hai phần đầu là hiện tại, tác có chèn -------- vào để phân tách ra đó)
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa …
- Trích bài thơ ‘Truyện cổ nước mình’ của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, một người con Việt Nam yêu quý cái nôi văn hóa dân tộc sâu sắc dù rằng tuổi thơ trãi qua không ít hiểu lầm xa lánh.
Trong dân gian có chuyện cổ tích kể rằng vào thời mãng hoang khi chưa có văn minh loài người, pháp tắc không rạch ròi, quy luật thiên nhiên sao mà khác nghiệt, yêu ma quỷ quái dựa vào ác địa mà sống, ỷ địa lợi mà lộng hành khắp nơi.
Để thanh tẩy thế gian, ông trời làm hạn hán nhiều năm không cho mưa.
Thế nhưng yêu ma quỷ quái có bị tiêu diệt hay không thì không biết, chỉ biết muôn loài vạn linh đều theo lời cậu cóc kéo nhau lên thiên đình kiện trời.
Lúc ấy các thần tiên trên chín tầng trời dùng đủ các phép thần thông nhiệm màu ngăn cản sinh linh.
Nhưng sinh linh mãng hoang đều được tự nhiên hà khắc trui rèn qua, loài nào cũng có ưu điểm đặc thù của mình, mà thần tiên lại không phải thánh nhân, không hoàn mỹ, đều có khuyết điểm.
Sinh linh theo sự chỉ huy của cậu cóc dùng ưu điểm khắc khuyết điểm, lần lượt khuất phục tất cả thần tiên, rồi đánh thẳng vào Lăng Tiêu Bảo Điện khiến cho ông trời phải chịu lắng nghe tiếng nói của muôn loài.
Sinh linh và tiên thần ngồi họp bàn lại, phân định đúng sai rạch ròi, thiết lập thiên quy ngay ngắn.
Từ đó mưa gió thuận hòa tuân theo quy luật, trời đất đổi dời đều có nguyên do, thiện có thiện báo, ác có ác báo, sinh linh và tiên thần chung sống hòa thuận, tự nhiên ngày càng phong phú đa dạng, sinh cơ bừng bừng, ách địa tà địa biến mất gần hết, ác vật yêu linh lui khỏi sân khấu.
Kể rằng vì để ghi công cậu cóc trong sự kiện ấy nên trong bộ thiên quy đầu tiên có điều luật rằng cậu cóc và con cháu của cậu sẽ trở thành người giám sát công việc làm mưa chống hạn của tiên thần.
Ông trời thấy cậu cóc được sinh linh kính trọng nên muốn làm thân, gọi cậu cóc bằng ‘cậu’ xem như là anh em của mẹ ông trời, chính là thiên nhiên mẫu thần.
Rồi để giữ đạo hiếu nghĩa mà ông trời tự lột xuống viên ngọc quý bảy màu trên hoàng miện của mình dâng tặng ‘cậu’.
Viên ngọc ấy không chỉ biểu dương cho thân phận và công lao của cậu cóc mà nó còn năng lực hấp thu năng lượng hỗn mang của vũ trụ hóa thành dinh dưỡng màu mỡ tưới nhuần đất đai để thiên nhiên càng thêm tươi tốt trù phú.
Ngọc ấy gọi là tiên thiên tài lộc ngọc, được cậu cóc nuốt vào bụng hóa thành bản mệnh thần thông truyền thừa cho con cháu đời sau.
Hễ mà cậu cóc hoặc con cháu cậu thấy tiên thần làm mưa được tốt, cẩn thận có tâm, thì sẽ mở miệng nhả ra viên ngọc quý, tỏa ánh sáng tài lộc bảy màu giúp chuyển hóa năng lượng và nước mưa thành dinh dưỡng cho đất đai, và cũng để chứng giám công lao làm mưa của tiên thần.
Những nhân loại đầu tiên sinh sôi trong thế giới này thấy rằng hễ cứ mưa nắng qua đi là trời lại hiện lên cầu vồng bảy sắc tuyệt đẹp, rồi thì thực vật tươi tốt, muôn hoa đua nở, động vật sinh sôi, mùa vụ bội thu, nhà nhà no ấm.
Cho nên họ gọi mưa là ‘lộc trời’ hoặc ‘hạt ngọc trời’.
Tự nhiên càng trù phú thì hoàn cảnh khắc nghiệt càng thu hẹp và yêu ma quỷ quái cũng hết chổ dung thân, thế là chúng đâm ra thù ghét cậu cóc, lại ganh tỵ với ban thưởng của ông trời dành cho cậu, nên tìm cách hãm hại cậu cóc và con cháu cậu.
Thế nhưng cứ hễ dám động tay vào họ nhà cóc là vừa đến lớp da liền lăn quay ra chết, xui xẻo một chút thậm chí bị thiên lôi đánh cho hồn siêu phách tán.
Những nhân loại đầu tiên thấy vậy thì đều kháo nhau rằng
‘Con cóc là cậu ông trời
Nếu ai đánh cóc thì trời đánh cho’
- --------------------
Nắng hạ óng ánh rọi vào màn sương nước hóa thành cầu vồng lung linh kỳ ảo khiến cho bảy người bảy ngựa không khỏi sinh ra cảm giác an tường đến lạ lùng, linh hồn khô khan được vun đầy tựa như cây cỏ hạn lâu vừa được mưa xuân tưới tắn vậy.
Nếu là một đứa nhóc mười tuổi bình thường thì Hoàng Hùng hẵn sẽ chạy quanh căng mắt đi tìm cóc thần để xem xem viên ngọc quý trời ban nó xinh đẹp như thế nào, nhiệm màu ra làm sao.
Nếu là Hoàng Hùng của ngày hôm qua thì hẵn sẽ trầm ngâm suy tư xem làm sao mà cầu vồng bảy sắc sinh ra khi không có mưa được, hẵn phải là một loại kết hợp phản ứng nào đó của nắng và thác nước.
Nhưng Hoàng Hùng của bây giờ thì chỉ cảm thấy tự nhiên thật dịu kỳ, tiên tổ thần nhân thật phúc hậu, không bỏ quên con cháu đời sau.
Trên tay hắn là một bao lụa nhỏ mượt mà màu nâu đỏ, hệt như màu đất phù sa màu mở ở những ruộng tốt ven sông vậy.
Miệng bao được cột thắt đẹp đẽ bởi chính tay hắn bằng một sợi dây óng ánh bạc tựa như kim loại nhưng những đường cong nếp thắt mượt mà lại chứng minh điều ngược lại.
Hắn vuốt vuốt bao lụa nhỏ trong tay, chăm chú quan sát từng chi tiết không biết bao nhiêu lần, thi thoảng chỉnh chỉnh lại các nếp thắt của dây buộc miệng bao.
Đôi lúc hắn muốn mở ra xem lại sợ làm hư hại vật quý bên trong, rồi lại bật cười nghĩ mình thật ngốc, chẵng giống trước kia chút nào.
Đám sáu quái nhìn Hoàng Hùng mân mê bao lụa lại không dám mở ra thì đều cười ha hả nói:
“Công tử không ngờ cũng có lúc hiện mặt trẻ con”
Đinh Ba vỗ vai Trần Sáu nói:
“Lão Trần nha, công tử vốn là trẻ con”
Nguyễn Bảy cười khinh khỉnh:
“Đinh ca ngươi không phải thường nói công tử sinh lộn ngược, vừa sinh thì già, càng sống càng trẻ sao?”
Đinh Ba ngay lập tức ‘quay người bổ đao’:
“Ừa! Nhóc Nguyễn ngươi thì sống gần 20 năm vẫn như ngày còn ngu ngáo”
Ngô Hai cũng vui vẻ tán đồng:
“Lão Đinh nói không sai.
Ta còn nhớ biểu hiện lúc đó của hắn đâu.
Cứ như trẻ em bị giành đồ chơi ấy. Há há!”
Nguyễn Bảy trức mắt méo mỏ nóiL
“Hừ! Lão đại ngươi ngon.
Ngươi còn có Lê ca đương nhiên vui thầm trong bụng rồi”
Lý Năm vỗ vai Nguyễn Bảy kiểu đồng chung cảnh ngộ:
“Nhóc Nguyễn, không phải một mình ngươi ức chế.
Sau này chúng ta cùng chung chiến tuyến.
Bốn đánh hai không chột cũng què”
Hai người Đinh, Trần cũng chụm vào: “Bốn đánh hai không chột cũng què”
Rồi còn liếc liếc Lê Tư.
Lê Tư cảm thấy rất oan, hắn rõ ràng không có xen vào cuộc nói chuyện, chỉ đứng ngoài cười mà thôi.
Hắn lắc đầu đến nãn với bọn này, hướng Hoàng Hùng nói:
“Công tử! Chậm trễ hai ngày rồi, nên đi thôi”
Lời nói ngay thẳng đoan chính, khuôn mặt nghiêm túc vô cùng, nhưng chuôi kiếm trong tay thì cầm thật chặt như sợ ai cướp mất.
Hoàng Hùng nghe vậy gật đầu rồi đem cất kỹ bao:
“Vâng Lê ca! Chúng ta đi thôi”
Ngô Hai vội vàng bứt khỏi đám nhóc con, tay còn bỏ vào trong ngực mân mê một thứ gì đó, nếu như để ý kỹ, so với trước khi vào động, hắn dường như có thêm một sợi dây chuyền.
Đoàn người lại lên đường phi nhanh để bù lại quãng thời gian hai ngày trú bão trong hang động.
Những cơn gió nồm quê hương vun vút thổi qua, mang theo vị đậm đà hòa quyện của nắng ấm và khí ẩm, lay động những tán tá cây còn đang triễu nặng ngọc trời, thổi tung những ưu buồn rầu rĩ của cơn bão ngày qua, đẩy hương khí sinh động của núi rừng quay lại.
Núi rừng hóa thành sân khấu, nắng gió đá nước đều là nhạc cụ, đất trời con người vui làm khán giả, và tiếng ca hân hoan của muôn ngàn loài động vật côn trùng đang hòa nhịp cùng điệu múa của lá cây hoa cỏ hợp thành một cuộc trình diễn vừa mộc mạc mà cũng tráng lệ.
Thật diệu kỳ!
Từ ngày đầu tiên lên đường tới bây giờ, Hoàng Hùng và sáu quái chưa từng để tâm đến khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp xung quanh vì họ có quá nhiều vấn đề để lo nghĩ, từ chuyện an toàn bản thân đến chuyện nguy nan dân quốc, từ những khó khăn hiện tại đến những thách thức tương lại.
Thần kinh căng cứng còn chưa có đứt là bởi thiên tài khác với người thường, người có chí khác với người vô vi.
Nhưng không phải vì thế mà họ không yêu quý hưởng thụ cuộc sống.
Ngược lại, chính vì quá đỗi yêu quý cuộc sống này, muốn để tất cả người thân, bạn hữu, đồng bào đều được chung sống cùng nhau trong hạnh phúc.
Nên họ mới phấn đấu quên mình, lo nghĩ không thôi.
Câu ‘sau cơn mưa, trời lại sáng’ chính là những anh hùng đi trước truyền lại cho kẻ nối gót đi sau có thể vững tin vào một ngày mai tràn đầy hy vọng.
Có điều câu ấy không quá đúng trong trường hợp của bọn người Hoàng Hùng.
Bởi vì mưa gió còn chưa bắt đầu thì họ đã được trời ban phước lành rồi.
Không, nói cho đúng là tổ tiên ban tặng!
Hoàng Hùng chỉ có thể cảm khái một câu ‘khí vận của chúng ta không thua gì nhân vật chính trong cổ tích nha’.
- -----------------
Đầu đuôi sự việc phải nói lại ba hôm trước,
Trong lúc kiếm ‘cơm chiều’ thì Trần Sáu phát hiện địa điểm trong mơ của Hoàng Hùng rồi đến sau bữa tối, cả bọn bạn nhau xem có đi thăm dò nơi ấy không.
Trong sự hiếu kỳ không ngừng của Nguyễn Bảy và sự ủng hộ ‘nhẹ’ của những người còn lại,
Hoàng Hùng quyết định có thể thử đi quan sát vách núi kia một chút, nếu có cách để leo lên dễ dàng, hoặc có đường mòn cho ngựa đi được thì hẵn thăm dò.
Nếu không thì thôi, bởi bọn hắn phải gấp về quê bái tổ, không cần thiết phải quan trọng hóa một chút chuyện hư ảo mờ mịt, chỉ cần nhớ đường sau này rãnh lại đến thăm dò cũng không muộn.
Hoàng Hùng vốn cho rằng chân tướng đã phơi bày thì mình có thể an giấc nhưng không, tối đó nằm ngủ thì hắn lại bị kéo vào cảnh ảo mộng lần nữa.
Lần này hắn xuất hiện ngay bên dòng suối,
Và rõ ràng là theo quy tắc trò chơi thì bất kể thời gian có trôi qua bao lâu thì cũng không có phương pháp nào để thoát ra khỏi giấc mơ ngoài cách tìm hiểu rõ ràng chuyện xung quanh.
Thế là thể theo tiêu chí ‘rãnh rỗi sinh nông nổi’, Hoàng Hùng bắt đầu thăm dò dòng suối và con thác.
Như đã dự đoán từ lần đầu tiên vào mộng, thứ khiến cho màu sắc dòng thác dưới ánh trăng có điều huyền ảo khác lạ quả nhiên chính là một hang động sâu hun hút.
Hang động ấy được giấu kín sau thác nước với đường vào duy nhất là những tảng đá xanh đã bị nước mài phẳng như gạch, lẫn khuất bên hông thác nước, mà nếu không biết trước thì phải tìm kiếm khá lâu mới lần mò ra được.
Bước vào hang động, đôi mắt Hoàng Hùng bị khung cảnh tối om che phủ, bởi ánh trăng đã bị màn nước chặn hết cả, chẵng có một tia sáng nào lọt vào được đây.
Trước mặt chỉ có u tối, sau lưng là tiếng thác đổ ầm ầm, tai mắt đều không dùng được nên Hoàng Hùng bắt đầu mò mẫm theo vách động chuẫn bị tiến lên.
Lúc đầu cũng không có gì khác lạ nhưng đang rờ rẫm bổng Hoàng Hùng phát hiện sự mượt mà vuông vức đến từ cảm nhận của những ngón tay, vẫn là đá nhưng giống như là được điêu khắc thành hình thù vậy.
Thế rồi còn chưa kịp để hắn suy ngẫm tiếp thì ngay lập tức,
Thành đá trước mặt được hắt lên một thứ ánh sáng nhè nhẹ mà đầu nguồn lại đến từ ngực áo của Hoàng Hùng.
“Là nó!”
Hoàng Hùng đưa tay vào trong ngực áo cầm ra trong tay ‘Lạc Việt Thần Điểu’!
Chiếc phù điêu đang tỏa ra những tia sáng lấp lánh như thể bảo ngọc dạ quang chứ không chói lọi kiểu mặt trời trưa như buổi đêm ở Trường Sa sau buổi ‘thủy táng’ Hoàng Dung.
Mặc dù không sáng loáng nhưng lại đủ để tạo sự cộng minh cho hang động, hay nói đúng hơn là những hình vẽ trên thành hang động.
Chỉ thấy các hình vẽ điêu khắc trên nền đá xanh đen như sống lại, tỏa ra thứ ánh sáng lấp lánh màu vàng đồng, đem gam màu huyền ảo cổ xưa bao trùm cả hang động.
Cảnh tượng lóa mắt khiến cho Hoàng Hùng không khỏi nhắm lại trong vô thức.
Rồi khi mở mắt ra lại hắn nhìn thấy vách đá đã hóa thành một bức tranh sinh động với nào là sông núi mây trời, nào là muôn thú cỏ cây, đều được mô tả bởi những đường nét sắc sảo mà lại giản đơn, trù phú mà chẵng cầu kỳ, xa lạ mà lại vô cùng thân thuộc.
Chính người bác học như Hoàng Hùng cũng phải tự nhận là chưa từng gặp qua:
“Chắc chắn không phải của tổ tiên người Hán.
Có lẽ là của tổ tiên ta”
Đương nhiên không thể là những sinh vật khác vì ngoại trừ con người văn minh ra thì Hoàng Hùng chẵng biết có sinh vật nào trên đời này có thể khắc lên đá những hình ảnh nghệ thuật đầy ẩn ý cả.
Và nếu người ta đã văn minh đến mức muốn nghệ thuật hóa thế giới quan của mình và lưu khắc những bài học ấy vào đá để truyền cho đời sau thì dĩ nhiên là người ta cũng không thể bỏ quên hình ảnh của đồng loại mình.
Cho nên trên thành động lúc này không chỉ có tự nhiên vạn linh thời cậu cóc đi kiện trời mà còn có cả con người nữa.
Những con người mang trên mình trang phục đặc sắc tựa như con công, con phượng, không, nói cho đúng là càng giống loài chim Lạc.
“Đúng là chim Lạc!”
Hoàng Hùng đưa ‘Lạc Việt Thần Điểu’ lại gần so sánh.
Có lẽ đây là lý do dù chưa từng gặp qua những hình khắc này nhưng Hoàng Hùng lại cảm thấy những chúng thân thiết đến lạ lùng, cứ như thể đã in hằn vào trong huyết quản vậy.
Không biết là do ‘Lạc Việt Thần Điểu’ phản ứng cộng minh với những hình vẽ hay là do có phép nhiệm màu vào vừa xảy ra mà những hình ảnh kia bổng nhiên di chuyễn như thể được thổi hồn vào vậy.
Hoàng Hùng cũng không cần dụi dụi mắt bởi vì hắn có thể nhìn thấy rõ sự biến đổi của cảnh vật trong bức tranh, thậm chí có thể mường tượng ra sự thay đổi ngày đêm khi hình vẽ mặt trời và mặt trăng đi theo đường tròn ngoi lên lặn xuống, cứ thế luân phiên thay thế cho nhau.
Trời đất gió mây, trăng sao đêm ngày luân phiên thay đổi biểu trưng cho thời gian,
Chim muông cây cỏ, sông núi ao hồ bừng bừng sức sống biểu trưng cho sinh mệnh,
Con người sinh hoạt có quy luật có điểm xuyến, lúc thì nông mục săn bắt duy trì sự sống, khi thì ăn mặc sặc sở múa hát lễ nghi, biểu trưng cho văn minh.
Bức tranh vốn đã sinh động bởi những đường nét tinh sảo và sự rộng lớn đa dạng của hình ảnh, nay lại càng sinh động hơn nữa,
Nhưng không phải kiểu nhố nhăng bon chen tranh giành,
Mà vô cùng hòa bình an tường mỹ mãn,
Tựa như …
“Sáng thế?!”
Hoàng Hùng bổng nhớ tới những mô tả của người bạn phương xa Marco Polo về một tôn giáo ở phương Tây với niềm tin rằng ‘duy nhất thần’ đã sáng tạo ra tất cả thế gian và khởi đầu là một vườn địa đàng nơi vạn vật cùng con người chung sống trong hạnh phúc.
Tất nhiên là với khoảng cách vạn dặm xa thì những hình ảnh này và tôn giáo nọ có vô cùng vô cùng nhỏ xác xuất liên hệ với nhau.
Về phần vì sao không nói là chắc chắn là không liên hệ thì,
Đầu tiên là vì Hoàng Hùng đã sơ bộ hiểu được cái gì gọi là xác xuất học,
Thứ nữa là cho dù hai nền văn minh không hề liên quan gì đến nhau thì ít nhất cũng đều được dựng nên bởi loài người.
Đã là người thì dù khác nhau nhiều đến mấy đi nữa cũng sẽ có những nét tương đồng nguyên thủy, thể hiện bản chất của giống loài mình.
Ở đó ta tìm thấy bình đẳng, ở đó ta tìm thấy bao dung, ở đó ta tìm thấy đại đồng, đại đoàn kết.
Từ khi còn tưởng mình là người Hán thì Hoàng Hùng đã chẵng giống với phần đông thế gia quý tộc người Hán khác, vốn cảm thấy mình cao quý và xem tất cả các dân tộc khác là man di.
Và bây giờ khi biết mình là người Việt, kế thừa dòng máu tiên rồng trong truyền thuyết, thì Hoàng Hùng cũng không cho rằng mình cao quý đến đâu hay hơn ai.
Hắn vội vã về quê bái tổ không phải vì tiên hay rồng mà là vì Việt, đơn giãn thế thôi!
Đương nhiên, những đồng bào khác có quyền tự hào vì dòng máu tiên rồng trong truyền thuyết và Hoàng Hùng không hề phản cảm, thậm chí cảm thấy vui mừng vì điều đó.
Có thứ gì có thể quy tụ tinh thần và đoàn kết tư tưởng muôn dân hơn niềm tự hào dân tộc?!!!
Nhưng Hoàng Hùng lại đang đặt mình vào vị thế của bộ máy lãnh đạo, không dám nói là thủ lĩnh, Vu Vương hay Hùng gì nhưng ít nhất cũng phải làm một quân sư quạt mo.
Dân tộc bây giờ như một con thuyền tròng trành trong gió bão giữa biển khơi rộng lớn vô biên không thấy bờ.
Đừng nói đến việc triều đình nhà Hán tùy thời có thể phát binh đàn áp đồ sát, chỉ nói đến nội bộ bên trong cũng đã chia năm sẽ bảy theo đúng nghĩa đen, 5 Vu Vương, 7 thế lực.
Đối mặt với tình cảnh khó khăn thực tế trước mắt, người thuyền trưởng có thể hô hào phấn chấn sĩ khí thuyền viên nhưng chính bản thân mình thì phải tĩnh táo và xác định rõ là cần chủ động nghĩ cách giải quyết chứ không được trông chờ vào những điều hư vô mờ mịt hay quá khứ huy hoàng.
Chỉ có nhận rõ hiện thực, xét ta cho kỹ, hiểu địch cho tường, nắm bắt tình hình thế sự lúc này và xu hướng thời cục tương lai, thì mới mong xoay chuyển trời đất, lật ngược ván cờ được.
Thất thần một lát thì trong tai bỗng vang lên một âm thanh lạ tai mà quen lòng:
“Lạc Hùng”
“Lạc Hùng”
“Lạc Hùng”
Cứ thế liên tục ong ong trong tai tựa như tiếng chuông tiếng trống để gần người vậy.
Và rồi Hoàng Hùng phát hiện hắn tĩnh lại trong khung cảnh u ám nhuốm vị hơi nước.
Nhưng không phải trong động mà là tại nơi căm trại, giữa rừng, bên cạnh có sáu quái và bảy bạn ngựa.
“Ầm!!!!”
“Công tử, coi bộ bão sắp tới rồi.
Nhanh đi thôi.
Lão Trần vừa tìm được chỗ trú tạm”
Thì ra chiều hôm qua nhìn sắc trời thì Lê Tư liền cảm thấy khả năng có bão sắp tới nên bảo Trần Sáu đi tìm nơi trú từ sáng sớm, nhóm người còn nhân tiện thu gom chút cũi khô và về phần thức ăn thì tạm thời chỉ có thể trông chờ vào lương khô và mớ hoa quả thừa hôm qua.
Lương khô vẫn còn rất nhiều, ăn 7-8 ngày không hết, giảm khẩu phần thậm chí có thể ăn nửa tháng.
Đó là vì từ khi vào rừng đến giờ thì chưa có một bữa nào mà Trần Sáu không bắt được vài thứ, ngoại trừ chiều hôm qua bị tiểu tử nào đó phá bỉnh, đã lề mà lề mề lại còn bày đặt ăn chay niệm Phật.
Nhóm người nhanh chóng đi đến một mô đá nhỏ cách nơi cắm trại chỉ vài trăm bước chân.
Mỏm đá nhô ra tựa mái hiên, nhìn kết cấu có vẻ khá chắc chắn nhưng không gian thì phía dưới chỉ miễn cưỡng đủ cho người trú còn nhóm ngựa thì đành chịu.
Lê Tư nhìn thấy sắc mặt lo lắng của Hoàng Hùng nên khuyên:
“Công tử chớ lo.
Ngựa vốn quen sống hoang dã, huống hồ ngựa của chúng ta đều là ngựa tốt, sẽ không có vấn đề gì”
Một giọt nước mưa rơi tách vào gáy, Hoàng Hùng nhắm mắt cảm nhận vị lạnh buốt của cơn giông sắp tới, rồi ngay lập tức mở mắt.
Hắn làm ra quyết định!
“Mọi người lên ngựa, đi theo đệ.
Có chỗ trú tốt hơn”
Hoàng Hùng chưa từng phó mặc mọi việc cho trời.
Cho dù hắn có thể nhẫn tâm không để ý đến mấy bạn ngựa yêu, thì hắn cũng phải suy xét đến việc sạt lỡ, lũ quét và cả gió máy nữa, chổ mõm đá nọ chỉ có thể che đầu nhưng không thể cản gió được, mà bão thì làm sao không có gió.
Đương nhiên, Hoàng Hùng cũng không hoàn toàn liều lĩnh dựa dẫm vào điều huyền hoặc.
Những bằng chứng có được đã chứng minh là hang động nọ rất có khả năng thật sự tồn tại và chắc chắn là có đường cho người ngựa lên được vì Hoàng Hùng không cho rằng có ai rãnh quỡn đến mức leo lên vách đá cheo leo hiểm trở để khắc họa hang động.
Người họa sĩ lại đam mê nghệ thuật đến đâu đi nữa thì cũng phải ăn uống để sống.
Sự liều lĩnh duy nhất của Hoàng Hùng trong quyết định này kỳ thực là ở việc hắn chưa biết hết về hang động kia vì tối hôm qua trong giấc mơ hắn đã quá mãi mê thưởng thức nghệ thuật và suy nghĩ chuyện vẫn vơ.
Có điều,
“Chắc là không có quái thú hay cơ quan bẫy rập gì nhỉ.
Dáng vẻ ấy cũng đã cả ngàn năm, cơ quan lại tinh sảo tiên tiến đến mấy hẵn là cũng ngay đơ cả rồi.
Cũng không có mùi phân hay nước tiểu thú vật”
Nghĩ như vậy, Hoàng Hùng dẫn theo đám người chạy tới đầm lầy chim cuốc, rồi nhanh chóng vòng qua nó để đến vách đá.
Vô cùng may mắn hoặc có thể nói là đúng với suy đoán của Hoàng Hùng, trước khi mây đen phủ kín bầu trời thì cả bọn đã tìm được đường lên núi và chẵng mất bao lâu thì đến được thác nước.
“Phía sau thác nước có hang động, đi theo đệ”
Mọi thứ y như trong mơ, cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen,
Bảy người bảy ngựa vào trong hang động thì thiên hồng thủy liền đổ xuống trần, sấm giật gió rền như chiến trận, cứ như thể muốn tái hiện lại cảnh tượng trong chuyện cổ khi chư thần tiên thống lĩnh thiên binh thiên tướng ngăn cản cậu cóc và muôn loài vạn linh đi kiện trời.
Thế nhưng, bởi có thác nước ầm ầm che chắn cửa động, nên ngoại trừ ánh chớp thỉnh thoảng xẹt qua, ngắn ngủi thay thế bóng tối, thì cho dù là tiếng sấm đùng đùng hay bất cứ thứ gì khác của cơn bão cũng không thể tác động đến nhóm Hoàng Hùng, lúc này đang hồ hởi bàn tán.
Nguyễn Bảy huýt sáo xuýt xoa:
“U cha! Thần!
Thì ra ý nghĩa những giấc mơ của công tử là để tránh bão”
Mấy người khác bất kể là tin thần hay không tin thần thì cũng đều kinh ngạc bàn tán chuyện vừa rồi, thậm chí chúng ngựa khôn cũng hí hí tỏ vẻ tán đồng.
“Ẩy?
Công tử đâu?”
Ngô Hai bổng phát hiện Hoàng Hùng không có trong tầm mắt mình, khi quay ra sau thì trong bóng tối hun hút bổng nổi lên ánh sáng dịu dàng kỳ ảo.
Bởi vì trong động tối om không thấy đường, củi khô lúc nãy đi qua thác nước đã có phần ẩm ướt, khó mà đốt ngay được, nguồn sáng duy nhất hiện giờ là ánh chớp bên ngoài.
Cho nên đám người ngựa đều theo bản năng tự nhiên hướng mặt về thác nước, vừa cảm thán sức mạnh vĩ đại của thiên nhiên, vừa bàn tán chuyện yêu ma tiên thần.
Ngoại trừ Ngô Hai thì chẵng có ai phát hiện ra ‘Lạc Việt Thần Điểu’ đang phát sáng trong tay Hoàng Hùng cả.
Trợn trắng mắt với điều mình đang thấy, Ngô Hai từ từ rón rén rời đi nhóm người tới bên cạnh Hoàng Hùng nói nhỏ:
“Công tử.
Ngài làm gì đấy.
Nhanh cất thần vật đi”
Hoàng Hùng lại cười lắc đầu:
“Ngô ca khéo lo.
Ở đây toàn là người nhà và … ngựa nhà.
Có phải tai vách mạch rừng Kính Có Mắt như lúc ở Trường Sa đâu”
Nói rồi hắn đem ‘Lạc Việt Thần Điểu’ để sát vào vách tường nhưng …
Chẵng có gì xảy ra cả!
Không có ánh sáng vàng đồng huyền ảo, cũng chẵng có những bức tranh sống lại.
Điều duy nhất tương đồng với giấc mơ tối qua, một mảng hình điêu khắc cổ hiện ra mờ mờ dưới ánh sáng dịu nhẹ từ ‘Lạc Việt Thần Điểu’.
Ngô Hai cũng nhanh chóng nhận ra những đường nét ấy:
“Đây là …”
“Là họa tiết Đông Sơn.
Trời ạ!
Là họa tiết Đông Sơn.
Mọi người mau lại đây!”
Ngô Hai méo miệng nhìn Nguyễn Bảy hô toáng lên nhưng nghĩ đến những lời Hoàng Hùng nói cũng đúng nên thôi đành quay lại nhìn những hình vẽ trên vách động, trong đầu thì nghĩ:
‘Ta nhớ rõ ràng mi đứng ngoài cùng nhất, ta đứng trong cùng nhất.
Thế quái nào mà mi cũng có thể len lỏi chuồn ra đây mà không để mấy đứa khác chú ý?
Nhóc Nguyễn!
Ngươi …
Ta …
Haizz!
Không biết nói gì luôn’
(P/s: nhân vật phản diện có hệ thống.
Cho nên phải cho main có chút vốn liếng để đấu lại.
Sẽ không phá vỡ cân bằng truyện và bối cảnh lịch sử đâu, yên tâm)
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT