Hạ Lực Hành rất thích kiểu không gian thư thái chỉ có ba người tuỳ ý nói chuyện phiếm.
Mã Chí Dũng là người cũ theo ông ấy đã nhiều năm, phẩm hạnh, ý tứ đều không thể nghi ngờ, mà Lục Vi Dân cũng đang hoà nhập vào bầu không khí đặc biệt này. Cao Sơ lúc trước cũng như vậy, trước đây Văn phòng Địa ủy cũng từng suy xét một người đi theo mình, nhưng vẫn không tìm được cái không khí đó, vì thế ông ấy mới bất đắc dĩ một lần nữa để Cao Sơ lại bên cạnh mình một khoảng thời gian. Nhưng Lục Vi Dân này lại khiến ông ấy tìm lại được cảm giác đó. Ở một mức nào đó kiểu nói chuyện phiếm này cũng là một cách giảm bớt áp lực công việc đối với ông, hơn nữa còn rất hiệu quả, ít nhất đối với mình là như vậy.
- Bí thư Hạ, đây có lẽ là một kiểu thể hiện tính hiệu suất và công bằng phải không?

Lục Vi Dân cười mỉm tiếp lời:
- Tôi thấy mấu chốt của công tác xóa đói giảm nghèo đối với vùng nghèo khó vẫn là ở cách thức giúp đỡ. Cái cách đưa tiền đưa đồ vật nhìn thì tất nhiên là gọn gàng, nhưng vẫn là trị được ngọn không trị được gốc, thậm chí có thể khiến vùng khó khăn sinh ra tính dựa dẫm, không có tác dụng tự nuôi thân to lớn gì đối với bản thân những vùng nghèo khó đó. Mà thật sự muốn vùng khó khăn thoát khỏi nghèo khó đứng lên làm giàu, cải tạo diện mạo tinh thần, cải thiện cơ sở hạ tầng, không được thiếu một hạng mục tài trợ nào. Như vậy mới có thể thật sự đưa những vùng khó khăn tự mình đứng lên phát triển tích cực mang tính tuần hoàn.
Hạ Lực Hành giật lông mày không để ai biết, câu nói “cải tạo diện mạo tinh thần” này rất hợp ý ông ấy. Trong khoảng thời gian này ông ấy cũng đi đến một vài huyện, thành phố, cũng điều tra nghiên cứu được một vài cơ quan, cho ông cảm nhận sâu sắc nhất vẫn là diện mạo tinh thần lạc hậu, tư tưởng quan niệm bảo thủ, tâm trạng ngồi đợi xem càng rõ ràng. Nếu nói sáu huyện phía bắc của địa khu Lê Dương trước kia là tâm lý yên tâm sung túc chiếm giữ địa vị thống trị, thì bảy huyện phía nam bên này chính là sống trong tâm lý thanh bần đạo hạnh, tự đắc vui vẻ mà không cầu mong được thay đổi tích cực, thậm chí di vào một loại tâm lý sai lệch xem ai tệ hơn ai.
Tôn Chấn sau khi điều tra nghiên cứu được vài huyện và thành phố cũng trao đổi ý kiến với mình, ở điểm này hai người nhất trí quan điểm.
- Tiểu Lục nói rất hay. Mấu chốt thay đổi vùng nghèo khó vẫn là ở chỗ thay đổi diện mạo tinh thần và quan niệm tư tưởng, đặc biệt là diện mạo tinh thần và quan niệm tư tưởng của cán bộ lãnh đạo. Mà đúng ở điểm này rất nhiều cán bộ lãnh đạo chúng ta đều không ý thức đến.
Hạ Lực Hành gật đầu:

- Hiện tượng này ở Phong Châu chúng ta càng nghiêm trọng hơn.
Lời này Lục Vi Dân khó mà phụ hoạ, làm Bí thư Địa ủy địa khu Phong Châu, Hạ Lực Hành đương nhiên có tư cách nói như vậy, hắn một thư ký thì không thể đưa ra bình luận về quan điểm này được.
- Bí thư Hạ, thiết kế giao thông và cải tạo cơ sở hạ tầng thông tin cũng chính là một hành động thí điểm của tỉnh đối với vùng nghèo khó là địa khu Phong Châu chúng ta. Hai dự án này có thể đủ có tác dụng tự nuôi sống thật mạnh mẽ để phục vụ của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Phong Châu chúng ta.
Lục Vi Dân khéo léo chuyển hướng đề tài.

