MINH HÔN - HỦ TỤC RÙNG RỢN VẪN CÒN TỒN TẠI ĐẾN NGÀY NAY.

Minh hôn hay còn được biết đến với tên âm hôn. Cũng tức là tìm vợ hoặc chồng cho người đã chết, chỉ nghe thôi đã đủ thấy lạnh người. Phong tục này bắt nguồn từ chuyện các cặp đôi sau khi đính hôn, chưa kịp làm đám cưới thì đã vì sự cố mà qua đời.

Người lớn tuổi cho rằng, nếu không thay người vợ hoặc chồng tìm ấy hoàn thành việc kết hôn, thì hồn ma của họ sẽ không được siêu thoát, hiện về tác quái, làm gia đình không được yên ổn. Vì vậy nhất định phải cử hành nghi thức minh hồn cho họ, cuối cùng chôn cả hai cùng một chỗ, để cả hai trở thành vợ chồng danh chính ngôn thuận, cùng hợp táng với nhau. Cũng là để tránh mồ mà hai bên nam nữ thành đấm mồ cô độc.

Tấm hình '1 này được chụp ở Quảng Đông vào khoảng năm 1930-1933, cô gái bên phải sinh ra trong một nhà giàu có, không chỉ vậy cô còn là con gái một, người nam là chàng trai nổi tiếng khắp thôn vì vẻ ngoài lịch lãm, nhưng gia cảnh không tốt. Cô gái nhà giàu chẳng may qua đời, sau khi cô đời được khoản 10 ngày, người nhà cô gái cho bà mối tìm người để tổ chức minh hôn cho con gái, người nam đã tới ở rể và kế thừa gia sản của gia đình cô gái.

Cũng theo phong tục ngày xưa ở Trung Quốc, thanh niên nam nữ chưa lập gia đình mà chết là điềm không lành, nhà giàu có sẽ tìm người sống gả hoặc cưới chồng/ vợ cho con mình, còn nhà nghèo sẽ tìm những người đã chết để tổ chức đám cưới cho cả hai bên.

Tấm hình 2 được truyền trên mạng là dùng giá chống xác cô dâu lên để chụp hình, tuy nhiên sau này được chứng thực chỉ là tin vịt, trên thực tế hai người trong hình là một đôi vợ chồng sống ở Sơn Tây. Tạp chí địa lý Trung Quốc từng dùng tấm hình này để giới thiệu về phong thổ Sơn Tây.

Nghi thức âm hôn chưa bao giờ trở thành một phong tục chính tức. Âm hôn tuy tính là chuyện vui, nhưng thực tế lại là sự hỗn hợp giữa hai nghi thức đám cưới và đám tang. Ở mức độ nào đó hoàn toàn phụ thuộc vào việc gia chủ muốn sắp xếp thế nào.

Nghi thức âm hồn thời cổ đại rất khác biệt, đầu tiên phải có bà mối giới thiệu, hai bên gia đình trao đổi danh thiếp, xem tuổi để chọn ngày kết hôn, sau đó lấy long phượng thiếp rồi trao đổi lễ vật đính hôn. Nhà trai đưa lễ vật cho nhà gái, một nữa là tơ lụa, gạo dầu, vàng bạc; một nữa là vải, kẹp, quần áo, mỗi thứ một món, hai hộp gấm bên trong là hoa tai, vòng tay, nhẫn, trâm và những trang sức khác được làm bằng giấy.

Thời gian tặng tín vật đính hôn vào nửa đêm, sau khi đưa đến, nó được đốt trước cửa nhà gái hoặc mộ cô dâu. Còn khi truyền tin, nhà trai sẽ đưa lồng ngỗng, rượu, bánh long phượng, giò,.... những thứ này đều là thật. Chỉ có quần áo, trang trức là bằng vàng mã.

Nhà giá sẽ tặng lại của hồi môn, thường đều là làm bằng giấy, sau khi đưa tới nhà trai, sẽ bày nửa ngày trước bài vị hoặc ảnh chụp của “Tân lang”, sau đó quà cưới được lấy xuống đi vòng quanh nhà trai một vòng, rồi được đội nhạc dẫn đường đi đến quảng trường gần nhất đốt.

Tuy nhiên những nghi thức này có thể giản lược đi, nhưng nghi thức cưới là không thể thiếu. Ban ngày sẽ tổ chức tiệc chiêu đãi thân hữu, trước cửa nhà bày một cỗ kiệu. Trong phòng cưới sẽ cúng bách vị, đối diện giường sẽ đặt cái bàn nhỏ, để ảnh chụp hoặc bài vị của tân lang, bên trên bày hai mâm táo đã gọt và bánh hỉ. Ngoài ra còn phải có một đoá hoa đỏ phần tua rua ghi tân lang.

Phía nhà gái đặt bài vị hoặc ảnh chụp của “tân nương”, cũng bày bàn cúng như trên, cũng có hoa đỏ ghi tân nương.

Sau khi tiệc tàn, kiệu hoa được nâng từ nhà trai sang nhà gái, do bà mối nhận bài vị hoặc ảnh chụp của tân nương đặt lên kiệu. Lúc này cha mẹ tân nương phải khóc to đuổi theo ra cửa, hệt như lúc làm đám cưới bình thường.

Kiệu được nâng về nhà trai, tiếp tục do bà mối nâng ảnh chụp hoặc bài vị của cô dâu xuống, đặt song song với hình chụp hoặc bài vị của tân lang. Sau đó dùng dây đỏ quấn lấy hai bài vị hoặc hình lại cùng một chỗ, treo lên dây đỏ và vàng. Xong nghi thức dắt tơ hồng, bà mối sẽ dâng hương bái lạy xem như cả hai vợ chồng đã bái thiên địa.

Cuối cùng người nhà sẽ cầm rượu hợp cẩn, bánh con cháu, mì trường thọ, bày trước ảnh chụp hoặc bài vị của cặp vợ chồng. Nếu hai bên có em trai hoặc em gái thì phải gọi ra quỳ bái vợ chồng mới cưới. Thân gia hai nhà cùng nhau chúc phúc.

Sau khi cử hành hết toàn bộ nghi thức bên trên, hai nhà sẽ chọn ngày hoàng đạo để khai mả, đúng giờ hoàng đạo thì nhấc quan tài nhà gái lên, hất một thau nước sạch, ném hai quả táo xuống đất. Cùng lúc này hai bên thân hữu giơ cao hoa đỏ và tiền giấy lên. Nhà trai thì lấy thêm một phần một bên trái mộ tân lang, đợi linh cữu đằng gái đến thì cho nhập huyệt, tiến hành nghi thức hợp táng. Sau khi táng xong, tức khắc cúng hoa quả và rượu, đốt giấy đỏ, cử hành lễ tế mừng hợp táng. Cha mẹ hai bên và thân hữu vừa khóc vừa nói chúc mừng. Đến đây toàn bộ nghi thức âm hôn mới xem như kết thúc.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play