhẹ nhàng, đầy tình thương yêu...

Mà chẳng riêng gì hôm đó. Những ngày sau Năm Hòa cũng làm y như vậy. Hình như anh ta đã chấp nhận việc ấy. Mà cũng lạ, cô ả Nguyệt Ánh vốn xưa nay đỏng đảnh, vậy mà sinh con quái thai như vậy nhưng cô ta vẫn âm thầm chịu đựng, ở miết trong phòng cùng chồng lo cho con! Họ còn nghiêm cấm không ai được bước vào phòng riêng đó. Hằng ngày những đám tôi tớ chỉ được phép mang thức ăn, pha sữa đem vào tới cửa, đặt trước chiếc bàn con rồi đi ra. Vợ chồng con cái họ hầu như chỉ sống trong bốn bức tường đó...
Riêng ba bà mụ sau khi bị ngất đi và được đưa về cứu chữa, sau đó cả ba đều phát điên. Nhất là mỗi khi nghe ai nhắc tới chuyện cái quái thai thì đều kêu thét lên và bỏ chạy! Kể cả những ai tò mò, thóc mách nhiều chuyện, hay bàn tán vụ quái thai đó thì đều bị hành xác như đau bụng, nhức đầu, thậm chí còn bị hộc máu không nguyên cớ. Do vậy sau này chẳng còn ai dám bàn tán nữa.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play