Trong khoảng thời gian chờ đợi này Ngô Khảo Ký cũng không yên nhàn. Hắn huy động 700 tân xương binh cùng 2 ngàn dân phu tiến hành cấp tốc xây dựng một khu “công nghiệp” ở ngay tây thành Bố Chính.

Mà trên thực tế Ngô Khảo Ký cũng cứ thế mà đặt cái khu này là khu công nghiệp Bố Chính. Nhân công lao động là miễn phí, ở nơi này Ngô Khảo Ký, chỉ cần hắn ra một chính lệnh thì dân phu phải dăm rắp mà làm, đừng mong có ý kiến.

Tất nhiên lúc này Ngô Khảo Ký không còn là Ngô Khảo Ký ngày xưa, hắn là đối xử tử tế cùng dân phu và binh sĩ. Thứ nhất lương thực cấp đủ 2 bữa chính không ăn bớt. Thứ hai tiền công là có chứ không phải uống gió đông như thường thấy trong giai đoạn này. Mặc dù chỉ ít và tượng trưng nhưng nó mang tính chất đột phá ghê gớm.

Thời này dân đen làm việc cho quan lại là không công, chỉ cần trưởng quan hạ lệnh cho mỗi hương, lý, huyện thì họ phải góp đủ công đến lao dịch. Nếu không thực hiện thì coi chừng cái mông, nếu chống đối thì coi chừng cái đầu.

Một điểm quan trong nữa đó chính là Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh tam châu liên tục chiến hỏa, liên tục biến động dân số, nơi này vốn gĩ không có cái gì gọi là thế tộc, chỉ có một số cái gọi là tiểu sĩ tộc hương trấn người nhưng thế lực mỏng manh và rời rạc vô cùng. Không thể có một nhân vật nào ở Bố Chính có thể đương đầu với Ngô Khảo Ký.

Đây cũng là cái dở nhưng lại cũng là cái hay. Cái dở là do các thế lực hương tổng dời rạc vô cùng nên bất kỳ một chính lệnh nào đều cần Bố Chính thành hay nói đúng hơn là Ngô Khảo Ký cử người thông cáo đốc thúc. Không có thế tộc giúp quản lý giúp đỡ thì mạng lưới liên lạc cùng năng xuất thực hiện chính lệnh giảm đi thấy rõ. Nhưng điểm hay lại luôn có, không có thế tộc nghĩa là không có ai kèo nhèo, không lực cản, Ngô Khảo Ký có thể tự do thi triển quyền cước mà bớt đi nỗi lo lắng không đâu. Nói chung bất kỳ việc gì cũng có hai mặt của nó, không thể có lợi hoàn toàn và cũng không thể có cái hại hoàn hảo.

Thêm vào đó hai ngàn hộ dân gốc Việt di cư đến Bố Chính có một nửa là nô tỳ tá điền nhà họ Ngô, Đỗ. Số còn lại là phạm nhân, tù binh phương Bắc chuyển rời đến Phương Nam Bố Chính.

Cần phải nói rõ số tá điền, nô tỳ này là khác với thân binh nhóm gia đình. Trên bản chất thân binh nhóm gia đình cũng là nô gia thân phận. Nhưng họ là những nô gia được lựa chọn từ trăm ngàn nô gia mà thành. Tức là một nhóm này ngay từ đầu đã được chọn lựa ra với những người tố chất tốt và được đào tạo quân sự, tri thức từ nhỏ, hưởng những ưu đãi vượt trội so với nô tỳ, tá điền thông thường. Về mặt bản chất thì cả nô tỳ và thân quân gia binh đều là tài sản của thế tộc nhưng thân binh được ví như vàng thì nô tỳ tá điền là tiền chinh.

Nói như vậy để hiểu lực lượng Ngô Khảo Ký nếu quy tụ lại thì tự thân hắn cũng có thể đập bẹp tất cả các thế lực nhỏ nhoi lẻ tẻ của Bố Chính. Cho nên mới nói nơi này trời chính là Ngô Khảo Ký Châu mục.

Khu công nghiệp mà Ngô Khảo Ký quy hoạch không nhỏ. Nơi này tổng diện tích lên tới gần hai mẫu đất. Tất nhiên Ngô Khảo Ký hắn bá đạo bắt di rời một số hộ dân nơi thành Tây mới có thể có được mặt bằng sử dụng.

Thật ra khu công nghiệp mà Ngô Khảo Ký xây dựng chỉ là quy mô bước đầu mà thôi. Hắn cho xây tường bao cao hai mét. Có cổng vào phía Bắc và cổng ra phía Nam. Bên trong có chia ô bàn cờ để xây dựng các nhà xưởng nhỏ. Trong đó khu phía Bắc có một nhà xưởng diêng biệt được quy hoạch một cách cẩn thận, quy củ và quy mô.

Phía Nam thì là xưởng đúc đồng, rèn sắt, xưởng mộc, tuyệt đối chưa thấy hắn đả động gì đến ngành dệt may.

Đây là khu công nghiệp chính mà hắn cho xây dựng cấp thiết. Nhưng tại ba hướng thành còn lại đều thấy tên này đang xây dựng những khu công nghiệp nhỏ hơn rất nhiều với quy hoạch chỉ hai khu rèn đúc và mộc.

Nói chung dân phu chỉ biết còng lưng làm việc, còn mục đích sử dụng của công trình trên họ nào quan tâm.

Cách xây dựng của người chăm là khác người Việt hoàn toàn. Người Chăm xây dựng bằng gạch mộc chưa nung. Gạch này sau khi đúc khuôn sẽ phơi khô vài ngày sau đó khi xây dựng sẽ nhúng nước rồi ép sát những viên gạch vào nhau. Cách làm này sẽ khiến gạch dán vào nhau mà không cần vữa. Sau đó họ sẽ chất củi mà nung tường gạch tại chỗ sau khi hoàng thành xây dựng.

Có thể nói người chăm xây từ dưới lên nhưng đốt gạch lại đốt từ trên xuống. Nói chung cách xây này rất đặc biệt, khác hoàn toàn người Việt cùng người Hoa Hạ dùng vôi vữa.

Cách xây này có ưu điểm đó là một bức tường đồng chất có kết nối vững trãi nói chung là khá bền chắc theo thời gian nếu so sánh cùng tường vôi vữa. Nhưng cách này tốn công sức hơn nhiều vì cần đổ đất cố định tường xây sau đó đốt dẫn tường từ trên xuống dưới.

Cũng may nhân lực là Ngô Khảo Ký có, quy mô xây dựng không quá lớn, nguyên vật liệu sẵn, cộng thêm nhân công hăng say làm việc nên tốc độ xây dựng nhanh vô cùng.

Cái thời buổi này nguyên liệu gỗ, gach là hai thứ dễ kiếm nhất. Chỉ cần đủ nhân công thì muốn bao nhiêu cũng đủ. Trung tuần tháng 4 cuối cùng 4 khu công trình cũng đã hoàn thành.

Nhóm người Ngô Tam và Đỗ Liễm đều đã báo tin về, họ đã hoàn thành mục tiêu và đang trên đường quay về thành Bố Chính. Chỉ trong thời gian ngắn nữa thôi thì Ngô Khảo Ký có thể tiến hành bước đầu tiên kế hoạch của mình.

Cuối tháng 4 thì đội tàu buôn của Đỗ Liễm và Ngô Văn Vũ cũng cập cảng Bố Chính, thứ họ mang về là 400 hũ rươu gạo. Có thể nói đội buôn này đã vơ vé bằng mọi giá tất cả rượu gạo của lái thương ở Diễn Châu cảng.

Giá lương thực lúc này 1,3 đồng 2 cân ( 1kg). Vì kĩ thuật nấu rượu thời này vẫn còn thô sơ nên sản lượng 10kg gạo chỉ có thể được 10 lít rượu. Nghe nói mười lít rượu tưởng như chẳng khác gì hiện đại, nhưng thực tế đây chỉ là loại rượu 12-14 độ mà thôi. Cho nên chúng chỉ bằng 3 lít rượu trắng thời hiện đại với nồng độ 50 độ. Nhưng thứ rượu nhạt này lại có giá tới 8 đồng một lít. Tức là nghề nấu rượu lời lãi ít nhất 5 lần. 400 hũ rượi 5 lít Đỗ Liễm phải bỏ ra tới 16 ngàn đồng để có thể mang về. Đây là một con số không nhỏ đối với Bố Chính khi 16 ngàn đồng này có thể mua được 12 tấn lương thực giúp duy trì quân đội Bố Chính. Nhất là trong tình thế Ngô Khảo Ký vẫn còn nợ nần đến 78 vạn đồng thì con số này thực đã là thêm một lần đánh cược.

Không lâu sau đó nhóm người Ngô Tam,Đỗ Tùng, Đỗ Bách, và Đỗ Siêu cũng phong trần mệt mỏi mà trở về Bố Chính thành. Đi theo họ là một hàng dài người cả Việt dân lẫn người Chăm. Già trẻ gái trai lớn bé đủ cả. Số lượng không dưới 2 ngàn người. Tất cả nhóm này được xắp xếp ở lại trong Nội thành Bố Chính. Vậy đám người này là ai và có tác dụng gì. Đây chính là đám thợ thủ công các ngành nghề mà Ngô Tam chỉ huy dẫn theo Đỗ Tùng, Đỗ Bách, Đỗ Siêu đã vơ vét khắp mọi nơi trên đất Bố Chính. Thậm trí một số người còn là được tìm kiếm ở cả địa phận Châu Địa Lý. Đi theo họ còn có vợ con gia đình nói chung là bị hốt trọn ổ về Bố Chính Thành. Ngô Khảo Ký muốn xây dựng một khu công nghiệp tập trung thì tất nhiên không thể thiếu nhân viên kỹ thuật cao. Chính vì vậy vơ vét tập trung thợ thủ công là sách lược đầu tiên của hắn.

Nhưng vơ vét về thành là phải tạo công an việc làm, phải nghĩ phương pháp sử dụng họ để cho ra thu nhập, nếu không thì kéo theo 2000 người đủ ăn sập lương thực của Bố Chính thành trong 2 tháng.

Bố Chính thành vẫn là lửa xém lông mày. Tình hình kinh tế, lương thực rất nguy ngập. Nhưng nhìn vẻ mặt ung dung thư thái của Ngô Khảo Ký thì chúng tướng trợt thấy yên tâm hơn.

Mọi ngành bước đầu đã chuẩn bị xong, ngân khố chỉ còn lại 150 lạng bạc cùng khoản nợ 1000 lượng bạc. Ngô Khảo Ký không thể không gấp rút thực hiện kế hoạch kiếm tiền. Kế hoạch của hắn cũng chẳng có gì đặc biệt to tát hay kinh thiên động địa. Hắn chỉ là chưng cất rượu để thu lấy liệt tửu với nồng độ cao hơn sau đó bán ra giá cao kiếm lời.

Đừng nghĩ việc này đơn giản chẳng kiếm được bao tiền, nên nhớ lúc này làm gì đã có công nghệ chưng cất rượu mạnh? sản phẩm của hắn là độc quyền, mà đã là độc quyền thì giá cả là do hắn định ra. Lợi nhuận thì khỏi phải bàn.

Có lẽ ai đó nghĩ rằng có bằng chứng khảo cổ thời Đường con người phương đông đã biết chưng cất lấy rượu mạnh. Xin thưa đó chỉ là bôi son trát phấn lên mặt dân tộc mà thôi. Nghiên cứu của người Hoa là tin không nổi. Cái gì cũng là họ đầu tiên làm ra, đến cả “cây lúa nước” vốn chỉ sinh trưởng ở lưu vực các đồng bằng sông lớn cũng do dân du mục Hoa Hạ trồng đầu tiên. Thử hỏi cây lúa nước trên thảo nguyên sống bằng cách nào?

Trí nhớ của Ngô Khảo Ký giúp cho Ngô Huy Tuấn biết rằng, cái thời này chắc chắn chưa có cái gì gọi là liệt tửu, hay rượu mạnh. Rượu chỉ trải qua nấu, lên men và lọc cặn lấy trong. Nồng độ không quá 14 độ. Ngô Huy Tuấn biết điều này vì khi nồng độ rượu quá 14 độ chúng sẽ quay ngược lại ức chế men vi khuẩn, từ đó tạo thành vòng luẩn quẩn khiến rượu nồng độ không thể quá lên.

Có thể thấy rõ ràng văn hóa uống rượu thời này toàn là chén lớn, bát lớn hoặc các hảo hớn là cầm cả vò rượu mà tu ừng ực. Thủy Hử truyện là một chứng minh rõ nét. Thử hỏi nếu rượu là 40-50 độ các hảo hớn chỉ cần một bát lớn chắc cũng thăng thiên luôn chứ đừng nói là tu cả vò rượu.

Vì tin chắc không có rượu chưng cất nồng độ cao tất nhiên Ngô Huy Tuấn sẽ muốn sản xuất loại mặt hàng độc quyền này để giải quyết vấn đề kinh tế cấp thiết của bản thân.

Chưng cất nồi nấu là Ngô Huy Tuấn không biết, chưng cất rượu thực tế quy trình ra sao hắn cũng không biết. Nhưng là người hiện đại hắn hiểu được bản chất quá trình chưng cất là gì. Nguyên tắc đó là rượu bay hơi ở 70-80 độ C, dẫn hơi rượu qua một ống dài ruột mèo dạng có chức năng làm lạnh thì hơi rượu lại trở về dạng lỏng. Tất nhiên đây chỉ là cấu trúc mà hắn có thể tạm thời nghĩ ra, vẫn cần thời gian dài để có thể hoàn thiện và cho ra cấu trúc có hiệu suất cao nhất.

Nhưng bản chất là một cái khoa học người xuất thân, hắn hiểu được muốn nâng cao hiệu suất chỉ là cần kéo đài đoạn ống ruột mèo làm lạnh, điều này sẽ làm giảm thất thoát hơi rượu.

Sự thật chứng minh thiết kế của Ngô Huy Tuấn không làm khó thợ gò đúc đồng người Chăm cùng người Việt. Kỹ thuật đúc đồng gò đồng của họ quả thật rất cao, chỉ trong một đêm họ đã có thể đưa ra 3 sản phẩm hoàn chỉnh. Nhưng vì bí mật công nghệ cho nên Ngô Huy Tuấn phân công tượng ra làm 4 khu khác nhau. Chính khu công nghiệp to lớn ở thành Tây và 3 khu ở 3 hướng còn lại. Mỗi khu chế tạo riêng biệt một bộ phận sau đó Ngô Huy Tuấn hắn sẽ tự lắp ghép và thử nghiệm. Tất nhiên làm như vậy sẽ khiến cho việc chế tạo các linh kiện hòa chỉnh phù hợp để có thể lắp ghép với nhau là khó khăn. Nhưng về mặt đảm bảo công nghệ là tốt nhất. 4 khu công nghệ là nghiêm cấm liên hệ nhau. Chỉ có thân binh Ngô Huy Tuấn mới có thể qua lại.

Dòng dã ba ngày liên tục chế tạo và điều chỉnh cuối cùng sản phẩn tương đối nồi chưng cất rượu đã ra lò, tất nhiên cái nối này khá không giống với nối chưng cất thực sự mà dân gian vẫn hay dùng từ thế kỉ 13 đến tận 20. Đoạn ruột đồng ruột mèo có hơi hớm của một lò chưng cất rượu hiện đại, nhưng hiệu quả ra sao thì vẫn chưa thể biết được, cần thực tế kiểm ngiệm chứng minh.

