Cảm ơn đánh giá của hai bạn Quỷ Độc Thân và Ngu Nhân nhá.

Cảm ơn Quân Thượng vì đề cử

Hôm nay cúp điện nên giờ mới đăng được.

Cha con là núi Trường Sơn

Gánh hai mảnh nước vẫn đờn vẫn ca

Mẹ con là nước Hồng Hà

Gánh ba vựa lúa nuôi bà nuôi em

Ngó lên Việt Bắc mà xem

Trường kỳ kháng chiến, nổi thèm miệt Nôm

Hướng xuống Sông Cửu mà dòm

Nhất định thắng lợi, bưa cơm xum vầy

(P/s: chữ Nôm = chữ Nam)

Khoảng bốn tháng trước,

Trường Sa, Kinh Châu, đầu tháng 2 âm lịch, 178 sau công nguyên.

Trong một tòa phủ đệ theo phong cách sân vườn với đủ thứ cây hoa hương trái,

Một nữ ‘thanh niên’ đang chăm sóc luống cúc vàng mới trồng,

Nàng ăn mặc theo phong cách góa phụ sẫm màu, không hề phù hợp với vẻ bề ngoài trẻ trung thanh thoát như gái đôi mươi chút nào.

Chính là Hoàng Dung.

Từ sau ngõ cua nơi tường viện, xuất hiện một lão nam râu tóc ngà bạc, mặc gấm phục màu xanh lá xuyến hoa vàng, hắn cuối đầu chắp tay thông báo.

“Tiểu thư,

Chu nữ hiệp đến hỏi thăm chuyện cứu tế nạn dân đổ vào Nam Dương”

“Uhm! Cảm ơn Vũ thúc.

Gọi nàng vào đi”

Hoàng Dung nhìn người lão bộc họ Vũ rời đi, khẽ lắc đầu.

Một lát sau,

Lão bộc dẫn theo một nữ thanh niên quần áo gọn nhẹ khinh hiệp, lưng đeo song kiếm, tay cầm bao vãi.

Hoàng Dung đã an vị bên bàn đá nhỏ trong đình đình thủy tạ giữa ao cá.

Nữ hiệp ôm quyền chào rồi lục lọi lấy ra một quyển thẻ tre từ trong bao vãi:

“Dung tỷ!

Đây là sổ sách thống kê số lượng nạn dân.

Năm nay lại nhiều hơn năm rồi.

Kho dự trữ ở Tân Dã đều nhanh cạn.

Haizz!”

Nữ hiệp nọ lắc đầu ngao ngán thở dài

Hoàng Dung ôn tồn rót một bát trà ấm bảo:

“Anh nhi chớ thở dài, tới uống ngụm trà.

Chuyện đâu còn có đó.”

Nữ hiệp Chu Anh lại bàn ngồi, cầm lên bát trà lại đặt xuống, ra vẻ nôn nóng gấp gáp nói:

“Ài!

Muội cũng biết ưu sầu nôn nóng không làm được gì.

Nhưng mà nhìn thấy hàng trăm hàng ngàn người kêu rên thật không đành lòng.

Sợ hành động trễ một chút thì không biết bao nhiêu người bị đói, bị bệnh mà chết”

Hoàng Dung quay sang nhìn lão bộc mỉm cười nói:

“Vũ thúc, làm phiền ngài giúp ta gọi tam trưởng lão mang theo sổ sách kho lương tới.

Nói hắn nhanh nhanh chút, ta cần gấp”

Lão bộc chắp tay vâng dạ rồi quay lưng rời đi, ánh mắt láo liên, khi đi ra khuất vào gốc cây cổ thụ nơi khúc cua, còn len lén quay đầu lại nhìn nhưng chỉ thấy Hoàng Dung chăm chú đọc sổ sách, thỉnh thoảng chỉ tay vào quyển thẻ tre hỏi Chu Anh điều gì đó.

Không có kết quả gì, hắn đành vội vã chạy đi tìm tam trưởng lão chấp hành nhiệm vụ Hoàng Dung giao phó.

Vành tai tinh tế dường như cảm biến được sự lay động của gió xuân, uyển chuyễn run nhè nhẹ.

Hoàng Dung lúc này cười bưng bát trà đưa cho Chu Anh.

Chu Anh cũng không khách khí, một tay cầm bát đánh cái ực nói:

“Tin đã đưa cho Nhã tỷ.

Hoàng công tử tạm thời chưa biết.”

“Không cần hắn biết.

Tiểu tử kia bình thường miệng lưỡi trơn tru nhưng muốn hắn diễn vai này thì hắn còn non lắm.

Ta đã có sắp xếp.

Sự việc nên diễn ra bình thường một chút, tránh người hoài nghi”

“Tỷ tỷ đây là định cầm giấy báo tang đập vào mặt Hoàng công tử nha”

Hoàng Dung giơ tay lên định cóc đầu Chu Anh cái cốp nhưng cái sau dường như đã quen, nhanh chóng vô tư thế đỡ.

“Quỷ đầu Chu.

Hừ!”

“Đại tỷ đại tha mạng”

Hoàng Dung trừng hù dọa Chu Anh rồi nghiêm mặt nói giọng lạnh nhạt:

“Lần này ngươi về vừa đúng lúc, có lẽ có thể tiện thể báo thù cho cha mẹ”

Chu Anh đang lè lưỡi làm mặt xin xỏ, nghe đến hai chữ ‘báo thù’ thì bổng nhiệt độ trong hai mắt hạ xuống điểm đóng băng, sát khí chớm hiện lên.

Từ ban đầu trách trời thương dân hiệp khí đầy mình, đến lúc sau nhí nhảnh lém lĩnh tiểu muội muội, lại đến hiện giờ lạnh băng sát khí tựa như sát thủ lâu năm.

Chỉ chốc lát mà Chu Anh thay đổi bộ mặt xoèn xoẹt khiến người ta khó mà nắm bắt được đâu là nàng thật sự, cả ba hoặc thậm chí là nhiều hơn.

Hoàng Dung cũng cảm nhận được khí tức khác thường, cầm tay Chu Anh an ủi nói:

“Anh nhi,

Lần này đúng là nhóm người kia.

Đã xác định chắc chắn.

Đến lúc đó muội có thể chính tay báo thù”

Chu Anh cảm nhận được hơi ấm truyền vào qua da bàn tay thì nháy mắt thu liễm khí tức, gật đầu một cái liền biến thành nữ khả ái nhí nhảnh.

“Xuýt nữa quên!

Công tử có giới thiệu một đám khách phương Tây tới thăm nhà chúng ta.

Bọn họ …”

Hoàng Dung nghe Chu Anh mô tả xong đám người Marco Polo thì gật đầu:

“Thú vị!

Tính theo lộ trình thì họ chắc cũng tới Vũ Quan rồi.

Vừa vặn, ta chuẫn bị lên Nam Dương, vậy thì gặp họ ở đó đi.

Cũng là cái cớ tốt nha.

Tiểu tử kia đúng là ngôi sao may mắn”

Chu Anh ngẫm nghĩ lời nói của Hoàng Dung một hồi cũng gật đầu:

“Đúng là chuyện gì có công tử xen vào dù vô tình hay cố ý thì đều có phần thuận lợi hẵn.

Phúc tinh chiếu mạng nha.

Dung tỷ, ngươi lúc mang thai thường ăn cái gì.

Chỉ muội đi!”

Hoàng Dung nheo mắt ra vẻ nhớ lại:

“Ta khi đó nuôi một bầy heo,

Ngoài ra còn bắt chim vàng anh làm thịt”

(P/s: heo=trư đồng âm với chu)

Chu Anh trợn mắt vỗ bàn:

“Ác phụ!

Hôm nay ta phải báo thù cho đồng loại”

Hoàng Dung phì cười nói:

“Nghiêm túc chút đi!

Tên kia cũng sắp quay lại”

Chu Anh nháy mắt hóa thành nữ hiệp trách trời thương dân, bắt đầu kể lễ những cảnh tượng tang thương mà nàng gặp được ở Nam Dương.

Từ xa, lão bộc họ Vũ cùng vị tam trưởng lão coi quản sổ sách kho lương đang đi tới, chỉ nghe trong tai nào là mẹ góa con côi, xác người giữa đường, trẻ mồ côi nheo nhóc, kêu than dậy đất thấu trời.

“Dung nhi, ta mang sổ sách đến”

Tam trưởng lão nhà họ Hoàng là một lão đầu gần 50 tuổi, râu tóc đã bạc gần hết, tính theo vai vế trong gia phả thì là em của Hoàng Uyển nhưng tuổi thật lại lớn hơn gia chủ 1 tuổi, còn vẻ bề ngoài thì càng già hơn, bởi làm việc với con số nhiều, nặng đầu nặng óc.

Tam trưởng lão đặt lên bàn hai cuốn sách làm từ giấy loại tốt, nói là tốt nhưng màu giấy sậm như màu bột gỗ, mặt giấy cũng rất thô ráp.

Công nghệ làm giấy thời này quả thật có chút yếu kém, chi phí để làm ra hai cuốn sổ này đều đủ mua chục sấp lụa.

Nhà họ Hoàng làm ăn thương nghiệp lâu năm, hiểu được sự tiện lợi của việc dùng giấy làm sổ sách, chứ với những thế gia Trung Nguyên thì hầu hết đều dùng thẻ tre và lụa.

