Thể loại: Ngôn tình, cổ đại, ngọt sủng, cung đình hầu tước, hào môn thế gia, điền văn, mỹ thực, bình dân sinh hoạt, 1v1, HE Tình trạng bản gốc: Đang ra (36+ chương) Nguồn: W vanhh280295
Văn án
1. Mới 6 tuổi, Phúc Nhi đã tiến cung, thành một thành viên trong Thượng Thực cục, chuyên phụ trách ẩm thực trong cung.
Nàng cũng nghĩ mình cố gắng giữ mạng, sinh tồn ở nơi này cho đến 25 tuổi, dược thả ra cung, được tự do. Không ngờ nàng lại thoắt cái thành cung nữ Tư Tẩm cung, người dẫn đường về sinh hoạt phòng the cho Thái Tử, chính là người đầu tiên cùng Thái tử chung phòng, làm việc Chu công. Các cung nữ khác đều hâm mộ lẫn ghen tị, nói nàng sắp bay lên cành cao rồi!
Đúng là Phúc Nhi được bay lên cành cao thật nhưng được có vài ngày thôi, vua bị phản bội, bị chiếm lấy ngai vàng, Thái Tử cũng không còn là Thái Tử nữa mà trở thành phế Thái Tử.
Phúc Nhi là người phụ nữ duy nhất của phế Thái Tử nên đương nhiên là được đi "hưởng phúc" cùng Thái Tử ở kinh đô thứ rồi.
Sau 12 năm ở kinh đô thứ, Thái Tử đã trải qua bao thăng trầm, chịu đựng biết bao tủi nhục, nếm trải vô số khổ đau ở nhân gian, chỉ có người phụ nữ này vẫn mãi đồng hành cùng chàng. Mười năm sau Thái Tử lên ngôi Hoàng đế, các quan đại thần tuyển chọn tất cả phụ nữ quý tộc ở trong kinh để tiến cử làm hoàng hậu.
Đại hoàng tử đứng đầu hàng, Nhị hoàng tử kéo Tam hoàng tử, Tam hoàng tử lại nắm tay muội muội vừa mới biết đi, nói: "Phụ hoàng, người muốn bỏ nương ạ?"
Dù cho sau này Vệ Phó có thành Hoàng Đế, nắm toàn thiên hạ trong tay thì chàng vẫn nhớ rõ lúc mình bị dẫm đạp, bất lực đến nhường nào, người phụ nữ này nói với chàng rằng: "Dù người không phải là Thái Tử nhưng người đừng ghét bỏ ta nhá. Ta cũng không ghét bỏ người, ta nuôi người nhé?"
2. Ai cũng nói nàng được bay lên trời để hưởng phúc nhưng Phúc Nhi hưởng phúc được vài ngày thì Thái Tử đã trở thành phế Thái Tử.
Cây đổ chim bay, mọi người ai cũng được chạy thoát nhưng nàng - người phụ nữ duy nhất của phế Thái tử thì không.
May mắn thay họ vẫn còn sống sót và bị đày đến kinh đô thứ.Tay trái Phúc Nhi ôm con còn phế Thái Tử đứng bên phải: "Đi thôi, cùng ta về nhà mẹ đẻ nào."