(1) CẢM GIÁC HỤT CHÂN, RƠI TỪ TRÊN CAO XUỐNG.
Mô tả hiện tượng: Đôi khi chúng ta cảm giác như mình bị rơi từ trên cao xuống với cảm giác rất chân thực và sợ hãi đến khi tỉnh giấc. Hoặc cảnh tượng mơ mình đang bay nhưng bị vấp ngã và rơi xuống rất khó chịu.
Tại sao xảy ra hiện tượng này: Quá trình ngủ cũng giống như chúng ta đang "chết dần", bởi vì lúc này, nhịp tim và hơi thở chậm, xuống ở mức rất thấp.
Điều này đã khiến bộ não cảm thấy hoảng sợ và truyền dẫn tín hiệu để kiểm tra xem người đó còn sống hay không, và đánh thức cơ thể, các cơ bắp thức giấc.
(2) BÓNG ĐÈ.
Bóng đè khiến cơ thể sợ hãi, mệt mỏi.
Mô tả hiện tượng: Bạn bất chợt tỉnh dậy vào ban đêm nhưng lại không thể cử động cơ thể. Thêm vào đó, người bị bóng đè còn cảm thấy khó thở và nhìn thấy các ảo giác đáng sợ giống như có ai đó trong phòng.
Giải thích: Các nhà khoa học giải thích, hiện tượng bóng đè xảy ra khi bộ não của con người tỉnh, dù lúc đó cả cơ thể vẫn đang trong trạng thái ngủ. Do đó, khi não bộ gửi các tín hiệu cử động xuống chân tay thì những bộ phận này vẫn chưa tỉnh. Điều này dẫn đến hiện tượng cảm thấy nặng nề, tê liệt toàn thân.
Theo ước tính, có khoảng 7% dân số thế giới cho biết đã gặp phải tình trạng bóng đè. Người ta cũng cho rằng hiện tượng này liên quan đến tư thế nằm ngửa khi ngủ.
(3) MỘNG TRONG MỘNG.
Đây là một hiện tượng nằm mơ thấy mình đang mơ.
Mô tả: Bạn đang nằm mơ thì bất chợt tỉnh giấc nhưng kỳ lạ là bạn đang tỉnh mộng ở trong một giấc mơ khác. Hiện tượng này khá phổ biến và có khá nhiều người gặp phải hiện tượng tỉnh giấc trong mộng.
Giải thích: Giới khoa học hiện vẫn chưa tìm ra được lời giải thích chính xác nhất cho hiện tượng lạ này.
(4) MỘNG DU.
Mô tả: Trạng thái lúc này của cơ thể trái ngược lại với bóng đè, tức là phần ý thức đang ngủ nhưng cơ thì không bị liệt.
Những người mắc chứng mộng du thường đột nhiên rời khỏi giường ngủ, di chuyển và làm các công việc thường nhật như dọn dẹp, đi bộ hay thậm chí là bước ra khỏi nhà trong tình trạng mắt vẫn nhắm nghiền lại.
Điều này thường rất nguy hiểm. Sau khi tỉnh dậy vào buổi sáng, họ sẽ không nhớ bất cứ việc gì đã làm trong quá trình mộng du vào ban đêm.
Giải thích: Hiện tượng xảy ra khi não bộ vẫn ngủ, còn các cơ bắp thì đã thức dậy. Có khoảng 4,6% - 10,3% dân số thế giới mắc chứng mộng du, trong đó, tỷ lệ cao nhất là ở trẻ em. Hiện nguyên nhân và phương pháp điều trị mộng du vẫn chưa thực sự rõ ràng.
(5) CHỨNG NGƯNG THỞ LÚC NGỦ.
Ngưng thở trong lúc ngủ có thể rất nguy hiểm.
Hiện tượng: Đây là trạng thái ngừng thở đột ngột trong giấc mơ khiến bạn thức dậy. Nếu thường xuyên gặp phải hiện tượng này, có thể khiến chất lượng giấc ngủ giảm xuống, cảm giác não thiếu oxy trong khi ngủ. Ngoài ra, ngưng thở lúc ngủ cũng có thể gây áp lực lên động mạch và các vấn đề về tim.
Giải thích: Những người già, người béo phì hoặc người thường hút thuốc lá thì có nguy cơ mắc phải hiện tượng này cao.
Trong khi ngủ, các cơ ở hầu thư giãn, nhưng đôi khi có thể dẫn đến tắc nghẽn đường thở tạm thời. Có một số cách để có thể giảm chứng ngưng thở lúc ngủ là chơi didgeridoo, một loại nhạc cụ của Australia.
(6) GIẤC MƠ BỊ TRÙNG LẶP.
Mô tả: Những giấc ngơ tuy khác nhau nhưng lại tồn tại những điểm tương đồng và được lặp đi lặp lại.
Những giấc mơ lặp đi lặp lại phản ánh chi tiết, vấn đề bị bỏ quên ở thực tại.
Giải thích: Các nhà tâm lý học tin rằng, bộ não sử dụng những giấc như giống như một công cụ để nhắc nhở chúng ta về những điều đã bị bỏ quên trong cuộc sống. Vì vậy, những giấc mơ sẽ được lặp đi lặp lại cho đến khi người chủ giải quyết xong sự việc ở hiện thực.
Ngoài ra, khoa học cũng chứng minh việc làm này là 1 cách để ta nhớ lại những sự việc bị bỏ quên
(7) NÓI MÊ NÓI MỚ.
Nói mê có thể vô tình để lộ bí mật.
Mô tả hiện tượng: Người bị suy nhược cơ thể thường không biết gì về hiện tượng này và không nhớ gì sau khi tỉnh dậy. Nói trong lúc ngủ không gây nguy hiểm về mặt tâm lý, mặc dù người gặp vấn đề như vậy có thể lo lắng về việc để lộ bí mật.
Giải thích: Đàn ông và trẻ em là hai đối tượng dễ mắc nói trong lúc ngủ nhiều nhất với lý do căng thẳng trong cuộc sống. Tinh thần của những người này đang cố chống lại những gì mà họ không đồng ý trong thực tế.
(8) ĐỘT NGỘT GIÁC NGỘ TRONG LÚC NGỦ.
Đôi khi, người ta có thể ngộ ra một giải pháp, hay nút thắt để gỡ rối vấn đề.
Hiện tượng: Đôi khi, chúng ta không thể tìm ra một giải pháp cho vấn đề trong một thời gian dài và luôn nghĩ về nó. Sau đó, trong giấc mơ, não bộ cho chúng ta đầu mối về phần quan trọng của vấn đề đó.
Dmitri Mendeleev, một nhà hóa học và nhà phát minh nổi tiếng người Nga, đã bị ám ảnh về việc tạo ra một bảng các nguyên tố định kỳ. "Cha đẻ của bảng tuần hoàn hóa học" đã nhìn thấy nó trong một giấc mơ. Điều tương tự cũng đã xảy ra với nhà hóa học August Kekulé khi ông mơ ước một công thức cho benzen.
Tại sao xảy ra hiện tượng này: Đôi khi tiềm thức của chúng ta biết câu trả lời, mặc dù chưa thật sự nhận thức được. Trong thời gian ngủ, tiềm thức hoạt động tích cực hơn và có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn.
Thời gian luôn là thứ khó giải thích trong cuộc sống, như sự trường tồn hơn 10 năm của công trình này.