Tam trưởng lão ngồi xuống, gật đầu chào Chu Anh, tự pha trà uống rồi nhìn ao cá cảm khái:

“Haizz! Duyện Tư Ký năm ngoái thiên tai mất mùa, cũng không biết có bao nhiêu nạn dân xuôi nam.

Ta sợ là nhà họ Hoàng chúng ta cũng cứu không hết”

Hoàng Dung lật xem sổ sách, nghiêm túc gật đầu:

“Làm được gì thì làm thôi.

Tam thúc nơi này có thể dời một nửa tích trữ.

Nơi này …”

Tam trưởng lão lấy ra một cuốn thẻ tre và một bộ bút nghiên, nghe nghe gật gật viết viết, thỉnh thoảng nêu ý kiến thắc mắc phản đối, thỉnh thoảng lại cho rằng có thể dời đi nhiều lương thảo hơn từ một cái kho tích trữ nào đó không quá quan trọng.

Tối đó, ánh trăng khuyết mờ ảo trong mây, gió lạnh heo hắt tiếng gọi hồn ai, giữa đồng không mông quạnh, một lão đầu đi vội trên đường, hướng về căn nhà hoang bên bìa rừng.

Nơi ấy được đồn đại là có ma nhưng thật ra lại là một địa điểm truyền tin bí mật, tất cả những lời hù dọa đều là để xua đuổi đám người rãnh rỗi, tránh họ vô tình phá hoại mật tín.

Lão đầu đi vào đó chỉ một lát rồi đi ra, nhanh chóng lẫn vào rừng cây rồi đi đường vòng về thành, hành động nhanh gọn cẩn mật tựa như gián điệp chuyên nghiệp, nhưng đâu ngờ được là cả quá trình đều bị người theo dõi.

“Bụp”

“Ui za! Con muỗi”

Một người áo đen xoa xoa trán càu nhàu:

“Dung tỷ quá mức nhân từ.

Loại phản phúc này nên chém”

Một người áo đen khác trợn mắt như nhìn thằng ngu nói:

“Chém chém cái đầu ngươi.

Chém hắn để rước tới Huyền Kính Ty à?”

Người cuối cùng gằn giọng nói khẽ:

“Hai đứa bay bớt cãi nhau.

Canh chừng cẩn thận, để ta đi xem xem hắn viết cái gì”

Người nọ men theo những bóng cây bụi rậm, không nhìn thấy ảnh mà thoắn cái đã thâm nhập vào ngôi nhà hoang,

Hắn kiểng gót lên đi bằng mũi chân nhưng vẫn vô cùng bình tĩnh không có chút dấu hiệu mất thăng bằng nào,

Bước vào đúng những dấu giày mà lão đầu lúc nãy để lại, không làm xê xích bất kỳ một thứ gì trong căn nhà, cho dù là một hạt bụi,

Liếc lên tường, nhìn thấy một vòng tròn ám hiệu mới vẻ bằng gạch phấn,

Hắn nhanh chóng đi tới chỗ đống gạch bên dưới vòng tròn, thuần thục dời xuống gạch, lấy ra mật tín đọc xong rồi để lại chổ cũ, sắp xếp đống gạch lại y như ban đầu.

- ----------

Quay lại hiện tại, nơi Bạch Vân Am,

Hoàng Hùng nghe Hoàng Dung kể mà trợn cả mắt:

“Là Vũ thúc!”

Lão bộc họ Vũ làm công cho nhà họ Hoàng từ trước cả khi Hoàng Hùng sinh ra, chí ít cũng mười năm,

Hai con trai của hắn, Vũ Văn và Vũ Nho, cũng có thiên phú võ nghệ khá tốt, tuổi tác ngang với Nguyễn Bảy, đã chừng 20 có hơn, được chú trọng bồi dưỡng làm gia tướng tinh anh của gia tộc.

Hoàng Dung sắc mặt buồn bực nói:

“Không chỉ có hắn, còn có một đám.

Không chỉ nhà chúng ta mà các nhà thông gia đều có.

Nếu không thì cho dù quy mộ của hành động trợ giúp cha ngươi lần này lại lớn hơn nữa cũng không đến mức cần ta phải bị ‘thủy táng’”

Nói đến đây lại mếu máo đau khổ:

“Ngươi biết mẹ ngươi khổ thể nào chưa!

Bao nhiêu năm nay người ta căng đầu căng óc bảo bọc cho ngươi.

Vậy mà trong đám tang của người ta, một giọt nước mắt ngươi cũng không rơi được là sao?!

Ngươi … ngươi …

Hu hu!”

