Chương này có khá nhiều kem đánh răng nên tác trét phần lớn chúng xuống phần cuối chương để đỡ dơ mạch chuyện.
Trừ bỏ mấy tuýp kem đánh và mấy cái lặt vặt khác, bao gồm cái quote ngay sau đây, thì chương này chỉ có 4800 chữ thoai.
“Văn hóa soi đường cho quốc dân đi.
Phát triễn những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc
Và hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ thế giới
Để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính dân tộc, khoa học, đại chúng”
- Hồ Chí Minh, một trong những cá nhân hiếm hoi được vinh danh trên toàn cầu là
“Danh nhân văn hoá kiệt xuất” (Great man of culture)
Bởi Tổ Chức Trực Thuộc Liên Hợp Quốc Về Lĩnh Vực Giáo Dục-Khoa Học-Văn Hóa,
The United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization,
UNESCO
Sau ngày giỗ tổ là lễ ‘xuống đồng’,
Cũng như rất nhiều dân tộc Á Đông khác, người Việt đi lên văn minh từ nền nông nghiệp trồng trọt, có thể nói cây lúa nước đã nuôi dưỡng nên dân tộc ta, văn hóa ta,
Và với truyền thống ăn quả nhớ kẻ trồng cây của mình, người Việt cũng thể hiện sự biết ơn sâu sắc đối với thiên nhiên tạo hóa đã ban cho dân ta những hạt gạo ngọc ngà,
Nhưng khác với lễ Tịch Điền của người Hán, nơi mà vua chúa sẽ làm dáng một chút trong bãi ruộng nhỏ của vua, mang tính biểu trưng biểu tượng nhiều hơn là thực tế, (P/s 1)
Lễ ‘xuống đồng’ trong truyền thống người Việt từ xưa là lúc Hùng và các Lạc Hầu, Lạc Tướng, Nữ Quan, Lang Quan cùng nhân dân xuống đồng làm ruộng, phân công mỗi người một việc, hợp tác cùng nhau,
Lễ ‘xuống đồng’ không chỉ biểu dương nguồn gốc cốt lõi của nền văn minh và nền kinh tế Bách Việt, cũng là để thể hiện sự đoàn kết của các anh em đồng bào, bất kể địa vị, xuất thân, giới tính.
Lễ ‘xuống đồng’ năm nay càng trang trọng và đông vui hơn những năm khác, bởi vì người tham dự nhiều hơn quá trời nhiều.
Phần đất chuẫn bị sẵn cho lễ ‘xuống đồng’ đông chật người, khiến cho công tác điều tiết, phân công cũng bị trúc trắc khó khăn.
Năm nay không có Chu Phù chen ngang gây khó dễ nên một số bộ tộc và làng xóm xa xôi cũng lặn lội trèo non vượt suối tới tham dự ngày giỗ tổ.
Bởi cách trở địa lý nên họ đến khá muộn, lúc tới nơi thì danh sách của buổi ‘xuống đồng’ đã chốt, nhưng ai nấy đều hy vọng có thể được tham dự vào, bởi vì họ đã bỏ lỡ phần lớn hội thi văn hóa trước đó, nếu như không được ‘xuống đồng’ nữa thì tiếc quá.
Tình huống bất ngờ như vậy cho dù là Vu Vương lâu năm giàu kinh nghiệm như Lạc Lương cũng chưa chắc lường trước được, huống hồ là Lạc Long và Hoàng Dung, vốn chỉ xử lý công việc này lần đầu.
Nhưng Hoàng Dung không hổ là thủ lĩnh phái thực nghiệp của nhà họ Hoàng, thoắn cái liền nghĩ ra cách ‘thêm đất thêm việc, một mảnh không đủ thì hóa ra 2 mảnh, 3 mảnh, 5 mảnh, 10 mảnh’.
Nàng đánh chủ ý tới bãi đất hoang xung quanh gò Bồng.
Thật ra Hoàng Dung đã muốn dọn dẹp nơi ấy từ lâu, bởi theo nàng thì Giao Châu đã cơ bản bước vào thời kỳ an bình, Khuất Lão không cần thiết tiếp tục giấu mình trong muôn trùng lam bùn khí chướng nữa, mà nên mở mày mở mặt đón ánh bình minh, trở thành trung tâm văn hóa chính trị thật sự, thay vì đồn bốt quân sự, ngoài ra thì nàng cũng hãi đám rắn rết muỗi bọ quá rồi.
Vậy là danh sách thì bị vứt, còn thuyền bè thì lũ lượt qua lại trên dòng sông Nhị, rước hàng ngàn người từ chân Nghĩa Lĩnh bên tả ngạn, sang đầm Liên Giang bên hữu ngạn, nơi họ cũng được tham dự vào lễ ‘xuống đồng’, hay nói cho đúng là nhổ cỏ, phu đá, phá bụi rậm, đuổi rắn chuột, đào kênh mương, lấp hố hầm, các thể loại công việc liên quan tới dọn bãi nhiều hơn là cày bừa. (P/s 2)
Mặc dù vậy, trong tâm trạng của những người xung phong qua sông, ai nấy cũng đều vui mừng vì có được tham gia còn hơn là phải đứng nhìn người khác ‘xuống đồng’ rồi tặc lưỡi than tiếc.
Huống hồ ai dám nói những việc này không dính dáng gì tới làm nông?
Muốn có ruộng để cày thì trước phải khai hoang, cho dù là những thửa ruộng tốt nhất ở vùng Luy Lâu, Long Biên, cũng đã từng là bãi đất hoang sỏi đá, cỏ cây rậm rạp, địa thế gập ghềnh,
Là chính cha ông ta, tổ tiên người Việt, đã nhổ cỏ, phu đá, phá bụi rậm, đuổi rắn chuột, đào kênh mương, lấp hố hầm, dùng hai bàn tay máu thịt biến chốn hoang vu cằn cỗi thành kho lúa trời ban.
Những cư dân vùng sâu vùng xa cũng đều từng trãi qua cuộc sống hồng hoang như vậy, hơn ai hết, họ hiểu công cuộc khai hoang có ý nghĩa như thế nào trong nền nông nghiệp trồng trọt truyền thống, điều mà phần lớn người đồng bằng lớn lên ven sông không quá rõ ràng.
Những tia nắng vàng ánh lên nét tươi cười lấm lem bùn đất, nếu mặt ‘trống đồng’ trên cao kia là một mặt gương thì trong gương ấy sẽ là một hình ảnh kỳ lạ mà cũng thật đáng yêu.
Lễ ‘xuống đồng’ năm nay thật đúng là vui như trẩy hội vui chơi thật, bình thường làm ruộng nhà mình thì người ta cũng chưa chắc có được sự hăng hái say mê đến thế, bởi vì lũ ‘cướp ngày’ vẫn thường đặt điều vơ vét, chèn ép tinh thần, bóc lột công sức họ.
Nhưng bây giờ thì khác, Giao Châu đã hóa chốn an bình, cái sắc lệnh xá miễn 2 năm thuế má cũng đủ khiến người ta ngây ngất.
Mỗi một con người đang sắn áo bó quần lao động cật lực trên đồng kia đều đem tâm hồn mình hòa vào công việc, bởi trong tâm tưởng họ, đó là ước mong thái bình, ước mong no ấm, ước mong rằng thịnh thời sẽ kéo dài mãi, một ước mong nhỏ bé lớn lao.
Thậm chí chính Thứ Sử đương nhiệm, Sĩ Nhiếp cũng có một ước mong lớn lao nhỏ bé tương tự.
Lão nho vừa bước qua tuổi 40 đã thay một bộ đồ nâu bạc màu từ sáng sớm, hóa trang thành bác nông dân để cùng lái trâu cầm cày với Thái Thú Giao Chỉ, Lạc Lương, xung quanh còn có sự hỗ trợ của nhiều người khác, đều là thành viên của các gia tộc Hán Việt.
(Hán Việt trong truyện này không phải Hán lai Việt, giải thích ở ‘Chương 26 Bách Việt’)
Đây là một sự sắp xếp đặc biệt từ trước khởi đầu bởi Lạc Lương và hoàn thành trong tay hai vợ chồng Lạc Long.
Đương nhiên không phải để chứng minh là cái danh sách bị vứt bỏ hôm nay thật ra cũng có chút giá trị.
Mà là nhằm tạo điều kiện cho các gia tộc người Việt và quan lại cầm quyền mới giao lưu với nhau, củng cố khối chính trị quân sự của Giao Châu.
Bởi vì có sự nhúng tay của bố mẹ Hoàng Hùng nên những người tham gia ‘xuống đồng’ với Thứ sử và Thái thú hôm nay không chỉ giới hạn trong các gia tộc ghi tên vào bia đồng ‘Bách Việt Hùng phả’,
Mà còn có cả đoàn sứ giả của hội đồng Môn Lang và một số thủ lĩnh tộc Việt khác nữa.
Hoàng Hùng cũng lấy tên giả, đi theo thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm tham dự vào việc này.
Đương nhiên, chính sự trọng đại đâu thể nói dóc tán phét một buổi là thành.
Lễ ‘xuống đồng’ hôm nay chỉ là màn dạo đầu để mọi người làm quen nhận mặt nhau thôi, còn hội nghị bàn bạc chính thức thì kéo dài suốt mấy ngày sau.
Bởi thế nên Hoàng Hùng không có thì giờ tiếp đãi đám người Marco Polo.
Công việc ấy được giao cho Nguyễn Bảy, người có văn hóa nhất nhì trong 6 quái, cũng là người thứ 2 học thành tiếng nói của Marco Polo và đồng bạn.
Tính kỹ ra thì người đầu tiên là Hoàng Hùng, còn Trần Sáu chỉ đứng thứ 3, có lẽ vì Nguyễn Bảy đặc biệt ưa thích bảng chữ cái latin, cũng có lẽ vì Trần Sáu vốn là học bá trong lĩnh vực ngôn ngữ nên cũng không quá chú tâm ganh đua.