- Cải thiện cơ sở hạ tầng đương nhiên là chuyện tốt, nhưng càng quan trọng hơn là quan niệm, tư tưởng của cán bộ lãnh đạo cũng cần theo kịp mới được. Nếu không anh chính là khiến các huyện Phong Châu chúng ta đều thông đường cao tốc, giữa các huyện đều thông mạng điện thoại di động cũng là một chuyện, vấn đề tính căn bản, tính nội tại lại không giải quyết được, tất cả đều chỉ là nói suông.
Hạ Lực Hành lắc đầu, nhìn ô tô đi khỏi địa khu Phong Châu về hướng đông bắc. Sự chú ý của Hạ Lưc Hành dồn ở việc cải tạo dọc tuyến đường.
Việc cải tạo đường Phong - Cổ đã bắt đầu. Công trình cải tạo quốc lộ cấp ba trở thành quốc lộ cấp hai không phải đơn giản chỉ cải tạo mặt đường, điều này còn liên quan đến mở rộng nền đường. Đoạn nền đường ở Phong Châu phải mở rộng từ tám mét rưỡi đến mười hai mét, mà đoạn đường ở Cổ Khánh cũng phải mở từ bảy mét rưỡi đến mười mét. Lượng công trình xây dựng này không nhỏ, hơn nữa theo yêu cầu, mặt đường quốc lộ này là phải lấy đường với mặt đường trải nhựa làm chủ yếu, số ít đoạn đường lại dùng tiêu chuẩn mặt đường xi măng. Dự tính phải tới lễ quốc khánh năm 1992, cũng chính là khi địa khu Phong Châu thành lập được một năm mới hoàn tất đường và thông xe cộ qua lại.
Có đảm bảo tài chính từ tỉnh, cộng thêm giai đoạn tiền kỳ tổ lãnh đạo trù bị vừa thành lập liền chuẩn bị cho đường việc xây dựng đường Phong - Cổ, tiến độ xây dựng đường Phong - Cổ vẫn là khá nhanh. Lúc này mới chính thức khởi động toàn diện chưa đến một tháng, công trường đã có không khí làm việc hăng say, dọc tuyến đường đều có không ít máy móc công trình và máy kéo, còn có một lượng lớn dân công đang bận rộn làm việc ở công trường.

Vì phân từng đoạn đường riêng để cải tạo, xe trên đường tuy không tính là nhiều, nhưng vẫn thường xuyên kẹt xe. Chiếc Audi chạy rất chậm, khi dừng khi đi, tiến vào đoạn Cổ Khánh lại càng chậm.
Sau khi tiến vào địa giới Cổ Khánh, địa thế núi nhấp nhô càng bắt đầu hiện rõ hơn. Nhưng đoạn này vẫn còn thuộc dãy núi Đại Hoài, tình trạng địa chất cũng còn giống với và vài huyện và thành phố khác của Phong Châu. Mà thị trấn Cổ Khánh vừa khéo nằm ở nơi dãy núi Đại Hoài và phía bắc dãy núi Lê Sơn giao nhau.
- Anh Mã, đi như vậy, sợ rằng phải hơn một tiếng mới có thể đến nhỉ?
Kiếp trước khi Lục Vi Dân làm thư ký cho Tôn Chấn có cơ hội đến Cổ Khánh này thì đường Phong - Cổ đã làm xong, còn bây giờ vẫn trong giai đoạn đầu xây dựng lại, ánh mắt Lục Vi Dân cũng nhìn ra bên ngoài cửa sổ.
- Thế này đã là khá rồi đấy, đoạn đường này cách một đoạn lại sửa, ít nhất cũng có thể để xe chạy bình thường. Cũng may Cổ Khánh và Phong Châu trước giờ liên hệ không nhiều, lượng xe cộ không lớn. Tôi nghe không ít lái xe nói chỉ tình hình đoạn đường hiện nay cũng có thể thoả mãn nhu cầu. Địa khu muốn sửa thì trước tiên nên suy xét cho tuyến đường Song - Phong hoặc là đường Phong – Đại mới là cần thiết nhất.
Mã Chí Dũng liếc mắt nhìn ông chủ ngồi ghế phải phía sau qua gương chiếu hậu, cười nói:
- Bên đó lượng xe nhiều hơn rất nhiều so với đường Phong - Cổ này.
- Ồ, có cách nói này sao? Ha ha. Đường Phong - Cổ giờ thoạt nhìn lượng xe cộ không lớn đó là do trước kia Phong Châu không phải trung tâm hành chính địa khu. Hiện giờ Phong Châu thành lập địa khu mà Cổ Khánh lại thuộc Phong Châu, sau này liên hệ rất nhanh sẽ chặt chẽ lại, lượng xe cộ giữa hai khu cũng sẽ tăng nhanh.

Lục Vi Dân mỉm cười giải thích.
- Tôi cũng nghĩ như vậy. Nhưng có một số người nói cho dù là Phong Châu đã thành lập địa khu nhưng phía Cổ Khánh chủ yếu vẫn là có liên hệ qua lại với bên Lê Dương nhiều hơn, phía Phong Châu trên cơ bản không có liên hệ kinh tế gì với Cổ Khánh. Vốn dĩ con gái Cổ Khánh đều không muốn được gả đến Phong Châu bên này đâu, ngược lại không ít con gái Phong Châu lại được gả đến Cổ Khánh và sáu huyện phía bắc.
Trước mặt ông chủ và Lục Vi Dân, Mã Chí Dũng ở cũng không kiêng kị gì, nghĩ gì nói vậy.
- Nếu muốn khiến người bên Cổ Khánh phục Phong Châu, vậy Phong Châu chúng ta cũng cần đưa ra một chút gì cho ra hồn mới được. Hiện giờ Phong Châu này tuy cũng đã là thành phố rồi, nhưng nói thật xây dựng thành phố so với thị trấn Cổ Khánh thì vẫn kém không ít đâu.
Lời của Mã Dũng nói tới điểm này bất luận là Hạ Lực Hành hay là Lục Vi Dân đều yên lặng gật đầu, đồng ý với anh ta.
Lời nói hơi thô kệch nhưng lại không sai, huyện Cổ Khánh dựa vào cái gì mà chịu phục Phong Châu?
Nói về thực lực kinh tế tổng thể, về tình hình xây dựng thành phố, về mức giàu có của người dân, Phong Châu đều không cách nào so sánh được với Cổ Khánh. Dù là về nhân khẩu Cổ Khánh cũng cao hơn nhiều so với Phong Châu, vùng núi phía bắc có mấy mỏ than quốc hữu lớn, thêm nữa, Cổ Khánh đặc biệt có nghề trồng cây thuốc lá, khiến Cổ Khánh đương nhiên có thể ngạo mạn nhìn Phong Châu không chút sợ hãi.
Ưu thế duy nhất của Phong Châu chính là vị trí địa lý và điều kiện giao thông. Nơi tập kết hàng hóa thương mại của địa khu Lê Dương từ xưa đến nay chỉ có bắc Lê Dương, nam Phong Châu. Nhất là ở đầu những năm cuối triều Thanh, Phong Châu càng trở thành bến tàu tập hợp cả đường thuỷ lẫn bộ của địa khu Lê Dương. Nhưng sau khi giải phóng, nguồn tài nguyên khoáng sản của sáu huyện phía bắc được khai thác, kinh tế sáu huyện phía bắc phát triển nhanh chóng, bỏ lại bảy huyện phía nam ở đằng sau.
Mười năm trở lại đây của quá trình cải cách mở cửa, tốc độ phát triển kinh tế của sáu huyện phía bắc cũng vượt xa bảy huyện phía nam, nhất là khoảng cách nguồn thu tài chính càng được kéo xa hơn nữa, bất kể là nguồn thu tài chính của bất kỳ huyện nào phía bắc đều cao hơn nguồn thu tài chính của ba bốn huyện phía nam, trừ Cổ Khánh ra. Bảy huyện phía nam chủ yếu dựa vào nông nghiệp cũng rơi vào tình trạng càng nghèo càng lạc hậu, hoàn cảnh càng lạc hậu càng nghèo, cho dù là xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá hay là đầu tư công nghiệp, đều còn xa mới có thể so sánh được với sáu huyện phía bắc, khiến cho khoảng cách nam bắc càng ngày càng xa cách. Điều này cũng khiến cho Cổ Khánh về mặt địa lý thì đa phần khu hành chính đều thuộc về phía nam nhưng mức gắn kết trong liên hệ kinh tế với phía bắc lại vượt xa đối với các huyện phía nam, nó trở nên bị kẹp ở giữa và trở thành tiêu điểm tranh luận.

Trong các cán bộ lãnh đạo địa khu Lê Dương, tranh đua giữa phía nam và phía bắc từ trước tới nay cũng là bao giờ cũng là tiêu điểm. Thế cho nên Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Xương Giang không thể không suy xét càng chu toàn hơn một chút về việc bổ nhiệm cán bộ địa khu Lê Dương. Hai lãnh đạo chủ chốt Đảng và chính quyền như Bí thư Địa ủy và Chủ tịch Địa khu bình thường đều suy xét để điều từ tỉnh xuống hoặc từ nơi khác đến. Từ nhiệm kỳ của Hạ Lực Hành thì kiên trì với nguyên tắc này, điều này ở mức độ nhất định cũng giảm bớt tật cũ không đoàn kết của bộ máy đảng và chính quyền địa khu Lê Dương cũ. Nhưng ở cấp đảng và chính quyền cấp huyện và chức phó thì tình hình này vẫn khá nổi cộm.

Khác biệt về đặc điểm khu vực và chênh lệch kinh tế giữa nam và bắc khiến địa khu Lê Dương cuối cùng cũng phân tách thành hai, nhưng Cổ Khánh là tiêu điểm tranh chấp lại bị quy hoạch cho Phong Châu, đây cũng tính là để lại một “tai hoạ ngầm” không lớn không nhỏ hoặc có thể nói là “mồi lửa”.
Như Bí thư Huyện ủy huyện Cổ Khánh xưa là Tiêu Minh Chiêm chính là người sinh ra và lớn lên ở đó, trưởng thành ở Cổ Khánh, đảm nhiệm chức Bí thư Huyện ủy rất có uy tín, nhưng sau khi thăng lên chức Phó chủ tịch Địa khu Phong Châu lại có chút cảm giác đơn độc ở Ủy ban nhân dân Địa khu. Điều này mọi người ở cả Địa ủy và Ủy ban nhân dân đều biết rõ nhưng không nói ra lời.
Mà giờ Cát Vân Khôn từ Chủ tịch huyện lên nhận chức Bí thư Huyện uỷ là người huyện Phụ Đầu, nếu không phải là công việc luôn ở Cổ Khánh, thêm vào việc cha vợ cũng là Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Cổ Khánh trước kia, có lẽ Cát Vân Khôn muốn phát triển ở Cổ Khánh cũng không dễ dàng như vậy.
Lập tức rời khỏi Cổ Khánh đến Phong Châu, Tiêu Minh Chiêm vẫn có sức ảnh hưởng rất lớn ở Cổ Khánh, điều này cũng khiến cho công việc của Cát Vân Khôn ở Cổ Khánh bị ảnh hưởng không ít. Đều nói là hy vọng lúc ban đầu của Tiêu Minh Chiêm là đảm nhiệm chức Ủy viên Địa ủy Phong Chây kiêm Bí thư Huyện ủy Cổ Khánh nhưng không thể như ý nên liền cố ý để lại không ít rắc rối ở Cổ Khánh, khiến công việc của Cát Vân Khôn bị cản trở rất nặng nề.
Đủ loại tin đồn cũng thông qua các con đường khác nhau với các phiên bản khác nhau truyền đến Ủy ban nhân dân Địa khu, nhưng những người trong cuộc lại đều rất ăn ý mà ngoảnh mặt làm ngơ với tin đồn này.

Những điều này Lục Vi Dân cũng là ở Địa ủy lâu ngày mà hiểu ra được. Địa khu Phong Châu này vừa thành lập nhưng cũng có một đám cán bộ sáu huyện phía bắc không thể tránh khỏi việc phải đến, mà phía địa khu Lê Dương cũng có một số cán bộ trưởng thành từ bảy huyện phía nam. Hiện giờ thực sự hình thành cục diện trong anh có tôi, trong tôi có anh. Làm thế nào để loại bỏ được quan niệm khu vực từ các cán bộ này cũng là một vấn đề rất khó giải quyết của Địa ủy.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play