Chiêu này Hoàng Hùng sợ, chủ yếu là đỡ không nổi, cho dù đã gặp không ít lần nhưng vẫn luôn không có cách hóa giải:

“Ầy! Mẹ,

Bạch Vân tiên sinh đang nhìn”

“Hu hu”

“Sáu vị ca ca đang cười”

Hoàng Dùng ngước mặt lên nhìn sáu quái trừng mắt một cái rồi cuối mặt xuống giả đò khóc tiếp.

Sáu quái đứng hình nuốt nước bọt xem chừng sợ lắm, sau đó quay mặt đi bịt miệng cười tiếp.

Hoàng Hùng phục, hắn rất muốn vuốt mặt nhưng mà phải nễ mũi nên thôi đành nói lãng sang chuyện khác:

“Vậy hai con của Vũ thúc thì sao? Chẵng lẽ cũng là Huyền Kính Ty nuôi dưỡng tử sĩ”

Hoàng Dung trở mặt như trở bàn tay, cười khinh bỉ nói:

“Đứa nhỏ ngốc này!

Huyền Kính Ty nuôi trẻ mồ côi cũng phải đợi đến trưởng thành, trãi qua một đống khảo hạch mới đi ra mần ăn được.

Ngươi cho rằng nhà họ Lưu ‘liều mạng’ giống như cha ngươi chắc,

Dám để một đứa oắt con vắt mũi chưa sạch đi theo dõi vợ hắn”

Nói rồi còn lơ đãng liếc qua một bóng lưng ai đấy.

Nguyễn Bảy cảm thấy gáy hơi lạnh, đưa tay gãi gãi ma sát cho ấm lên, cười nói nhảm:

“Mấy vị ca ca, ta cảm thấy hơi nóng, đi tắm cái

Hè oi bức quá”

Nói rồi phắn mất hút trong nửa nốt nhạc.

Hoàng Dung lại tiếp tục nói:

“Đặt hai cái tên rõ kêu, thực ra chỉ là hạng võ biền, chã có đầu óc gì cả.

Hùng nhi ngươi an tâm, đợi sau này cha của chúng bị Huyền Kính Ty diệt khẩu thì chúng ta lại có thể an tâm dùng người.

Nói đến thiên phú võ thuật cũng tạm được, đám ác ôn kia coi vậy chứ tốt lắm, đúng là tiễn tài đồng tử.

Vừa đưa một lão đầu gà mờ, lại tặng hai tiểu tướng chất phác”

Hoàng Hùng cùng Hoàng Dung ôn chuyện thêm một lát thì Bạch Vân tiên sinh cười vuốt râu đi ra ngoài rồi nhanh chóng quay lại mang theo một nam trung niên tráng kiện đội nón lá rộng vành.

Cánh tay chắc khỏe dỡ xuống chiếc nón lá, để lộ ra khuôn mặt vuông vức chữ điền, từng góc từng cạnh đã trãi qua không biết bao nhiêu sương gió cuộc đời mài mài dũa dũa, làm nổi bật lên nét kiên nghị, bất khuất.

Bộ râu ngắn quấn quanh khóe môi cười, một hàng tóc ngố phủ xuống vầng tráng cao, hai hàng lông mày tô đậm làm lu mờ tròng mắt sáng, tạo nên vẻ ngoài chất phác, ẩn giấu đi trí tuệ thông thái bên trong.

Những nét hóa trang chưa đủ kỹ lưỡng ấy khó lòng thoát khỏi con mắt tinh tường của Hoàng Hùng.

Thế nhưng khi đem gộp chung hết thảy lại thì cả khuôn mặt nâu sạm do rám nắng của nam trung niên nhuốm vào cặp mắt non nớt kia một màu vàng đồng của quá khứ.

Hoàng Hùng nhớ được rất rõ khi còn thơ bé thì hắn đã soi khuôn mặt mình vào gương đồng không biết bao nhiêu lần mỗi khi Hoàng Dung nói hắn giống cha.

“Cha!”

Sau cuộc hội ngộ đầy cảm xúc nhưng không mấy ướt át (vì thằng tác không thích vậy) của 3 người

Lạc Long, trong vai anh lái đò trên dòng Tuyết giang,

Cùng vợ là Hoàng Dung, trong vai thư đồng của Tuyết giang phu tử,

Với con là Hoàng Hùng, trong vai bà con xa của học trò trong Bạch Vân Am,

Thời gian tua nhanh đến lúc tối muộn.

Bạch Vân tiên sinh bước vào mang theo 6 anh chàng lúc này đã tắm táp sạch sẽ, bưng theo mâm thức ăn:

“Gia đình đoàn tụ thì có nhiều chuyện để nói cũng dễ hiểu.

Nhưng không nên bỏ bữa”

Lạc Long đứng lên cuối đầu cảm ơn:

“Anh Đạt, em đã nghe Hùng nhi kể lại.

Cảm ơn anh!”

Hoàng Dung cũng theo chồng hành lễ cảm ơn.

Bạch Vân tiên sinh lắc đầu cười quay lại nói với 6 quái:

“Hai vợ chồng này làm cái gì vậy chứ!”

Rồi đi tới đưa hai tay, một nâng lên Lạc Long, một nâng lên Hoàng Dung:

“Chút lòng thành.

Hai chúng quen biết đã lâu, dẫu cách thế hệ nhưng xem như anh em ruột rà.

Ta xem Hùng nhi như cháu, mà hắn thiên phú xuất chúng, tài đức cũng đáng để ta nhận làm học trò.

Bác giúp cháu, thầy giúp trò, tính là ơn nghĩa gì mà cảm ơn”

Bạch Vân tiên sinh lại quay sang Hoàng Hùng, tặng cho một ánh nhìn thưởng thức giữa trí giả với nhau:

“Huống hồ này đâu phải là ta giúp hắn.

Đây là ta đang tự cứu mình, cứu đồng bào mình đấy chứ.

Coi bộ ngươi còn chưa nghe hết suy nghĩ của tiểu tử này.

Hắn nha, không có muốn làm Hùng”

Lạc Long nghe vậy có chút chẵng hiểu ra sao bởi từ miệng của Hoàng Hùng thì hắn chỉ biết là nghĩa huynh Nguyễn Văn Đạt đã đồng ý trợ giúp Hoàng Hùng thống nhất các tộc Bách Việt,

Thống nhất Bách Việt còn không phải Hùng thì là ai?

Hoàng Dung cũng biết kỳ vọng to lớn của Lạc Long với con trai, mà vấn đề này thì nói một thời hai khắc khó mà rõ ràng, để ngăn hắn nổi cơn gàn phá hoại không khí, nàng chen miệng vào nói:

“Thôi thôi!

Có gì lát nói

Ăn đi ăn đi, không nên phụ tấm lòng của huynh trưởng.

Nếu không là ảnh giận đó”

Nói rồi hướng mắt về phía Bạch Vân tiên sinh chớp chớp mắt hỏi:

“Đúng không Đạt ca?”

Bạch Vân tiên sinh cười gật đầu:

“Đúng! Ngươi phải quản tốt chồng ngươi, dám bỏ ăn cẩn thận ta từ mặt hắn”

Trời đánh tránh bữa ăn, nhưng sau bữa ăn, hay nói chính xác là sau khi Hoàng Hùng đem ý tưởng về mô hình nhà nước tương lai nói ra thì sét đánh rồi, sét tháng 6.

“Hoàng Hùng!

Ngươi thằng nhóc con này, chuyện trăm năm của nước nhà mà ngươi chơi đùa ý tưởng lung ta lung tung cái gì vậy hả?

Blô bla, blô bla”

Lạc Long trừng mắt ‘sỉ vả’ con trai một hồi lại quay sang Hoàng Dung càm ràm:

“Đều tại ngươi không quản lý tốt hắn.

Con hư tại …”

Hoàng Dung hếch môi trợn mắt:

“Tại ai?”

Lạc Long đột nhiên cảm thấy khó thở, Hoàng Dung vội vàng tới giúp chồng vuốt phổi đấm lưng xoa bóp vai, nhẹ nhàng thủ thỉ vào tai:

“Muội thấy ý tưởng của Hùng nhi đâu có gì sai.

Chàng xem Hán triều … bla bla bla”

Hoàng Dung nói một hồi đông tây kim cổ lý luận các thứ, thấy chồng xuôi xuôi tai thì lại nói sang chuyện mình, làm một bộ mặt u buồn mếu máo:

“Huống hồ hắn làm vậy là vì ai.

Không phải vì ta với chàng sao?

Hắn phải chia sẽ bớt trách nhiệm cho mọi người thì tương lai mới có thời gian mà phụng dưỡng quây quần với gia đình.

Cả một quãng trời thanh xuân của ta đều bi ngươi cướp đi.

Bây giờ ta già cả yếu đuối rồi ngươi còn muốn bắt cóc con ta để kẻ góa bụa này thui thủi một mình sao?”

Nói xong đẩy lưng Lạc Long chúi nhũi, quay sang một bên ôm mặt khóc lóc.

Lạc Long đơ ra như phổng không biết làm sao, chỉ đành quăng mắt đến những người xung quanh xin giúp đỡ.

Hoàng Hùng cũng ngây người, tuy vậy trong hai con ngươi lóe qua một tia sáng, hắn biết vì sao mẹ hắn thường nói hắn giống cha rồi: “Haizz! Giống cái gì không giống, lại giống cái này”

Ánh mắt của Lạc Long lại hướng sang 6 đứa đồ đệ nhưng đứa thì lắc đầu tỏ ra vô tội, đứa thì nhìn trần nhà huýt sáo, đứa thì tìm vàng trong kẽ ngón chân, …

Bạch Vân tiên sinh lúc này mở miệng khuyên nhủ, có điều cách khuyên nhủ của hắn hơi kỳ:

“Long!

Hai chúng ta đều biết cơ hội lần này khó kiếm được.

Nhưng ngươi có biết nếu bỏ qua cơ hội lần này thì bao lâu nữa mới có cơ hội sao?”

Lạc Long gật đầu nói:

“Em cũng biết là cơ hội lần này khó kiếm, đương nhiên không muốn bỏ qua.

Nhưng sao có thể phế bỏ Hùng vị kia chứ?”

Bạch Vân tiên sinh mở giọng nhớ lại:

“Long, còn nhớ ngày đó ngươi đem kế hoạch của ngươi nói ra, ta đã nói gì sao?”

Lạc Long ngẫm nghĩ nói:

“Mười phần chết bảy còn ba chết hai còn một mới ra thái bình”

Rồi lại nắm chặt nắm tay:

“Chuyện này không thể tránh khỏi.

Độc lập tự do của đồng bào ta chỉ có thể dùng máu đổi lấy”

Bạch Vân tiên sinh không bình luận suy nghĩ đó mà lại hỏi tiếp:

“Vậy ngươi đoán xem khi Hùng nhi nói ra kế hoạch của hắn thì ta tính được điều gì?”

Lạc Long ngạc nhiên nhìn nghĩa huynh, hắn biết lão này có tài bói toán, chỉ cần đủ nhân quả thì lời ra như sấm không trật chỗ nào, cho nên mới có nhiều người ở Giao Châu cả Việt lẫn Hán đều cầu cạnh làm quen với hắn.

Đặc biệt là với những vấn đề liên quan tới vận mệnh dân tộc Bách Việt thì lời nói của Nguyễn Văn Đạt vô cùng đáng tin bởi toàn bộ máu huyết đang chảy trong người đều là hiện thân của nhân quả với dân tộc.

“Bảy năm đội đất lên đầu,

Trăm năm lửa đỏ nhuộm màu than tro,

Sáu năm giữ nước trong kho,

Mười năm cỏ biếc reo hò đê sông”

Bạch Vân tiên sinh đọc xong đoạn thơ sấm thì quay lưng ra cửa:

“Tối muộn rồi, đi ngủ đi”

Hoàng Dung quay sang nhìn Lạc Long, hắn cũng nhìn vào trong mắt vợ,

4 mắt nhìn nhau hiện lên 4 chữ: “Bảy trăm sáu mươi???”

Hoàng Hùng thì khác, hắn còn đang nghiền ngẫm câu đầu tiên: “đội đất lên đầu? Hoàng cân?”

Mãi đến hơn 20 năm sau thì 3 người mới hiểu gần hết được bãi thơ sấm này.

- ------

Hoàng Hùng ở lại nhà của Bạch Vân tiên sinh chừng nửa tháng.

Trong thời gian này, hắn chỉ có 2 việc chủ yếu là

Bầu bạn cùng cha mẹ, diễn vở 3 ngọn nến lung linh, đốt cháy Bạch Vân đình,

Và rũ rê cha mẹ đi hội họp cùng Bạch Vân tiên sinh và 6 quái, mở hội nghị bàn 10, đàm luận chuyện quốc gia đại sự.

Kế hoạch được vạch ra gồm có 5 bước chính:

Đầu tiên là trong vòng 3 năm này, hắn cần chú tâm vào việc làm quen với thủ lĩnh các tộc, xây dựng quan hệ lợi ích giữa khối Giang Nam và khối Bách Việt, tạo cơ sở cho việc xáp nhập và thống nhất sau này.

Kế đến là sau khi 3 năm ‘giữ đạo hiếu’ kết thúc, hắn cần quay lại Trung Nguyên, thông qua căn cơ mà Thái Ung và Hoàng Dung để lại, xây dựng mở rộng danh tiếng của chính mình trong tầng lớp hàn môn và dân nghèo, trở thành ‘con dao’ mà Lưu Hoành có thể dùng để đối phó thế gia.

Tại thời cơ thích hợp, có thể tự ô bản thân để trở thành con tốt thí trong ván cờ giữa hoàng tộc và thế gia, tất nhiên là không phải ‘thí’ theo kiểu tội đày mà thí theo kiểu dời khỏi trung ương, đến làm quan viên ở xứ man hoang, ví dụ như Giao Châu.

Đợi đến khi có quan chức tại thân thì có thể dùng các biện pháp an toàn để phát triển lực lượng phương Nam, đoàn kết Bách Việt mà không sợ Lạc Dương chú ý.

Cuối cùng, chờ Trung Nguyên loạn thì nâng cờ khởi nghĩa, cát cứ tự lập, tiến hành xây dựng quốc gia trong lý tưởng của Hoàng Hùng, của người Việt, do người Việt, vì người Việt, công bằng dân chủ văn minh, bla blô bláp, một lô một lốc các từ ngữ mà Lạc Long không thể nào hiểu nổi.

Hoàng Dung thì chỉ cười thầm trong bụng: “Này thì bỏ con từ nhỏ. Biết tên này siêu việt người thường như thế nào chưa”

Nói thật thì Hoàng Hùng phát hiện ra khá nhiều vấn đề trong kế hoạch này,

Nhưng chung quy lại thì đều là những khó khăn trong quá trình thực hiện,

Chỉ cần cẩn thận ứng biến tốt thì kế hoạch này sẽ thành công tốt đẹp, không hề có hậu quả phụ đáng kể nào.

Huống hồ, kế hoạch bàn đi bàn lại mà không bắt tay vào thực hiện thì sẽ chỉ mãi là kế hoạch, cho nên Hoàng Hùng đã quyết định tin tưởng vào nó, hay nói cho đúng là tin tưởng vào người góp 6-7 phần công vào việc tạo nên kế hoạch, Bạch Vân tiên sinh Nguyễn Văn Đạt,

Những vấn đề sau này thì tùy cơ ứng biến đi.

(P/s: Nguyễn Văn Đạt, tự là Bỉnh Khiêm, dân gian gọi Trạng Trình, là kỳ tài văn hóa trong lịch sử Việt Nam, ở trong lòng của tác là ‘trí thắng Khổng Minh, đức che Cảnh Lược’,

Nói ra thì dài lắm, để bữa nào rãnh rỗi hoặc đợi đến cuối truyện thì tác làm cái ngoại truyện.

Các bạn đọc chỉ cần biết là đã xác định được 4/5 nhân vật bị tuôn ra sau cú tát của thế giới ý chí vào mặt cái hệ thống.

Nhân vật thứ 5 thì rất lâu rất lâu nữa mới lòi mặt ra.

Đoán xem ai nào? Một người Ấn Độ)

Trong lòng của Hoàng Hùng thì tính cách của người thầy này còn hợp với mình hơn cả Thái Ung.

Ví dụ như trong việc đã quyết thì phải làm ngay, ung dung tự tại nhưng quyết đoán chủ động.

Nhân dịp rằm tháng 7 sắp tới, Bạch Vân tiên sinh dẫn theo một đàn học trò đi du ngoạn khắp nơi.

Đương nhiên là cái cớ vớ vẫn chỉ là để che mắt mà thôi, Bạch Vân tiên sinh đi du lịch không ít nên chỉ cần có cớ thì sẽ chẵng ai nghi hoặc gì.

Mục đích chủ yếu của chuyến đi này là để giới thiệu Hoàng Hùng với thủ lĩnh các bộ lạc, bàn chuyện hợp tác thương mại và chính trị trong cộng đồng Bách Việt cũng như giữa Bách Việt và Thục-Sở-Ngô.

Nếu có điều lạ thì đó là trong đoàn người có thêm Hoàng Hùng, Lạc Long và 6 quái, trong những vai trò giả khác nhau được che giấu kín kẽ.

Về phần Hoàng Dung, nàng có công chuyện phải làm.

- ----------

Kinh Châu, Trường Sa, một ngày đầu tháng 8 âm lịch,

Dân chúng trong thành đang nô nức làm lồng đèn và thu mua các thứ nguyên liệu để chuẫn bị cho dịp Trung thu.

Trong vườn đào ngoài thành, sơn trang của Hoàng Thừa Ngạn, kim tổng bộ tạm thời của 3 liên minh, Đông Hải Thương minh, Phu Văn Lâu, Hồng nghĩa đường.

“Kế hoạch chính là như vậy.

Huynh trưởng cảm thấy thế nào?”

Một nữ tỳ trẻ trung hướng nam trung niên trước mặt hỏi.

Nam trung niên nhắm mắt suy tư một hồi lâu mới thở mạnh ra một hơi như trút bỏ hết những lo nghĩ trong đầu, mở mắt nói:

“Nói thật với muội, ta vẫn không cách nào hiểu nổi tư tưởng của Hùng nhi.

Mô hình quốc gia của hắn có chút quá mức huyễn tưởng.

Có điều, chúng ta đã đặt hết hy vọng vào hắn vậy thì chỉ có thể phóng lao theo lao.

Ta sẽ tận lực phối hợp muội tăng cường giao thương hợp tác với đồng bào Bách Việt và Giao Châu”

Nam trung niên nọ chính là Hoàng Thừa Ngạn, mà người đang đóng vai nữ tỳ của hắn thì chính là Hoàng Dung.

Cuối năm ngoái, nàng nhận được tín hiệu liên lạc của Lạc Long,

Hoàng Dung chuyến này quay lại Kinh Tương gặp Hoàng Thừa Ngạn chính là để thương thảo tiến hành bước đầu tiên trong kết hoạch, thúc đẩy quan hệ hợp tác của Thục-Sở-Ngô-Việt, tiến tới xây dựng một khối đoàn kết cùng tiến cùng lui.

Hoàng Dung cười gật đầu:

“Muội cũng đâu có hiểu hắn.

Có điều muội cũng không cần nhiều.

Chỉ cần nhà ta có thể vui sống trong hòa bình là được.

Lại nói từ cổ đến nay minh quân đều chết sớm, chính là vì lao lực quá nhiều.

Có chế độ của hắn xây dựng, có lẽ tiểu tử này có thể sống lâu chút”

Hoàng Thừa Ngạn bật cười lắc đầu:

“Tiểu muội nha! Ngươi đi Giao Châu mấy tháng, quay về vẫn không bỏ tính cũ.

Loại chuyện này có thể đùa được sao!?”

Hoàng Dung trừng mắt khinh bỉ đáp trả:

“Lão mặt trắng, ngươi cũng là thủ lĩnh tam minh rồi mà vẫn khô khan như vậy.

Với cái tính cục mịch gỗ đá như thế thì làm sao hòa khí sinh tài được?”

Hoàng Thừa Ngạn không tiếp chiêu, nói sang chuyện khác:

“Chúng ta trước hết bàn chuyện xây dựng thương lộ.

Trước mắt thì chỉ có thể dùng đường bộ.

Nhưng ta cho rằng về lâu về dài thì nên đi đường thủy.

Từ nơi này có thể xây thêm bên cảng …”

Hoàng Thừa Ngạn vừa nói vừa chỉ tay trên bản đồ.

Hoàng Dung liếc xéo hắn một cái nhưng dường như cũng đã quen với bộ này, trong miệng lầm bầm điều gì đó, mắt thì tập trung vào ngón tay của anh họ.

Bàn xong chuyện giao thương lại bàn đến chuyện cơ sở và đầu tư trực tiếp vào Giao Châu.

Cái này cũng không khó hiểu, hợp tác chặt chẽ ngoại trừ dựa trên sự thành tín thì còn phải dựa trên năng lực của hai bên,

Nếu như Giao Châu không có ưu điểm đặc biệt nào mà chỉ đơn thuần dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để trao đổi với Đông Hải Thương Minh thì sẽ tạo cho ban lãnh đạo của Đông Hải Thương Minh suy nghĩ rằng việc Hán triều nô dịch đàn áp người Việt cũng chẵng ảnh hưởng gì tới lợi ích thực tế của họ.

Chỉ khi nào người Việt sở hữu những sản phẩm đặc biệt với quy mô sản xuất lớn đủ để ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của Thục-Sở-Ngô thì người sau mới có thể sinh ra phản cảm với hành vi ác ý phá họai của Lạc Dương.

Việc này kỳ thực không khó, có nhà phát minh Hoàng Hùng thì việc nâng cao cơ sở kỹ thuật của người Việt chỉ là chuyện sớm muộn, kế đó chỉ cần nhà họ Hoàng thúc đẩy đầu tư xây dựng công xưởng và cơ sở hạ tầng khác là ổn.

Khó là ở chỗ làm sao để che giấu mục đích của những hoạt động này, biến chúng thành hành vi thương nghiệp bình thường trong mắt người khác, tránh sinh ra nghi hoặc trong nội bộ thương minh cũng như chú ý tự Lạc Dương.

Ngoài ra, Hoàng Thừa Ngạn còn thỉnh giáo từ Hoàng Dung rất nhiều vấn đề liên quan tới Đông Hải thương minh, Phu Văn Lâu và Hồng Nghĩa Đương.

Hoàng Thừa Ngạn tuy tài trí hơn người nhưng càng thiên về nghiên cứu chế tạo hơn là quản lý nhân sự, hắn cần kinh nghiệm từ Hoàng Dung.

Vì giải quyết ổn thỏa những sự việc này mà Hoàng Dung phải ở lại Kinh Tương gần 3 tháng mới quay lại đất Lạc Việt, đoàn tụ cùng chồng con.

Khi ấy đã là tháng chạp âm lịch.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play