Khu nấu rượu là nơi biệt lập trong khu công nghiệp chính ở cổng Tây, có lối ra vào riêng không chung đụng xưởng gỗ và xưởng đồng, thiết. Người làm nơi đây chỉ có người nhà của thân binh, thậm chí chính là cac thân binh của Ngô Huy Tuấn

Bếp lò nấu rượu được chia làm hai khu, khu cấp hỏa và khu đặt nồi chưng cất cách nhau một cửa có thể điều chỉnh lớn nhỏ. Điều này cũng tương tự như đi ăn lẩu đốt cồn kiếp trước của Ngô Huy Tuấn, dùng cửa để khiến nhiệt đột lớn nhỏ. Việc chưng cất rượu bằng than củi sợ nhất là khống hỏa. Điều chỉnh nhiệt độ rất khó khăn nếu dùng than củi, lửa to nhiệt độ quá cao sẽ khiến rượu khê, trào bống hoặc bay cả hơi nước khiến nồng độ rượu loãng. Nhiệt độ quá thấp sẽ khiến cho việc chưng cất không triệt để lãng phí.

Làm thế nào để có nhiệt độ cân đối vừa phải thì cần rất nhiều thời gian để làm quen và rút kinh nghiệm. Nhưng việc chế tạo bếp lò có 2 khu cộng thêm cổng khống hỏa thì việc này sẽ phần nào giảm đi khó khăn.

Lửa đã lên lò, chẳng mấy chốc nồi rượu đã từ từ nóng lên. Vì là lần đầu chưng rượu nên Ngô Huy Tuấn thử một lúc 4 nồi với từng độ lửa khác nhau.

Những giọt rượu tinh đầu tiên đã thành hình, mùi thơm nồng nặc lan tỏa cả khu nấu rượu. Vì cẩn thận nâng nhiệt từ từ vậy nên tốc độ chưng cất có vẻ chậm nhưng an toàn. Cả bốn nồi đều không có vị khét. Vì là lần đầu tiên nấu rượu cho nên tính cẩn thận và tính khám phá đặt lên hàng đầu. Nhiệt lượng lập tức được các khóa thông nhiệt giảm bớt, tốc độ chưng cất không cần quá nhanh. Chỉ cầu ổn định và thành công.

Hướng dẫn lại những điểm chú ý, Ngô Huy Tuấn rời đi, hắn cũng chịu chẳng nổi hơi rượu nồng nặc nơi này quá lâu. Căn dặn người canh lửa thay phiên nhau tránh say rượu, Ngô Huy Tuấn yêu cầu tất cả ghi ghép lại cặn kẽ thế hỏa cùng tốc độ chưng cất. Kể từ đó sau nhiều lần chưng cất sẽ đưa ra được một công thức có thể áp dụng chung. Thực tế công nhân làm việc trong khu chế rượu chính là phụ nữ trong 150 gia đình thân binh. Phụ nữ tâm tư tỉ mỉ hơn, cẩn thận kiên nhẫn hơn, thích hợp cho việc này. Nhưng số thân binh nam xung phong làm việc rất là nhiều, lý do đơn giản hương rượu thật là phê a.

Thực hiện đúng quy tắc bỏ đi 2-3 lít rượu chưng cất đầu tiên để loại bớt aldehit trong rượu. Ngô Huy Tuấn chính thức rời khỏi khu vực này. Nói thật hắn cũng chẳng có kinh nghiệm gì, hắn chỉ biết một vài quy tắc về việc chưng cất rượu mà thôi, thực tế để đám người này cũng hiểu rõ nguyên tắc cơ bản sau đó mày mò có khi còn hiệu quả hơn nữa.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play