Đầu tháng 3. Bố Chính thành. Ngô Khảo Ký tuyệt vọng nhìn các báo cáo gửi về từ các phương.
Có thể nói một câu, tất cả kế hoạch thất bại cùng dang dở.
Ngô Khảo Ký lúc này mơi nhận ra hắn là một nhà hoạch định kế hoạch cực kỳ tồi. Những thứ nho nhỏ như Xưởng Tửu, Xưởng Luyện Thép đưa lại những thành công nho nhỏ khiến hắn vẫn lâm vào một sai lầm cố hữu. Hấp tấp.
Ngô Khảo Ký bày ra quá nhiều dự án to lớn, nhưng hắn chưa từng và chưa bao giờ đặt tay tính toán một cách cẩn thận về nhân lực cũng như công nghệ có đảm bảo hay không.
Tất cả mọi kế hoạch của hắn đều khởi động gần như cùng lúc và có liên quan mật thiết với nhau. Nhưng hắn chưa từng tính toán liệu rằng có một trong những kế hoạch đó thất bại hay không. Cho nên giờ đây hắn rơi vào đường cùng. Gần như mọi tính toán của hắn đổ vỡ hoàn toàn.
Thứ nhất xi măng không đủ, lò đứng xây được rồi, chất lượng xi măng có cải thiện đấy vì lò đứng rất đơn giản cấu tạo nhưng có thể nâng nhiệt lượng clinker lên rất cao.
Từ một lò nhỏ ban đầu công suất 50 tấn một ngày hắn đủ xi măng để xây dựng, mở rộng 4 lò mới với gạch chịu lửa từ cao lanh cùng xi măng chịu lửa có tỉ lệ cao lanh cao.
Tổng công suất nếu vận hành liên tục cả 5 lò xi măng lớn nhỏ có thể cho được sản lượng 450 tấn một ngày. Nhưng vấn đề là hắn không đủ nguyên liệu đầu vào là bột đá, đất sét, xỉ lò thép, vì hắn chỉ có hai máy nghiền đá đứng mà thôi.
Hai máy này một ngày cũng chỉ có thể nghiền trăm tấn bột đá, đấy là chưa kể đất sét cũng phải nghiền một lượng không nhỏ.
Chế tạo thêm thì không đủ sức vì Xưởng Luyện Thép giờ này đang bận bịu với chế tạo vũ khí.
Medang cầu viện vũ khí thêm vì bọn hắn đánh đứng lên rồi với Srivijaya, tháng trước Daksamavamca đã tập hợp lại quân đội và đập nhau một trận tơi bời cùng quân Srivijaya tại Ban Ten Girang.
3 ngàn quân Medang với chỉ 1000 chiến giáp kín thân cùng vũ khí chất lượng cao nhập khẩu từ Bố Chính đã chiếm được hải cảng Ban Ten Girang. Trận này 500 quả tiểu lôi đạn đã dành chiến công không thể phủ nhận. Quân Srivijaya mặc dù đông gấp 3 lần nhưng vì quá sợ hãi trước pháp thuật của Vương tử Daksamavamca mà không còn ý trí chiến đấu.
Medang dành lại được cảng biển Ban Ten Girang và chiếm được thật nhiều tàu chiến, lương thảo khí giới.
Các quý tộc Medang lúc này như nhìn thất hi vọng của vương quốc mà quay xe đầu nhập dưới trướng vương tử Daksamavamca. Vua Medang Dharmawangsa vì sợ hãi Chola cùng Srivijaya cho nên không ủng hộ hoàng tử Daksamavamca gây chiến. Chính vì lẽ đó trận chiến đầu tiên Daksamavamca chỉ có thể vội vã tụ tập 3000 chiến sĩ mà thôi trong đó chỉ có 1000 tinh nhuệ là quân thường trực dưới trướng Daksamavamca. Nhưng sau chiến thắng quá hoành tráng trước gần mời ngàn quân Srivijaya, danh tiếng của Daksamavamca nổi như cồng ở cả vùng Đông java này. Và có rất nhiều âm thanh tứ phía nổi lên muốn cha của Daksamavamca hãy nhường ngôi cho hắn.
Sự việc chưa đến hồi kết, nhưng quân đội các quý tộc đi theo Daksamavamca đã lên con số 2 vạn người và vẫn đang gia tăng. Tất cả tụ binh ở Ban Ten Girang nhìn chằm chằm qua phía bên kia eo biển nơi đó có cảng Pasemad của Srivijaya.
Lúc này eo biển Sunda tràn ngập chiến thuyền hai bên đang gằm ghè nhau. Daksamavamca không vội tấn công vì hắn cần thêm khôi giáp, vũ khí, nhất là lựu đạn vì trận chiến tiếp theo phải đánh thẳng vào Trung Java, nơi này bộ chiến rất nhiều.
Daksamavamca đói, Daksamavamca khóc, Đại ca trả lời. Chuyện đã đến nước này hắn không thể không ủng hộ Daksamavamca. Bỏ Daksamavamca lúc này đồng nghĩa những đầu tư trước kia vứt đi.
Như môt con bạc say máu Ngô Khảo Ký viện trợ cho Daksamavamca tất cả những gì hắn có. Khôi giáp, vũ khí, lựu đạn.
Kho tàng trống rỗng, thậm chí thân binh cũng bị lột khôi giáp đưa đi Medang để kịp thời tham chiến.
Nói một cách thực tế, Bố chính lúc này binh sĩ không ai có khôi giáp trừ vài người quan trọng. Họ chỉ giữ lại những vũ khí cơ bản mà thôi.
Để chuẩn bị cho Jayavirahvarman II đánh về Sri Kottabun Ngô Khảo Ký đã một lần lột gần hết giáp Lorica Segmentata của thân binh để đưa cho Jayavirahvarman II. Thực tế thì Ngô Khảo Ký cũng muốn một lần chế tạo lại chiến giáp mới cho thân binh của mình. Nhưng chưa kịp chế tạo thì Daksamavamca khóc lóc cầu cứu, vậy là có bao nhiêu chiến giáp trong kho và bao nhiêu chiến giáp của binh sĩ Ngô Khảo Ký đều phải tổng động viên.
800 bộ Lorica Segmentata chiến giáp, 2700 bộ phiến giáp ngực bụng cầu vai bằng thép tốt, 1500 trường đao. 1000 trường thương, 500 nỏ thép, 2000 lựu đạn mới xuất xưởng … tất thảy tung vào chiến trường Tam Phật Tề. Tiền bạc tính sau vì lúc này Daksamavamca không thể dứt ra để chuyển hàng.
Nhận được lô hàng này Daksamavamca bí mật im lặng không nói cùng ai nguồn gốc xuất xứ. Hắn chỉ hai dòng lệ nóng tràn đầy gương mặt râu ria không có thời gian gọt rửa, quỳ gối hướng về phía Đại Việt mà vái đến chán tứa máu.
Anh em máu mủ chưa chắc đã có thể trợ giúp đến nhường này, Daksamavamca không cần biết Ngô Khảo Ký có mục đích gì, hắn chỉ cần biết ân tình này hắn không bao giờ quên.
14 tháng 3 quân Medang vượt biển. 4 ngàn chiến sĩ khôi giáp sáng loáng như một binh đoàn thép lừng lững xuất hiện. Đông Java rung chuyển dữ dội.
Trong khi đó gần 5 ngàn quân Bố Chính người không manh giáp đang lặng lẽ hứng gió Tây Bắc.
Quân không chiến giáp, thiếu vũ khí là chuyện rất rất quan hệ. Cho nên đó vẫn là ưu tiên hàng đầu. Do vậy các hạng mục khác phải rời lại vô thời hạn. Các dự án của Bố Chính ngưng trệ trong nháy mắt…
Ngô Khảo Ký hai mắt đỏ vằn hướng về Medang hét lớn “ Con mẹ mày Daksamavamca, nếu không thắng trận lão tử thề làm thịt cả nhà ngươi…”
Hét xong rồi tuy giải tỏa một chút tâm tình nhưng vẫn phải giải quyết vấn đề trước mắt.
