Sau khi rời Kinh Thành, Hoàng Ái Quốc phải tiến hành thay đổi liên tục, tránh né sự theo dõi, cuối cùng cũng cắt đuôi và về tới trang viên Hưng Yên. Mọi người sớm hay tin, tới tấp tới thăm, mặc dù người dân chỉ có vài quả trứng, ít rau củ…nhưng đó là tình cảm đơn thuần, chân chất, nên Hoàng Ái Quốc vô cùng trân trọng, cảm ơn nấy từng người. Những ngày sau, Hoàng Ái Quốc lần lượt đi kiểm tra toàn bộ những việc được giao, dần cảm thấy hài lòng.

*

Về Xưởng rượu, có thêm thợ thủ công và nguyên liệu được cấp, những nồi chưng cũng được tăng cường, đảm bảo 500 bình 1 ngày. Ngoài con số thông lệ 5000 bình/1 tháng cung cấp Thần Tiên Quán, kho cũng dần chất đầy 1 vạn bình, đảm bảo bước đầu phục vụ cho kế hoạch Đảo Quỳnh Châu.

Về quân đội, do tuyển thợ đóng thuyền rất khó, nên Hạm đội không có quá nhiều thay đổi, nhiệm vụ thường ngày chỉ là tuần tra khu vực xung quanh và đào tạo tân binh. Riêng Bộ binh sau khi rèn đội hình đội ngũ từ số lượng 2000 lính ban đầu, cũng chọn lọc được 100 người tốt nhất, bắt đầu tiến hành sử dụng súng hoả mai. Hoàng Ái Quốc nói:

“ Tiến hành đi.”

Hoàng Lâm gật đầu:

“ Uyên Ương trận.”

Nhanh chóng từng khối đội hình hình thành. Nó bao gồm 12 người chia thành hai cột. Đứng đầu mỗi hàng là lính cầm khiên cùng kiếm. Phía sau là 5 người cầm súng hoả mai, lần lượt bắn luân phiên. Mà hàng loạt khối gộp nhau thành 1 trận tấn công trên quy mô lớn. Dưới 1 cơn mưa đạn, các mục tiêu cũng bị tiêu diệt, bên cạnh Đào Duy Từ nói:

“ Cách này, huynh dựa trên Uyên Ương trận của Thích Kế Quang. Đệ thấy thế nào?”

Hoàng Ái Quốc đáp:

“ Tốt ạ. Cách này phù hợp với hoả lực hạn chế hiện nay. Nhưng có thể cải thiện thêm được không huynh? Nếu có Kỵ binh tiến đánh sợ không ổ?”

Đào Duy Từ đáp:

“ Được. Khi đó ta mỗi khối sẽ tăng thêm một cột, và tăng thêm hai lính cầm khiên. Lính cầm khiên sẽ hình thành tường thành hạn chế Kỵ binh vọt qua, phía sau, không bắn luân phiên mà chỉ một người bắn, bốn người còn lại nhiệm vụ nạp đạn và tiếp súng. Khi đó độ chính xác và tốc độ gia tăng, nhưng nhược điểm, nếu đối thủ sẽ nhằm vào xạ thủ và tiêu diệt, thì coi như trận địa sẽ tạm phế 1 thời gian. Mặt khác, cũng có thể tăng cường cung thủ, nỏ bắn hỗ trợ đằng sau.”

Một hồi tù và thổi, mọi người tiến hành. Phải nói Đào Duy Từ chính là thiên tài quân sự, suy nghĩ rất nhanh, nhưng kinh nghiệm đọc bảy bảy bốn chín quyển tiểu thuyết, Hoàng Ái Quốc vẽ vời nói:

“ Thay vì xếp thành hàng ngang, gặp Kỵ binh chúng ta có thế xếp thành các ô vuông, giống như doanh trại, bốn phía như nhau. Các hàng vẫn bắn luân phiên hay bắn tiếp súng. Có cần thì xếp thêm cung thủ. Sự cơ động của Kỵ binh sẽ bị hạn chế tốt hơn.”

Đào Duy Từ gật đầu:

“ Quả nhiên là đệ luôn có ý nghĩ táo báo. Nhưng nhược điển lớn nhất là cần toàn bộ tinh thần cao và tốt nhất, nếu không 1 điển phá, toàn quân diệt.”

Rồi mỉm cười:

“ Haha. Ta biết tại sao phải rèn đội hình, đội ngũ. Đúng là càng ngẫm càng hay.”

Hoàng Ái Quốc lắc đầu:

“ Đệ cũng chỉ là đọc trong sách, còn thực tế áp dụng vẫn phải cần huynh. Mà sắp tới, đệ sẽ tiến hành đúc pháo, gia uy lực. Huynh tìm cách tăng cường thêm, nếu tầm bắn của súng và hoả lực được cải thiện.”

Đào Duy Từ gật đầu:

“Ừm.”

*

Ngoài hai khu có mặt, công xưởng cũng hình thành thêm 2 khu: Xưởng sản xuất xà bông và xưởng rèn luyện quặng. Việc tạo xà bông thì vô cùng đơn giản: Mỡ động vật(chất béo) cùng nước tro tầu(dung dịch kiềm) đun và trộn đều với nhau, sau đó cho nước dung dịch tạo mùi ( từ vỏ cam, quýt..) hoà vào, tiếp theo sẽ đổ vào khuôn, dùng khăn phủ bên trên ủ khoảng 12 giờ. Sau đó lấy ra cắt thành từng miếng vừa tay, rồi để trong phòng khoảng 4 tuần thì xà bông sẽ tạo thành, mang đi đóng gói. Việc này không mất công chỉ cần sự khéo léo, nên Hoàng Ái Quốc để những người phụ nữ làm, tất nhiên vẫn chia theo phân đoạn, nhằm cố gắng giữ được cộng nghệ càng lâu càng tốt. Dần dần, toàn bộ đều yêu quý. Tự hình thành, bốn làng rải rác ở bốn phía, như trạm tiền tiêu bảo vệ Trang Viên. Người lạ bước tới, rất nhanh phát hiện và bắt giữ. Nguyễn Đình Thế thật tâm đầu phục 100%, không còn vì trách nhiệm gia tộc.

Về Xưởng rèn, sau khi 10 tấn quặng thượng vàng hạ cám được phân thành nhiều xe nhỏ, theo nhiều đường vận chuyển tới Trang viên. Hoàng Ái Quốc bắt đầu theo nguyên lý để rèn lò Bessamer. Lò Bessemer là một phát minh mang tính lịch sử của một khoa học gia người Anh vào cuối thế kỉ 17 đầu 18, nó hoàn toàn thay đổi nền công nghiệp sắt thép, nếu thành công thì sản phẩm thép của nó gần như đạt đến sản xuất công nghiệp. Vì mỗi mẻ luyện thép sẽ cho ra một số lượng lớn thép với chất lượng đồng đều. Nó là một bước tiến quan trọng vì đúc Pháo thần công hay súng điểu lúc bấy giờ đều dùng đồng. Thép bấy giờ luyện thủ công từ quặng chất lượng rất thấp dễ bị nổ thang súng và pháo. Nhưng từ Nguyên lý tới thực tiễn là một điều vô cùng khó khăn, hơn 2 tháng, có vô số đám thợ thủ công giúp sức nhưng những vụ nổ lò diễn ra, chất lượng nung đã tốt hơn thời bấy giờ vô cùng nhiều, nhưng vốn muốn hướng tới sự hoàn hảo, Hoàng Ái Quốc lại miệt mài cho người làm lại. Khoa học chính là đốt tiền như thế, tới tháng thứ 3 và tiêu phí 1/3 số quặng thì những nòng súng chất lượng đầu tiên đã được ra lò. Hoàng Ái Quốc bắt đầu, cho mọi người thử nhắm bắn:

“ Oanh! Oanh!…” những viên đạn đen ngòm lao ra, thổi bay mục tiêu. Cả đám công tượng reo hò:

“ Hoan hô Chủ nhân! Hoan hô chủ nhân!”

Nhìn những gương mặt này, ai còn thấy được sự không cam chịu, khi bị lừa gạt đến, và biết mình không phải làm Xà bông mà phải rèn vũ khí. Mà lúc này, tư trang vũ khí chính là tạo phản, Tất nhiên chất lượng nòng chỉ còn là một phần, phải kể đến bột thuộc nổ được Hoàng Ái Quốc phối theo tỷ lệ gần như hiện đại, 75% kali nitrat, 15% than gỗ, 10% lưu huỳnh. Thời này vẫn sử dụng nguyên tắc bố trí 4:3:3, vậy nên thuốc súng uy lực kém, cháy không triệt để, khói mù mịt. sau mỗi lần bắn là phải thông nòng nhằm loại bỏ cặn thuốc nổ chưa cháy hết và bột than còn xót lại. Với rãnh xoắn cùng uy lực thuốc nổ, súng của ta bắn 5-6 lần mới phải thông nòng, tầm bắn hiệu quả 150m, xa nhất 300m, vượt qua hiệu quả so với bấy giờ( tầm hiệu quả 80m, xa nhất 200m). Số nguyên liệu còn lại chỉ đủ đúc 150 khẩu, cùng hơn 10 khẩu đại bác theo uy lực vậy, tầm xa có thể tới 1,5km, hiệu quả 600-700m( thời bấy giờ 1km và 500m). Đây là đủ cho bước đầu, Hoàng Ái Quốc cũng không gấp rút mua thêm, để tránh nghi ngờ.

Những phế phẩm loại 1 thì Hoàng Ái Quốc tận dụng để đúc vũ khí và giáp. Dựa vào trí nhớ bản thân cùng với Mặc gia hỗ trợ, cũng hình thành các hệ thống bánh răng và ròng rọc, chia các bước rèn chế thành từng công đoạn, hệ thống đúc vũ khí theo dây chuyền cũng được hình thành. Cách này chất lượng tuy không hoàn hảo, nhưng đều trên trung bình so với hiện tại, dần dần, chưa kể tới vô cùng nhanh, yêu cầu về thợ không cao, nên rất dễ kiếm. Công bộ hay các xưởng rèn từ nước ta đến nhà Minh đều sử dụng người toàn tài, làm được từ A-Z, nên thợ lành nghề mới quý và được coi trọng. Nhanh chóng số phế phẩm loại 1 đã xử lý xong, hơn 2000 người đều có riêng cho mình giáp, vũ khí. Cuối cùng, với đống phế phẩm còn lại, Hoàng Ái Quốc cũng phải chế thêm đó là máy tuốt lúa. Điều này cũng là lời hứa với Trịnh Tráng cũng như nỗi đau đáu khi nhìn cảng nông dân vất vả.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play