- --------
Trên đỉnh núi cao như muốn xuyên mây chạm trời, 8 bóng lưng ngã xuống con đường trở về, 8 cặp mắt hướng về phương Tây xa thẳm, nơi có ánh hoàng hồn kỳ bí đang gọi vời.
Một ngày dài leo núi băng rừng vượt khe lội suối đủ để kéo đổ những chiến sĩ chuyên nghiệp cửa nhà binh, cho dù là mấy tay thợ săn sành sỏi cũng phải mệt lã.
Nhưng hầu như chẳng thấm thía gì với những con người mang trong mình khát vọng chinh phục dặm đường xa.
Họ là những bậc thầy trong việc sử dụng ‘ước mơ tự do khám phá không ngừng nghĩ’ như một nguồn năng lượng vô tận để nuôi dưỡng ý chí bền kiên và đôi chân sắt thép của mình.
Giống như nhóm Marco Polo, lúc này Nguyễn Bảy cũng đang hướng về phương Tây xa thẳm, ánh mắt toát lên niềm khát vọng lớn lao.
Chàng cũng là một người thích khám phá những điều mới lạ, thích đi đây đi đó, học hỏi chuyện gần chuyện xa, phét lác đông tây kim cổ, ghi chép sử địa văn hoa.
Tính cách này đã có từ khi còn rất nhỏ, có lẽ nó là trời tạo nên khi mới lọt lòng cũng nên.
Bởi vậy mà dù tuổi tác nhỏ nhất nhưng Nguyễn Bảy vẫn có thể trở thành người uyên bác đứng nhì trong 6 quái, chỉ dưới lão thành Lê Tư, vốn đi theo Lạc Long du ngoạn khắp nơi nhiều năm.
Mặc dù trong đó cũng có công của Bạch Vân tiên sinh, nhưng nếu đem Đinh Ba hay Ngô Hai giao cho Nguyễn Bỉnh Khiêm dạy dỗ, thì ông cũng không dạy ra được một bác học Nguyễn Bảy thứ 2,
Bởi hai người kia tuy có tài năng xuất chúng nhưng cũng kế thừa tập tính định canh định cư của đa số tổ tiên, chỉ chuyên tâm vào sở trường vốn có của mình, không có đủ sự tò mò với điều mới lạ, kỳ bí.
An toàn, bảo thủ cũng không phải là sai, bởi nếu ai cũng mạo hiểm lao đầu vào chốn gian nguy khó lường thì nhân loại đã sớm tuyệt chủng từ thời còn đi săn voi ma mút rồi.
Nền văn minh của loài người cần thiết có những người đứng ở phía sau bảo tồn gìn giữ cái đã có, đem căn cơ xây dựng vững chắc, để chuẫn bị cho những cuộc giông ba.
Nhưng nếu không có những bộ não điên rồ và những trái tim liều lĩnh thì nền văn minh của nhân loại cũng khó mà phát triển được đến mức độ như hiện nay.
Nhờ có những kẻ như Marco Polo và đồng bọn, các nền văn hóa mới biết đến nhau, giao lưu, trao đổi, học tập lẫn nhau, từ đó nở hoa, kết trái, thành tựu nên bước nhảy vọt của văn minh nhân loại.
Con đường tơ lụa chính là một minh chứng cho điều ấy, có điều nó quá xa vời với người Việt.
Cho nên Hoàng Hùng đã giao cho Nguyễn Bảy một nhiệm vụ.
“Marco, ở quê hương của mọi người, mặt trời cũng trông giống vậy sao?”
- Nguyễn Bảy lên tiếng, phá vỡ sự tĩnh lặng của những ánh mắt đang chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoàng hôn.
“Là mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây sao?
Uhm! Đúng vậy, hoàn toàn giống, không khác chút nào.
Thật kỳ lạ phải không?”
- Marco Polo nở nụ cười khó hiểu
“Phải! Quá kỳ lạ, quá quy luật.
Mặt đất là vuông, mặt trời quay quanh mặt đất,
Vậy phải có nơi càng gần mặt trời mọc, có nơi càng gần mặt trời lặn,
Phải có sự khác biệt”
- Nguyễn Bảy đã được người lớn dạy như thế từ khi còn tấm bé, mặc dù Nguyễn Bỉnh Khiêm không ủng hộ nhưng cũng không phủ định hoàn toàn giả thuyết này.
Khi Nguyễn Bảy cùng Hoàng Hùng đến Lạc Dương thì mới biết các bậc đại nho ở đấy cũng đều rao giảng chuyện này, không hề có sự khác biệt rõ rệt nào giữa lão nông dân đất Việt và bậc trí giả Trung Nguyên trong việc giải thích hiện tượng ngày đêm, và nhận tri trời đất, định nghĩa vũ trụ.
Marco Polo hết sức ngạc nhiên, hắn không biết nhiều về giới học thuật phương đông, phần lớn thời gian sống ở Trung Nguyên của hội ‘đi bụi’ đều là đi đường và bị đuổi chạy trên đường:
“Ở đây người ta cũng tin điều này à?
Ở quê nhà tôi, mọi người cũng nói như vậy, từ bậc giáo chủ đến nhà học giả.
Tôi đi đến phương đông này cũng là để khám phá nơi mặt trời mọc lên,
Nhưng tôi chưa từng cảm thấy mình đến gần vầng thái dương hơn được chút nào cả.”
“Có lẽ những lời ấy là sai!
Đất không phải hình vuông!
Mặt trời hình tròn thì không nói, vì ai cũng thấy.
Nhưng làm sao có thể chắc chắn là đất hình vuông kia chứ?”
- Nguyễn Bảy bổng thốt lên một câu ‘bám bổ’ đủ để bị đám tiên sinh nho học mắng sối máu đầu, hoặc nếu ở phương Tây thì có khả năng phải lên giàn thiêu.
Hội ‘đi bụi’ nghe vậy liền quay sang nhìn Nguyễn Bảy gật đầu thưởng thức, ánh mắt của cả 7 người tăng lên thêm một vẻ thân thuộc, không phải thân thuộc theo kiểu bạn bè minh hữu, mà thân thuộc theo kiểu đồng chí đồng đội.
Bởi vì loại lời lẽ vừa rồi chỉ có thể phát ra từ những con người nắm giữ một bộ não ngông cuồng dám đánh đổ mọi định luật có sẵn, và một trái tim khát vọng khám phá dám truy tìm chân lý thật sự đằng sau các bí ẩn chưa có lời giải xác đáng.
Nguyễn Bảy cũng nhận ra ánh mắt của mọi người nhìn mình có chút khác lạ:
“Bộ nói gì không đúng sao?”
Nhìn bộ mặt ngờ nghệch của Nguyễn Bảy khác hẵn với vẻ thông minh lém lỉnh bình thường, Diana bật cười, những người khác cũng cười theo.
Tối hôm đó bọn họ cắm trại luôn trên đỉnh núi, không có gì quá đáng ngại, họ vốn có ý định như thế và đã chuẫn bị những thứ cần thiết từ trước khi khởi hành cuộc rong chơi.
Mà lại cả 8 người, bao gồm Nguyễn Bảy, đều là những chuyên gia ngủ bờ ngủ bụi, có quá nhiều kinh nghiệm sống giữa thiên nhiên hoang dã.
Bên ánh lửa hồng, Nguyễn Bảy được nghe kể về một giả thuyết mới lạ mà hắn chưa bao giờ nghe đến, và có lẽ là Hoàng Hùng cũng vậy, bởi vì hầu hết sách vở mà Hoàng Hùng biết thì Nguyễn Bảy cũng mè nheo đòi học.
Mặc dù Nguyễn Bảy không có trí nhớ tốt như Hoàng Hùng để chép lại y nguyên cho Thái Ung mớ tàng thư bị đốt, nhưng nếu chỉ khảo miệng, nói ý chính thì Nguyễn Bảy tin là Thái Ung, chủ nhân những cuốn sách ấy, cũng chưa chắc qua được hắn.
Vậy giả thuyết nào mà lại khiến Nguyễn Bảy cảm thấy mới lạ như vậy?
Đất hay nói cho đúng theo giả thuyết này, là trái đất, có hình cầu, tựa như trái túc cầu vậy! (P/s 3)
Trái đất hình cầu! (P/s 4)
Và trái đất quay quanh mặt trời chứ không phải mặt trời quay quanh trái đất! (P/s 4)
Marco Polo nói rằng những nhà thiên văn của nền văn minh Sông Hằng đã nêu ra giả thuyết này từ trước cả khi Đức Phật Thích Ca đản sinh,
Họ còn tính được rằng chu kỳ trái đất quay quanh mặt trời một vòng hết 365 thêm 1/4 ngày, thế nên mỗi 4 năm sẽ có 1 năm nhuận 366 ngày. (P/s 4)
Thiên Trúc, văn minh Sông Hằng, là một nơi thần bí đối với hầu hết những con người sống trong tầm ảnh hưởng của nền văn minh Hoa Sơn-Hoàng Hà.
Tất cả những gì mà Nguyễn Bảy biết về nơi ấy là Phật giáo và những thương phẩm xa xỉ mà chỉ có những thế gia quyền quý giàu có mới mua được: muối trắng, đường trắng, hương liệu, và trà thượng hạng, vân vân. (P/s 5)
Nhưng từ miệng của hội ‘đi bụi’ thì Nguyễn Bảy còn được biết nhiều hơn thế,
Nào là trăm ngàn thần minh (Hindu giáo), nào là đương thế Phật sống (5/5 nhé),
Nào là nền y học tiên tiến nơi mọi người không cần nhuộm răng đen mà vẫn có thể ăn đường mật không sợ đau nhức (Y học Ấn Độ có nha khoa từ trước công nguyên),
Nào là hệ thống cống thãi và vệ sinh công cộng hoàn thiện không thua gì Roma, còn hệ thống tích trữ nước tưới tiêu thì hơn hẵn,
Và còn khoa học nữa, những điều kỳ dịu bị phỉ báng là tà thuật ở những nền văn minh khác đã được người Thiên Trúc đúc kết thành hệ thống học thuật hẵn hòi. (P/s 6)
Rất nhiều điều đặc sắc chứng minh rằng nền văn minh Sông Hằng chẳng kém cạnh gì, thậm chí ở một số khía cạnh còn có phần vượt qua Hoa Hạ.
Nếu như có thể trực tiếp giao lưu mậu dịch với Thiên Trúc thì có thể làm lớn mạnh nội lực của dân ta cả về kinh tế, văn hóa lẫn tri thức, cũng bớt đi phần phụ thuộc vào Trung Nguyên.
Công tử tiên đoán như thần!
Nghĩ như vậy, Nguyễn Bảy liền lái câu chuyện qua đường đi đến Thiên Trúc. (P/s 7)
Marco Polo nói rằng hội ‘đi bụi’ dự định thử quay lại Ấn Độ bằng đường biển (P/s 8),
Một phần là vì phương Bắc quá rối loạn, họ lại đang bị truy nã, bất kể là đi Triều Tiên, Phù Tang, hay là quay lại phương Tây bằng con đường tơ lụa đều không phải lựa chọn khôn ngoan.
Một phần là vì hội ‘đi bụi’ muốn khám phá biển rộng, đồng thời nghiệm chứng phần nào giả thuyết ‘trái đất hình cầu’ của những học giả Thiên Trúc, chuyến đi biển lần này biết đâu sẽ là tiền đề cho một cuộc hành trình vòng quanh quả địa cầu vào một ngày nào đó.
“Vậy các bạn đã có đội thuyền chưa?”
- Nguyễn Bảy buột miệng nói.
“Ờ… chưa”
Sau khi nhìn ra thái độ ‘tới đâu thì tới’ của những kẻ sống theo phong cách chơi tới bến thì Nguyễn Bảy tiếp tục dẫn đạo:
“Có lẽ chúng tôi có thể cung cấp cho các bạn thuyền và cả thủy thủ đoàn nữa”
“Được vậy thì còn gì bằng!”
Vậy là Nguyễn Bảy đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ Hoàng Hùng giao phó: ‘dụ hoặc một số người dẫn đường kiêm thông dịch viên miễn phí cho chuyến thám hiểm Ấn Độ’
Có thể đem chữ ‘dụ hoặc’ và ‘miễn phí’ bỏ đi, đó là Nguyễn Bảy tự tiện thêm vào chứ Hoàng Hùng không có nói.
Thuyền thì không khó, bởi việc thăm dò biển đảo đã được hoạch định từ thời ông ngoại Hoàng Hùng lận, cộng thêm một số ý tưởng cải tiến của Hoàng Hùng khi du lịch Ngô Hội thì kỹ nghệ đóng tàu biển của nhà họ Phùng đã có bước phát triển rõ ràng.
Chẵng mấy chốc, theo kế hoạch của Hoàng Dung, thuyền buôn của Giang Nam sẽ vòng qua bờ biển Mân Việt và Âu Việt, rồi cập bến Vân Đồn (P/s 9).
Trong đó có một nhóm thuyền chuyên dụng cho việc thăm dò các quốc gia ở vùng biển phía nam, nhằm mở rộng mậu dịch ở khu vực này, gia tăng vị thế cầu nối kinh tế-quân sự-chính trị quan trọng của đất Việt, thúc đẩy hợp tác giữa hai khối Bách Việt-Giang Nam, hạn chế sự phụ thuộc vào buôn bán trao đổi với Trung Nguyên.
Cho nên mới nói sự xuất hiện của nhóm người Marco Polo không phải là một sự tình cờ,
Mà là trong sâu thẳm của quy luật vận hành thế giới,
Khí vận đã tương tác những dòng chảy vận mệnh với nhau một cách dịu kỳ,
Khiến cho những toan tính của Hoàng Hùng trở nên càng thuận lợi hơn.
Nếu có điều trúc trắc nào trong đây thì đó là danh sách thuyền viên.
Công cuộc khai phá đại dương lần này bắt nguồn từ nhu cầu độc lập tự cường của người Việt, cho nên không thể dựa hết vào những thuyền viên Giang Nam được.
Cũng may là có mặt mũi của Nguyễn Bỉnh Khiêm, cộng thêm cái mặt của Hoàng Hùng cũng không phải tối nếu không nói là sáng lóa, nên sau mấy ngày thương thảo thì đội tàu thám hiểm lần này cũng tập hợp được khá nhiều cái tên có tầm:
Họ Triệu đất Nga Sơn cử đích nữ Triệu Thị Thục dẫn theo hơn 10 gia thuộc tham dự,
Chớ nhìn gia tộc này cử nữ mà cho rằng là qua loa lấy lệ.
Nhà họ Triệu đất Nga Sơn cũng từng theo dưới trướng Trưng Vương, mặc dù sau khi khởi nghĩa thất bại, bị ép Hán hóa nhưng vẫn giữ truyền thống công bằng nam nữ, các thế hệ đều bồi dưỡng một đôi huynh muội hoặc tỷ đệ, có tư cách cạnh tranh chức vị gia chủ như nhau.
Triệu Thị Thục đã từng mấy lần dong buồm ra biển tìm kiếm hòn đảo huyền thoại nơi tổ tiên Mai An Tiêm ngày trước gặp gỡ các thương nhân đến từ biển nam; mặc dù nàng chưa thành công nhưng cũng phát hiện khá nhiều quần đảo có thể làm nơi dừng chân tránh bão cho đoàn thám hiểm lúc cần thiết.
Theo lời nàng kể, những hòn đảo ấy có bãi cát vàng óng ánh tuyệt mỹ dài mượt hàng dặm liền.
(Hoàng Sa Trường Sa, nói ít hiểu nhiều)
Một vị họ Triệu khác cũng tham gia đội thám hiểm là đại diện của Chu Diên Lang đạo, tên là Triệu Màn Trù,
Chu Diên Lang đạo là 1 trong những Lang đạo cử đại diện trực tiếp tham gia lễ giỗ tổ lần này, tuy vậy ông nội của Triệu Màn Trù, thành viên của hội đồng Môn Lang cũng không tham dự, để tránh lấn lướt sứ giả của hội đồng;
Nhưng Triệu Màn Trù cũng có màn biểu hiện nổi trội trong kỳ lễ hội, hắn đã dẫn đội Chu Diên Lang đạo thắng giải nhất trong cuộc thi chèo thuyền, vượt qua rất nhiều đối thủ đáng gờm, bao gồm cả đội hạng bét nào đó.
Thuyết phục Triệu Màn Trù tham gia vào đội thám hiểm không dễ, bởi nói cho cùng thì cộng đồng Môn là người miền núi, Triệu Màn Trù là tay dị loại, từ nhỏ đã khoái kéo một bang huynh đệ ngao du trong các đầm bãi sông hồ nguyên thủy, vật thuồng luồng bắt trăn nước, nên mới có thể tập hợp được một đội thuyền siêu cấp thắng qua cả đội thuyền do Triệu Thị Thục làm dẫn đội.
May là Triệu Màn Trù cũng giống với bao dũng sĩ Môn Việt khác, thức anh hùng, trọng anh hùng, và thật thà nên bị chơi xấu.
Số là nhóc con láu cá Hoàng Hùng khích tướng, dụ Triệu Màn Trù cá cược xem ai thủy tính tốt hơn.
Nói đến thủy tính thì Triệu Màn Trù không sợ một ai, cho dù là Triệu Thị Thục và Ngô Hai, huống hồ là tiểu tử Hoàng Hùng, đội trưởng của đội về bét trong cuộc thi chèo thuyền.
Nội dung của vụ cá cược là xem ai nín thở dưới nước lâu hơn!
Và Hoàng Hùng thì mượn tạm ngọc ‘tỵ thủy’ của Ngô Hai sài.
Cho nên dù Triệu Màn Trù có đổi tên thành Triệu Thiên La, Triệu Thủy Võng thì cũng phải cam bái hạ phong. (P/s 10)
Ngoài hai vị nam nữ anh hùng họ Triệu thì còn có một cơ số các anh tài trẻ tuổi của các gia tộc, bộ tộc người Việt khác.
Tính hết lại phải cả hơn hai trăm người, tụ chung một chổ có thể nhét đầy một con thuyền biển cở lớn nhất của Phùng thị, nếu phân bổ ra thì có thể điều khiển cả chục con thuyền tương tự.
(Thuyền thời này tới đó thôi. Trong trận thủy chiến le vờ bự chảng như Xích Bích còn có sự tham dự của ghe và bè nữa là)
Đương nhiên là vì đây là lần đầu bước lên cuộc hành trình vô định ngoài khơi xa nên mọi người còn dè chừng.
Đợi khi đoàn người này quay lại mang theo lợi ích dồi dào cả về kinh tế lẫn tri thức thì số người tham dự những đội tàu sau đó có lẽ phải thành cấp số cộng thậm chí cấp số nhân.
Đến lúc đó có khi các gia tộc tích lũy sâu dày sẽ tự đóng tàu ra biển luôn ấy chứ.
Ngoài ra Nguyễn Bảy cũng sẽ tham dự đoàn thám hiểm lần này.
Không chỉ để phát huy óc khám phá và thỏa mãn trái tim tò mò của hắn,
Mà còn để thực hiện một nhiệm vụ có ý nghĩa trọng đại mà Hoàng Hùng giao phó.
Du học phương Tây,
Tận mắt chứng kiến, ghi chép lại những điều mới lạ mà nhóm người Marco Polo mô tả và hơn cả thể nữa,
Mở ra một thế giới bao la, thoáng đãng, tự do, đầy tiềm năng cho người Việt,
Một thế giới không có cái ‘bóng đè của núi Hoa Sơn’.
Ngoại trừ Nguyễn Bảy ra biển cùng hội ‘đi bụi’ thì Lê Tư cũng sẽ ở lại hổ trợ Lạc Long bởi vì ngoài Hoàng Dung ra thì Lạc Long chẵng có một thân tín nào đủ tầm để cáng đáng công sự ở Khuất Lão nữa cả.
Trong phần lớn cuộc đời mình thì Lạc Long sống lưu lạc như một lãng khách giang hồ nhiều hơn là thủ lĩnh, nhà lãnh đạo.
Mặc dù gần 10 năm nay hắn có hợp tác qua lại với Lạc Lương khá nhiều, nhưng Lạc Long chủ yếu vẫn quanh quẫn trong chốn võ lâm Giang Nam, khi về Âu Lạc cũng có 8-9 phần 10 thời gian là ở nhà Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Hầu hết những tay chân thân cận của hai vợ chồng Lạc-Hoàng đều là người Hán hoặc người Hán hóa.
Về phía Lạc Lương thì đã đem hết thân tín của mình đi Luy Lâu,
Phần vì để đem bộ máy quan lại cấp quận huyện Việt hóa, bền chắc chính quyền của tộc ta ở Giao Chỉ, và tạo nhiều phúc lợi hơn cho dân ta,
Phần vì muốn để anh trai đóng vai Nam Việt Vu Vương thuận lợi, tránh cho những thuộc cấp củ của mình cản tay cản chân anh trai.
Cho nên Khuất Lão cực kỳ thiếu nhân tài, Hoàng Hùng đều không đành lòng nhìn thẳng vào sự ‘nghèo túng’ của cha mẹ.
Nếu không phải chuyến đi Sơn Việt và Mân Việt sắp tới còn cần bảo vệ an toàn thì Hoàng Hùng thậm chí muốn để lại cả Trần Sáu và Lý Năm luôn.
Vậy là sau khi chào chia tay Marco Polo và đồng bào ở cửa biển Vân Đồn thì Nguyễn Bỉnh Khiêm và Hoàng Hùng chỉ mang theo 4 quái hướng về Hợp Phố.
Tất nhiên là có thêm đoàn đệ tử tùy tùng của Bạch Vân Am nữa.
Để ngụy trang.
Càng gần phương Bắc thì mật độ Huyền Kính Ty càng nhiều.
Đó là chưa kể việc Nam Hải, Thương Ngô và Uất Lâm vẫn do người gốc Hán làm Thái Thú, mặc dù thái độ kính trọng của họ với Bạch Vân tiên sinh vẫn rất cao, nhưng tư tưởng dè chừng thăm dò soi mói cũng không ít.
(P/s 1: Tịch = ghi chép/ cày xéo, Điền = ruộng,
Tịch Điền = thửa ruộng được đích thân vua cày,
Mặc dù là một lễ thường niên nhưng không phải lúc nào cũng có vua tham dự lễ này, thường chỉ là quan lớn như tể tướng, thượng thư giúp vua làm thôi,
Chỉ có các đời minh quân hiền chúa nổi danh lịch sử mới thực sự chú tâm vào lễ Tịch Điền)
(P/s 2: tả ngạn = bờ trái, hữu ngạn = bờ phải.
Xác định bờ bên trái và bờ bên phải của sông thì mắt cần hướng theo chiều chảy của nước sông.
Ví dụ, phần lớn sông ngòi nước ta có hướng chảy từ Tây sang Đông, như vậy khi hướng mắt theo chiều chảy của sông thì mặt hướng về Đông, lưng quay về Tây,
Lúc này, tay trái của ta sẽ chỉ về hướng Bắc = Tả ngạn = Bờ trái, còn tay phải sẽ chỉ về hướng Nam = Hữu ngạn = bờ phải.
Áp dụng cho sông Hồng đoạn chảy qua Phú Thọ, thì đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh nằm ở tả ngạn, còn động Khuất Lão, thuộc địa phận xã Cổ Tiết ngày nay nằm ở hữu ngạn)
(P/s 3: Trò đá banh có từ thời Chiến quốc rồi nhá.
Gọi là trò túc cầu = sút bóng/ football, túc = chân/ sút, cầu = bóng.
Quả bóng thời Hán thường làm bằng bóng *** heo, nhồi lông gà vịt hoặc rơm rạ vào.
Không phải đan mây nhé, cầu mây sau này mới có.
Ngũ Hồ loạn Hoa, người Hán di cư xuống phía Nam Trường Giang, giao lưu tiếp xúc với người Việt và Thục nhiều mới phát triển thành nghề đan mấy tre, bởi vì ở Trung Nguyên không có nguyên liệu này.
Nếu các bạn có coi Tam Quốc và còn nhớ phần ‘7 lần bắt Mạnh Hoạch’
Trong đó có đội quân mặc giáp mây, đã đao thương bất nhập lại nhẹ nhàng linh hoạt hơn giáp sắt, khiến cho Gia Cát Lượng than rằng phải chịu tổn âm đức, dùng kế hỏa công thiêu chết hết mới đánh thắng được.
Mặc dù tiểu thuyết giả sử có phần hư cấu nhưng nó đúng ở việc nghề đan mây tre khởi nguồn ở vùng phương Nam, nhiệt đới và cận xích đạo, bác học như Gia Cát Lượng cũng không quen thuộc với loại vật liệu này)
(P/s 4: Luận điểm này được nêu ra trong Surya Siddhanta, một tác phẩm khoa học thiên văn Ấn Độ.
Bởi vì quá lâu đời nên có nhiều giả thuyết về thời điểm nó được hoàn thành.
Truyện này sử dụng giả thuyết của Kamala Markandaya, rằng tác phẩm Surya Siddhanta viết vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, trước khi hoàng tử Tất Đạt Đa đản sinh.
Kamala Markandaya = nữ học giả, phóng sự gia, cây viết lớn người Anh gốc Ấn, được giới chuyên gia đồng nghiệp nhận xét là ‘một trong những ngòi bút Ấn Độ có tầm ảnh hưởng lớn nhất ở mảng viết lách bằng tiếng Anh’)
(P/s 5: Công nghệ làm muối làm đường, sản xuất hương liệu và chế biến lá trà của Ấn Độ dẫn đầu thế giới trong một thời gian khá dài,
Riêng về trà thì cũng phải đến thời Đường thịnh, Trung Quốc mới qua được Ấn Độ)
(P/s 6: Phong kiến Trung Quốc diệt Bách Gia độc tôn Nho,
Trung cổ La Mã diệt Hy Lạp-Ai Cập-Ba Tư độc tôn Thiên Chúa.
Chỉ có ở Ấn Độ là suốt mấy ngàn năm vẫn nhìn thấy các hệ tư tưởng khác nhau va chạm rồi đơm hoa kết trái, thúc đẩy sự phát triển của triết học lẫn khoa học tự nhiên.
Tác không nói là Nho hay Thiên Chúa yếu kém, chỉ là vị thế độc tôn làm mất đi động lực phát triển thôi)
(P/s 7: Những người Ấn Độ đầu tiên tới Việt Nam được lịch sử ghi nhận là những Bà-La-Môn truyền đạo Hindu, đó là năm 192 sau công nguyên, và họ cũng chỉ đặt chân tới miền trung nước ta thôi, khi đó đang nằm dưới sự cai quản của vương quốc Chăm Pa.
Sau khi Đổng Trác vào Lạc Dương năm 190, triều Hán rung chuyển, lực khống chế ở các vùng biên cương suy yếu đến cực điểm.
Ở quận Nhật Nam, Giao Châu, thủ lĩnh người Lâm Ấp là Khu Liên đã nổi dậy và giành độc lập cho dân tộc mình, lập ra nhà nước Chăm Pa.)
(P/s 8: Có những tài liệu Trung Quốc nói rằng việc đi lại giữa Tứ Xuyên, Miến Điện và Ấn Độ đã có từ thời Hán, mấy lão tác giả triệu hoán bên Trung vẫn thường dùng chiêu này để xâm lược Ấn Độ.
Có điều tác cảm thấy đây là chém gió.
Nên nhớ là Tam Tạng pháp sư Trần Huyền Trang, nguyên mẫu của Đường Tăng trong Tây Du Ký, sống ở thế kỷ thứ 7, và đi Ấn Độ thỉnh kinh bằng con đường tơ lụa qua Tây Vực, Trung Á.
Nếu như đường tắt đã sớm có cả 500 năm mà vẫn rãnh rỗi đi vòng vèo 1 vạn 8000 dặm thì Trần Huyền Trang có lẽ một trong những người hút bu đầu tiên của thế giới.
Thông tin thêm là, tuy Marco Polo không phải là người đầu tiên đi từ Tứ Xuyên băng rừng sang Ấn Độ, nhưng chắc chắn là người châu Âu đầu tiên làm điều đó)
(P/s 9: bến Vấn Đồn có từ thời Văn Lang, là nơi giao thương giữa Lạc Việt với những bộ tộc sống ở các đảo ngoài khơi biển đông, có lẽ là một giống người Việt khác, cũng có lẽ là người Hải Đảo, một trong các tổ tiên của người Đài Loan đã nhắc đến ở Chương 33 Núi sông)
(P/s 10: Màn Trù = Giăng Màn, Giăng Lưới.
Đầm Nhất Dạ, nơi Chữ Đồng Tử gặp gỡ Tiên Dung, còn có tên gọi là Màn Trù Châu, tức vùng đất Giăng Màn.
Bởi vì nó đã từng rất mãng hoang, lau sậy đan lưới như thiên la địa võng, độc trùng thành đàn như u linh đòi mạng, là nổi khiếp sợ của quân tướng nhà Lương, bảo gồm cả kẻ xâm lược hùng hổ uy danh một thuở, Nam Lương danh soái, Nam Trần Vũ Đế, Trần Bá Tiên.
Tất cả nội dung, tình tiết, nhân vật trong truyện đều là hư cấu, không phản ánh bất cứ sự thật lịch sử nào. Nếu có giống nhau chỉ là trùng hợp)
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT