Cảm ơn bạn Koser Arima nhiều nhiều nhá!

Bữa nào tác khỏe khỏe ráng cày thêm chương nha

“Đường về quê tổ hương tiên

Thênh thang tầm mắt, liên miên trập trùng

Bao la mây núi trùng phùng

Ỷ ôi trong dạ xót cùng nước non”

Từ vạn dặm cao trên không trung nhìn xuống đất Âu-Lạc thuở trước, hiện lên trong tim những người con đất này là hình ảnh tiên rồng đất Việt.

Biển đông kia chính là mắt rồng xanh thẳm màu hy vọng với đồng tử là Quỳnh Châu bảo ngọc, ‘năm mươi người con theo cha xuống biển’ ngày trước hẵn đã từng lưu dấu chân trên cát.

Còn đất Lạc Việt chính là mũi rồng nồng đậm sinh khí với sống mũi là Trường Sơn anh dũng, ‘năm mươi người con theo mẹ lên rừng’ thuở củ hẵn vẫn còn in bóng giữa rừng cây.

Kìa vùng núi rừng Âu Việt chính là mí mắt hiền từ như lòng cha mẹ với lông mi là từng gốc đa già cổ kính và những lũy tre xanh tự bao đời nay ốm ấp lấy làng quê mộc mạc.

Mà Ngũ Lĩnh thì không khác được, chính là chiếc lông mày cong vút trong mây, vẽ vào bầu trời của người Việt sự uy nghi hùng dũng và trí tuệ nhân ái của loài tiên rồng.

Vắt ngang từ Đông sang Tây hơn ngàn dặm, tựa như một cánh tay khổng lồ mọc ra từ Hi Mã Lạp Sơn vươn tới Thái Bình Dương, dãy Ngũ Lĩnh là bức tường thành vĩ đại mà trời ban cho người Âu Việt và Lạc Việt để ngăn cản giặc ngoại xâm phương Bắc, bảo vệ sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ.

Nếu như truyền thuyết về Phù Đổng Thiên Vương không được xây dựng dựa trên một nhân vật lịch sử có thật mà dựa trên sự kỳ vĩ của thiên nhiên thì có lẽ cánh tay thần dũng nhổ tre đánh giặc Ân bảo vệ non nước Việt Nam ngày trước chính là Ngũ Lĩnh chứ không khác được.

Có thể nói nếu như Sở Việt, Ngô Việt và Mân Việt có trường giang thiên hiểm làm ranh giới tự nhiên ngăn cản vó ngựa xâm lược phương Bắc thì Lạc Việt và Âu Việt có Ngũ Lĩnh.

Giả sử năm đó An Dương Vương không để mất Ngũ Lĩnh vào tay Triệu Đà hoặc nếu hai vị Trưng Nữ Vương có thể đoàn kết được lực lượng Sơn Việt và Mân Việt nơi Ngũ Lĩnh, thì có lẽ lịch sử đã phải viết lại, đừng nói một cái Mã Viện, chính là Lưu Tú tới đây cũng phải lặng nhìn non nước trời mây.

Bảy người bảy ngựa rảo bước trên một con đường rừng hoang vắng hướng về nơi xa có ngọn đèo cao vút trong mây, chỉ chốc lát nữa là nhóm người Hoàng Hùng và sáu quái sẽ đến địa phận Ngũ Lĩnh, cũng là cửa ngỏ vào đất xưa Lạc Hùng.

“Thơ của công tử làm ta nhớ hồi con nhỏ theo mấy cậu đi rừng. Trời mây suối nước!”

“Lão Lê nói chuẫn. Thơ ca hay ho nghe nhiều lắm nhưng chỉ có lục bát là gợi tình nước non nhất”

“Haizz! Hay là hay nhưng nghe câu đầu nói đến cũng buồn, đã mấy năm chưa ăn cái giổ tổ nào. Haizz!”

“Ây nhóc Nguyễn, sắp trở về rồi mà thở dài gì ngán ngẫm vậy. Làm tưởng bay già nhất bọn không à!”

“Công tử lần này đi nhận tổ chắc ở lại lâu đa. Qua năm ăn Tết rồi ăn giỗ tổ luôn là đẹp. Tha hồ mà ăn bánh chưng!”

“Họ Lý nha! Ngươi cả ngày chỉ nghĩ ăn với uống. Công tử đi lần này là làm chính sự!”

Chợt ra cảm hứng thốt mấy câu, không ngờ trở thanh đề tài cho đám huynh trưởng tụm 6 nói vào nói ra, Hoàng Hùng lắc đầu cười:

“Các vị huynh trưởng nha.

Tiểu Hoàng nói bao nhiêu lần, đừng gọi ta là công tử nữa.

Các anh là gia thần của cha ta. Ta nghĩ cha ta cũng xem các anh như con cháu.

Xin cho ta coi các anh là huynh trưởng, và cũng hãy xem ta như em út trong nhà”

“Uầy! Công tử nói vần như thơ vậy!”

“Há há! Công tử chớ trách. Tại đám chúng ta quen miệng rồi”

“Công tử không cần lo ngại. Sáu anh em ta theo chúa thượng từ nhỏ, coi ngài ấy như cha vậy.

Công tử là con của chủ thượng là chủ thượng tương lai cũng là người thân ruột rà của chúng ta”

“Lão Trần nói đúng. Mấy chuyện này trong lòng hiểu là được.

Công tử bắt bọn ta sửa miệng lại khó sửa. Bọn ta cũng không diễn xuất giỏi như công tử”

“Phải phải, Ngô ca nói chí phải! Sửa lại quen rồi lỡ mồm nói toạc ra ở đất Hán lại khốn!”

“Thôi công tử đừng truy chúng ta chuyện này nữa, chúng ta cũng là lo cho công tử thôi.

Lại nói đến lo, câu cuối ‘lo cùng nước non’ là công tử lo cái gì vậy?”

Hoàng Hùng đến sợ với tài nói lãng đã đạt tới trình độ “lô hỏa thuần thanh, không phanh tạo cực” của đám anh em sáu quái. Cực này là CỰC ÂM!

Hắn chỉ biết lắc đầu cười trả lời:

“Tiểu đệ đương nhiên là lo lắng mình không thể thuyết phục đồng bào tiếp tục ẩn nhẫn chờ thời cơ nha”

“Công tử! Ta phát hiện ngươi diễn cũng dỡ ẹt!”

“Ây đúng đúng! Lo mà làm mắm gì cười tươi thế, răng đều hắt nắng vào mặt ta”

“Công tử vừa nói xem nhau là anh em trong nhà mà giờ lại nói xạo nha!”

Hoàng Hùng cười hà hà nói tiếp:

“Lo là có lo nhưng ủ rủ u buồn lại có ích lợi gì!

Mấy vị huynh trưởng nói xem đối mặt hung hiểm mà thở dài với ưu phiền thì có vượt qua được không!”

“Nha! Vậy công tử đã có kế sách?”

“Nói ra nghe thử chứ sao”

“Đúng! Đúng! Đúng!”

Hoàng Hùng vẫy tay bảo mọi người chớ gấp:

“Kế hoạch không có nhưng ỷ tưởng thì có vài cái.

Có điều cần mấy vị huynh trưởng nói chứ không phải ta nói”

“Chúng ta x6!!!!!!”

Lạc Long không phải là Lạc Long Quân Sùng Lãm; Hoàng Dung lại thông minh mấy đi nữa cũng chỉ là người phàm, theo tính chất bắc cầu thì sinh ra Hoàng Hùng cũng không có phép tiên tri

Hắn chỉ mới nghe được từ sáu quái về lịch sử của dân tộc nhưng còn tình hình hiện tại thì đều là một chút tin vịt không có giá trị trong giới võ lâm cùng với những báo cáo thiển cận ác ý của quan lại người Hán.

Hoàng Hùng cần sáu quái nói rõ ràng hơn về tình hình của dân tộc, không bỏ qua một chi tiết nào dù nhỏ nhất, thì mới có thể suy tính ra một kế hoạch chu toàn để giải quyết các vấn đề hiện tại cũng như tương lai của dân quốc.

“Nên bắt đầu từ đâu đây, để xem …”

Người bác học nhất trong đám sáu quái, Lê Tư vuốt vuốt cằm sắp xếp câu chữ, uốn éo môi lưỡi.

Bởi vì sáu quái đi theo Lạc Long từ khi còn chưa thành niên nên góc nhìn đều chủ yếu xoay quanh Lạc Long.

Nối tiếp chuyện cũ, sau khi bị Huyền Kính Ty phục kích, Lạc Long quyết định tạm thời lưu lạc giang hồ không quay về quê tổ, tuy nhiên hắn có để người truyền tin đến bộ lạc.

Trong thời gian Lạc Long lưu lạc Trung Nguyên thì em ruột của Lạc Long là Lạc Lương đã trở thành thủ lĩnh bộ tộc, đồng thời, bởi vì tài năng xuất chúng, đức độ đáng kính nên được các bộ lạc thân cận bầu làm Vu Vương.

Sau khi danh hiệu Hùng không còn được truyền thừa tiếp thì danh hiệu Vu Vương đại diện cho những thủ lĩnh tối cao trong đồng bào người Việt. Mặc dù không thể thống nhất tất cả Bách Việt nhưng có thể điều động được khá nhiều bộ lạc.

Hiện tại thì Bách Việt có bảy thế lực lớn thì trong đó có 5 cái là do một vị Vu Vương dẫn đầu, đó là:

Nam Việt

Âu Việt

Mân Việt

Sơn Việt

Thủy Việt

Môn Việt

Hán Việt

Lê ca tươi cười nói:

“Đồng bào Nam Việt hiện giờ phân bố ở vùng lưu vực Nhị Hà, không có liên quan gì tới Nam Việt Triệu Đà cả.

Kỳ thật Nam Việt là tên mà các tộc Việt khác gọi chúng ta thôi.

Còn chúng ta đều gọi mình là Lạc Việt, nối tiếp danh hiệu của Hùng thứ 18.

Lạc Việt hiện giờ cho Nam Vu Vương Lạc Lương lãnh đạo, đặt trụ sở tại Khuất Lão động, chính là nơi ở ngày xưa của Hùng thứ 18.

Bất kể là về mặt thân phận thân thích hay về mặt nói lý luận đạo thì đồng bào Nam Việt cũng là bước khởi đầu an toàn lý tưởng cho mục đích chuyến đi lần này”

Trần ca gật đầu nói:

“Đúng như lời lão Lê.

Vu Vương Lạc Lương không chỉ là chú ruột của công tử.

Mà càng quan trọng hơn,

Ông là người chịu nói lý nhất trong các vị Vu Vương, hành sự có chuẫn tắc mà theo,

Nhưng lại không phải kẻ bướng bỉnh, cố chấp”

Hoàng Hùng gật đầu xin nghe rồi hỏi:

“Nếu vậy thì cha mẹ của đệ rất có khả năng đang ở Lạc Việt?”

Nguyễn Bảy lại bổ sung:

“Hẵn là vậy. Có điều ta lại cảm thấy họ sẽ không ở chô của Vu Vương”

Thấy Hoàng Hùng quay sang nhìn mình chằm chằm thì Nguyễn Bảy trả lời:

“Nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất.

Đây là điều mà cha của công tử luôn nói với bọn ta”

Đinh Ba ự hừm một cái cắt ngang:

“Hơi bị dài dòng rồi đó nhóc Nguyễn.

Có cứt mũi thì mau ném”

Nguyễn Bảy trợn mặt nhìn Đinh Ba thì phát hiện tất cả mọi người đều nhìn mình nên hắn đành nhận thua:

“Bạch Vân Am”

“???” Hoàng Hùng vẫn trợn mắt không hiểu thế là Ngô ca giải thích:

“Bạch Vân Am là nơi ở của Bạch Vân tiên sinh.

Nếu như người Hán có Thái Ung, Lô Thực và Trịnh Huyền thì người Việt có Bạch Vân tiên sinh.

Khác với ba người kia, chỉ có tiếng nói trong giới học giả nghèo, danh vọng cũng nhiều chỉ dựa trên học vấn.

Bạch Vân tiên sinh ở Giao Châu nổi tiếng là văn thao võ lược, tuệ trí chính đức, không những được học giả trí thức tôn sùng mà các thủ lĩnh bộ tộc, thế gia và thậm chí là quan lại người Hán cũng rất kính nể.

Có điều, nhóc Nguyễn ngươi làm sao biết cha mẹ công tử đang ở Bạch Vân Am.

Phải biết rằng có rất nhiều người thường xuyên lui tới Bạch Vân Am cầu cạnh tiên sinh, bao gồm cả quan Hán”

Nguyễn Bảy lắc đầu nói:

“Ta cũng là suy đoán thôi.

Ngày trước ta từng mấy lần được Lạc Long thúc sai đi đưa tin cho Bạch Vân tiên sinh.

Quan hệ hai bên hẵn là không ít bởi vì cả Lạc Long thúc và Bạch Vân tiên sinh đều là người kín kẻ, sẽ không tùy tiện kết giao với người lạ.

Về phần nhiều người mắt tạp thì như ta đã nói nơi nguy hiểm nhất cũng là chổ an toàn nhất.

Bạch Vân tiên sinh nhận học trò không hỏi thân phận chỉ khảo đức độ.

Đột nhiền lòi ra hai cái học trò hẵn là không có vấn đề gì.

Đám quan lại nhà Hán và cả các thế gia khắp Giao Châu đều vô cùng nể mặt tiên sinh, Huyền Kính Ty không có khả năng trực tiếp xông vào Bạch Vân Am.

Bắc thính Trung Sơn, Nam vọng lưỡng Hoài nha!

Tuy bọn ác quan kia đối xử tàn bạo với đồng bào ta nhưng bọn hắn cũng không phải bộ hạ trung thành của Lạc Dương”

Lời lẽ xem như có lý có cứ, những người khác đều gật đầu, Hoàng Hùng lại hỏi về một số phong tục tập quán của Lạc Việt.

Mãi đến tối mịt, bên đống lửa trại, bảy cái bụng ưỡn no sau bữa thịt rừng do Trần Sáu ban tặng, thì câu chuyện về Lạc Việt mới tạm xong mà rẽ sang Âu Việt.

Đồng bào Âu Việt hiện giờ do Tây Âu Vu Vương lãnh đạo, phân bố ở núi rừng Hợp Phố, trụ sở là cốc Đồng Trụ, chính là nơi mà ngày xưa Mã Viện dựng trụ đồng.

“Ột ột.

Ực!”

Lê Tư uống một ngụm nước lớn sục sục miệng nuốt xuống rồi mới cười hà hà nói:

“Nói đến cũng hài hước, lúc Mã Viện rời đi Lĩnh Nam thì có đem thu gom một số dụng cụ bằng đồng của dân ta rồi nấu thành trụ cắm vào chổ hiểm yếu, ý muốn xóa bỏ văn hóa của chúng ta, trấn yểm đất đai của chúng ta.

Thế nhưng không được mấy năm thì đồng bào Âu Việt liền tìm ra nơi ấy.

Tổ tiên Âu Việt chặt đổ trụ đồng rồi đem giao cho Cao thị nấu đúc lại thành bảy thanh Việt kiếm.

Trên bảy thanh kiếm lần lược khắc bảy chữ Việt, Đồng, Không, Vị, Bắc, Tướng, Dụng”

Hoàng Hùng nghe thế tấm tắc khen:

“Đồng của người Việt thì không phục vụ cho tướng phương bắc.

Vừa để khẳng định văn minh truyền thống của đồng bào ta vẫn lưu truyền mãi,

Vừa để ghi khắc chí nguyện tự do độc lập của tổ tiên cho con cháu ngàn đời.

Làm tốt!

Hèn gì lúc ở Lạc Dương chẵng tìm được sách vỡ nào ghi chép về vị trí chính xác của trụ đồng cả.

Hóa ra bị nấu rồi”

Nhưng Đinh Ba thì nhìn Lê Tư kiểu ‘xạo xạo’ nói:

“Thiệt hông đó cha?

Chưa nghe về bảy thanh kiếm đó bao giờ”

Nguyễn Bảy lại chen mồm vào trả lời hộ:

“Bảy thanh kiếm thì đệ không biết

Nhưng chuyện trụ đồng thì đệ từng nghe trưởng lão trong tộc kể qua.

Âu Việt Vu Vương hồi đó chính hậu nhân của tượng thánh Cao Lỗ ngày trước.

Bọn họ vẫn luôn đi tìm kiếm ‘Lạc Việt Thần Điểu’ để đền bù nuối tiếc của An Dương Vương Thục Phán.

Cái trụ đồng kia chỉ là vô tình bị tìm được thôi.

Nghe nói là khi đó Âu Việt Vu Vương suy đoán rằng ‘Lạc Việt Thần Điểu’ đã được tổ tiên Cao Lỗ tìm được sau khi Triệu Đà đánh bại Âu Lạc, và đã đem chôn cất ở trong núi rừng chờ Hùng xứng đáng”

(P/s: Năm 1638, Giang Văn Minh đi sứ nhà Minh thì Minh đế Sùng Trinh muốn hạ nhục sứ nước ta bằng cách ra vế đối là

“Trụ đồng chí kim đài dĩ lục”

Tức là trụ đồng mà Mã Viện dựng ngày trước đến bây giờ rêu đã mọc xanh, ý bảo người Việt từ lâu đã thần phục người Hán, không còn là độc lập tự do nữa.

Giang Văn Minh biết Sùng Trinh hẹp hòi nhưng vẫn thẳng thừng đối lại rằng

“Bạch Đằng tự cổ huyết do hồng”

Tức là nhắc lại cho kẻ dốt sử này biết về Ngô Quyền, Lê Hoàn và Trần Hưng Đạo, ý bảo Sùng Trinh có ngon thì qua đánh nước ta xem có đổ máu ở sông Bạch Đằng không mà làm phách.

Mặc dù Giang Văn Minh bị Sùng Trinh giết hại nhưng ý chí bất khuất và tinh thần yêu nước của ông còn truyền lại ngàn đời.

Còn Sùng Trinh thì từ việc ra vế đối đã thể hiện sự vô học của mình bởi vì trụ đồng của Mã Viện kỳ thực đã bị người Việt kéo đổ từ đời não đời nào rồi, sách sử hai bên Trung Việt đều có nhắc về việc này.

Lại nói, với công nghệ đúc đồng nguyên thủy thì một cây cột đồng dựng giữa trời không có ai bảo quản làm sao mà chống đỡ mấy trăm đến cả ngàn năm được. Trụ đồng hay là kim tự tháp vậy!?)

Ngày hôm sau, chuyện Âu Việt tạm xong lại đến chuyện Mân Việt

Đồng bào Mân Việt hiện do Mân Việt Vu Vương lãnh đạo, phân bố trãi dài khắp vùng rừng núi Ngô Hội và phía đông Ngũ Lĩnh, trụ sở không cố định bởi vì người Mân Việt thường xuyên cùng người Hán giao tranh. Ví dụ như cách đây mấy năm, sư đệ của Thái Ung là Lư Thực đi Lư Giang bình loạn chính là người Mân Việt khởi nghĩa. Hiện tại cừ soái khăn vàng Hứa Chiêu cũng đang liên minh với Mân Việt Vu Vương nếu không thì chỉ với một đám nông dân làm sao có thể đánh cho quan binh ‘lên bờ xuống ruộng’ được.

Đợi Lê Tư nói xong sơ lược thì Lý Năm lại tiếp lời:

“Mân Việt Vu Vương hiện tại là một vị hùng chủ, binh lực của Mân Việt cũng là mạnh nhất trong các tộc.

Mân Việt Vu Vương đã từng tự nhận mình là hậu duệ của Tây Vu Vương ngày trước, muốn tụ tập các tộc để hiệu xưng mình làm Hùng.

Mặc dù không thành công nhưng ông ta vẫn rất tự ngạo và thích được người khác gọi mình là Đông Vu Vương.

Lần này công tử muốn thuyết phục các tộc thì Mân Việt cũng là một lực cản lớn”

Hoàng Hùng lại cười lắc đầu:

“Chưa chắc.

Đệ lại cảm thấy người giống như Mân Việt Vu Vương mới dễ nói chuyện”

Sáu quái đều nhiếu mày liếc mắt nhìn Hoàng Hùng xem chừng nghi hoặc lắm, Hoàng Hùng lại cười nói:

“Chỉ là bật ra một số ý tưởng thôi.

Có điều đệ nói cũng là thật.

Kẻ kiêu ngạo thì dễ đối phó hơn nhiều so với kẻ cố chấp và bảo thủ”

Cả bọn đều gật đầu tiếp nhận lời của Hoàng Hùng nhưng bổng Trần Sáu nhiếu mày lo lắng nói:

“Hai vị Vu Vương còn lại đều là người cố chấp bảo thủ a.

Nhất là hiện giờ chúng ta sắp đi ngang qua Đô Bàng lĩnh rồi”

Hoàng Hùng liếc Trần Sáu rồi nghiêm túc nhìn Lê Tư hỏi dò:

“Ý của Trần ca là Sơn Việt sao Lê ca?

Đệ thấy người Sơn Việt ở Kinh Tương và Ngô Hội hiền hòa lắm mà”

“Bởi vì những người Sơn Việt mà công tử gặp sống bên ngoài Ngũ Lĩnh!

Tách đàn từ lâu, không chịu quản lý của Sơn Việt Vu Vương”

Lê Tư gật đầu nói:

“Đồng bào Sơn Việt nguyên gốc phân bố ở vùng trung bộ của Ngũ Lĩnh, do Sơn Việt Vu Vương lãnh đạo, trụ sở là đỉnh Đô Bàng, được xem là nơi cao nhất Ngũ Lĩnh nếu không tính tới Việt Hùng lĩnh trong truyền thuyết, nơi được cho là đã chứng kiến trăm tộc Việt đoàn kết ủng hộ Lạc Long Quân lên làm Hùng.

Đô Bàng lĩnh chính là đường nhanh nhất để chúng ta xuôi nam.

Có điều Sơn Việt xưa nay không ưa người ngoài đi vào lãnh địa của họ, bất kể là Hán hay Việt”

Trần Sáu lúc này chen vào:

“Tốt nhất là chúng ta nên né Đô Bàng lĩnh.

Ngày xưa ta từng đi nới đó rồi, không dễ chơi đâu.

Nếu công tử muốn đi nhanh thì chúng ta có thể đi Nhai đạo, tuy hơi hiểm trở nhưng cách khá xa đất Sơn Việt.

Ngày xưa Mã Viện chính là đi đường này nên mới an toàn vượt Ngũ Lĩnh, đột nhập vào phía sau quân đội của Trưng Vương ở Hợp Phố”

Lý Năm lại lắc đầu nói:

“Không ổn!

Đường này suốt hơn trăm năm nay vẫn là đường tắt từ Lĩnh Bắc đi Lĩnh Nam.

Quan binh không dùng mấy nhưng thương buôn lại dùng nhiều.

Bởi vậy cũng thường xuất hiện ổ cướp chặn đường.

Mã Viện ngày xưa có binh lính đi theo cùng nên chỉ cần không chọc Sơn Việt liền không có lo lắng.

Chúng ta thì khác.

Ta cảm thấy chúng ta vẫn là đi đường rừng đi, chậm một chút nhưng chắc chắn.

Thà chậm vài ngày còn đỡ hơn bị cướp chặn phải đi đường vòng”

Hoàng Hùng đồng ý:

“Có lý!

Chúng ta không nên gậy chuyện thị phi, ít nhất là cho đến khi gặp được cha hoặc chú của đệ.

Lại nói, đi đường đèo núi cũng có cái hay của đi đường đèo núi

Ngộ nhỡ chúng ta may mắn phát hiện ra di tích Việt Hùng lĩnh thì sao!”

Mấy người khác nghe thế đều lắc đầu, kẻ thì bảo đó chỉ là truyền thuyết, người thì khuyên Hoàng Hùng vẫn là chú tâm đi đường tốt, chớ bị những chuyện xưa quấy phá lạc lối.

Hai ngày sau, đám người theo sự dẫn lối của Trần Sáu, tìm được một hồ nước trên núi để kỳ cọ sau mấy ngày đi đường liên tục.

Câu chuyện cùng đã đi tới Thủy Việt nhưng người dẫn chuyện thì chuyển sang Ngô Hai thay vì Lê Tư:

“Đồng bào Thủy Việt do Thủy Việt Vu Vương lãnh đạo, phân bố ở vùng Quỳnh Châu, trụ sở vô cùng thần bí, gọi là Đông Hải Cát Vàng Điện, đến cả người Thủy Việt bình thường cũng không biết ở đâu.

So với Sơn Việt thì Thủy Việt còn khó nhằn nhiều …”

Theo lời của Ngô ca thì đồng bào này có lẽ là khó hợp tác nhất vì họ đã tách ra khỏi cộng đồng từ thời Hùng thứ 18 lận.

Truyền rằng khi ấy thiên tai xảy ra liên miên, nên Hùng thứ 18 phải thường xuyên bôn ba hiệu triệu các tộc chung tay giúp sức.

Sơn Việt bỏ công sức nhiều nhất nhưng lại bị Thủy Việt thừa cơ phá hoại bởi vì thủ lĩnh Thủy Việt vốn có thù với thủ lĩnh Sơn Việt.

Chuyện này tuy cuối cùng được Hùng thứ 18 điều giải, không dẫn đến chiến tranh nội bộ, nhưng Thủy Việt lại tự động tách khỏi đồng bào Bách Việt, còn Sơn Việt thì sau khi Hùng thứ 18 mất cũng ‘đóng cửa không tiếp khách’.

Bởi vì Thủy Việt rất kín kẻ nên cũng chẵng có mấy thứ để nói, tối hôm đó câu chuyện liền đi vào Môn Việt.

Trong gió đêm lành lạnh, Lê Tư nghiền ngẫm hớp rượu nồng nói:

“Đồng bào Môn Việt là một nét đặc sắc hiếm có trong các tộc Bách Việt.

Có thể nói là có một không hai”

Hoàng Hùng nghe thế thì ngoái đầu nhìn hắn bởi đây là lần đầu tiên mà Lê Tư thay đổi cách mở chuyện.

Đinh Ba gặp đây nhếch mép cười:

“Lão Lê là người Môn”

Rồi cũng nghểnh cổ uống một hớp rượu.

Trần Sáu chen mồm vào:

“Sai! Không phải là người Môn, mà là Môn Việt. Người Việt”

Lê Tư xem thấy Hoàng Hùng càng nhiếu mày năng hơn thì giải thích:

“Công tử cũng biết Bách Việt chúng ta tuy chung nguồn gốc nhưng bởi vì chia tách núi sông đã lâu nên ngôn ngữ cũng có chút yếu tố vùng miền.

Trong tiếng của quê ta thì môn (mol) có nghĩa là người.

Nhưng ta nói người trong tộc Môn của ta đặc biệt cũng không phải do cái này.

Mà là do chúng ta từ chối xuống đồng bằng sống chung với người Hán”

Cả đám lại hăm he nhìn Lê Tư kiểu ‘thế mấy nay ngươi ở đâu’.

Lê Tư đỏ mặt ho mấy cái nói:

“Phần đông đồng bào Môn Việt sẽ không xuống đồng bằng.

Cho nên Môn Việt ta ít bị Hán hóa nhất trong số các tộc Bách Việt.

Bởi vậy truyền thống văn hóa của Môn Việt ta cũng gần sát nhất với thuở xưa khi các Hùng còn trên đời”

Hoàng Hùng nghe thế sáng mắt nói:

“Vậy ‘Lạc Việt Thần Điểu’ hẵn là dễ dùng”

Ngô, Đinh, Trần, Lý, Nguyễn đều cười ha hả, chỉ có Lê Tư thì mặt càng đỏ, không biết do rượu hay do gì:

“Cái này…

Cũng không hẵn”

Dần dần theo những lời thêm lời bớt của sáu người thì Hoàng Hùng mới hiểu rõ là người Môn, à không, Môn Việt đặc sắc thật, nói cho đúng là cổ lão thật.

Theo lời của sáu quái thì Môn Việt là một trong những bộ lạc tích cực nhất khi bầu chọn Lạc Long Quân Sùng Lãm lên làm Hùng bởi vì trong một số chuyện cổ thì Âu Cơ, vợ của Sùng Lãm chính là một người con gái của Môn Việt.

Và trong một dị bản của câu chuyện ’50 lên non, 50 xuống biển’ thì 50 người con lên non chính là theo Âu Cơ quay về sống với họ ngoại.

Hoàng Hùng từng nghe qua câu chuyện này khi còn bé qua lời kể của một số thợ săn người Việt ở vùng Kinh Tương.

Khi ấy thì Hoàng Hùng chỉ cho rằng đây là một loại tích xưa truyền miệng để người Việt mãi nhớ về nguồn gốc tổ tiên và tinh thần đoàn kết anh em đồng bào của trăm tộc Việt mà thôi vì trên đời này nào có ai sinh ra bào thai trăm trứng được.

Hắn từng đọc qua y thư cổ mô tả về các ca sinh đôi, ba, tư thậm chí năm nhưng 100 thì quá thể rồi.

Có điều bây giờ qua lời của sáu quái thì hắn mới hiểu, câu chuyện ’theo mẹ lên non, theo cha xuống biển’ này còn có một ý nghĩa chính là nhắc cho con cháu người Việt nhớ rằng Môn hay Mường trong ngôn ngữ Bách Việt cũng là một phần gắn kết không thể thiếu trong nòi giống tiên rồng, là anh em một nhà của người Việt.

Sau khi người Hán đánh xuống đất Lĩnh Nam thì họ phát hiện ra một điều là địa lý cách trở sẽ khiến cho việc quản lý nơi đây rất khó khắn.

Bản thân người Hán lại không giống với La Mã, họ không quá chú trọng việc khai thông mở rộng đường đi đến các xứ thuộc địa.

Thế là họ nảy sinh một kế, chính là phân hóa người Việt, chia để trị bằng cách cổ vũ mâu thuẫn giữa các tộc Việt, thậm chí thông qua kinh thư văn bia để làm lu mờ tinh thần đoàn kết của Bách Việt.

Về điểm này thì Hoàng Hùng cũng biết.

Trong nhà Thái Ung có một cuốn sách cổ từ thời Lưu Triệt, viết về nguồn gốc của người Việt như sau:

Viêm đế có người cháu là Lộc Tục được phong cho đất Kinh, quản lý phương nam.

Lộc Tục tự xưng làm vua lấy hiệu là Kinh Dương Vương, dựng nước Xích Quỷ, đông tây trãi dài từ Kinh Châu đến Dương Châu, bắc giáp Thần Nông thị, Nam giáp với Sa Huỳnh thị.

Lộc Tục cùng công chúa Động Đình sinh con là Sùng Lãm.

Sùng Lãm lấy công chúa Thần Nông thị họ Cơ, sinh ra Hùng Vương thứ nhất.

Hoàng Hùng phát hiện một số điểm đáng nghi trong câu chuyện này, đem hỏi Thái Ung thì Thái Ung nói rằng cuốn sách này có niên đại vào thời gian Đổng Trọng Thư đem học thuyết thiên mệnh vào nho kinh.

Khác hoàn toàn với Tư Mã Thiên người khá trung thành với tư duy vô thần nguyên thủy của nho giáo.

Những người cổ xúy cho thuyết thiên mệnh của Đổng Trọng Thư thường đem những chuyện huyền hoặc thêu dệt nên trôi chảy rồi gọi đó là sử nhưng thật ra chỉ là tiểu thuyết thôi, chỉ có giá trị tham khảo, không thể xác thực.

Thái Ung còn nói rằng bởi vì muốn hợp thức hóa việc Hán triều xâm lược người Việt nên những sử gia theo trường phái Đổng Trọng Thư còn viết vào sách sử rằng người Việt cũng vẫn nhớ nguồn gốc phương Bắc của mình.

Ông nói rằng trong một cuốn sách mà ông đọc được ở Đông Quán thì vào thời Chu, khi Chu Công Đán chấp chính, từng có vua của Xích Quỷ tự động dâng lễ tiến cống nhưng Chu Công lấy đạo quân tử không thu nhận.

Cả hai thầy trò đều cảm thấy những chuyện này quá mức phi tâm lý học, phi chính trị học bời vì cả hai đều không tin vào sự tồn tại của thánh nhân.

Có điều bây giờ nghe sáu quái giải thích thì hắn mới hiểu được, tất cả những lập luận trên cũng không phi lý.

Hay nói cho đúng là chúng không nhằm mục đích phục vụ người Việt, nhân vật chính của câu chuyện, trong việc tìm hiểu về gốc gác tổ tiên.

Mà chúng phục vụ cho người Hán, kẻ sáng tác nên câu chuyện, nhằm mục đích xóa nhòa niềm tự hào dân tộc, xóa nhòa tinh thần đoàn kết của Bách Việt anh em đồng bào, để người Hán có thể dễ bề cai trị.

Và ở một khía cạnh nào đó thì người Hán đã khá thành công, và người Việt cũng không hoàn toàn thất bại.

Bởi vì theo Lê Tư thì Môn chính là nơi tụ hội của những người Việt không chịu đồng hóa, không chịu bỏ rơi dù chỉ là một phân một sợi trong văn minh tổ tiên.

Và điều đó có nghĩa là họ sẽ nhận ‘Lạc Việt Thần Điểu’ nhưng chưa chắc sẽ nhận Hoàng Hùng.

Các tộc Bách Việt khác có lẽ không đến mức “cắn chết không bỏ” việc Hoàng Hùng sinh ra ở đất Hán nhưng Môn thì rất có khả năng sẽ làm như vậy.

Càng oái ăm là bởi vì Môn không chỉ có một thủ lĩnh, họ có cả một hội đồng trưởng lão đúng theo kiểu của các tộc Việt thời cổ trước khi Hùng xuất hiện.

Tức là Hoàng Hùng sẽ không thể tìm điểu yếu trong tâm lý mà chơi bài như cách hắn sẽ dùng với các vị Vu Vương được.

Sau khi nghe tường tận về Môn Việt, một cộng đồng vừa bao dung nhưng cũng vừa có nguyên tắc thép không thể vòng qua, thì Hoàng Hùng

Lê Tư

Nếu không kể đến Sở Việt, Ngô Việt và Mân Việt, những bộ tộc đã từng lập quốc và tham gia vào công cuộc tranh bá thời Xuân Thu-Chiến Quốc và thời Tần mạt.

Thì Hán Việt là những người bị đồng hóa nặng nhất.

Lúc đầu khi nghe về Hán Việt thì Hoàng Hùng còn tưởng là những người Hán trên đất Việt, ở quá lâu nên dần bị người Việt đồng hóa.

Nhưng những lời của Lê Tư lại đánh đổ hoàn toàn suy đoán này của hắn.

“Người Việt vốn không có họ mà chỉ có tên và chêm thêm thị tộc vào nếu gặp phải người tên trùng với mình.

Ví dụ như công tử có thể gọi ta là Môn Tư hoặc Môn Lê.

Đó là bởi ngày trước thì đồng bào ta sống theo bộ lạc chứ không theo gia tộc như người Trung Nguyên.

Đến khi Tần và Hán lần lượt đến thì rõ ràng là chúng ta phải phản kháng.

Và bởi vì thất bại nên một bộ phận tổ tiên của chúng ta bị khép vào tội tru di.

Đương nhiên là phần lớn quan lại đến từ phương Bắc cũng không ngu mà đi tru diệt cả bộ lạc.

Thế là người Hán ép chúng ta lấy tính.

Để cho dễ quản lý và dễ tìm người thân cận mà bắt giết uy hiếp chúng ta không được khởi nghĩa.

Hán Việt là những người Việt đầu tiên lấy họ Hán”

(P/s: ‘tính’ và ‘thị’ đều được dịch sang tiếng Việt là ‘họ’

Nhưng ‘tính’ bắt nguồn từ thời Thương Chu và có nguồn gốc là gia đình, thường thường là những người có công lao được vua ban cho tính và họ truyền thừa tính ấy cho con cháu.

‘thị’ thì khác, nó có nghĩa là ‘thị tộc’, bao gồm bộc tộc và nơi ở của bộ tộc đó, không cần vua ban thì sinh ra là đã có thị rồi.

Tác nhiều lần nhắc trong truyện rằng người Việt trước thời ngàn năm đô hộ không có họ là đang nói về tính chứ không phải thị.

Tính xuất hiện cũng không phải đại biểu cho Việt gian hay Hán nô mà …)

“Họ đều là anh hùng cả”

Ngô ca bổ sung thêm cho Lê Tư:

“Những anh hùng đã dám đứng lên đầu tiên để phản kháng.

Và dù bị cưỡng ép mang thêm ‘tính’ vào tên gọi thì họ vẫn ẩn nhẫn chờ ngày khởi nghĩa”

Cả năm quái còn lại đều gật đầu đồng ý với Ngô ca.

Trần Sáu còn hướng Hoàng Hùng cười giải thích:

“Thế gia Giao Châu, ngoại trừ đám người bị các đời Hán đế đày tới đây và những người chạy loạn Mãng Tân.

Thì tất cả đều là Hán Việt.

Hậu duệ của Trưng Vương.

Hậu duệ của Cao Lỗ.

Hậu duệ của An Dương Vương.

Hậu duệ của Tây Vu Vương.

Hậu duệ của rất nhiều anh hùng từng dám đứng lên thống lĩnh đồng bào kháng Hán.

Tất cả họ đều được những tộc Bách Việt khác gọi là Hán Việt.

Không phải vì họ Hán hóa mà bởi vì họ tuy mang tính Hán nhưng trong tim vẫn là người Việt”

Con đường về Nam sao cồn cào, những cơn gió nhẹ thổi lao xao, là hồn sông núi đang vậy gọi, từng đèo núi cao, rồi thung lũng thấp của dãy Ngũ Lĩnh như đem tâm trạng của Hoàng Hùng

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play