Vấn đề của Bố Chính không chỉ có bấy nhiêu.
Ngô Khảo Ký quá mù mờ về hàng hải cho nên hắn nghĩ, ừ thì cứ sắm đội thuyền buôn là có thể thoải mái chạy loạn Bắc Nam trở hàng. Hắn nào biết ảnh hưởng của thủy lưu và gió khiến cho công việc vận chuyển Than Đá từ Đông Triều khó khăn vô cùng, không thể nào đáp ứng nổi công suất của nhà máy xi măng, nhà máy luyện gang thép. Chính vì lẽ đó Bố Chính càng rơi vào thế khốn khó vô cùng tận.
“ Thông báo tụ tập quan viên, ngày mai… không chiều nay nghị sự tại Nha môn Bố Chính.”
Ngô Khảo Ký hết cách, một mình cái đầu của hắn nghĩ không ra nổi cách giải quyết vấn đề này.
……………………………..
Đại ngàn vạn Lý Trường Sơn. Nơi này tưởng như chẳng bao giờ phát hiện bóng người, nhưng lại có một đoàn người, ngựa cùng voi di chuyển.
“ Mỹ Dung, sắp về tới nhà rồi….” Ngồi trên lưng một chiến tượng Jayavirahvarman II ánh mắt hơi mờ đi, đã gần một năm từ khi hắn cong đuôi chạy trốn khỏi quê nhà.
Trước đây hào hùng bá chủ một phương, nhưng lúc này hắn chỉ là một người đàn ông mất đi nhà cửa, vợ con của hắn lẽ dĩ nhiên không thể còn sống, có chăng, vợ hắn trước đây còn có cơ may tồn tại vì thời này phụ nữ cũng là món hàng có giá trị. Còn con của hắn, dĩ nhiên sống không nổi rồi.
Mỹ Dung nắm chặt tay người đàn ông đen đúa này, đây là trượng phu nàng, không có vẻ ngoài hào hoa bóng bẩy như vị thành chủ nào đó. Nhưng anh ta trân thành, thật thà và hết sức chăm lo nàng.
Jayavirahvarman II lúc này không phải Jayavirahvarman II của một năm về trước, thất bại, kinh lịch đau khổ tha hương đã mài các góc cạnh của hắn nhẵn nhụi. Hắn đã bình tĩnh hơn, trưởng thành hơn và đặc biệt hắn biết quý trọng hơn những thứ mà trước đây hắn cho là tầm thường. Jayavirahvarman II một người sinh ra đã ngậm thìa vàng, hắn đâu hiểu được xã hội đau khổ, dân chúng cuộc sống lầm than, hắn đâu hiểu được tình cảm con người khi hoạn nạn khó khăn. Nhưng giờ hắn hiểu hết, hắn chỉ còn 1500 binh sĩ cùng 1000 phụ binh mượn nhờ vị đại ca thành chủ kia.
Nhưng Jayavirahvarman II tự tin vô cùng, không chỉ vì vũ khí cường đại, sự tự tin này còn đến từ những thuộc hạ. Không phải nói là những chiến hứu, anh em bên cạnh hắn lúc này. Jayavirahvarman II coi 2500 người này là chiến hữu của hắn, không còn là quân sĩ hay thuộc hạ để hắn phung phí tính mạng của họ bằng một cái phẩy tay.
Jayavirahvarman II tự tin vì đây là lực lượng tối trung thành với hắn, sức chiến đấu cường đại, những người dám đối diện cùng tiểu lôi đạn để chiến đấu trước đây, những người không buôn bỏ hắn ngay cả khi Jayavirahvarman II không còn gì trong tay. Hắn tự tin hơn vì có người phụ nữ người Việt này bên cạnh. Nàng… vốn dĩ có thể ở lại Bố Chính chờ hắn. Nhưng nàng không chấp nhận chuyện này, thà chết trên chiến trường cùng trượng phu chứ không ở Bố Chính làm hòn vọng phu.
“Mỹ Dung, không còn bao xa nữa có lẽ sẽ có chiến đâu, nàng rời về sau cùng quân của Bố Chính..” Jayavirahvarman II mặt mày hơi khổ qua, đây không phải thương lượng mà là cầu xin.
“Lạch cạch..”
Mỹ Dung tay sờ chuôi kiếm quay ngang trợn mắt nhìn Jayavirahvarman II, nhưng thấy được rồi khuôn mặt lo lắng, trân thành cũng như có chút cầu xin. Mỹ Dung không nỡ, nàng từ từ gật đầu. Nàng sức chiến đấu không mạnh, ở lại tiền tuyến chỉ làm gánh nặng cho trượng phu mà thôi..
“ Tất cả dừng lại, tại chỗ uốn nước, dùng lương khô, khôi phục thể lực, mặc vào chiến giáp…” Jayavirahvarman II hô lớn, hắn nhảy rồi xuống dưới chiến tượng.
Kiểu tác chiến của quân đội hắn lúc này, chiến tượng khả năng khó có thể dùng. Chiến tượng được dồn về phía sau dành cho phát đánh cuối cùng.
“ Xăng đâu, xăng đâu… bổ xung vào bật lửa nhanh…”
“ Đá lửa kiểm tra sẵn sàng… nếu có ướt thì mau hong khô…”
Bật lửa, lại một “phát minh” của Bố Chính truyền kì. Bản thân Jayavirahvarman II cũng cầm lên một hộp sắt khá thô. Mở ra rồi nắp đậy, trút vào đó một dòng chất lỏng mà người Bố Chính gọi là xăng, thứ này trân quý vô cùng. Cả đoàn quân này của hắn cũng chỉ được cấp 5 bình thép chứa chứ này, cần phải dùng rất tiết kiệm.
Đúng là bật lửa đã được phát triển tại Bố Chính, đừng coi thường thứ nhỏ bé này. Những chiến binh chuyên ném lựu coi đây là một trong những “phát minh” vĩ đại nhất của nhân loại vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tác chiến của họ.
Những ống trúc chứa lửa mồi cháy chậm thường rất hay xảy ra trục trặc, vì vậy một chiếc bật lử thô kệch được chuẩn bị như một phương án dự phòng khiến họ dễ dàng hơn trong tác chiến.
Dầu thô đã được người Tống mang đến Bố Chính từ lâu để đổi thủy tinh, thứ này ở Tống chỉ để đốt muối thay cho sử dụng củi nên giá thành coi như có thể bỏ qua. Nhưng việc vận chuyển Dầu thô đựng trong các lu gỗ lớn rất nguy hiểm cháy nổ cùng cồng kềnh. Nếu không thì người Tống đã nguyện ý hoàn toàn dùng thứ này đổi thủy tinh rồi. Vì mỗi một thùng dầu như vậy họ lãi gấp 4-5 lần giá nhập vào.
Dầu thô còn đến từ Medang, rất nhiều, vì năng lực vận tải trên biển của người Medang là vượt trội cho nên chỉ một lần vận chuyển với 12 “ Đại hính Bầu” tải trọng lên đến hơn 300 tấn đã mang đến cho Bố Chính khá nhiều dầu, tiêu thạch cũng như lưu huỳnh. Mười hai chiếc đại Bầu này bị Bố Chính giữ lại 4 chiếc cùng nguyên đoàn thủy thủ điều khiển cơ bản. Daksamavamca tất nhiên không ý kiến, vì đây chỉ là thương thuyền không phải chiến thuyền, thứ đến nữa phương thức tác chiến của người Medang trên biển lúc này thay đổi hoàn toàn, họ không dựa quá nhiều vào thuyền lớn tốc độ chậm, thay vào đó là sử dụng thuyền vừa và nhỏ tốc độ nhanh để có thể áp sát đối phương để sử dụng bộc phá. Cho nên bị trấn lột 4 đại bầu thì Daksamavamca vẫn cười tươi.
Không chỉ Daksamavamca bị trấn lột. Bầu 200 tấn của người Lavo cũng bị trấn lột không thương tiếc 6 chiếc. Lavo cùng không ý kiến nhiều.
Có dầu thô dĩ nhiên Ngô Khảo Ký cho xây dựng tháp chưng cất dầu, cũng chính vì xây dựng thứ này cho nên Luyện Thiết Xưởng mới một phần rơi vào khốn cảnh thiếu nhân lực. Nếu không xây tháp chưng cất dầu thì có lẽ thời gian đó sẽ ché tạo được 3-4 máy nghiền đá đứng. Và việc sản xuất xi măng đã không khó khăn đến vậy rồi.
Có được xăng chất lượng tồi, nhiều tạp chất, và sản lượng thấp từ tháp chưng dầu tất nhiên Ngô Khảo Ký nghĩ ngay đến việc tận dụng dầu, xăng, dầu gần nhớt, trong thực tiễn.
Dầu hỏa để thắp sáng thay nến hay mỡ lợn. Chất lượng tốt.
Xăng có không nhiều, sử dụng làm bật lửa.
“Dầu nhớt” dĩ nhiên dành nhiều cho máy móc các ổ trục có ma sát cao, chất lượng khả quan hơn nhiều việc dùng mỡ trâu bò.
Tốt thì tốt nhưng mục tiêu chính bị ảnh hưởng, Thành Bố Chính không thể khởi công.
……………………….
Tam Phật Tề, Thành cảng Pasemah…
Daksamavamca toàn thân chiến giáp tràn ngập máu tươi, một tay khiên lớn một tay cầm chiến kiếm Gladius đứng đó sừng sững như chiến thần.
Hắn dẫn theo 400 chiến thuyền lao vào hạm đội 700 chiến thuyền liên quân Chola và Srivijaya mở ra cuộc chiến vô tiền khoáng hậu trong lịnh sử hải chiến cho đến lúc này.
Hơn ngàn chiến hạm lớn bé hai bên dăng kín cả eo biển dài 2km SunDa.
Nhìn về tương quan lực lượng hai bên thực sự có sự chênh lệch không hề nhỏ. Quân Medang đa số trung hạm 30m và tiểu chiến thuyền 10m. Trong khi đó đại hạm thuyền lớn 45-50m của phe liên quân rất nhiều, số lượng thuyền của họ cũng vượt trội. 700 so vói 400.
Chính vì kích thước chiến hạm hai bên chênh lệch cho nên dù số lượng thuyền chỉ chênh nhau có 300 thuyền nhưng quân đội hai bên chênh nhau ba lần.
Medang 1,5 vạn, Liên quân hơn 4 vạn.
Bình thường nếu như hải chiến quá chênh lệch về lực lượng như vậy thì rất rất khó có thể có một kết quả đột biến. Nhưng quân Medang lúc này ngao ngao hưng phấn muốn xông lên chiến đấu vì họ biết rằng Vương của họ có “phép thuật”. Là lôi thuật cường đại đã đánh tan tác quân địch trên bộ, và họ tin tưởng lôi thuật của Vương cũng có thể nhấn chìm quân địch trên biển. Ở thời này đôi khi mê tín dị doan sẽ khiến cho con người có tinh thần không sợ hãi cái chết. Thật đáng sợ.
Liên quân Chola, Srivijaya thực tế chỉ có một phần nhỏ, chưa đến 5 ngàn quân Chola cùng 60 chiến thuyền các loại. Vì Medang phát động chiến tranh quá đột ngột nên thực tế người Chola chưa hay tin tức, đây chỉ là một nhánh quân Chola có mặt tại Srivijaya lúc này mà thôi.
Người Srivijaya cũng quá sợ hãi tin đồn về Daksamavamca biết pháp thuật do đó họ không coi thường mà vội vã tập hợp hết quân đội phòng phủ eo biển SuDa này.
Mở đầu chiến dịch, Liên quân là phe tấn công trước, dĩ nhiên rồi, họ là phe có ưu thế về mọi mặt, một cuộc tấn công khởi động mang tính đè bẹp và tiêu diệt sẽ giúp cho tinh thần quân đội nâng cao nhiều lần.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT