Anh Quế cố gắng hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt, để hai bàn tay lên trước ngực anh Mừng mà ép lấy ép để, hy vọng anh Mừng sẽ hồi tỉnh:- Hãy thở ra một hơi, dù chỉ một hơi thôi cũng được, em cầu xin anh, anh ơi.Đó là những lời anh Quế đang gào thét ngay lúc này.
Nhưng mọi sự cố gắng của anh Quế đều vô ích, tiếng cầu cứu thất thanh của anh khiến cho bố mẹ của chị Huệ hoảng hồn chạy từ nhà dưới lên, chị Huệ cũng vội vàng từ phía cổng nhà tiến vào bên trong.
Thấy anh Quế hai tay đang ôm chặt lấy thân xác của anh Mừng mà kêu khóc, nước mắt nhạt nhòa.
Trong đầu mọi người đều lờ mờ phán đoán được đã có chuyện chẳng lành xảy ra đối với anh Mừng.
Chị Huệ và hai bác thông gia vây xung quanh đều gấp gáp hỏi han anh Quế đủ thứ, nhưng đáp lại lời mọi người chỉ có tiếng nấc bi thương của anh Quế.
Anh vẫn điên cuồng mà ép tim cho anh Mừng, cố gắng sơ cứu, đến hơn mười năm phút sau khi cả thân thể của anh Mừng bắt đầu nguội lạnh, ngực không phập phồng, miệng không hít ra thở vào, hai đồng tử bắt đầu giãn ra, mạch không còn đập đây chính là dấu hiệu cơ bản để nhận biết một người đã tử vong.
Với khuôn mặt thấm đẫm bởi nước mắt, anh Quế run lẩy bẩy ngước nhìn mọi người, khó khăn, nghẹn ngào thốt ra một câu:- Anh…anh Mừng chết, chết rồi.Vẫn đoán rằng đã có chuyện xấu xảy ra với anh Mừng, nhưng không ngờ đến mức chết người như thế.
Chị Huệ run lẩy bẩy, không tin vào điều anh Quế vừa nói, dồn dập hỏi lại anh:- Cái gì? Cái gì cơ? Anh Mừng làm sao mà chết được? Chú đừng có nói hươu nói vượn? Hai anh em nhà chú hết việc, bày trò trêu bọn tôi đúng không? Mới rồi còn tỉnh táo nói chuyện bình thường cơ mà.
Sao…sao lại như thế được?Anh Quế lắc đầu, đưa tay gạt nước mắt, bần thần đáp lời:- Không biết, em làm sao mà biết được, đang ngồi uống trà, anh ấy mới uống được một hớp, còn chưa hết được chén, tự nhiên, tự nhiên lăn ra co giật, sùi bọt mép, rồi, rồi chết.
Anh ấy chết trước mặt em luôn.Nghe anh Quế xác nhận lại một lần nữa anh Mừng thực sự đã tử vong, chị Huệ đang đứng bất chợt mất thăng bằng ngồi phịch xuống dưới đất, còn hai bác thông gia thì trợn mắt, há hốc mồm, rồi khóe mắt bắt đầu đỏ hoe, từng dòng lệ bắt đầu rỉ ra.
Anh Quế thì khỏi phải nói nữa rồi, anh chỉ biết ôm chặt lấy xác anh mừng mà kêu rên đau đớn.
Âý khi mọi người ở trong nhà đang chìm đắm vào trong sự đau thương, thì từ ngoài cổng bỗng vang lên tiếng chân người huỳnh huỵch, rồi tiếng kim loại vang lên leng ka leng keng, như kiểu người ta đang kéo một cái dây xích ở trên nền đất vậy.
Rồi một tràng cười man dại phát ra:- Á ha ha, í hi hi.Nửa đêm gà gáy canh thâu.Hồn lìa khỏi xác để sầu cho nhauGiữa trưa không nắng buồn rầuMạng kia tao bắt chẳng cầu được tao.Á hi hi, a hí hí.Kèm theo đó là một giọng nói khiến những người đang có mặt ở đây ngẩn người ra.
Kẻ nào? Kẻ nào lại đứng trước cổng nhà mà cười như thế? Ác nhân ác đức đến như vậy, có biết là gia đình vừa có người thân vừa qua đời hay không? Chị Huệ nước mắt lưng tròng, nổi điên đứng ở trong nhà chửi ra:- Tổ cha nhà mày, cái đồ thần kinh kia, đốt nhang nhà tao giờ còn ở ngoài đấy mà cười à? Tiên sư nhà mày cái quân thất đức, còn không cút, một hồi bà ra, bà chôn sống mày.Bố mẹ của chị Huệ cũng bị việc này làm cho tức giận, nhanh chóng hỏi xem rốt cuộc là nhà nào trong làng, để cho hai ông bà qua nói chuyện phải trái, cùng lắm là báo cho trưởng thôn, để phân rõ rạch ròi đầu đuôi chuyện này, cạch mặt nhau ra, từ nay khỏi lui tới.
Chị Huệ bực mình, lớn giọng:- Nào có phải nhà nào trong làng, mà là một người đàn bà bị thần kinh, chẳng biết từ nơi nào dạt đến làng mình, suốt ngày đội nón lá, lại còn mặc bộ quần áo đỏ rực, nhìn khiếp lắm bố mẹ ạ.Anh Quế vẫn đang ôm chầm chặt cơ thể đã bắt đầu có dấu hiệu cứng lại của anh Mừng mà than khóc.
Nhưng vừa nghe chị Huệ nhắc đến một người phụ nữ đội nón lá, lại còn mặc áo quần màu đỏ, anh như quên cả đau thương, kinh sợ ngước mặt lên lắp bắp hỏi chị Huệ:- Có phải người đàn bà đấy mặc quần áo có mấy bông hoa , đầu đội cái nón cũ hơi ngả vàng, chân không đi dép đúng không? Đúng không hả chị?Không hiểu tại sao khi nhắc đến người điên ấy, tự nhiên anh Quế kích động đến vậy, chị Huệ chỉ biết gật đầu lia lịa, chỉ tay ra đằng cổng:- Ừ , ừ , đúng rồi, nó đang ở ngoài cổng đấy.
Mà sao chú biết? Chú gặp rồi à?Ngay lập tức như vớ được một sợi dây, sợi dây này là đầu mối của mọi chuyện, tâm trí vốn mù mờ của anh Quế dần hiểu ra đôi chút về cái nạn của gia đình mình.
Ông Luật đã dặn dò kĩ rằng chỉ cần không thắp hương, không có di ảnh, không có ai kêu gọi người đã mất thì thằng lính trùng nó sẽ không biết đường tới nhà mà bắt mạng người trong gia đình được.
Nhưng vừa rồi lúc anh Mừng lên cơn co giật, trong không khí phảng phất mùi nhang cúng, chị Huệ vừa rồi cũng quát lớn là có kẻ đốt hương, trước khi tắt thở anh Mừng cũng chỉ tay về nơi đấy, phải chăng người đàn bà đội nón ấy chính là nguồn cơn của mọi việc.
Bà ta thắp hương để gọi mời thằng lính trùng nó đến, nó bắt hồn anh Mừng đi, chứ người sống sờ sờ trước mặt như thế, tự nhiên lại lăn đùng ra chết, ai mà tin cho nổi.
Để xác định lại suy đoán của mình, anh Quế cẩn thận đặt thi thể của anh Mừng xuống đất.
Sau đó như người điên mà lao ra ngoài phía cổng, thấy anh Quế đột nhiên chẳng nói chẳng rằng, như phát rồ mà chạy ra ngoài đường, chị Huệ cũng không hiểu mô tê gì, nhưng bản năng mách bảo rằng chị phải đuổi theo anh.
Chưa đầy ba mươi giây, thân ảnh của anh Quế đã xuất hiện ở ngoài cổng nhà, nhưng lại chẳng thấy người đàn bà điên như chị Huệ miêu tả đâu, chỉ thấy ở trên bức tường gần cổng, đã có ai đó cắm sáu nén hương ở đấy, nhang được đốt lên, khói trắng thành từng đám bay nghi ngút ở trong không khí.
Đợi đến khi chị Huệ ra được đến nơi thì đã thấy sắc mặt của anh Quế trắng bệch, hoảng sợ, anh vẫn đang chằm chằm nhìn về mấy nén hương đã cháy gần một nửa.
Chị đang muốn mở lời hỏi xem có chuyên gì xảy ra mà anh lại hành động như thế thì anh Quế phải cố gằn giọng, bởi giọng anh hơi run:- Chị, nhanh đi gọi ông Luật đi, đừng hỏi han gì thêm nữa, từ sau ngày hôm nay, chỉ sợ tính mạng của em cũng như mành chỉ treo chuông , có lẽ không sớm thì muộn, em cũng đi theo bố với hai anh mà thôi..