Cảm ơn vYJMw02016, CnMus94538, Nguyễn Thiên đề cử!

Cảm ơn Nguyễn Thiên tặng quà!

“My fake plants died because I didn’t pretend to water them!”

- Mitch Hedberg

“Mấy cái cây giả bị chết tại vì tui hổng chịu giả bộ tưới chúng!”

- Mitch Hedberg, diễn viên hài độc thoại.

(P/s: những sự kiện trong chương này diễn ra vào khoảng thời gian của series [Lãnh tụ] và series [Một thế giới rộng lớn])

- -----------------

Trung Bình Nguyên niên, 185 sau công nguyên (diễn biến Khăn Vàng đổi khác so với lịch sử, nên niên hiệu Trung Bình xuất hiện chậm 1 năm, thực ra là vài tháng).

Đầu năm nay, Khăn Vàng Hà Bắc nghị hòa cùng với triều đình Lạc Dương, gần trăm vạn Thái Bình giáo chúng và mấy trăm vạn người bị quân Khăn Vàng cưỡng ép mang theo khởi nghĩa đột nhiên tan rã tạo ra mối nguy tiềm ẩn như núi lửa tụ lực chuẫn bị phun trào.

Mấy trăm vạn lưu dân không biết đâu là nhà, thậm chí có lẽ đã quen thói trộm cướp giết người, phấn tán khắp nơi không kiểm soát sợ rằng còn đáng lo nhiều so với bản thân ngọn lửa Thái Bình vừa quét ngang thiên hạ.

Hoàng Đế Lưu Hoành nhân cớ sự này ban chiếu công nhận Thái Bình giáo vì Đại Hán chính giáo, xếp ngang hàng với Đạo Phật Nho, trở thành thiên hạ Tứ Đại Giáo, lại sắc phong giáo chủ ‘đã quy ẩn’ Đại Hiền Lương Sư Trương Giác làm Thái Bình Thượng Tiên.

Lại thêm nỗ lực khuyên bảo của Thánh Cô Trương Ninh, nên phần đông tàn đảng quân Khăn Vàng, chủ yếu xuất thân dân nghèo và nô lệ cùng khổ đồng ý tiếp chiếu chiêu an của Lạc Dương.

Trong đó, một nhóm lớn nhất hiển nhiên là quay lại quê hương, tái dựng nhà cửa, phần vì lý do mong cầu của tự thân, nhưng chủ yếu là vì bản thân triều đình Lạc Dương không thể sắp xếp ổn thỏa được, bị thế gia địa phương tiến hành xâu xé.

Tại trong báo cáo đến đế đô, chỉ có khoảng 70 vạn người là theo đúng chỉ dụ của hoàng đế Lưu Hoành, tùy tòng đặc sứ của Lạc Dương, Bình Nam Tướng Quân Hoàng Hùng, xuôi nam qua sông vào đất Kinh-Dương.

Nhưng cả như vậy, trong số 70 vạn người ấy cũng có bộ phận mà Lạc Dương không thống kê được rõ ràng, chỉ ước tính vào khoảng 5-10 vạn, đã bị thất thoát dọc đường do sự mê dụ của tàn đảng Khăn Vàng hiếu chiến và những nổ lực gây khó dễ để bắt bớ cướp người của các quan lại thân thế gia, mà tiêu biểu nhất là anh em họ Viên.

Viện Phùng dù liệt giường, áo Tam Công đổi chủ, nhưng loạn Khăn Vàng quét ngang thiên hạ không chừa một nhà nào, nên tính đến hiện thời, xét đoán mặt bằng chung thì phần đông hào sĩ Trung Nguyên vẫn cho rằng Viên thị chưa từng rơi đài, hãy còn là thiên hạ đệ nhất.

Thậm chí theo báo cáo của Huyền Kính Ty trưởng, Tả đạo nhân, trong thời gian ‘đi công tác bên ngoài’ tiếp dẫn quan tây đạo môn nhập Trung Nguyên, thì thế gia bắt đầu xuống nước bắt tay với những thế lực từng bị họ khinh thường coi nhẹ như cường hào, Hàn môn, và phú thương.

Tại địa phương ổ bảo mọc lên như cỏ dại sau mưa, kiểm soát càng nhiều lãnh thổ, vơ vét nhân khẩu ngăn cách hoàn toàn với bên ngoài, trở thành khu tự trị, thậm chí ‘chư hầu quốc’!!!

Tình hình cát cứ tự lập so với trước khởi nghĩa Khăn Vàng vậy mà còn trầm trọng hơn mấy phần, hơn nữa đang phi tốc phát triễn, chẵng biết khi nào sẽ xuất hiện [trăm tiểu hoàng đế, 3000 bá vương] như thời cuối Ân Thương..

Cũng bởi vậy, vốn ban đầu có ý cho Hoàng Hùng một chút ngáng chân hòng vơ vét thêm chút đỉnh từ Đại Nam Đồng Minh Hội, nhưng Hán đế Lưu Hoành cuối cùng vẫn phải lựa chọn bật đèn xanh toàn diện, thúc dục Hoàng Hùng mang theo càng nhiều lưu dân xuôi nam càng tốt, sau đó an phận làm chó giữ nhà, trâu cày ruộng để:

[Trống chỗ rãnh tay mà xử lý đám sâu mọt còn đang tàn hại Trung Nguyên của trẫm!]

Tháng 6, đợt tàu xe mang theo di dân xuôi nam cuối cùng tiến nhập Nam Dương, vùng đất vốn thuộc Dự Châu nhưng lại nằm trong quyền kiểm soát của Kinh Châu đại tộc.

Cùng tháng, thiên lý khoái mã từ Lạc Dương phi nhanh rời khỏi Tư Lệ, mang theo chỉ dụ của Hán đế đến các nơi:

[Lệnh triệu tập Tiền - Hậu - Tả - Hữu - Đông - Tây - Nam - Bắc, 8 vị Tây Viên giáo úy gấp rút thu quân quay về Lạc Dương chỉnh đốn, chuẫn bị hộ tống hoàng thượng du hành thiên hạ]

[Lệnh Hàm Đan quận, Hà Giang quận, Trung Sơn quốc, Ký quận, Tế Nam quốc, Trần quốc, Hứa quận,... hơn 20 vị Thái Thú, Tướng Quốc địa phương gấp rút chuẫn bị hành cung tạm thời]

[Lệnh tân nhiệm Ký Châu thứ sử Hàn Phức tại Hà Giang kiến giá, phương bắc quân sự đại thần Phiêu Kỵ tướng quân Hoàng Phủ Tung tại Trung Sơn tiếp giá, phương đông quân sự đại thần Xa Kỵ tướng quân Trương Ôn tại Tế Nam quốc tiếp giá]

Bởi lương thảo quân nhu cung ứng đã sớm được chuẫn bị từ cuối xuân, chỉ cần chờ Tây Viên chỉnh tề liền có thể xuất phát, vậy nên chẵng mất thời gian quá lâu, ngay vào cuối tháng 7, sau khi tế điện tại Hoàng lăng, đoàn du hành của Hán đế lập tức xuất phát.

Ở bến Diên Tân, mấy chục thương thuyền Đông Hải thương minh tài trợ từ 3, 4 tháng trước đã ngược dòng Hoàng Hà đến chờ sẵn, không mất nửa ngày đã đem hơn 3 vạn người qua sông, cũng tại bờ bên kia, đã chờ sẵn đoàn người là gần 2 vạn thảo nguyên chiến mã được Lưu Hoành gửi nuôi giấu tại phương nam từ mấy năm nay.

Lưu Hoành chẵng chịu nghĩ ngơi nhiều, vừa qua bờ bắc Hoàng Hà liền tựa như quay lại những năm tháng còn ở Hà Giang, thường cưỡi ngựa Hồ thổi sáo vi vu.

Hắn lập tức phát lệnh tách đoàn ra làm hai.

Tiền Hậu Nam Bắc 4 doanh hơn 1 vạn quân hộ tống người hầu và tùy tùng hướng thẳng đến Trung Sơn.

Bản thân thì thống lĩnh Tả Hữu Đông Tây 4 doanh, cưỡi ngựa lao nhanh đến Hàm Đan, chỉ trong vòng 1 ngày liền đến nơi, gây khiếp sợ cho thế gia đại tộc Hà Bắc, những người còn chưa chuẫn bị xong để ‘đón tiếp thanh tra’.

Mượn lý do cho con tế mẹ, trong thời gian ở lại Hàm Đan, hoàng đế Lưu Hoành tung đủ thứ chiêu trò oái oăm, hoặc dựa trên Nho lễ, hoặc phục dựng mưu sâu kế hiểm của Lưu Triệt và Lưu Tú khi trước trong việc trấn áp thế gia, khiến cho thế gia đại tộc đã phải chảy nước mắt vàng bạc lẫn máu ròng ròng.

Ví dụ như yêu cầu các nhà ra người ra tiền để xây dựng đài tưởng niệm Hoàng Hậu Vương Vinh, lấy lý do là Vương Vinh khi còn sống chưa được hưởng một ngày làm hậu nào.

Điều khó chịu là Hàm Đan chính là quê hương của Vương Vinh, con trai của nàng, hoàng tử Lưu Hiệp, ở một khía cạnh nào đó có thể coi là một đại diện tương lai của Hàm Đan, vậy nên thế gia nơi khác có thể ỡm ờ nhưng thế gia Hàm Đan là không thể nào ỡm ờ.

Mà bởi vì loạn Khăn Vàng, 8 thành thế gia nam Triệu lúc này đang tập trung tại Hàm Đan, 8 thành phải ủng hộ, 2 thành còn lại dám không ủng hộ chẵng phải là chìa cổ ra hô ‘ta có ý đồ xấu’ hay sao?

Sau khi xử lý xong đại tộc nam Triệu, mũi kiếm của Hoàng đế chỉ thẳng đại tộc bắc Triệu và U Yến, chuẫn bị tiếp tục khoái mã lao nhanh, bất ngờ tập kích Trung Sơn, ngày cả quê cha mẹ là quận Hà Giang cũng thẳng tay quăng ra ngoài lịch trình, tựa như ban đầu thêm vào chính là để tung hỏa mù lừa gạt mà thôi.

Bởi vì hoàng tử nhỏ Lưu Hiệp mới lên 5, chịu không nổi tàu xe vất vả, đành ở lại nhà ngoại Vương thị tại Hàm Đan.

Lưu Hoành nhân đó bố trí mấy nước cờ hay, hoặc chí ít là hắn nghĩ mình hay.

Hắn đầu tiên là thuyết phục con cả Lưu Biện ở lại Hàm Đan, bởi vì dù sao đứa nhỏ cũng chỉ hơn mới 10 tuổi, cho dù gắng gượng chạy đến Trung Sơn thì cũng không tiến được thêm, ảnh hưởng đến bố trí tiếp theo của hắn.

Lưu Biện sinh tính nhân hậu, lập tức nguyện ý ở lại chăm sóc em trai cùng cha khác mẹ.

Thế là Lưu Hoành lại cắt cử Thứ Sử Ký Châu Hàn Phức tạm đảm nhiệm thái tử thái phó dạy học Lưu Biện trong thời gian ở Hàm Đan, kỳ thực đây chính là lôi Viên thị xuống hố, chỉ cần Lưu Biện xuất hiện bất kỳ sơ suất gì thì Viên thị phải lãnh đủ. (P/s: Hàn Phức là học trò của Viên Phùng, môn khách của Viên thị)

Cuối cùng, Lưu Hoành giao cho Đại Tướng Quân Hà Tiến thống lĩnh những tư binh mà thế gia nam Triệu vừa mới bị ép ‘ói ra’, lệnh hắn đóng quân tại Hàm Đan, vừa chỉnh hợp huấn luyện, vừa kiêm bảo vệ cho Lưu Hiệp và Lưu Biện.

Ở trong tình cảnh như vậy, chỉ cần Lưu Hiệp rớt cọng lông, Hà Tiến thậm chí toàn bộ Hà gia khó mà thoát tội.

Huống hồ Lưu Biện cũng ở Hàm Đan, Hà Tiến làm sao đám để xảy ra vấn đề?!

Trước khi xuất chinh, Hà hoàng hậu đã mấy lần dặn dò Hà Tiến không được rời cháu trai nửa bước, bản thân Hà Tiến cũng biết Lưu Biện chính là hi vọng đưa Hà thị lên hàng truyền thế hào môn.

Lưu Hoành tự cảm mình tính toán không bỏ sót, giăng lưới bố cục đâm ngang chọt chéo xuất kỳ bất ý sánh với Lưu hầu Trương Tử Phòng ngày xưa, vậy nên trong lúc chỉ huy kỵ binh lao nhanh đến Trung Sơn còn không quên lấy chữ Lưu làm thơ, tiện thể phổ luôn một khúc nhạc theo phong cách nửa dân ca Hung Nô nửa dân ca nam Triệu mà Vương Vinh vẫn thường hát cho hắn nghe khi nàng còn trên đời.

Đương nhiên, đây chỉ là ngoài sáng, trong tối không biết có bao nhiêu Huyền Kính Ty lẫn đạo môn cao thủ đang hoạt động theo chỉ thị của y, hoặc giám sát Hàn Phức, Hà Tiến, bảo vệ hai giọt máu của hắn, hoặc tỏa ra bốn phía, ngăn chặn xử lý thám báo của thế gia đại tộc.

[Cái gì Tần Hoàng, Hán Vũ!!!

Tùy tùng kéo dài 10 dặm toàn một lũ đẹp vẻ ngoài mà không dùng được!

Nơi sa trường cưỡi kiệu ngồi xe chính là có ngựa tốt mà không dám cưỡi!

Đây mới gọi là kinh lý thiên hạ, đây mới gọi là thân chinh!!!]

Lưu Hoành không chỉ phi ngựa như bay mà hắn cũng bắt đầu thả bay tự mình, không hề biết rằng nếu có 1 cán cân và Doanh Chính lẫn Lưu Triệt ở bên cạnh, thì một mình hắn cũng xém có thể cân 2 người kia.

- ------------

Trong khi Lưu Hoành nối lại giấc mơ thuở nhỏ, thỏa chí phi ngựa ngoài ngàn dặm, thì tại Hàm Đan, trăng Trung Thu vàng vằng vặc soi sáng những nẽo đường.

Nơi đây từng là cố đô của Triệu quốc, suốt thời Chiến Quốc có thể xưng một câu Hà Bắc đệ nhất trọng thành.

Ngay cả Ký Châu trị thành hiện giờ là Nghiệp thành cũng chỉ nằm cách Hàm Đan vài chục dặm, đủ thấy vùng đất này chưa từng đánh rơi vị trí trung tâm Hà Bắc của mình cho dù Chiến Quốc kết thúc, Tần Hán giao thế 400 năm.

Lúc này hai đứa bé một lớn một nhỏ dắt tay nhau dạo quanh phố phường Hàm Đan, ngửa mặt nhìn ngó những đèn hoa được Thứ Sử Hàn Phức và thế gia đại tộc chuẫn bị nhằm làm vui lòng tụi nó.

Dưới những mái hiên mang theo Triệu phong cổ kính là những sạp hàng Trung Thu của người Hán, hoặc nói chuẫn nhất là những con em thế gia đại tộc và địa phương cường hào, xen lẫn không biết bao nhiêu Huyền Kính Ty.

Về phần dân thường thì xin lỗi, hai năm vừa rồi Hà Bắc bị Khăn Vàng quét ngang, dân thường không ngữa tay xin ăn hoặc cắt thịt nuôi quạ đã tốt, lấy đâu ra những bánh nướng, kẹo mật mà bán.

“Lưu huynh! Lưu huynh!

Ta muốn ăn cái kia!”

- Đứa bé nhỏ hơn, khoảng 4-5 tuổi, háo hức chỉ một gian hàng đang cắm một đống xiên que nóng hổi bốc mùi thơm phức, trên khuôn mặt thanh tú lanh lợi chớm nở những nét vui tươi hồn nhiên đúng tuổi, mỗi tội hai bên má và trán lấm lem lọ nghẹ, trông ngồ ngộ.

“Tốt!

Để ta đi mua!

Lưu đệ chờ chút!”

- Đứa bé khoảng 10 tuổi này trông càng buồn cười, lọ nghẹ trên mặt vẽ hoa vẽ bướm các kiểu, nhìn xa tưởng là đại vu phù thủy, nhìn gần cũng chả biết có phải hóa trang vi hành không hay là đang chọc cho mọi người chú ý.

Hai đứa bé thân mặc áo vải của con nhà nông, mặt bôi lọ nghẹ kiểu kỳ kỳ, bên hông giắt theo túi tiền rũng rĩnh, chung quanh lúc nào cũng có 7, 8 người tráng hán hoặc đạo sĩ lượn qua lượn lại.

Quả thật là không muốn người khác chú ý mà càng khiến người khác nghi ngờ!

Có điều cũng không sao, đây vốn là diễn, trên đường phố có quá nửa là người mình, phần còn lại cũng là người mình thuê hoặc bị mình khống chế.

Thế gia đại tộc nam Triệu hoàn toàn không lo lắng sẽ phát sinh bất ngờ đối với hai vị ‘tiểu Lưu Hoành’.

Lưu Biện và Lưu Hiệp cứ ngỡ rằng kế hoạch cải trang vi hành của anh em mình hoàn hảo vô khuyết, giọt nước không lọt, nhưng hiển nhiên là 2 đứa nhỏ kế thừa tính tự ngạo tưởng bở của cha tụi nó.

Thậm chí từ trước khi tụi nó hoàn thành kế hoạch chắp vá của chúng thì thế gia đại tộc nam Triệu, Hàn Phức và Hà Tiến đã chuẫn bị xong hết thảy từ khâu chính yếu đến kế hoạch dự phòng khi có biến rồi.

Chỉ là người tính sao bằng thiên tính trời ban!

“Lưu huynh.

Đồ ăn này không ngon!

Cái trước cũng vậy, nhai không nổi luôn chứ đừng nói là nuốt không vô!”

- Đứa nhỏ càu nhàu.

“Không ngon thì thôi đừng ăn nữa!

Sức khỏe của ngươi không tốt!

Để ta tìm cái gì ngon ngon cho ngươi bỏ vào bụng mới mau lại sức!”

- Đứa lớn thể hiện bản lĩnh làm anh, tiếp lấy đồ ăn trong tay đứa nhỏ... ném.

Nhưng tìm mãi cũng làm sao mà tìm được món ngon bởi khẩu vị của hai đứa nhỏ đã được định hình bởi những ngự trù đặc biệt, mà kỳ thực là đầu bếp của Hoàng Lạc Lâu, chuyên trị các món ăn phối hợp nguyên liệu đông tây nam bắc.

Sau khi đổi mấy con phố, ném mấy ký đồ ăn, đứa lớn bắt đầu oải, lựa chọn đường cong cứu quốc:

“Haizz!

Nếu không thôi về đi.

Ta bảo cửu cửu đến Nghiệp thành hỏi xem Hoàng Lạc lâu nơi đó dựng lại chưa”

“Đành vậy!”

- Đứa nhỏ cũng chấp nhận số phận.

Đối với trẻ con nhà giàu nhất thiên hạ thì Tết Trung Thu mà không được ăn ngon đã là một cực hình, còn đến mức không có cái gì chơi vui nữa thì so với tử hình cũng không sai biệt lắm.

“Trời ơi! Chán quá!”

- Thằng nhỏ hét toáng lên sau khi đi mỏi cả giò, phải leo lên lưng anh nó mà vẫn không tìm được một trò nào khác lạ chút chút.

Cũng phải thôi, Tết Trung Thu Hàm Đan lần này đâu phải do dân chúng tự phát tạo nên theo nguyện vọng trong lòng mà là do một đám lão già cổ hủ kiến tạo nên dựa theo suy nghĩ định kiến của các lão về [Một Trung Thu lành mạnh an toàn theo phong cách Nho môn dành cho Thái tử và Hoàng tử].

Vậy nên mặc dù khắp Hàm Đan đều giăng đèn, mỗi con phố đều có sạp hàng bày ra, nhưng không chỉ các mặt hàng và trò chơi lặp lại mà ngay cả kiểu dáng lồng đèn cũng y sì như cùng một khuôn đúc, khiến cho cả thành Hàm Đan và một con phố đơn lẽ cũng chả khác nhau là bao ngoài trừ yếu tố diện tích, thứ đã lừa hai đứa nhỏ đi xém gãy chân.

“Lưu đệ!

Không được kêu trời!

Có nhớ lời phụ H... à có nhớ lời phụ thân dặn không?”

- Mặc dù là lời răn dạy nhưng bởi giữa chừng bị gấp khúc thành thử tác dụng cũng chẵng được bao.

Thấy đứa em trai cả người ủ rũ trưng ra bộ mặt buồn buồn tủi tủi, Lưu Biện sinh lòng sót thương.

Từ khi biết nói biết đi thì hắn đã được gửi vào nuôi trong đạo quan, so với đám lão đầu tiên phong đạo cốt tầm tồn ma quái, ưa thích hơn thua với đời, thì Lưu Biện có thể xem là thiên chân vô tà, thậm chí nếu so đấu xem ai thuộc nhiều Đạo kinh hơn thì chưa chắc Tả đạo nhân qua được đứa nhỏ này.

Dù sao thì cũng mang gien nhà nòi, Lưu Hoành khỏi phải nói, Hà thị từ một đứa con ghẻ trong nhà đồ tể mà ngoi lên được chính cung Hoàng hậu hiển nhiên IQ cũng chẵng vừa.

Cha mẹ sinh con, môi trường nuôi tạo nên tính cách, Lưu Biện tuy thông minh sáng dạ nhưng không kế thừa thủ đoạn của hai bên nội ngoại, ngược lại, hắn ôn hòa nhân hậu.

Mặc dù chỉ mới thực sự được gặp nhau không tới nửa năm nhưng Lưu Biện bảo bọc quan tâm đứa em trai khác mẹ còn tận tâm hơn kẻ làm cha như Lưu Hoành, đến độ Hà Hiền mấy lần muốn hại Lưu Hiệp đều không biết làm sao cho phải, cuối cùng đánh chống mắt nhìn hai anh em quấn quít nhau nối theo đuôi Lưu Hoành rời đi chốn thị phi Lạc Dương.

Cách đây mấy ngày, nhìn thấy Lưu Hiệp lẽ loi một mình tế điện Vương Vinh, chính Lưu Biện đã nãy ra trong đầu kế hoạch dẫn đứa em tội nghiệp cải trang vi hành đi chơi Trung Thu cho khuây khỏa.

Kết quả không lường được Trung Thu là thế này đây!

Đang lo nghĩ trong lòng, Lưu Biện chợt thấy giống như có ánh lửa lóe lên ở đồi núi hướng Tây xa xa rồi chợt tắt, trong đầu hắn lập tức dội về những Trung Thu nơi đạo quan, Tả đạo nhân cho bầy đạo đồng đốt đèn trời thả lên cao để làm vui lòng Thái Tử nhỏ.

(P/s: Đèn trời xuất hiện từ thời Chiến Quốc, Trung Nguyên Giang Nam đều có. Không biết từ lúc nào bị hội cuồng Tam Quốc đem gán ghép cho Gia Cát Lượng. Có lẽ đèn Khổng Minh của Gia Cát Lượng đặc biệt hơn xíu nhưng nguyên lý đối lưu cơ bản của đèn trời chắc chắn không phải do ổng phát hiện ra)

- ------------

Đại Tướng Quân Hà Tiến giờ này hiện đang ‘khổ không thể tả’!

Tay của hắn phải vòng thật chặt, lưng của hắn chịu đánh giáng từng hồi liên tục, eo đùi của hắn thì bị bóp cấu bởi những thứ sắc lẹm như móng cáo, mặt của hắn thì bị tát gió tát nước cồn đỏ bừng bừng như tù nhân đang bị tra tấn.

Trong đôi tròng mắt mờ mờ mịt mịt bởi hơi men cồn của Hà Tiến là hình ảnh của một bầy quan lại địa phương xuất thân thế gia đại tộc nam Triệu, đang mời rượu gắp thịt cho nhau, nói cười toe toét, chủ yếu là ca tụng uy đức của vị đương thế Đại Tướng Quân.

Nơi đây hiển nhiên không phải hình ngục hay doanh trại quân đội mà là một trang viên vừa được thế gia đại tộc Hàm Dan quyên tặng cho Đại Tướng Quân làm hành dinh tạm thời.

Sáng nay doanh trại xây dựng xong, Tả Phong kiểm tra nghiệm chứng một vòng rồi lập tức phi ngựa rời đi báo cáo cho Lưu Hoành, kế đến Hà Tiến liền không dằn được lao vào nhậu nhẹt từ trưa đến tận bây giờ.

Đám thế gia đại tộc cũng thừa cơ mang các thứ ‘thông dụng’ lẫn ‘đặc sản’ lũ lượt đến cúng biếu chung vui Trung Thu cùng Đại Tướng Quân, hòng chen chân chọt mỏ vào quân doanh vừa xây, hi vọng có thể vớt vát lại những gì đã mất hoặc ít nhất là không tiếp tục mất mát những gì còn chưa rớt.

Mấy chục rương thứ gọi là ‘thông dụng’ đã chất kín phòng trong, một khi mở ra đồng loạt, đủ để làm chói mù mắt lão nhà giàu mới nổi.

Về phần ‘đặc sản’, hiện giờ hoặc bóp vai bá cổ vờn quanh Hà Tiến, hoặc đang nhảy múa lắc lư, gãy đàn thổi sáo, ngân nga những khúc Triệu khúc Hồ.

Lúc này chợt có tiếng hô:

“Báoooo!”

Một anh lính hớt ha hớt hải chạy vào sau đó lập tức bị quát đuổi ra ngoài và còn bị phạt đánh cho 200 hèo vì tội ‘cản trở Đại Tướng Quân bàn đại sự với sĩ phu Ký châu và anh hùng đất Triệu’.

Không sai! Là 200 hèo!

Chẵng biết là do Hà Tiến đã say choáng não hay là do hắn bị đám bạn nhậu tâng bốc quá độ từ trưa tới giờ thành ra ngông nghênh bá đạo, coi trời bằng vung.

Ít lâu sau, những người đang đứng bên ngoài phủ đợi mãi không có ai ra tiếp đón, nóng nảy đẩy cổng xông vào, khí thế hung hung, thần cản thì đạp bay thần, Phật cản thì quát lui Phật, đánh ai là người đó nằm nhưng không một ai chết, phong phạm cao thủ 10 phần.

Đám lính canh cũng chẵng vừa, bởi mới chứng kiến kết cục thê thảm của đồng nghiệp nên kiên quyết chống trả đến cùng, lợi dụng ưu thế quân số, dần dần vây lại đám cao thủ lạ mặt.

Chỉ tiếc trong phủ không có xạ thủ, bởi vì tất cả cung nỏ đều bị vận đi quân doanh lúc sáng sớm rồi để cho Tả Phong kiểm kê rồi, Hà Tiến quá vội cởi giáp đi nhậu, còn chưa kịp an bài sự vụ gì cả nên không có ai mang theo cung nỏ về.

Thành thử lính canh trong phủ chỉ có thể vây lại đám cao thủ rồi so đấu độ bền dai kiên trì, xem thử là bọn ta ngã hết trước hay là các ngươi mệt đổ trước.

Một vị trung niên nam tử vừa mới rời khỏi bữa tiệc để xã bớt những chất mụ mị trong người ra, từ chỗ nhà xí quay lại thấy cảnh huyên náo thì lấy làm lạ, lần mò quan sát rồi quát hỏi:

“Đạo chích phương nào?!

Sao dám làm càn trong trang viện của Điền thị ta???!

Có biết chữ chết chăng???!”

Đám cao thủ thấy được chuyển cơ lập tức có tiếng đáp lại:

“Chúng ta không phải đạo chích!

Phía trước là ai?!

Huyền Kính Ty phụng mệnh hoàng thường làm việc.

Có việc gấp bẩm báo Đại Tướng Quân!”

Chốc lát, Hà Tiến lim dim mắt cầm trong tay mẫu thư tín của Huyền Kính Ty đưa đến.

Đọc lần 1, hắn dụi dụi mắt, lắc lắc đầu.

Đọc lần 2, hắn cả người run run, hơi thở không thông.

Sau đó Hà Tiến vội vàng chống tay lên nhưng lại té lộn mèo như thể bợm nhậu lăn bờ mương, làm cho bàn tiệc bát đũa quăng ngã theo, đồ ăn rượu nước vương vãi khắp nơi, tờ giấy trong tay cũng tuột ra lúc nào chẵng hay.

Nhưng Đại Tướng Quân vẫn là Đại Tướng Quân, hắn ngóc cổ quát:

“Mau!

Lấy ta áo giáp!”

Sau đó là một mảnh quát tháo bát nháo cả lên, một lúc lâu, Hà Tiến mới dẫn theo binh mã lao về phía quân doanh bên ngoài thành.

Hắn không biết rằng bức thư tín mà hắn vừa đọc đã bị một trong số những người đưa tin nhanh tay lấy đi rồi tiêu hủy, và...

Đó cũng là lần cúi cùng Hà Tiến gặp được những ‘Huyền Kính Ty’ mà cả Tả đạo nhân lẫn Lưu Hoành đều không quen này.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play