Truyện được làm theo đam mê chỉ số đúng được 75% về nội dung, và ngôn từ sẽ không hề có độ chính xác
________________
chương 23
A Tá không biết chuyện gì xảy ra hồi đó, sau khi Đỗ Triết đến, anh đã từng túm lấy ông ta để hỏi rõ ràng, nhưng dù thế nào thì ông ấy cũng chỉ mở ra vài từ trong miệng, nhìn có vẻ như ông ta không liên quan trong việc này. Nhưng thực tế, ông ấy đã bị bệnh Alzheimer.
Đỗ Triết tức giận đến muốn phát điên, một là vì cậu và ông ta đồng loã, hai là quan hệ cha con nuôi trên giấy tờ của cậu.
A Tá mặt không biểu cảm, đặt bánh dâu tây sang một bên, ngồi xuống bắt đầu gọt táo, Đồ Dụng giữ tay cậu hỏi đông hỏi tây, cậu chỉ thở dài sốt ruột nói: "Lão đầu tử, có muốn ăn táo không"
"Ngươi thật là hung dữ."
Đồ Dụng nghiêng đầu, ủ rũ ngồi ở mép giường, ôn nhu nhìn ra ngoài cửa sổ.
“Vậy người ăn hay không?” A Tá giả bộ cho vào miệng, "Không ăn, ta liền ăn.."
Đồ Dụng nhanh chóng chộp lấy nó, cắn một miếng lớn rồi phun nước táo từ kẽ rằng ra, kẽ răng thưa còn sắc hơn cả người trẻ tuổi.
A Tá hít một hơi lấy khăn giấy lau tay, nhân viên chăm sóc ở bên cạnh nói: "Ông ấy rất thích táo tiên sinh cắt."
Đó là bởi vì ông ta không muốn cắt nó!
Lão đầu tử quá lười biếng, khi cậu hai tuổi liền bị sai đi nấu cơm rán trứng luộc rau, về phần vì sao còn nhớ tới chuyện năm hai tuổi, cậu thật sự không nhớ rõ. Ông ta ngày nào ông cũng khoe đi khoe là nhặt được đứa con trai hữu dụng, biết chiên trứng, luộc rau lúc hai tuổi, rửa chén và nấu cơm lúc cậu ba tuổi, và có thể làm mọi thứ vào năm cậu bốn tuổi.
(*Hoang mang nặng luôn á mọi người 2 tuổi vào bếp, tui dịch mà còn hết hồn lun ấy, cái này có được xếp vào tài không đợi tuổi không 😱😱😱)
Giống như một tiếng chuông hồi ức, làm cậu có thể ghi nhớ nó mãi.
Đối với chuyện nhặt được cậu, lão đầu tử dường như không có nghĩ tới việc giấu diếm, mỗi ngày đều cười lớn bên tai cậu một câu chuyện sau lưng về cuộc đời của cậu.
Tình huống này chính là cái ngày lão đầu tử lười biếng, đến 42 tuổi liền nộp đơn vào cô nhi viện nhận nuôi đứa nhỏ, cậu lúc đó còn nhỏ ở cô nhi viện, chỉ mới hai tuổi. Ông ta nhìn có vẻ vừa lòng, có thể để cậu làm một số việc cho ông ta, với lại tuổi cậu thì không thể nhớ gì về việc trước kia nên lập tức nhận nuôi cậu.
Trên con đường trưởng thành của chính mình, ông ta không ngừng nhắc nhở rằng phải biết ơn người nuôi cậu thành người, nên sau này sẽ phải chu cấp lại cho ông ta
Nói đến vấn đề “chu cấp” này, A Tá cũng hơi bối rối.
Nếu ông lão quá lười biếng và không muốn làm việc, đem mọi thứ bán cho người khác, cậu phải làm gì nếu ông ta không còn đồ ăn? Khi còn trẻ, cậu bị ông ta đẩy đi làm việc ở nhà người khác. Tay cậu nứt nẻ vào mùa đông và bong tróc vào mùa hè, nhưng cậu cảm thấy ở nhà của người khác đặc biệt tốt. Ngoài những thứ xa hoa không được đụng vào, thì ít nhất có đồ ăn đủ dùng, người ta thấy cậu ăn như hổ đói, đôi khi nghĩ rằng có nơi có nạn đói trong thời đại yên bình này.
Khi đến ngày có lương hàng tháng, ông ta sẽ xuất hiện đúng giờ, đứng bên cạnh cậu, đếm một xấp tiền một hoặc hai nhân dân tệ, và hứa sẽ đưa cậu đi ăn một bữa ngon, cậu rất mong đợi, vui vẻ chờ. Nhưng ông ta chỉ mua một chai nước ngọt bên đường. Về nhà để cậu tự nấu cháo khoai lang.
Khi lớn hơn, vóc dáng cậu trở nên cứng cáp hơn, ông ta rủ cậu ra ngoài làm thêm, nhưng cậu lại thích học, không muốn bỏ sách vở, không muốn ra ngoài làm việc, bỉ ăn cũng không ngại, vác sách lên núi vừa đọc vừa hái một ít rau rừng về ăn sống, ông ta thấy vậy không vừa lòng, về nhà đánh cậu tơi tả một trận ở thắt lưng.
Sau một thời gian, ông ta nghe nói ở thành phố có nhiều cơ hội việc làm nên đã đưa cậu lên thành phố và kêu cậu ra ngoài làm việc, cậu bí mật tiết kiệm học phí bằng cách đi làm thuê khắp nơi, mà số tiền kiếm được cũng không đủ nuôi ông ta nhậu nhẹt suốt ngày, cứ than vãn mãi.
Ông ta sẽ gọi anh là đồ vô dụng, mắng rằng mẹ ruột của cậu chắc chắn đã sinh ra cậu với một người không biết mặt, rồi ném cậu vào cô nhi viện, còn mắng cha ruột của cậu hẳn là một người không ra gì, kiếp trước đã làm gì ác nên giờ sẽ bị quả báo nói chuyện chẳng vui vẻ gì, sẵn có thắt lưng trong tay, càng dễ đánh đập cậu hơn, mắng nhiếc cậu.
Sau đó, thắt lưng dần chuyển sang một màu đỏ thẫm, sẹo mới chồng sẹo cũ. Trước khi ông ta đổi sang vũ khí lợi hại hơn, học thức cậu đã vượt trội hơn hẳn và được nhận vào một trường đại học xa nhà.
Thế nên A Tá đôi khi cũng bối rối, không biết là ai nuôi ai, đây có phải là suốt đời để ông ta bám mãi
Nhưng xét khách quan mà nói, ông ta không phải cái gì cũng không biết làm. Vì như lúc nhỏ lỡ làm rơi quần áo xuống sông rồi bị té, chính vào mùa đông ông ta đã đâm xuống nước sông lạnh giá cứu mạng cậu rồi sau đó ném cậu lại xuống nước. Mùa hè năm sau cũng vẫn vậy, chết đuối đối với cậu cũng không thành vấn đề, cho nên dựa vào bản năng sinh tồn đơn thuần, cậu đã luyện được kĩ năng bơi, trở thành một vận động viên bơi lội trẻ tuổi ở trường.
Đương nhiên, vinh quang đó đều là trước kia, hiện tại thả cậu xuống nước, thì chỉ có đợi ngày vớt xác cậu.
Chính vì những điều tốt đẹp mà ông ta đã ban cho cậu, mà cậu đã không thể quá tàn nhẫn khi nhìn thấy ông ta lang thang trên đường phố. Cậu đã đưa ông ta vào viện dưỡng lão, giữ khoảng cách thích hợp và không để ai để mắt tới.
Đồ Dụng liếm đầu ngón tay một cái, ra hiệu với hai bàn tay trắng: "Xong rồi."
Sau khi cho ông ta ăn xong táo, thì đến lượt mình ăn bánh dâu.
A Tá đang định tìm một chỗ thưởng thức món ngon của mình, liền nói: "Tôi về trước, người ở lại đây, lần sau tôi sẽ lại tới."
Đồ Dụng hỏi: "Nhu Nhu ở đâu?"
Tốc độ đi bộ của A Tá chợt dừng lại, nhưng cậu không ngờ rằng ông ta sẽ nhớ đến Nhu Nhu.
Khi Nhu Nhu còn rất nhỏ, lúc nào cũng không thể sống thiếu người, không thể để Nhu Nhu ở nhà một mình, nên cậu đã từng đưa Nhu Nhu đến đây. Ông ta nhìn là thương, nhưng thề có trời cậu không muốn để hai người gặp nhau.
Theo lý mà nói thì cả hai đã gặp nhau một hai lần, ông ta nhớ rằng A Tá vẫn nghi ngờ bệnh này của ông thật hay giả, sự cảnh giác của người bảo vệ con mình lập tức dựng hàng rào phòng thủ
A Tá nhìn chăm chú vào ông ta, nói: "Nhu Nhu nào, ông đừng nói bậy "
“Cháu gái tôi!” Đồ Dụng đưa tay ra hiệu lẩm bẩm điều gì đó khó hiểu, đầu nghiêng dần sang phải, ánh mắt nhìn về phía hộp bánh cạnh bàn. Bảy từ cuối cùng mà A Tá nghe rõ nhất là là "Tôi đói rồi, muốn ăn bánh ".
A Tá lập tức cầm bánh ngọt trên tay: "Không được, đây là của tôi. Ông có thể ăn táo kia của mình."
Đồ Dụng đè mạnh giọng: "Tôi muốn ăn."
A Tá nhanh chóng đứng lên: "Tôi đi đây."
Đồ Dụng gần: "Ta ăn lê."
A Tá đành phải nhượng bộ thỏa hiệp, Ngồi lại gọt lê cho ông ta, một vòng tròn xoắn ốc vỏ lê nối liền với thịt lê.
Nhân viên yêu cầu cậu ra ngoài, nói rằng hợp đồng có vấn đề cần nhờ cậu ký một cái mới.
Qua lại năm phút, hộp bánh dâu tây được mở ra, ở giữa chỉ còn lại một miếng giấy bảnh trong suốt, bên miệng có thể nhìn thấy phần kem còn lại. Đầu ngón tay chọt chọt quả dâu tây mà cậu đang nghĩ tới, tức giận chỉ vào ông ta giọng điệu không mạnh bạo lắm.
Đồ Dụng nghe tiếng hét này, nhanh chóng cho luôn vào miệng rồi nuốt nó. Quả dâu tây đã biến mất trước mặt cậu.
A Tá cầm hộp bánh rỗng tuếch, hy vọng một năm ngon lành của cậu đều dâng lên miệng ông ta, thậm chí còn liếm sạch không còn một chút kem.
Cậu không vui, rất không vui, vừa tức giận vừa bực bội nói: "Lão đầu tử, không phải đã gọt lê cho ông sao!"
"Cái bánh ngon quá."
Cậu không biết nên cười hay khóc, đây lqf một kẻ kén ăn sao?
Đồ Dụng thấy cậu hờn dỗi không nói nên lời, kéo tay cậu đau lòng nói: "Ta sinh nhật muốn ăn bánh ngọt. Bánh ngọt ăn ngon."
Vì vậy, quà sinh nhật của tôi, ông muốn ăn bánh? Quá trêu ngươi rồi!!!!
A Tá không nói lời nào, ném bộ quần áo mới mang đến cho ông ta, cầm hộp bánh trống rỗng bỏ đi, cậu không thèm quay đầu lại nhìn. Đi tàu cao tốc về đến nhà giận dữ đóng sầm cửa lại, ngồi xổm xuống ngửi mùi thơm của hộp bánh.
Sau đó thở dài, lấy trong tủ ra một cây nến, đặt vào giữa cốc thủy tinh, để lên hộp bánh trống không.
Tắt hết đèn, chỉ còn ngọn nến đang cháy đung đưa trong gió.
Thần thờ nhìn ngọn nến nóng rực, chậm rãi chắp hai tay, nhắm mắt ước nguyện rồi tự mình ngâm nga bài hát chúc mừng sinh nhật, vang vọng trống rỗng trong căn nhà nhỏ yên tĩnh, rồi cúi đầu thổi một hơi "vù" rồi khoanh tay ngồi gục mặt trên bàn.
Nhu Nhu là một đứa trẻ sinh non. Ngày dự sinh là 27 tháng 6. Vì sinh non nên sinh nhật của Nhu Nhu tình cờ trùng với cậu, đó là Ngày Thiếu nhi hàng năm,
Nghĩ đến đó, A Tá nhếch mép, Nhu Nhu hẳn là rất muốn ra sớm để gặp mặt người cha là cậu.
Nói như vậy, nếu Nhu Nhu không sinh vào ngày này, có lẽ cậu đã không nhớ rõ ngày này cũng là sinh nhật của mình, cũng không có may mắn nghe được Đỗ Triết chúc mừng sinh nhật.
Mặc dù nó thực sự được nói với Nhu Nhu, nó cũng có thể ngầm được xem là nói với cậu.
Đối với cậu, sinh nhật những năm trước chỉ là một dãy số trên tờ khai sinh, sau này trở thành ngày thầm thương trộm nhớ ăn một chiếc bánh dâu nhỏ.
Cậu cúi đầu sở lên cái bụng xẹp xuống của mình, sinh nhật năm nay, cậu chỉ có thể sững sờ nhìn hộp bánh trống rỗng.
May mắn thay, cậu đã mỉm cười cho qua, ít nhất mong muốn được nằm yên lặng vài giờ trên giường có lẽ vẫn nên thành hiện thực.
(Có ai thấy nhói tym chứa, chứ tui nhói lắm rồi, mặt dù đọc rất nhìu lần mà vẫn nhói đau🥺🥺)
Tác giả có điều muốn nói:
_ Tại sao không mua thêm một miếng bánh dâu tây?
_ Vì nó đắt.
_ Tại sao Tá Tá được viết lách một cách tuyệt vọng và nghèo khổ?
_ Bởi vì cậu ấy không chỉ phải trả tiền hỗ trợ cuộc sống, mà còn phải lo viện dưỡng lão cho cha nuôi của mình.
_ Tại sao người cũ tệ bạc như vậy mà vẫn quan tâm đến ông ta?
_ Bởi vì khi nhìn thấy một con chó con đi lạc, tôi luôn muốn mang nó về nhà nuôi nấng, chưa kể người ấy đã từng ngày đêm hòa thuận. Nhưng ông ta lại luôn lừa cậu ấy, khi không còn cách nào giải quyết liền đành bỏ qua, cậu ấy sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để gửi ông ta vào viện dưỡng lão.
Mong mọi người đừng mắng Tá Tá của tui.
______________
00:00
Không biết giờ ai còn thức để biết đến truyện này 🥺🥺
Tui sẽ cố chăm ra đều đều hằng ngày
Đọc xong chúc mọi người ngủ ngon 😴😴
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT